Ngành dệt may Việt Nam vốn là một trong những ngành truyề n
thống và có thếmạnh từlâu trong lịch sửphát triển của dân tộc. Đến nay,
cùng với s ựphát triển của ngoại thương, ngành dệt may cũng vươn lên
chiếm một vịtrí quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứhai trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của cảnước (chỉsau dầu thô). Đảng và Nhà nước ta
rất chú trọng vào vấn đềphát triển ngành dệt may, coi đây là một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Chính
sách Đổi mới đã " mở" cho ngành dệt may Việt Nam vươn ra thịtrường
thếgiới rộng lớn nhưEU, Nhật Bản, các nước khác. Song đến nay, một số
thịtrường truyền thống đã bộc lộnhiều bất lợi: Thịtrường EU thiếu quota,
thịtrường Nhật Bản cũng bịhạn chế. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm và
thâm nhập các thịtrường mới đang là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong sốcác thịtrường mới, Bắc Mỹlà
một thịtrường giàu tiềm năng mà chúng ta không thểbỏqua, nhất là trong
điều kiện thuận lợi nhưhiện nay, bởi lẽmối quan hệthương mại giữa Việt
Nam và các nước Bắc Mỹ( đặc biệt là M ỹ) có nhiều tiến triển tốt đẹp. Tuy
nhiên đểthâm nhập thịtrường này, khó khăn cũng không phải là nhỏ. Làm
thếnào đểcác doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được thời cơthâm
nhập thịtrường, đứng vững và phát triển sản phẩ m của mình trên thịtrường
Bắc Mỹ? Câu hỏi đó cũng khẳng định tính cấp thiết của tình hình hiện nay
106 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 1 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MARKETING QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn
Người thực hiện : Tống Thị Thái Hà
Lớp : Nhật 1 - K37 B
HÀ NỘI – 2002
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 2 -
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành dệt may Việt Nam vốn là một trong những ngành truyền
thống và có thế mạnh từ lâu trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đến nay,
cùng với sự phát triển của ngoại thương, ngành dệt may cũng vươn lên
chiếm một vị trí quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ sau dầu thô). Đảng và Nhà nước ta
rất chú trọng vào vấn đề phát triển ngành dệt may, coi đây là một trong
những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai. Chính
sách Đổi mới đã " mở " cho ngành dệt may Việt Nam vươn ra thị trường
thế giới rộng lớn như EU, Nhật Bản, các nước khác... Song đến nay, một số
thị trường truyền thống đã bộc lộ nhiều bất lợi: Thị trường EU thiếu quota,
thị trường Nhật Bản cũng bị hạn chế. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm và
thâm nhập các thị trường mới đang là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trong số các thị trường mới, Bắc Mỹ là
một thị trường giàu tiềm năng mà chúng ta không thể bỏ qua, nhất là trong
điều kiện thuận lợi như hiện nay, bởi lẽ mối quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và các nước Bắc Mỹ ( đặc biệt là Mỹ ) có nhiều tiến triển tốt đẹp. Tuy
nhiên để thâm nhập thị trường này, khó khăn cũng không phải là nhỏ. Làm
thế nào để các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tận dụng được thời cơ thâm
nhập thị trường, đứng vững và phát triển sản phẩm của mình trên thị trường
Bắc Mỹ? Câu hỏi đó cũng khẳng định tính cấp thiết của tình hình hiện nay.
Xuất phát từ những bức xúc đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài
: " Marketing quốc tế và vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam vào thị trường Bắc Mỹ " cho- khoá luận tốt nghiệp của
mình. Cần nhấn mạnh rằng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị trường
Bắc Mỹ mở rộng thuộc khối thương mại tự do Bắc Mỹ(NAFTA) hiện nay,
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 3 -
gồm 3 nước là Mỹ, Canada và Mêhicô. Nội dung khoá luận được kết cấu
theo ba chương như sau:
Chương I: Những vấn đề lí luận chung về Marketing quốc tế và
tổng quan về thị trường hàng dệt may Bắc Mỹ.
Chương II: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị
trường Bắc Mỹ.
Chương III: Định hướng và giải pháp Marketing cho cạnh tranh của
hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ.
