Trong điều kiện, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu
rộng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề mới mẻ. Quá trình hội nhập đã, đang và sẽ
tạo ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Hội nhập mang đến
cơ hội cho nhiều ngành công nghiệp phát triển, xuất khẩu được nhiều hàng
hóa, tạo ra nhiều việc làm mới, nhưng cũng gây ra thách thức cho không ít
ngành của nước ta, trong đó có ngành công nghiệp giấy.
Giấy là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với nhu cầu của nhân dân
và công nghiệp giấy có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển
sản xuất mặt hàng giấy là một trong những nhiệm vụ quantrọng trong ba
chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu văn
hóa, học tập, sản xuất công nghiệp. Nhưng hiện đang có không ít ý kiến cho
rằng, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu và có thể
sẽ bị hàng nước ngoài lấn áp hoàn toàn. Có thực như vậy không?
Xuất phát từ ý định đưa ra một cái nhìn và một sự đánh giá tương đối
tổng quát và công bằng hơn đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam trước
những thách thức của quá trình hội nhập, tác giả đã thực hiện khóaluận này.
Mục đích của tác giả không phải là đi sâu vào tình hình, thực trạng sản xuất,
kinh doanh của ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay, mà đi vào phân
tích, đánh giá thách thức, cơ hội và năng lực cạnh tranh của ngành, thông qua
đó đề ra một hệ thống giải pháp ngành nên áp dụng để nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển ngành.
Khóa luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, diễn giải để nêu rõ mục đích của khóa luận.
Ngoài phần lời nói đầu, mục lục vàtài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận
được tác giả chia làm 3 chương:
Chương I :Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
-Chương II :Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế
quốc tế
Chương III : Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
giấy Việt Nam
83 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
***********
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ.
Sinh viên thực hiện: Bùi Đức Chí Toàn
Lớp Nga – khóa K38 E
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Phạm Song Hạnh
Hà Nội - 2003
Mục lục
Nội dung Trang số
Lời nói đầu
Chương I
Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh 3
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 3
2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 4
II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp 7
1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 9
III/ Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành giấy 16
1. Do ngành giấy là một ngành có vai trò quan trọng trong
nền kinh tế nước ta 16
2. Phát triển ngành giấy là một yêu cầu đặt ra nhằm phát huy
nguồn lực của đất nước, thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng
nhu cầu trong nước
18
3. Muốn phát triển ngành giấy thì phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế 20
Chương II
Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước
thềm hội nhập kinh tế quốc tế
I/ Tình hình hoạt động của ngành giấy Việt Nam 22
1. Những thuận lợi 24
2. Khó khăn đối với ngành giấy 26
3. Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 29
III/ Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy
Việt Nam trong điều kiện hội nhập 36
1. Những thách thức và cơ hội đối với ngành giấy Việt Nam
trong quỏ trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 37
2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 45
Chương III
Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành giấy Việt Nam
I/ Mục tiêu định hướng phát triển ngành giấy Việt Nam
đến năm 2010 52
1. Quan điểm 52
2. Mục tiêu của ngành giấy đến năm 2010 54
II/ Các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy
A/ Về phía các doanh nghiệp 56
1. Xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp 56
2. Xây dựng nhận thức đúng đắn về hội nhập
57
3. Áp dụng biện pháp giảm chi phí, nâng cao chất lượng 59
4. Phát huy nhân tố con người 61
5. Tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp ngành giấy 64
6. Đầu tư hợp lý cho công nghệ 66
B/ Về phía Nhà nước 68
1. Xây dựng chiến lược qui hoạch phát triển ngành giấy hợp lý 68
2. Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành giấy 70
3. Sắp xếp lại các doanh nghiệp quốc doanh nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh cho toàn ngành 72
4. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho ngành giấy,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ 73
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 5 -
Lời nói đầu
Trong điều kiện, quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu
rộng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề mới mẻ. Quá trình hội nhập đã, đang và sẽ
tạo ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Hội nhập mang đến
cơ hội cho nhiều ngành công nghiệp phát triển, xuất khẩu được nhiều hàng
hóa, tạo ra nhiều việc làm mới, nhưng cũng gây ra thách thức cho không ít
ngành của nước ta, trong đó có ngành công nghiệp giấy.
Giấy là một mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đối với nhu cầu của nhân dân
và công nghiệp giấy có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Phát triển
sản xuất mặt hàng giấy là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong ba
chương trình kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu văn
hóa, học tập, sản xuất công nghiệp. Nhưng hiện đang có không ít ý kiến cho
rằng, ngành công nghiệp giấy Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu và có thể
sẽ bị hàng nước ngoài lấn áp hoàn toàn. Có thực như vậy không?
