Khóa luận Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại công ty dệt may Hà Nội

Từxa xưa việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, mà sau này được gọi là hoạt động ngoại thương, đã gắn liền với sựtồn tại vàphát triển của loài người. Hoạt động ngoại thương mởrộng khảnăng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cảcác mặt hàng với sốlượng nhiều hơn mức có thểtiêu dùng với ranh giới của khảnăng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độtựcung tựcấp không buôn bán. Hơn thếnữa, thông qua ngoại thương một quốc gia có thểtiêu dùng tất cảcác mặt hàng mình mong muốn mà không cần phải sản xuất mặt hàng đó. Chính vì vậy, ngoại thương giữvai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó thúc đẩy sựphát triển nền kinh tếcủa các quốc gia nói riêng và nền kinh tếthếgiới nói chung. Cùng với quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thếgiới, Việt nam cũng đang trên đà hội nhập kinh tếtheo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Hoạt động ngoại thương của nước ta cũng vì thếmà ngày càng phát triển, đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tếnước nhà. Hoạt động buôn bán quốc tế được tiến hành thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trong ngoại thương. Khi đàm phán ký kết hợp đồng các bên đều muốn tốt đẹp nhưng do những khác biệt vềngôn ngữ, văn hoá, luật pháp nên tranh chấp là khó tránh khỏi. Việc giải quyết có hiệu quảcác tranh chấp phát sinh luôn là vấn đề được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm.

pdf99 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2404 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại công ty dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………… Luận văn Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may Hà Nội 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ xa xưa việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia, mà sau này được gọi là hoạt động ngoại thương, đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển của loài người. Hoạt động ngoại thương mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nó cho phép một nước tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước đó nếu thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Hơn thế nữa, thông qua ngoại thương một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng mình mong muốn mà không cần phải sản xuất mặt hàng đó. Chính vì vậy, ngoại thương giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. Nó thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Cùng với quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, Việt nam cũng đang trên đà hội nhập kinh tế theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Hoạt động ngoại thương của nước ta cũng vì thế mà ngày càng phát triển, đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Hoạt động buôn bán quốc tế được tiến hành thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng trong ngoại thương. Khi đàm phán ký kết hợp đồng các bên đều muốn tốt đẹp nhưng do những khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp…nên tranh chấp là khó tránh khỏi. Việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh luôn là vấn đề được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu quan tâm. 3 Với mong muốn giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu và bạn đọc quan tâm có thêm tài liệu tham khảo về các phương pháp giải quyết tranh chấp trong ngoại thương cả trên lý thuyết và thực tế, tìm hiểu một số biện pháp nhằm giúp cho việc giải quyết tranh chấp trong ngoại thương đạt hiệu quả cao để từ đó rút ra kinh nghiệm cho riêng mình, tôi chọn đề tài: “Giải quyết các tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Công ty dệt may Hà nội” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp đại học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Khoá luận trước tiên nhằm nghiên cứu một cách tương đối bao quát các tranh chấp trong ngoại thương và các phương pháp giải quyết tranh chấp. - Tiếp đó, khoá luận tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp trong ngoại thương tại một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là Công ty dệt may Hà nội. - Sau khi nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tiễn, khoá