Do những hạn chế về thời gian, về tài liệu và kiến thức của người
viết, chắc chắn khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất
mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo và góp ý của đông
đảo độc giả. Qua đây, tác giả cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới
các thầy cô giáo Trường đại học Ngoại thương đã hướng dẫn tác giả hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp này.
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 4 -
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING
QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG
DỆT MAY BẮC MỸ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING QUỐC TẾ
1. Khái quát chung về Marketing quốc tế và vấn đề cạnh tranh
quốc tế hiện nay
1.1. Các định nghĩa về Marketing quốc tế
TỪ ĐẦU THẾ KỶ 20, THUẬT NGỮ MARKETING VÀ MARKETING
QUỐC TẾ (INTERNATIONAL MARKETING) BẮT ĐẦU ĐƯỢC NHẮC
NHIỀU TRONG CÁC SÁCH BÁO Ở NƯỚC MỸ, TRONG CHƯƠNG TRÌNH
GIẢNG DẠY CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CŨNG NHƯ TRONG CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÁC TẬP ĐOÀN. HIỆN NAY,
TRONG CÁC TÁC PHẨM VỀ MARKETING TRÊN THẾ GIỚI CÓ TỚI TRÊN
2000 ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU VỀ MARKETING, DÙ VỀ THỰC CHẤT
THÌ CŨNG KHÔNG KHÁC NHAU LẮM, NHƯNG CHƯA CÓ ĐỊNH NGHĨA
NÀO LÀ DUY NHẤT ĐÚNG VÌ MỖI TÁC GIẢ ĐỊNH NGHĨA VỀ
MARKETING QUỐC TẾ ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ MỖI GÓC ĐỘ NGHIÊN
CỨU VÀ NHÌN NHẬN KHÁC NHAU.
Thực vậy, theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Mỹ (Mỹ là
quê hương của thuật ngữ Marketing quốc tế) : " Marketing quốc tế là một
quá trình đa quốc gia để lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách giá,
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách phân phối hàng hoá, ý tưởng hay
dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ
chức cá nhân " [30].
Theo khái niệm của I. Ansoff: "Marketing quốc tế là khoa học
về lĩnh vực trao đổi, theo đó toàn bộ hoạt động sản xuất- tiêu thụ của công
ty đều căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường thế giới (lấy nhu cầu
của thị trường thế giới làm định hướng).
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 5 -
Theo giáo sư Philip. R. Cateora: " Marketing quốc tế là sự tiến
hành hoạt động kinh doanh hướng tới dòng sản phẩm từ công ty tới người
tiêu dùng trên phạm vi nhiều nước nhằm thu được lợi nhuận dự kiến
(Target profit) ".
Theo cuốn "International Marketing" của hai giáo sư Vern
Tepstra và Ravi Sarathy, " Marketing quốc tế là các hoạt động bao gồm
những hình thức kinh doanh như : xuất nhập khẩu, sản xuất ở nước ngoài,
liên doanh liên kết với công ty nước ngoài chuyển giao quyền sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá, quyền công nghệ, bí quyết sản xuất kinh doanh" [31].
International Marketing cũng được hiểu là hoạt động thị trường quốc
tế và bản chất của nó gắn liền với nghiên cứu về thị trường quốc tế. Như
vậy, theo cách hiểu đó, " Marketing quốc tế là việc đánh giá đúng nhu cầu
của thị trường, và khả năng thực tế của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến
lược kinh doanh cho sản phẩm của mình, nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu
của từng thị trường nước ngoài và thu được lợi nhuận tối ưu".
Vì thế, nội dung và kết cấu của khoá luận được xây dựng theo quan
niệm trên nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2. Bản chất và đặc trưng của Marketing quốc tế
Yếu tố cốt lõi trong Marketing quốc tế chính là thị trường quốc tế.
Trong bất kỳ thị trường nào, hai trục cung và cầu luôn đóng vai trò chi
phối toàn bộ hoạt động, đặc tính của thị trường đó. Bản chất của Marketing
quốc tế xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài: tìm nhu cầu
và thoả mãn tốt nhất nhu cầu. Marketing quốc tế chính là chìa khoá giúp
các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh : đó là lợi nhuận và mở
rộng thị trường tiêu thụ.
