Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự
tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó cho phép các nước sở tại thu
hút được các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. nhằm khai thác
lợi thế so sánh của đất nước mình, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh,
điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi thị trường khu
vực và thế giới.
Chiến lược mở cửa để dần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ chương thực hiện cách
đây hơn 10 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chiến lược này là chủ
chương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ nhằm mục tiêu giải
quyết nạn khan hiếm về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn nhằm tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế nước nhà
những máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất
lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh
tế đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước.
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành cùng với việc áp dụng hàng
loạt các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ cho một nền kinh tế mở
cửa, 38 quốc gia và hàng trăm các tập đoàn, Công ty nước ngoài đã đầu tư và
đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt nam, một thị trường mà các chuyên gia
nước ngoài đánh giá là còn nhiều tiềm năng để khai thác.
71 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
1
Lời mở đầu
ầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invesment - FDI) là một hình
thức của đầu tư quốc tế. Nó ra đời và phát triển là kết quả tất yếu của
quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế và quá trình phân công lao động quốc tế
theo chiều sâu.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chiếc chìa khóa của sự
tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó cho phép các nước sở tại thu
hút được các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến... nhằm khai thác
lợi thế so sánh của đất nước mình, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh,
điều chỉnh và dịch chuyển cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi thị trường khu
vực và thế giới.
Chiến lược mở cửa để dần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế
khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ chương thực hiện cách
đây hơn 10 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chiến lược này là chủ
chương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ nhằm mục tiêu giải
quyết nạn khan hiếm về vốn cho đầu tư phát triển xã hội mà còn nhằm tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nền kinh tế nước nhà
những máy móc, quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất nhiều mặt hàng có chất
lượng và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần thúc đẩy phát triển nội sinh nền kinh
tế đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành cùng với việc áp dụng hàng
loạt các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ cho một nền kinh tế mở
cửa, 38 quốc gia và hàng trăm các tập đoàn, Công ty nước ngoài đã đầu tư và
đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt nam, một thị trường mà các chuyên gia
nước ngoài đánh giá là còn nhiều tiềm năng để khai thác.
Đ
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
2
Để xây dựng Việt nam trở thàng một trong những điểm hấp dẫn các nhà đầu
tư trong khu vực, cần phải nhận thức rõ thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt
nam, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả
của đầu tư nước ngoài để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút
đầu tư nước ngoài phù hợp với thực tiễn. Đó là lý do thôi thúc tôi lựa chọn đề
tài: “Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam - Thực trạng
và giải pháp phát triển”.
Kết cấu khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về Đầu tư nước ngoài ở Việt nam.
Chương II: Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt nam.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút đầu tư nước ngoài tại
Việt nam.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên không tránh khỏi những sai sót, hạn
chế, vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các
bạn để khoá luận này hoàn thiện hơn.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô giáo Nguyễn
Hoàng Ánh đã trực tiếp hướng dẫn tôi viết bản khoá luận này.
Hà nội, ngày 30 tháng 05 năm 2003
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Hoa
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
3
Chương 1
Tổng quan về Đầu tư nước ngoài ở Việt nam - Quá trình
hình thành và phát triển
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1. Khái niệm đầu tư nước ngoài nói chung
Khái niệm “đầu tư nước ngoài” lần đầu tiên được đề cập đến trong các giáo
trình tư pháp và kinh tế quốc tế, trước tiên là ở Pháp năm 1955, sau đó được sử
dụng trong các cuộc hội thảo bàn về hợp tác kinh tế thế giới và chính thức đi vào
các hiệp định, các bộ luật về đầu tư. Tuy nhiên do những đặc điểm riêng phức
tạp và do sự vận động phong phú của thực tiễn mà khái niệm này không ngừng
được bổ sung, chỉnh lý cho sát với thực tế hơn.
Cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đời sống kinh tế, đến nay đầu
tư trực tiếp nước ngoài không còn là vấn đề mới mẻ trên thế giới. Khái niệm về
FDI đều được ghi nhận trong luật đầu tư của các nước. Mặc dù không hoàn toàn
giống nhau bởi có sự khác biệt về việc sử dụng câu từ hay ngữ pháp, song về mặt
bản chất thì khái niệm FDI ở luật của các nước là như nhau do chúng đều xuất
phát từ khái niệm đầu tư quốc tế.
Tại Hội thảo của Đại hội Hiệp hội Pháp luật quốc tế Henxky 1966, người
ta đã cố gắng đưa ra một khái niệm chung nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài
nhằm phân biệt với các khoản kinh tế khác nhận được từ bên ngoài. Theo đó,
“Đầu tư nước ngoài là vận động tư bản từ nước người đầu tư sang nước người sử
dụng đầu tư mà không có hạch toán nhanh chóng”. Sau đó, qua thảo luận Hiệp
hội đã đưa ra một khái niệm dưới dạng tổng quát như sau: “Đầu tư nước ngoài là
sự vận động tư bản từ nước người đầu tư sang nước người sử dụng đầu tư với
mục đích thành lập ở đây một xí nghiệp sản xuất hay dịch vụ nào đó”. Với khái
niệm này, việc đầu tư vào một nước nhất thiết phải gắn liền với việc thành lập
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
4
một xí nghiệp hay một cơ sở sản xuất, dịch vụ tại nước nhận đầu tư, do đó đã
loại trừ một số hình thức đầu tư khác không thành lập ra xí nghiệp hay cơ sở sản
xuất (như cho vay tiền của ngân hàng, tài trợ cho chương trình hay cho dự án…).
Đây chính là điểm hạn chế của khái niệm này so với yêu cầu hợp tác kinh tế
trong thời đại hiện nay.
Khái niệm về đầu tư nước ngoài được các nước hiểu và vận dụng khác
nhau. Tại các nước tư bản phát triển, đầu tư nước ngoài là việc giao vật có giá trị
kinh tế của nước này sang nước khác nhằm thu đuợc lợi nhuận, bao gồm cả
quyền cầm cố và quyền thu hoa lợi, quyền tham gia các hội cổ phần,quyền đối
với nhãn hiệu thương phẩm và tên xí nghiệp. Như vậy, quan niệm về đầu tư
nước ngoài ở đây rất rộng rãi, chỉ là quá trình chuyển tiền vốn từ nước này sang
nước khác với mục đích thu lợi nhuận, theo nguyên tắc lợi nhuận thu được phải
cao hơn lợi nhuận thu được trong nước và cao hơn lãi suất gửi ngân hàng, nếu
kinh tế của các nước tư bản phát triển là tương đối ổn định, thị trường đã được
khai thác tối đa và có hiện tượng tương đối thừa tư bản, do đó việc đầu tư ra
nước ngoài là cực kỳ cần thiết để lợi dụng nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi
dào và chiếm lĩnh thị trường xuất nhập khẩu. Do đó quan niệm rộng rãi về đầu tư
nước ngoài tồn tại như một tất yếu.
Các nước đang phát triển lại sử dụng khái niệm đầu tư nước ngoài với nội
dung là đầu tư trực tiếp như việc đưa bất động sản, vốn, thiết bị vào xây dựng,
mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Như vậy, đầu tư nước ngoài tại các nước
đang phát triển chỉ được công nhận dưới hình thức đầu tư trực tiếp, loại trừ hình
thức đầu tư gián tiếp. Bởi vì đầu tư trực tiếp đem lại nguồn vốn, kỹ thuật hiện đại
thay thế cho kỹ thuật lạc hậu hiện có, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao
động, nâng cao mức sống, tăng tích luỹ thu nhập quốc dân. Còn đầu tư gián tiếp
cũng đưa vốn vào, nhưng không có kế hoạch sử dụng vốn, cùng với khả năng
quản lý non kém và trình độ sản xuất kinh doanh lạc hậu của các nước đang phát
triển đã không đủ khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả, dẫn đến tình trạng
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
5
không trả được nợ. Với lý do đó, việc tăng cường sử dụng hình thức đầu tư trực
tiếp là phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các nước đang phát triển. Chính
sách này đã và đang là hình thức phổ biến trong chính sách “mở cửa nền kinh
tế” của nhiều nước, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương, trong đó có Việt Nam.