Xuất phát từ ý định đưa ra một cái nhìn và một sự đánh giá tương đối
tổng quát và công bằng hơn đối với ngành công nghiệp giấy Việt Nam trước
những thách thức của quá trình hội nhập, tác giả đã thực hiện khóa luận này.
Mục đích của tác giả không phải là đi sâu vào tình hình, thực trạng sản xuất,
kinh doanh của ngành công nghiệp giấy Việt Nam hiện nay, mà đi vào phân
tích, đánh giá thách thức, cơ hội và năng lực cạnh tranh của ngành, thông qua
đó đề ra một hệ thống giải pháp ngành nên áp dụng để nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển ngành.
Khóa luận sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, diễn giải để nêu rõ mục đích của khóa luận.
Ngoài phần lời nói đầu, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luận
được tác giả chia làm 3 chương:
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 6 -
- Chương I :Lý thuyết về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết phải nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế
- Chương II :Thực trạng của ngành giấy Việt Nam trước thềm hội nhập kinh tế
quốc tế
Chương III : Một số biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
giấy Việt Nam
Do ngành giấy là một ngành tương đối đặc thù dẫn đến khó khăn trong
việc thu thập thông tin và tài liệu tham khảo, đồng thời kiến thức và tư duy còn
hạn hẹp, nên ý kiến của tôi nêu ra có thể còn chưa được hợp lý. Tác giả rất
mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô, và các bạn đọc.
Qua khóa luận này, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo,
thạc sỹ Nguyễn Song Hạnh, người đã giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận. Cám ơn khoa KTNT, thư viện trường đại học ngoại
thương, chú Hoan, giám đốc công ty VPP Hồng Hà đã giúp đỡ và cung cấp
cho tôi nhiều tài liệu và thông tin bổ ích để thực hiện khóa luận. Cám ơn bố mẹ
đã tạo điều kiện cho con được học tập ở trường đại học ngoại thương, cám ơn
các thầy cô đã dạy dỗ em trong bốn năm qua.
Bùi Đức Chí Toàn
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 7 -
Chương I
LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH (NLCT) VÀ SỰ CẦN
THIẾT PHẢI NÂNG CAO NLCT CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM
TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ
I/ Khái niệm và chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh
Trong điều kiện hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa đang lan rộng, nền
kinh tế thế giới đang phát triển rất nhanh thì vấn đề cạnh tranh trong thương
mại và trong sản xuất không còn bó hẹp trong phạm vi giữa các doanh nghiệp
của một quốc gia, mà đã mở rộng ra phạm vi quốc tế và mang tính toàn cầu.
Cạnh tranh giữa các công ty của các quốc gia để tiêu thụ hàng hoá rất quyết
liệt. Nhà sản xuất, xuất khẩu nào cũng muốn tiêu thụ hàng hóa sao cho được
nhanh chóng, được nhiều để có thể thu được thật nhiều lợi nhuận, nhưng thị
trường thì có muôn vàn khó khăn và nghiệt ngã cản bước họ. Thương trường là
chiến trường, trong cuộc cạnh tranh tất nhiên sẽ có người chiến thắng và kẻ
chiến bại. Người chiến thắng phải là người có năng lực cạnh tranh cao hơn kẻ
chiến bại. Năng lực cạnh tranh chính là chìa khóa để một doanh nghiệp dành
chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh. Thế nhưng ta hiểu thế nào là năng lực
cạnh tranh? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh?
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể phân ra làm nhiều loại:
- Năng lực cạnh tranh của quốc gia
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Mỗi loại lại có những cách hiểu, khái niệm khác nhau, có những nhân tố
ảnh hưởng khác nhau. Cho tới nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 8 -
khác nhau về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cũng như của một
quốc gia.
- Ở tầm quốc gia: Theo định nghĩa của WEF (Diễn đàn kinh tế thế giới)
thì: “năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được
mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối
và các đặc trưng kinh tế khác”.
- Ở cấp doanh nghiệp: Theo Fafchamps, một chuyên gia về năng lực cạnh
tranh, cho rằng: “năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng
của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung
bình thấp hơn giá của nó trên thị trường”. Theo khái niệm này, doanh nghiệp
nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự sản xuất của
doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì coi là có năng lực cạnh
tranh.
Theo tôi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là “năng lực
nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi
thị phần tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao”. Hiểu một
cách đơn giản năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng hãng đó bán
được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ
thể về một loại hàng cụ thể. Quan điểm này có thể áp dụng đối với từng doanh
nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cuộc
cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới
- “Năng lực cạnh tranh của hàng hóa là khả năng bán được hàng
nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều người cùng bán hàng đó”. Nó liên
quan trực tiếp đến quyết định lựa chọn của người mua.