Đặc trưng của Marketing quốc tế (khác với Marketing quốc gia)
chính là sự di chuyển qua biên giới quốc gia của các sản phẩm (Object), sự
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 6 -
khác nhau về quốc tịch của các chủ thể mua bán (Subject), đồng tiền thanh
toán là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên, hành trình phân phối kéo
dài cả về không gian và thời gian, vòng đời sản phẩm phải được kéo dài
hơn so với trong nước và sự việc xây dựng kế hoạch chiến lược phải được
cụ thể hoá cho từng quốc gia cụ thể. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động dù vươn
ra thị trường quốc tế nhưng Marketing quốc tế vẫn phải đảm bảo những nội
dung cơ bản, đó là:
Thứ nhất, phân tích và dự báo thị trường trên cơ sở phân tích nhu cầu
khách hàng, tình hình cạnh tranh, các trung gian phân phối, phân tích môi
trường chính trị, kinh tế, công nghệ.
Thứ hai, hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phù
hợp với nhu cầu và đIều kiện thị trường, tác động đến nhu cầu thị trường
bằng các chính sách sản phẩm giá cả, phân phối, yểm trợ.
Marketing quốc tế cũng không có nghĩa là Marketing trong nước trên
một phạm vi rộng hơn, vì Marketing trong nước thì chỉ liên quan đến
những yếu tố môi trường (không kiểm soát được) trong nước, còn
Marketing quốc tế liên quan đến hàng loạt các yếu tố không kiểm soát được
của nhiều nước khác nhau: môi trường văn hoá, hệ thống tiền tệ, môi
trường chính trị, pháp luật.
Marketing quốc tế được xét trong phạm vi đề tài này sẽ đi sâu hơn
vào Marketing xuất khẩu: sản xuất những sản phẩm thích ứng theo những
tiêu chuẩn, những đòi hỏi của thị trường nước ngoài. Đó là trong giai đoạn
hiện nay. Còn với tầm nhìn chiến lược xa hơn, Marketing quốc tế sẽ đi sâu
vào những mảng nghiệp vụ khác nhau, nghiên cứu dự đoán thị trường, các
nhà quản lí Marketing vạch ra chiến lược không những chỉ xuất khẩu mà
còn nhiều loại hình kinh doanh khác như lập xí nghiệp liên doanh, trao đổi
khoa học công nghệ, đại lý, bán bản quyền, sản xuất và gia công. Với xu
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 7 -
hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế như hiện nay, các hoạt động Marketing
quốc tế của doanh nghiệp hướng tới giai đoạn " Marketing toàn cầu" mà thị
trường thế giới được xem như một thị trường thống nhất, tương đồng về
văn hoá, sở thích, xu hướng tiêu dùng...ở thị trường các nước khác nhau.
Đó chính là xu hướng phát triển trong nội dung của Marketing quốc tế.
1.3 Chức năng cơ bản của Marketing quốc tế.
Thị trường nước ngoài và thị trường trong nước dĩ nhiên có sự khác
biệt rất lớn. Nếu các doanh nghiệp muốn sử dụng "chìa khoá" kinh doanh
quốc tế thì phải chú trọng những chức năng cơ bản sau của Marketing quốc
tế.
Nghiên cứu thị trường thế giới để nhận biết và dự báo một
cách chính xác biến động của thị trường.
Xây dựng các chiến lược Marketing quốc tế có hiệu quả trên
cơ sở đánh giá toàn diện các yếu tố khách quan về môi trường và thị trường
cũng như các yếu tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện thành công các chiến lược Marketing quốc
tế nói trên thông qua cơ chế quản lí điều hành năng động và hệ thống thông
tin nhanh nhạy.
Kiểm tra điều chỉnh kịp thời hoạt động kinh doanh sao cho
giảm thiểu những rủi ro và khai thác tối đa những cơ hội kinh doanh nhằm
đảm bảo có hiệu quả tối ưu.