Định nghĩa về đầu tư nước ngoài theo Hội thảo Henxinki như trên là quá
ngắn gọn nên không nêu được bản chất của đầu tư nước ngoài, tuy nhiên đã có
một khuynh hướng đúng đắn cho rằng không nên coi bất kỳ tiền, vốn nào đưa ra
nước ngoài đều là đầu tư (ví dụ như hình thức tín dụng quốc tế, viện trợ quốc tế
…)
Chuyên gia luật quốc tế Iumarxep (trong cuốn sự điều chỉnh pháp luật của
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại EC-Matxcơva, 1988) cho rằng, đầu tư nước ngoài
khác với những hành vi đầu tư thông thường (như đầu tư chứng khoán), nhằm
mục đích thu lợi nhuận hoặc tăng thu nhập dưới các hình thức hoa hồng, hoa
lợi…
Định nghĩa về đầu tư nước ngoài còn gặp ở nhiều văn kiện pháp luật về
đầu tư hoặc các Hiệp định quốc tế về bảo hộ và thúc đẩy đầu tư. Chính sự định
nghĩa này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động
của mình. Tuy nhiên, sự phức tạp của quan hệ đầu tư và do vấn đề ngữ pháp
hoặc cách sử dụng từ mà thuật ngữ “đầu tư nước ngoài” trong các văn kiện pháp
luật của mỗi nước có khác nhau.
Ví dụ : Luật về đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga ngày 4/7/1991 quy
định : Đầu tư nước ngoài là tất cả những hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh
thần của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh
doanh và các hoạt động khác với mục đích thu lợi nhuận. Định nghĩa tương đối
đầy đủ, vạch rõ bản chất của vấn đề đầu tư là lợi nhuận, tuy nhiên nếu đầu tư
nước ngoài được xem xét chỉ là “tài sản” được sử dụng với mục đích đem lại lợi
nhuận thì khái niệm này bị giới hạn. Trong Luật của Ucraina về đầu tư nước
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
6
ngoài ngày 13/3/1992, thuật ngữ “đầu tư nước ngoài” được đề cập đến với phạm
vi rộng hơn : “Đầu tư nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị do nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động
khác với mục đích thu lợi nhuận hoặc các hiệu quả xã hội”. Chính hình thức
“hiệu quả xã hội” đã mở rộng phạm vi hoạt động của luật đầu tư đối với các
kiểu, các hình thức khác của luật đầu tư nước ngoài.
Như vậy dù nhìn dưới góc độ nào thì FDI cũng đều là hoạt động kinh doanh
dựa trên cơ sở di chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân và
thể nhân thực hiện, theo những hình thức nhất định, trong đó chủ đầu tư FDI
tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư.
2. Khái niệm về FDI theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu vào ngày
26/12/1987, sửa đổi vào năm 1990,1992; sau đó được thay bằng "Luật Đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam " ban hành ngày 12/11/1996, đã được các nhà đầu tư
thế giới và khu vực đánh giá là một luật hấp dẫn, thông thoáng trong khu vực.
Ngày 9/6/2000 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại được sửa đổi, bổ sung
lần thứ 4 "để mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước."
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 quy định rõ: " Đầu tư nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì
tài sản nào để tiến hành đầu tư theo qui định của luật này".
Như vậy theo luật đầu tư khái niệm đầu tư nước ngoài được hiểu như sau:
- Là hình thức đầu tư trực tiếp.
- Là việc bên ngoài trực tiếp đưa vốn và tài sản khác vào đầu tư tại Việt
Nam. Chủ đầu tư nước ngoài có thể là 1 tổ chức nhà nước, tổ chức tư nhân hay 1
tổ chức quốc tế hoặc tự nhiên nhân nước ngoài.
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
7
Vốn đầu tư ở đây không chỉ bao gồm tư bản mà còn bao gồm cả các bí
quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật (Điều 7 Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam năm 1996). Quy định này là nhằm mục đích tranh thủ được
vốn kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm và phương pháp quản lý tiên tiến, đào tạo đội
ngũ quản lý và công nhân có trình độ cao, góp phần nâng cao đời sống kinh tế,
đưa Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới. Việc sử dụng vốn đầu tư nước
ngoài vào một quốc gia thường dẫn đến việc thành lập ở nước tiếp nhận đầu tư
một cơ sở sản xuất. Nhưng theo luật Việt Nam thì hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài không nhất thiết phải như vậy mà có thể tồn tại trên cơ sở hợp đồng
hợp tác kinh doanh.