luận đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong ngoại thương nói chung và ở Công ty dệt may Hà nội nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các phương pháp giải quyết tranh chấp trong ngoại thương và thực tiễn ứng dụng các phương pháp này tại một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể, khoá luận nghiên cứu cách thức áp dụng các phương pháp giải quyết tranh chấp trong ngoại 4 thương và việc áp dụng như thế nào để đem lại hiệu quả cao, từ đó rút ra phương pháp giải quyết phù hợp cho mỗi một tranh chấp thực tế xảy ra. Phạm vi khoá luận giới hạn chỉ ở việc nghiên cứu và phân tích các tranh chấp trong ngoại thương phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty dệt may Hà nội trong thời gian vừa qua. 4. Bố cục khoá luận Khoá luận được kết cấu thành ba chương như sau: Chương I : Một số vấn đề chung về giải quyết tranh chấp trong ngoại thương. Chương II : Thực trạng giải quyết tranh chấp trong ngoại thương tại Công ty dệt may Hà nội. Chương III : Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp trong ngoại thương ở Công ty dệt may Hà nội trong thời gian tới. Mặc dù đã được các thầy cô nhiệt tình hướng dẫn trong quá trình làm khoá luận, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và kiến thức đã được học, nhưng do hạn chế về thời gian, tài liệu và kinh nghiệm nên khoá luận khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các độc giả có quan tâm để giúp cho việc tiếp tục nghiên cứu sau này được tốt hơn. 5 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG I/ TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ 1. Nhận xét chung về tranh chấp và tranh chấp trong ngoại thương Tranh chấp là những xung đột phát sinh từ những mâu thuẫn xảy ra trong đời sống xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày tranh chấp thường xuyên xảy ra, từ những mâu thuẫn nhỏ mà các bên có thể tự giải quyết được với nhau đến những mâu thuẫn lớn phải nhờ đến sự giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Tranh chấp có thể nảy sinh từ mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó lĩnh vực thương mại nói chung hay lĩnh vực ngoại thương nói riêng là một trong những lĩnh vực hay xảy ra tranh chấp nhất và việc giải quyết các tranh chấp này thường là khó khăn, phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác. Tranh chấp trong ngoại thương là mọi tranh chấp, xung đột phát sinh giữa các bên trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng trong ngoại thương. Tranh chấp trong ngoại thương trước hết phát sinh trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương. Trong quá trình này các tranh chấp 6 phát sinh chủ yếu là do các bên có cách hiểu, cách quan niệm khác nhau về khía cạnh pháp lý của việc hình thành một hợp đồng. Hợp đồng trong ngoại thương mang “tính chất quốc tế” nên nó chịu sự điều chỉnh và chi phối của rất nhiều nguồn luật: điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán quốc tế,... Các nguồn luật khác nhau thường có các qui định không giống nhau về chủ thể ký kết hợp đồng, hình thức của hợp đồng, trình tự ký kết hợp đồng, nội dung hợp đồng,…dẫn đến sự hiểu lầm, bất đồng và tranh chấp, làm phát sinh những xung đột về mặt pháp lý. Ví dụ, Luật Thương mại Việt nam 1997 Điều 49 qui định hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật qui định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo qui định đó, trong khi đó luật của Pháp cho phép ký kết hợp đồng bằng miệng. Hay như về nội dung của hợp đồng thì Luật Thương mại Việt nam 1997 qui định các điều khoản về tên hàng, số lượng, qui cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng là các điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo luật Pháp thì điều khoản chủ yếu chỉ bao gồm tên hàng, số lượng, qui cách chất lượng, giá cả và phương thức thanh toán.v.v… Bên cạnh đó, tranh chấp trong ngoại thương còn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng sau khi được ký kết là cơ sở pháp lý qui định quyền và nghĩa vụ của các bên. Bản chất của hợp đồng là đem lại lợi ích cho tất cả các chủ thể tham gia. Song quyền lợi của các bên chỉ được đảm bảo trong chừng mực mà nghĩa vụ của các bên qui định trong hợp đồng phải được thực hiện đầy đủ và chính xác. Tuy quan hệ hợp đồng là quan hệ “hai bên cùng có lợi” nhưng do quyền lợi của các bên lại khác nhau nên việc một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình tất yếu làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia. Khi quyền lợi của các bên không được đảm bảo thì tranh chấp phát sinh là điều 7 không thể tránh khỏi. Ví dụ, trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, khi người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng hay người mua vi phạm nghĩa vụ trả tiền hàng thì đều ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia và dẫn đến tranh chấp xảy ra. Như vậy, sự khác nhau về quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp. 2. Đặc điểm của tranh chấp trong ngoại thương Vì tranh chấp trong ngoại thương cũng là một tranh chấp nên tranh chấp trong ngoại thương có những đặc điểm của một tranh chấp thông thường. Tranh chấp trong ngoại thương cũng có ít nhất là hai bên tranh chấp, có đối tượng tranh chấp, có nội dung tranh chấp, tranh chấp có thể được giải quyết giữa các bên với nhau hoặc do một cơ quan có thẩm quyền giải quyết… Bên cạnh đó, tranh chấp trong ngoại thương còn mang một số đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương do chúng cùng liên quan và có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động ngoại thương. Các đặc điểm đó như sau: Thứ nhất, tranh chấp trong ngoại thương có yếu tố quốc tế. Yếu tố quốc tế của tranh chấp trong ngoại thương thể hiện ở chỗ các bên tranh chấp có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Thứ hai, tranh chấp trong ngoại thương mang tính thương mại. Tất cả các tranh chấp trong ngoại thương đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động buôn bán, cụ thể là hoạt động buôn bán với nước ngoài. Thứ ba, cơ quan giải quyết tranh chấp trong ngoại thương là toà án hay trọng tài của một nước nào đó được coi là toà án hay trọng tài nước ngoài. Thứ tư, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong ngoại thương là luật nước ngoài đối với ít nhất là một trong các bên hoặc với tất cả các bên. 8 Thứ năm, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong ngoại thương rất đa dạng và phức tạp: luật quốc gia, luật quốc tế, tập quán quốc tế và các án lệ. Các bên có thể thoả thuận lựa chọn nguồn luật thích hợp để áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng ngoại thương hoặc thoả thuận sau khi ký kết hợp đồng. Việc áp dụng nguồn luật nào cũng có thể do pháp luật qui định. II/ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG NGOẠI THƯƠNG 1. Nhận xét chung Bất kỳ một hợp đồng nào trong lĩnh vực ngoại thương nếu được các bên đương sự thực hiện đúng thì không xảy ra tranh chấp và do đó cũng không cần việc giải quyết tranh chấp. Nhưng trong thực tế sự tranh chấp gần như là một người bạn đồng hành với hoạt động ngoại thương. Khi tham gia vào hợp đồng mua bán ngoại thương các bên đều không muốn tranh chấp phát sinh, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan mà tiêu biểu nhất là sự đối lập quyền lợi giữa các bên, tranh chấp vẫn thường xảy ra. Có tranh chấp phát sinh cũng có nghĩa là tranh chấp đó phải được giải quyết thoả đáng. Như vậy, giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là khâu cuối cùng không thể thiếu được của cả một quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng trong ngoại thương. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong ngoại thương thường được tiến hành theo hai phương pháp và cũng là hai giai đoạn, đó là khiếu nại và đi kiện. Khiếu nại là biện pháp thường được sử dụng trước tiên đem lại hiệu quả cao đồng thời tạo thuận lợi cho các bên trong việc giải quyết tranh chấp. Khi 9 tranh chấp không thể giải quyết được bằng khiếu nại, bên bị vi phạm mới nên đi kiện. Việc đi kiện có thể đưa ra toà án hoặc trọng tài tuỳ theo qui định trong hợp đồng, theo luật định hay theo sự thoả thuận của hai bên. Biện pháp này có hiệu lực thi hành cao hơn nhưng lại tốn kém thời gian, tiền bạc và dễ làm xấu đi mối quan hệ buôn bán của các bên. Tuy nhiên, nhiều khi để bảo vệ quyền lợi của mình, việc đi kiện với bên bị vi phạm là cần thiết. 2. Giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng khiếu nại và đặc điểm 2.1. Khái niệm Khiếu nại là việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên có liên quan bằng con đường thương lượng và đàm phán trực tiếp giữa hai bên và nếu thương lượng có kết quả thì tranh chấp được giải quyết tốt đẹp. Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, khiếu nại là bắt buộc nếu điều đó được qui định cụ thể trong hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng. Khi hợp đồng hoặc luật áp dụng cho hợp đồng không có qui định gì về khiếu nại thì khiếu nại không phải là bắt buộc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể bỏ qua bước khiếu nại mà đi kiện ngay. Đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển thì điều ước quốc tế và luật liên quan của các nước không qui định bắt buộc phải khiếu nại rồi mới đi kiện, mà có thể đi kiện ngay ra toà án hoặc trọng tài thương mại. Tuy vậy, trong thực tế các bên đương sự thường tiến hành khiếu nại nhau trước, rồi sau đó mới đi kiện nếu như khiếu nại không được thoả mãn. Sở dĩ trước hết cần phải tiến hành khiếu nại chứ chưa đi kiện ngay vì các bên đương sự là những người hiểu rõ tranh chấp cho nên 10 dễ dàng nhân nhượng với nhau, rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp, không bị đọng vốn và lệ phí giải quyết tranh chấp đỡ tốn kém. Mặc dù khiếu nại có thể là bắt buộc hoặc không bắt buộc tuỳ theo qui định trong hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng và khi hợp đồng hoặc trong luật áp dụng cho hợp đồng không có qui định gì về khiếu nại thì khiếu nại không phải là bắt buộc, bên có quyền lợi bị vi phạm có thể bỏ qua bước khiếu nại mà đi kiện ngay, nhưng trước tiên các bên tranh chấp nên giải quyết tranh chấp phát sinh trong ngoại thương bằng khiếu nại. Luật pháp nhiều nước qui định khiếu nại là phương thức bắt buộc đầu tiên để giải quyết tranh chấp. Cụ thể, khoản 1 điều 239 Luật thương mại Việt nam 1997 đã qui định : “Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Khi đó, khiếu nại là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp ở các mức cao hơn là Toà án và Trọng tài. Khiếu nại là một khâu rất quan trọng trong hoạt động ngoại thương cho nên người làm công tác xuất nhập khẩu cần nắm vững kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương cũng như kiến thức pháp lý về khiếu nại. Trong hoạt động thương mại và hàng hải quốc tế, khiếu nại liên quan đến nhiều bên như người bán, người mua, người chuyên chở, người thuê chở, người gửi hàng, người nhận hàng, người uỷ thác, người nhận uỷ thác, người bảo hiểm v.v… Song khiếu nại người bán hàng, người chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, người bảo hiểm hàng hoá là những trường hợp hay xảy ra nhất. 2.2. Đặc điểm Để có thể tiến hành giải quyết thành công tranh chấp trong ngoại thương bằng phương pháp khiếu nại các bên cần tuân thủ chặt chẽ thời hạn khiếu nại và thủ tục khiếu nại. 11 a) Thời hạn khiếu nại Thời hạn khiếu nại là một khoảng thời gian nhất định cho phép các bên tiến hành giải quyết tranh chấp với nhau bằng con đường khiếu nại. Thời hạn khiếu nại được chia làm hai loại: thời hạn khiếu nại theo luật định và thời hạn khiếu nại qui ước. Thời hạn khiếu nại theo luật định là thời hạn khiếu nại được qui định trong luật mà các bên đương sự phải tuân theo, không được làm khác đi. Thời hạn khiếu nại được qui định trong điều ước quốc tế về hợp đồng mua bán ngoại thương là thời hạn khiếu nại luật định. Ví dụ, Điều 49 Công ước La Hay 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình qui định thời hạn khiếu nại về phẩm chất hàng hoá là 1 năm kể từ lúc người mua thông báo cho người bán biết về hàng không phù hợp. Hay như Điều 39 Công ước Viên của Liên hợp quốc về mua bán quốc tế hàng hoá thời hạn khiếu nại về hàng không phù hợp là 2 năm kể từ ngày hàng đã thực sự được giao cho người mua. Thời hạn khiếu nại qui ước là thời hạn khiếu nại do các bên qui định trong hợp đồng. Việc qui định thời hạn khiếu nại ngắn hay dài do các bên tự thoả thuận quyết định. Thông thường, thời hạn khiếu nại qui ước ngắn hơn thời hạn khiếu nại luật định, thậm chí là rất ngắn. Chẳng hạn, hợp đồng mẫu của tập đoàn mua bán gỗ thông Bắc Âu qui định thời hạn khiếu nại chỉ là 7 ngày. Luật Thương mại Việt nam 1997 đề cập đến cả thời hạn khiếu nại luật định và thời hạn khiếu nại qui ước. Điều 241 khoản 2 Luật Thương mại Việt nam qui định thời hạn khiếu nại do các bên thoả thuận trong hợp đồng, trong trường hợp không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được qui định như sau: 12 - Ba tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá; - Sáu tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về qui cách, chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành; - Ba tháng kể từ khi bên vi phạm theo hợp đồng đối với khiếu nại về các hành vi thương mại khác. Khi qui định thời hạn khiếu nại cần xác định vị trí của mình, có ưu thế hay không; cần căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, căn cứ vào khoảng cách xa gần giữa người bán và người mua, mức độ hiện đại của phương tiện giao thông,…để qui định là dài hay ngắn. Trong trường hợp cả hợp đồng lẫn luật áp dụng cho hợp đồng đều không qui định gì về thời hạn khiếu nại thì thông thường đó là một khoảng thời gian hợp lý kể từ ngày bên bị vi phạm biết được hoặc đáng lẽ ra phải biết được quyền lợi của mình bị vi phạm. Do vậy, trong trường hợp này khi phát hiện ra quyền lợi của mình bị vi phạm, bên bị vi phạm phải nhanh chóng lập bộ hồ sơ khiếu nại để gửi đi trong thời gian nhanh nhất và hợp lý. Các bên tranh chấp cần phải đặc biệt chú ý tới thời hạn khiếu nại. Nếu bên bị vi phạm bỏ lỡ thời hạn khiếu nại thì sẽ mất quyền khiếu nại và hoặc mất quyền đi kiện, quyền thắng kiện, còn bên vi phạm có quyền bác khiếu nại nếu thấy thời hạn khiếu nại đã hết. Để thấy rõ tác hại của việc bỏ lỡ thời hạn khiếu nại chúng ta xem xét ví dụ sau: Một công ty của Việt nam mua bông của một công ty của Xuđăng. Hợp đồng qui định một số nội dung chính như sau: - Số lượng: 650 MT bông cấp 4 và 3249 MT bông cấp 6 - Thời hạn giao hàng: tháng 11 và 12 năm 1978 13 - Thời hạn khiếu nại: 30 ngày sau khi dỡ hàng đối với khuyết tật rõ rệt và 90 ngàyđối với khuyết tật không rõ rệt. Quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra như sau: + Ngày 29/01/1979, tàu đến cảng Việt nam. + Ngày 05/02/1979, phía Việt nam yêu cầu Vinacontrol giám định hàng. + Ngày 24/02/1979, bên Việt nam nhận được biên bản giám định của Vinacontrol và gửi thư nhắc nhở phía Xuđăng về phẩm chất hàng, đề nghị tránh lặp lại chuyến sau. + Ngày 01/03/1979, bên Việt nam gửi thư cho phía Xuđăng tiếp tục phàn nàn về phẩm chất hàng. + Ngày 12/03/1979, bên Việt nam gửi cho phía Xuđăng biên bản giám định do Vinacontrol cấp. + Ngày 08/05/1979, phía Việt nam khiếu nại đòi giảm giá với số tiền là 732.250 USD. Kết quả: phía Xuđăng từ chối đơn khiếu nại. Lý do là đối với bông các khuyết tật về màu sắc, tạp chất, độ ẩm là khuyết tật rõ rệt. Theo như qui định về thời hạn khiếu nại đối với khuyết tật rõ rệt trong hợp đồng thì trong vòng 30 ngày sau khi dỡ hàng (07/02/1979) người mua phải gửi cho người bán bộ hồ sơ khiếu nại hợp lệ. Nhưng mãi đến ngày 08/05/1979, khi đã hết thời hạn khiếu nại, người mua mới gửi đơn khiếu nại. Do đó, yêu sách của người mua đã bị từ chối. Qua vụ việc trên ta thấy việc tuân thủ thời hạn khiếu nại là vô cùng quan trọng. Bỏ lỡ thời hạn này, bên Việt nam đã phải gánh chịu thiệt hại, mặc dù bên nước ngoài vi phạm điều kiện về chất lượng hàng. b) Thủ tục khiếu nại Việc giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng phương pháp khiếu nại muốn đạt được hiệu quả cao thì người khiếu nại cũng phải tuân thủ thủ 14 tục khiếu nại.Thủ tục khiếu nại là bên khiếu nại phải gửi cho bên bị khiếu nại một bộ hồ sơ khiếu nại đầy đủ và hợp lệ. Bên bị khiếu nại sẽ xem xét, nghiên cứu rồi trả lời có thoả mãn yêu cầu của bên khiếu nại không. Bộ hồ sơ khiếu nại mà bên khiếu nại gửi cho bên bị khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo. Đơn khiếu nại được lập bởi người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải hợp lệ. Tính hợp lệ được thể hiện ở những điểm sau: + Về hình thức: Đơn khiếu nại phải được làm thành văn bản, ghi rõ tiêu đề là “Đơn khiếu nại” và nêu rõ tên, địa chỉ đầy đủ của người khiếu nại và người bị khiếu nại. + Về nội dung: Đơn khiếu nại phải nêu rõ nội dung khiếu nại, tức là người khiếu nại khiếu nại ai (tên, địa chỉ, số tài khoản,…), khiếu nại về vấn đề gì. Một điều quan trọng là trong đơn người khiếu nại phải nêu ra yêu sách cụ thể đối với người bị khiếu nại. Ở đây, người khiếu nại tính toán và phải nêu rõ các chi phí, thiệt
Tài liệu liên quan