Trong khóa luận này tôi chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 9 -
Có rất nhiều chỉ tiêu để phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Và chỉ có qua những chỉ tiêu này, chúng ta mới có thể theo dõi,
đáng giá được đúng năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trong đó, điển
hình nhất là một số chỉ tiêu sau:
a) Doanh số: là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định.
Doanh số = giá bán x số sản phẩm bán ra
Trên thực tế, người ta không chỉ xem xét thuần túy về giá trị mà còn chú
trọng về mặt hiện vật của số sản phẩm bán ra đó, kể cả số lượng và chất lượng.
Trong khi lợi nhuận chỉ rõ khả năng sinh lời thì doanh số lại cho biết quy mô
hay tầm cỡ của doanh nghiệp lớn hay nhỏ ở mức nào. Tuy nhiên, không phải
khi nào doanh số của hãng này lớn hơn hãng kia, thì cũng có nghĩa là lợi nhuận
của nó cũng sẽ lớn hơn một cách tương ứng. Điều này do sự tác động của
nhiều yếu tố chi phối như việc lựa chọn loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh
doanh, chất lượng kinh doanh…
b) Thị phần của doanh nghiệp: là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà
doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Số sp bán ra của doanh nghiệp
Thị phần =
Tổng số sp tiêu thụ của thị trường
- Thị phần của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường: Đó là tỷ lệ %
giữa giá trị sản phẩm của doanh nghiệp bán ra so với giá trị của toàn ngành.
- Thị phần của doanh nghiệp so với phân khúc mà nó phục vụ: Đó
chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp với doanh số của toàn
phân khúc.
- Thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của doanh nghiệp
với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, chỉ tiêu này cho biết vị thế sản phẩm của
doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào?
Số sp bán ra của doanh nghiệp
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 10 -
Thị phần =
Số sp bán ra của đối thủ
Nếu hệ số trên của thị phần tương đối lớn hơn 1 thì lợi thế cạnh tranh
thuộc về doanh nghiệp, và ngược lại.
Thông qua sự biến động của các chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp sẽ biết
mình đang đứng ở vị trí nào, và có thể vạch ra một chiến lược hành động phù
hợp. Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanh
nghiệp. Nó cho biết mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay
không hiệu quả. Khi tiềm lực của thị trường đang lên mà phần thị trường của
doanh nghiệp không thay đổi tức là thị trường đã ngoài vòng kiểm soát của
doanh nghiệp hay một phần của thị trường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho
nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh của mình để mở
rộng thị trường của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản
phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp thích hợp lôi kéo các đối tượng tiêu
dùng tương đối, đối tượng không thường xuyên, lôi kéo khách hàng từ thị
trường của đối thủ cạnh tranh với mình…
Mục tiêu doanh số và thị phần có liên quan mật thiết với nhau. Doanh số
cho biết kết quả của doanh nghiệp ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần
thì chỉ rõ doanh nghiệp chiếm được bao nhiêu trong cả “chiếc bánh thị trường”
đó. Hai mục tiêu này còn gọi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục
tiêu thế lực. Khi doanh số và thị phần càng vượt xa đối thủ, doanh nghiệp càng
có nhiều lợi thế trong cuộc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thao túng giá
cả. Mức lợi thế áp đảo tuyệt đối sẽ dẫn tới sự lũng đoạn và độc quyền thị
trưòng, hình thành giá cả lững đoạn và lợi nhuận lũng đoạn.
c) Lợi nhuận: Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh
lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 11 -
Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện để tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho thị trường các nhà sản
xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho
chi phí đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với giá cao nhất để sau khi trừ đi các
chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở
rộng, không ngừng tích luỹ phát triển sản xuất, cũng cố và tăng cường vị trí
của mình trên thị trường để nâng cao khả năng của doanh nghiệp.
d) Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của
đồng vốn dùng trong kinh doanh. Tỷ suất này thể hiện sự bù đắp chi phí cơ hội
của việc sử dụng vốn. Thông thường đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả
nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác hay ít
nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận là một
chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp mà còn
thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản kinh doanh của doanh nghiệp ấy.
Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường là rất gay gắt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ doanh
nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi và có hiệu quả.
e) Tỷ suất doanh thu trên vốn: cho biết mức doanh thu tạo ra trên một đồng
vốn, ngoài ra nó còn cho biết mức độ quay vòng của vốn. Tỷ suất này phụ
thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
f) Tỷ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu: Đây cũng là một chỉ tiêu được
sử dụng nhiều để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm của các doanh nghiệp.