Như vậy, khái niệm đầutư nước ngoài đã trải qua một quá trình phát triển
biện chứng hết sức chặt chẽ. Từ quy định đầu tư nước ngoài là việc đưa vốn và
tài sản nhất định vào Việt Nam đến quy định về đối tượng được đầu tư và quy
định về hình thức đầu tư, thể hiện chủ trương của Nhà nước Việt Nam là mở
rộng và thu hút vốn đầu tư của nhiều nước trên thế giới, làm đòn bẩy mạnh mẽ
để đưa nước ta phát triển ngang tầm với sự phát triển chung của toàn thế giơí.
3. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc phát triển kinh tế quốc
dân
Xuất phát từ những nhu cầu về vốn, về khoa học kỹ thuật và công nghệ của
nước ta còn thiếu chưa đủ sức khai thác những tiềm năng về tài nguyên và sức
lao động của mình. Do vậy Nhà nước chủ trương mở cửa cho nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Hiện nay vẫn còn nhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau về
đầu tư nước ngoài ở nước ta trong gần 15 năm qua, nhưng có một thực tế không
thể phủ nhận đó là ảnh hưởng tích cực của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế
nước ta ngày càng rõ nét.
3.1. Góp phần tăng ngân sách xã hội
Đầu tư nước ngoài bước đầu đã góp phần đáng kể trong đầu tư vốn của toàn
xã hội, trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp vào ngân sách,
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
8
kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm. Nhiều công trình quan trọng đã đi
vào hoạt động, nhiều công nghệ khá hiện đại đang được chuyển giao, đã tạo ra
năng lực mới cho nền kinh tế. Cho tới nay các công ty nước ngoài đã tham gia
đầu tư vào nhiều ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam như dầu khí, xi
măng, sắt thép, điện tử...
3.2. Góp phần nâng cao năng lực các ngành công nghiệp
Cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp, hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần hình thành một số ngành công
nghiệp mới có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: Công nghiệp
dầu khí, công nghiệp sản xuất - lắp ráp ô tô, xe máy... Nhiều dự án đầu tư nước
ngoài đã tạo ra các sản phẩm xuất khẩu mới góp phần nâng cao kim ngạch xuất
khẩu cho Việt Nam. Trong năm 2000, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài khoảng 3.300 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu là 7 tỷ
USD (chiếm 45%). Về nghĩa vụ tài chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đóng góp vào ngân sách Nhà nước 300 triệu USD (chưa kể liên
doanh dầu khí Việt Xô Petro).
3.3. Hội nhập quốc tế
Bằng việc hợp tác với nước ngoài, Việt Nam đã tiếp nhận được một số kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến trong một số ngành kinh tế như thông tin viễn thông,
sản xuất - lắp ráp ô tô, xe máy, hoá chất (dầu nhờn, sơn...). Ngoài ra Việt Nam
cũng đã tiếp nhận được một số phương pháp quản lý tiến bộ và một số kinh
nghiệm về tổ chức kinh doanh, sản xuất.
3.4. Giải quyết công ăn việc làm
Quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế cũng đã góp phần
quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đến giữa
năm 1998, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo ra việc làm cho
khoảng 350.000 lao động là người Việt Nam. Trong số đó các doanh nghiệp
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
9
100% vốn nước ngoài, thu hút 95.000 lao động, doanh nghiệp liên doanh với
thành phần kinh tế Nhà nước thu hút gần 165.000 người; doanh nghiệp liên
doanh với thành phần kinh tế tư nhân thu hút gần 16.000 người; doanh nghiệp
liên doanh với thành phần kinh tế hỗn hợp 15.000 người, các đơn vị hợp tác kinh
doanh gần 6.500 người. Bên cạnh đó khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
còn tạo ra việc làm gián tiếp cho hàng trăm nghìn người làm nghề xây dựng cơ
bản và dịch vụ...
Trong những năm tới, cụ thể là từ nay đến năm 2003, để thực hiện mục tiêu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi tăng trưởng kinh tế 9% - 10%
mỗi năm, chúng ta cần khoảng 42 tỷ USD. Trong đó dự kiến phải tranh thủ
khoảng 15 - 17 tỷ USD vốn FDI. Cũng theo ước tính sơ bộ với mục tiêu duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, góp phần chống "nguy cơ tụt hậu", thì trong 10
năm đầu của thế kỷ 21 đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư không dưới 300 tỷ
USD. Dự kiến những lĩnh vực chủ chốt có thể thu hút được nhiều vốn FDI là:
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; xây dựng nhà máy lọc dầu; sản xuất xi
măng; luyện cán thép; điện tử, ô tô, xe máy, công nghiệp hàng tiêu dùng, công
nghiệp thực phẩm hạ tầng cơ sở, nông-lâm-ngư nghiệp...
Những phân tích trên cho thấy, FDI không phải chỉ cần thiết đối với nền
kinh tế trong giai đoạn trước mắt, mà còn có vai trò quan trọng trong suốt quá
trình công nghiệp hoá đất nước. Vì vậy trong thời gian tới cần có những biện
pháp, chính sách để góp phần thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn vốn FDI.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM
1. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam
1.1. Điều lệ Đầu tư 77
Năm 1977 các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt nam cho ban hành Điều lệ
Đầu tư nước ngoài ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam kèm theo Nghị
định số 115/CP ngày 19-4-1977 của Chính phủ, gọi tắt là “Điều lệ đầu tư 77”
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
10
Tuy là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt nam quy định về đầu tư nước
ngoài nhưng mối quan tâm về Điều lệ đầu tư 77 đã biến mất vào năm 1978, khi
xảy ra sự kiện Campuchia và tiếp theo là chiến tranh biên giới phía Bắc. Do sức
ép từ các thế lực thù địch, cánh cửa hợp tác kinh tế với hầu hết các nước tư bản
phát triển bị khép lại cùng với sự cắt đứt những khoản viện trợ phát triển chính
thức (ODA). Điều lệ đầu tư 77 trở thành một văn bản pháp lý không có đối
tượng điều chỉnh và không còn ý nghĩa nào khác ngoài việc là một tài liệu lưu
trữ.
Dĩ nhiên Điều lệ đầu tư 77, do ra đời trong một điều kiện thiếu một hệ
thống quan điểm rõ ràng về đường lối tổng thể phát triển kinh tế, nên không
tránh khỏi những mặt hạn chế, kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng cho dù đó là một văn bản pháp lý hoàn chỉnh hơn thì cũng khó có thể đi
vào cuộc sống, bởi vì đối với bất kỳ một quốc gia nào yếu tố quan trọng hàng
đầu quyết định khả năng thu hút đầu tư nước ngoài là tình hình chính trị đối
ngoài và sự ổn định an ninh chính trị trong nước. Các nhà đầu tư không thể mang
tiền của vào một nước chiến tranh hoặc đang nằm trong tình trạng “nửa chiến
tranh” lại bị cô lập, cấm vận bởi hầu hết các nước tư bản phát triển.
Cuối thập kỷ 70 xuất hiện một làn sóng mới khuyến khích đầu tư từ các
nước tư bản phát triển vào các nước xã hội chủ nghĩa trong sự cộng hưởng với
nhu cầu đổi mới và tổ chức lại các xí nghiệp quốc doanh xã hội chủ nghĩa bắt
đầu bằng việc CHND Trung Hoa ban hành Luật đầu tư nước ngoài ngày 08-07-
1979, CHND Mông Cổ và CHND Bungari 1980, Cuba 1982, CHDCND Triều
Tiên 1984, Tiệp Khắc 1985, Liên Xô 1987 …
Tại Việt nam sau những năm tìm tòi và thử nghiệm, Đại hội VI Đảng Cộng
sản Việt nam đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
cơ chế thị trường có định hướng XHCN. Chính sách đầu tư nước ngoài chính vì
vậy cũng buộc phải thay đổi nhằm “ra sức tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường
Kho¸ luËn tèt nghiÖp NguyÔn ThÞ Hång Hoa - A3-CN8
11
bên ngoài, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại giành vị trí ngày
càng có ý nghĩa trong phân công lao động quốc tế”.
1.2. Luật Đầu tư nước ngoài 1987
Trong khung cảnh trong và ngoài nước như vậy, Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29.12.1987. Qua thực tiễn áp dụng,
để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, tăng cường tính cạnh tranh
của các điều kiện khuyến khích đầu tư của nước ta so với nước khác trong khu
vực, để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế và quyền lợi của các nhà đầu
tư nước ngoài, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước
ngoài ngày 30-06-1990, Luật sửa đổi bổ sung Luật đầu tư nước ngoài ngày 23-
12-1992.
Mặc dù vậy, Luật Đầu tư nước ngoài 1987 với hai lần sửa đổi, bổ sung vẫn
tồn tại những hạ