2. Cạnh tranh quốc tế và những cơ hội, thách thức hiện nay
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 8 -
Trong cơ chế kinh tế thị trường, người ta luôn luôn phải chú trọng
đến ba quy luật cơ bản: quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh,và quy luật
cung cầu. Trong đó quy luật cạnh tranh chính là động lực của quá trình phát
triển. Thật vậy, cạnh tranh là một trong những quy luật tất yếu của nền sản
xuất hàng hoá.Trên thực tế, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì qui mô và
mức độ cạnh tranh càng cao. Đứng trên góc độ doanh nghiệp,cạnh tranh là
quá trình giành giật những lợi thế từ phía đối thủ về phía mình nhằm thực
hiện thắng lợi những mục tiêu của doanh nghiệp. Cạnh tranh là áp lực bên
ngoài buộc các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để nâng cao năng
suất lao động, đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp
lý, mở rộng kinh doanh, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Cạnh tranh lành
mạnh như là một động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, tiến
bộ khoa học kỹ thuật, quản lí, là điều kiện để giáo dục tính năng động, nhạy
bén và óc sáng tạo của những nhà doanh nghiệp.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với nền kinh tế mở và xu hướng
quốc tế hoá, bất luận lĩnh vực, ngành hàng nào cũng phải đối mặt với quá
trình cạnh tranh gay gắt hơn. Bởi lẽ, thị trường nào cũng có sự ngăn cách
giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bản thân các doanh nghiệp cũng
không bao giờ tự bằng lòng với phần thị trường mình chiếm lĩnh được (vì
như vậy có nghĩa là chấp nhận bị tiêu diệt, mà điều này rất nguy hiểm), mà
luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường. Để đạt được điều này, các
doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh và phải cạnh tranh có hiệu quả.
Vì vậy, xây dựng một chiến lược cạnh tranh với những công cụ, biện pháp
thích hợp nhằm phát triển khả năng cạnh tranh - là cơ sở đảm bảo giúp
doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt
trên thị trường.
2.1. Tính chất khốc liệt của cạnh tranh quốc tế hiện nay
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 9 -
Bản thân câu : "Thương trường như chiến trường" - đã khẳng định
tính khốc liệt của cạnh tranh trên thương trường. Cạnh tranh trong thị
trường nội địa đã khốc liệt, nhưng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn
khốc liệt và gay gắt hơn rất nhiều lần. Nhưng để giành giật lợi nhuận và thị
trường, các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh như một quy luật tất
yếu, phải ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành ưu
thế vượt trội so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các
doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh
buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu
quả nhất nhằm thu được lợi nhuận tối ưu.
Nói tới cạnh tranh là nói tới thị trường, và ngược lại nói tới thị
trường là nói tới cạnh tranh. Từ thế kỷ 17, cạnh tranh kinh tế thị trường vẫn
được tiến hành tập trung vào bốn trọng điểm mà ngày nay vẫn là vấn đề
thời sự: bảo hộ mậu dịch, chiếm lĩnh công nghệ, chinh phục lãnh thổ và
chiến tranh giá cả.
Sau chiến tranh lạnh, cạnh tranh quốc tế trở nên quyết liệt hơn. Thế
giới từ hai cực đối đầu chuyển sang đa cực với đặc điểm là ưu thế của an
ninh quân sự nhường chỗ cho an ninh kinh tế, xã hội và môi trường. Các
nước đều ưu tiên phát triển và cải thiện vị thế của mình trong trật tự kinh tế
quốc tế mà điều này chỉ có thể có được bằng sự thắng lợi trong cạnh tranh
kinh tế quốc tế trên thị trường thế giới.
Cạnh tranh kinh tế quốc tế hiện nay khốc liệt hơn bởi nhiều lí do.
Trước hết là sự suy yếu tương đối của Mỹ (về kinh tế) so với sự nổi lên và
độc lập tương đối của Nhật bản và EU cùng với các nước NICS (Châu Á).
Hai là, quá trình quốc tế hoá đang đi đến nấc thang toàn cầu hoá nền kinh tế
thế giới, cung vượt quá cầu và sự cạnh tranh tất yếu sẽ trở lên khốc liệt hơn.
Quá trình này được đẩy nhanh từng giờ, từng phút chính từ sự bùng nổ của
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 10 -
khoa học công nghệ thông tin. Nền kinh tế “số hoá” kể từ đầu thập niên 90
với công nghệ World Wide Web phát triển đã tác động đến mọi mặt của
nền kinh tế xã hội và đặc biệt là Marketing quốc tế. Nó không chỉ tạo ra
cách thức giao tiếp, trao đổi mới mà còn tạo ra các công ty theo mô hình và
cách thức tiến hành kinh doanh mới. Các sản phẩm giá trị gia tăng cũng
như hình thức tiêu dùng mới. Ba là, tầm quan trọng của các cường quốc
kinh tế đang tăng lên, tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế đang được đẩy
lên hàng đầu. Bốn là, từ sau đại chiến thế giới thứ hai, những vòng đàm
phán về thương mại nối tiếp nhau trong khuôn khổ GATT đã dẫn đến một
sự giảm bớt đầy kinh ngạc về hàng rào thuế quan và sự tăng trưởng của nền
thương mại thế giới. Kể từ sau vòng đàm phán Uruguay cùng với việc mở
rộng dần điều kiện mậu dịch quốc tế theo xu hướng tự do hoá thương mại,
đẩy những cuộc cạnh tranh quốc tế lên những nấc thang cao hơn. Sân chơi
"bằng phẳng" hơn và luật chơi càng thoáng, rõ ràng hơn làm cho các cuộc
cạnh tranh cũng càng trở nên quyết liệt hơn.
2.2. Những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế
Bất kỳ một doanh nghiệp nào,khi bước ra khỏi thị trường nội địa để
tham gia vào thị trường thế giới, đều không thể phủ nhận được sự tồn tại
cũng như tính khốc liệt của cạnh tranh quốc tế. Vậy thì, muốn tồn tại và
đứng vững để tham gia một "cuộc chơi" các doanh nghiệp buộc phải tìm
hiểu luật chơi, mà trước tiên phải tìm hiểu được tính chất, những yếu tố
quyết định khả năng cạnh tranh quốc tế, để từ đó chuẩn bị cho mình vũ khí
cạnh tranh có hiệu quả nhất.
Nói về khả năng cạnh tranh, hay năng lực cạnh tranh, thuật ngữ này
được sử dụng rất rộng rãi trong các phương tiện thông tin đại chúng, trong
sách báo chuyên môn, ngay cả trong giao tiếp hàng ngày của các chuyên
gia kinh tế, các nhà kinh doanh. Song cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 11 -
cao trong giới chuyên môn về khái niệm và cách thức đo lường, phân tích
năng lực cạnh tranh cả ở cấp doanh nghiệp hay phạim vi quốc tế. Đối với
một số người " khả năng cạnh tranh" chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thể hiện
qua các chỉ số về tỷ giá thực trong mối quan hệ thương mại. Trong khi đó,
thực tế khái niệm khả năng còn bao gồm khả năng sản xuất hàng hoá dịch
vụ đáp ứng đòi hỏi cạnh tranh quốc tế và yêu cầu đảm bảo mức sống cao
cho người dân trong nước. Theo Micheal Porter (Đại học Havard) trong
cuốn "lợi thế cạnh tranh của các quốc gia" (1990): yếu tố quyết định cạnh
tranh chính là năng suất. Còn theo Krugman (1994): "khả năng cạnh tranh"
chỉ phù hợp ở mức độ công ty, nếu công ty không đủ khả năng bù đắp chi
phí thì phải từ bỏ kinh doanh. Còn theo "Quan điểm quản trị chiến lược"
cũng của Micheal Porter thì yếu tố quyết định khẳ năng cạnh tranh dù trong
hay ngoài nước cũng được quy định bởi 5 yếu tố, đó là:
Số lượng các công ty mới tham gia vào một ngành (đe doạ
cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ gia nhập ngành)
Sự có mặt (hay thiếu vắng) những sản phẩm thay thế.
Vị thế của nhà cung ứng.
Vị thế của bên tiếp nhận (hay sự trả giá của người mua)
Áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong
ngành.
Đây là 5 yếu tố quyết định khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trên thị trường nhưng những yếu tố này mang tính chất "ngoại vi" - hay nói
cách khác, đó là những áp lực cạnh tranh từ bên ngoài đối với khả năng
cạnh tranh của một sản phẩm. Còn nếu xét về bản thân nội tại năng lực
cạnh tranh quốc tế của một sản phẩm, thì điều trước hết chính là lợi thế so
sánh của sản phẩm đó. Lợi thế so sánh của sản phẩm ở đây chủ yếu được
nhắc đến là lợi thế so sánh về chi phí sản xuất (nhân công, nguyên vật
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 12 -
liệu...) và năng suất. Bởi lẽ các yếu tố chi phí sản xuất thấp thường được
coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Nếu xét trên phạm vi quốc tế,
lợi thế so sánh còn bao gồm cả lợi thế về các điều kiện thuận lợi về giao
thông buôn bán quốc tế, cũng như các biện pháp, chính sách của Nhà nước
khuyến khích sản xuất, xuất khẩu sản phẩm, kể cả lợi thế về các chi phí bán
hàng, xúc tiến yểm trợ, thuế quan v.v .
NÓI CHUNG, YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
QUỐC TẾ HAY CẠNH TRANH TRONG NƯỚC THƯỜNG BAO GỒM CẢ
YẾU TỐ KHÁCH QUAN VÀ YẾU TỐ CHỦ QUAN. ĐỐI VỚI NHỮNG YẾU
TỐ KHÁCH QUAN TỒN TẠI NGOÀI Ý MUỐN CHỦ QUAN CỦA DOANH
NGHIỆP CHO NÊN BẢN THÂN DOANH NGHIỆP CẦN PHẢI TÌM HIỂU VÀ
NẮM BẮT NHANH NHẠY ĐỂ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ THỜI CƠ TỐT
NHẤT. CÒN VỚI NHỮNG YẾU TỐ CHỦ QUAN THUỘC PHẠM VI KIỂM
SOÁT CỦA DOANH NGHIỆP (NHƯ TÀI CHÍNH, NHÂN SỰ, CÔNG
NGHỆ..) ĐÂY MỚI LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỂ CHÍNH BẢN THÂN MỖI
DOANH NGHIỆP TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ LƯỢNG SỨC MÌNH TRONG QUYẾT
ĐỊNH VƯƠN RA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI. TẤT NHIÊN, ĐỂ THẮNG THẾ
TRONG CẠNH TRANH KINH NGHIỆM THỰC TẾ THƯỜNG CHO THẤY
CẦN PHẢI HỘI TỤ ĐỦ "THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HOÀ". TUY
NHIÊN,ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ PHẢI
BIẾT VÀ HIỂU RÕ KHI NÀO " THIÊN THỜI", KHI NÀO "ĐỊA LỢI" VÀ
"NHÂN HOÀ", ĐỂ ĐƯA RA CHIẾN LƯỢC THÍCH HỢP GIÀNH THẮNG
LỢI TRÊN THỊ TRƯỜNG, ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
2.3. Cơ hội và thách thức chủ yếu trong cạnh tranh quốc tế hiện nay.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, quan điểm "biết
người biết ta" (tri kỉ tri bỉ) lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi có hiểu
rõ thị trường mới nắm bắt được cơ hội cũng như đối phó được với những
thách thức do cạnh tranh đem lại, giúp cho doanh nghiệp đứng vững và
phát triển được. Vậy trong giai đoạn hiện nay, những cơ hội và thách thức
chủ yếu của cạnh tranh quốc tế là gì? Có giải đáp được vấn đề này, doanh
nghiệp mới có thể nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình
được. Tuy nhiên nói đến cơ hội và thách thức, hai diều này thường có mối
quan hệ biện chứng với nhau. Bởi lẽ trong cơ hội có thách thức và trong
Sinh viên: Tống Thị Thái Hà. Lớp Nhật 1.K37 - 13 -
thách thức có cơ hội. Cơ hội cho mình nhưng cũng đồng thời là cơ hội cho
đối thủ cạnh tranh của mình, như vậy cơ hội cũng chính là thách thức khi
cạnh tranh với đối thủ của mình trên th