II/ Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, hay của một ngành liên
quan trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà doanh nghiệp, ngành
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 12 -
đó cung cấp. Những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của hàng hóa cũng
chính là những yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, một
ngành. Qua năng lực cạnh tranh của hàng hóa ta có thể thấy được năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp. Vì thế, năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là một tổng thể, bao gồm nhiều nhân tố.
Chất lượng: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của năng lực cạnh
tranh. Khi chất lượng cuộc sống ngày càng tăng thì người ta càng có xu hướng
lựa chọn hàng hóa đẹp, tốt, có chất lượng cao hơn là chọn hàng hóa có giá rẻ.
Tùy theo mặt hàng mà tiêu chí chất lượng có thể thay đổi, đối với hàng tiêu
dùng, thì những hàng hóa có kiểu dáng hiện đại, màu sắc phù hợp thị hiếu, chất
lượng tốt,… sẽ thu hút khách hàng và được lựa chọn. Đối với mặt hàng thiết bị
máy móc, tiêu dùng dài ngày thì sự ưu việt của các tính năng, độ tin cậy cao,
tiện nghi sử dụng là những yếu tố quyết định.
Giá cả: giá cả cũng là một yếu tố có sức lôi cuốn người mua, và được
người mua cân nhắc khi mua một sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, giá thấp chưa
chắc đã là một lợi thế, cái quyết định là tương quan hợp lý của giá và chất
lượng. Trong trường hợp, khi hàng hóa có giá trị tương đương nhau, thì hàng
hóa của doanh nghiệp nào có giá thấp hơn hàng hóa đó sẽ dễ bán hơn, và có
khả năng cạnh tranh cao hơn.
Chi phí sử dụng: Đối với những hàng hóa sử dụng dài ngày thì chi phí
sử dụng là yếu tố rất quan trọng. Chi phí sử dụng thấp sẽ làm cho hiệu quả sử
dụng cao. Người mua hàng rất quan tâm đến yếu tố này, bởi vì, nhiều khi chi
phí sử dụng có thể vượt xa chi phí mua hàng. Hàng giá thấp nhưng chi phí sử
dụng cao có thể làm cho tổng chi phí vẫn cao và sử dụng không kinh tế.
Chi phí sử dụng thường là chi phí cho việc tiêu tốn năng lượng, nhiên
liệu, vật liệu kỹ thuật, chi phí cho người vận hành, chi phí bảo dưỡng, duy
tu…. Để chi phí sử dụng thấp thì sản phẩm phải được chế tạo hoàn hảo, trình
độ kỹ thuật cao.
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 13 -
Phục vụ kỹ thuật khi bán và sau bán ( hậu mãi ): để tạo thuận lợi
và lôi cuốn người mua, các doanh nghiệp thường cung cấp những dịch vụ miễn
phí như chở hàng đến tận nơi, lắp đặt, hướng dẫn bảo hành,… Đó là những
phục vụ kỹ thuật khi bán.
Phục vụ kỹ thuật sau khi bán là bảo hành, cung cấp phụ tùng, tổ chức
sửa chữa,… Đây cũng là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp, ngành nâng
cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình, và cho chính bản thân doanh
nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, hàng hóa của hai doanh nghiệp có chất lượng,
giá cả tương đương nhau thì khách hàng sẽ chọn hàng được doanh nghiệp phục
vụ kỹ thuật khi bán và sau bán hoàn hảo. Điều này sẽ khiến khách hàng yên
tâm, thoải mái hơn, tạo một ấn tượng đẹp nơi khách hàng, đồng thời giúp
doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện ra những thiếu sót, nhược điểm của sản
phẩm và những đòi hỏi mong muốn của khách hàng… Từ đó, sẽ nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều
nhân tố, có những nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát (các nhân tố bên
trong doanh ngiệp), và những nhân tố phức tạp, không lệ thuộc và không bị
nhà doanh nghiệp chi phối (môi trường vĩ mô, môi trường ngành). Những nhân
tố này tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo những chiều
hướng khác nhau, và đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp thích hợp để ứng
phó.
* Môi trường vĩ mô
Các nhân tố thuộc về mặt kinh tế: Các nhân tố này tác động đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở các phương diện sau.
Mét sè biÖn ph¸p nh»m n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña Bïi §øc ChÝ Toµn
ngµnh giÊy ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tÕ
- 14 -
- Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng
thanh toán của họ tăng dẫn tới sức mua (cầu) các loại hàng hoá và dịch vụ tăng
lên, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào