Khóa luận Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với trung tâm NIIT Angimex

Trung tâm NIIT ANGIMEXlàtrung tâm công nghệth ông tin trực thuộc công ty Xuấtnhập khẩu An Giang (ANGIMEX) được thànhlập và đi vào hoạt động năm 2004, chức năng hoạt động chínhcủaTrung tâm làliên kếtvớitập đoànNIIT Ấn Độ đào tạo lập trìnhviên quốctế. Học viênchínhcủaTrung tâm hiện nay là: nh ân viên trong cáccông ty, doanh nghiệp, những ngườihọc tựdo đểnâng cao trình độ, sinh viên Phần lớn trong sốhọ hiện đang học tập, làm việc tại TP. Long Xuyên và cóthu nh ập khá. Tuy nhiên, tácgiả nhận thấyhọc sinh phổthông tại TP. Long Xuyên là một đốitượng kháquan trọng mà Trung tâm cần phải tìmhiểu đếnvì họlànhững người đang bắt đầu tìmhiểu vềcác trung tâm đào tạo đểchuẩn bịcho nghềnghiệp trong tương lai vàvớinguồnlực hiện nay Trung tâm cóth ểthiết k ếcácchương trình đào tạongắn hạnthíchhợp vớihọc sinh phổthông đểthu húthọhọc tại Trung tâm.Vìthế,tácgiảchọn đềtài “Nghiên cứu thái độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm” đểtìmhiểuvề:sựhiểu biếtcủahọc sinh về Trung tâm, tình cảm vàxu hướnghành động cóliên quan đếnTrung tâm. Đốitượng nghiên cứucủa đềtài làhọc sinh phổthông tại 3 trường: THPTchuy ên Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Khuy ến Học. Cỡmẫu nghiên cứu120 mẫu,trong đómỗitrườngcósốlượng mẫu ngang nhau là40 mẫu/ trường. Nghiên cứu được tiếnhànhqua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ dùngphương pháp thảo luận tay đôi với dàn bài thảo luậnđể thu nhận các ýkiếnlàm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứuchínhthức chia thànhhai giai đoạn lấy mẫu: giai đoạn thửnghiệm vàgiai đoạn chínhthức. Kếtquảcủagiai đoạn chínhthức được tổng hợp, xửlývớicông cụhỗtrợbằng phần mềm Excel và SPSS 13.0 Kết quả nghiên cứu được phân tích theo từng thành phần củath ái độ:hiểu biết,cảm xúc,xu hướnghànhvi. Nộidung phân tích chủyếu: môtảcácthànhphần củathái độvà sựkhácbiệt tìnhcảm, xu hướng giữacác học sinh thuộc nhóm đốitượng khácnhau. Từ cáckếtquảcủanghiên cứuchính th ức ta th ấ y : Học sinh phổth ôngtại cáctrường lấy mẫu nhận biếtkhátốtvềcáchoạt động, dịch vụcủaTrung tâm, nhấtlàcácchương trình học bổng, chiêu sinh được nhiều học sinh biết đến nhất. T uy nhiên,vềhọc phíth ì nhận được sự đánhgiálàhọc phíkhácao so vớithu nh ập củangườidân An Giang và cácthông tin do Trung tâm cung cấp cònkhá ítnên học sinh không hiểu rõhếtvềcác dịch vụTrung tâm cóthểthực hiện cho học viên. Hai xu hướnghànhvi được nhiều học sinh đồngtìnhnhấtlà: sẽ đăng kýhọc tại Trung tâm khi có điềukiện vàsẽtiếp tục tìm hiểu vềTrung tâm. Đốivớiphân tích sựkhácbiệt: nhómhọc sinh thuộc TrườngTHPT Long Xuy ên cóthái độtốtnhất đốivớiTrung tâm kế đếnlàtrường THPT Khuyến Học, đốivớixếp loại học lực th ìhọc sinh lo ạikhálà có tình cảm nhiều nhất với Trung tâm, theo phân nhómchi tiêu hàngtháng thì nhómcóchi tiêu thấp (dưới500 ngàn đồng) lại lànhómcóxu hướng giớithiệu bạn bè đếnhọc tại Trung tâm nhiều nhất. Sau cùng, tác giả đềxuấtmột sốkiến nghịnhằm giúp Trung tâm thu hútsựquan tâm củahọc sinh đến Trung tâm: mởcáclớp học ngắn hạn phùhợp vớihọc sinh phổ th ông, tạo niềm tin vào chấtlượng củaTrung tâm, tăng cườngcung cấp thông tin về Trung tâm, tổchức cácchương trìnhhọc bổnghoặc hỗtrợviệc đónghọc phícho học viên, tạo sân chơi cho học viên vàtìmcách quảngbácácsân chơi đóra bên ngoài.

pdf78 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối với trung tâm NIIT Angimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN HỒNG THẢO NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh nông nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh nông nghiệp Người hướng dẫn: ThS. HUỲNH PHÚ THỊNH Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG THẢO Lớp: DH4KN2 Mã số Sv: DKN030206 Long Xuyên, tháng 06 năm 2007 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn:……………….…………………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Người chấm, nhận xét 1:….……………………………………… (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Người chấm, nhận xét 2:……………………………………….. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm …… LỜI CẢM ƠN    Hôm nay, bài khóa luận của em được hoàn thành, thành quả này không chỉ của bản thân em mà còn có sự giúp đỡ của rất nhiều người xung quanh. Vì thế, em xin chân thành cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học An Giang đã chỉ dạy em trong suốt 4 năm qua. Đặc biệt là thầy Huỳnh Phú Thịnh là Người thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này, em xin cảm ơn thầy thời gian qua nhiệt tình hướng dẫn em cách giải quyết những khó khăn, bổ sung thêm cho em những kiến thức, kinh nghiệm thực tế mà em còn thiếu sót. Em xin kính gửi lời cảm ơn đến công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang đã tạo cho chúng em môi trường thực tập thuận lợi. Đặc biệt là chú Hy và các anh chị trong Trung tâm NIIT ANGIMEX đã giúp em rất nhiều trong quá trình thực tập, giúp em làm quen với môi trường làm việc, tư vấn cho em những thông tin liên quan đến Trung tâm. Em xin cảm ơn: Anh Lê Văn Tân - Giám đốc Trung tâm NIIT ANGIMEX. Chị Huỳnh Mỹ Loan – Nhân viên kế toán hành chánh. Anh Lâm Hồ Hải - Giảng viên. Anh Lâm Trường Huy - Giảng viên. … Vì đây là lần đầu tiên thực tập tại doanh nghiệp, em tự nhận thấy mình còn rất nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Vì thế đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ: thầy cô, cơ quan thực tập và các bạn. Sau cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến các bạn trong lớp tôi đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình tôi làm đề tài. Chúc mọi người luôn vui khỏe, thành công trong công việc. Chúc Trung tâm ngày càng gặt hái thêm nhiều thành công mới. Long Xuyên, ngày 11 tháng 06 năm 2007. Người thực hiện Nguyễn Hồng Thảo TÓM TẮT    Trung tâm NIIT ANGIMEX là trung tâm công nghệ thông tin trực thuộc công ty Xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2004, chức năng hoạt động chính của Trung tâm là liên kết với tập đoàn NIIT Ấn Độ đào tạo lập trình viên quốc tế. Học viên chính của Trung tâm hiện nay là: nhân viên trong các công ty, doanh nghiệp, những người học tự do để nâng cao trình độ, sinh viên… Phần lớn trong số họ hiện đang học tập, làm việc tại TP. Long Xuyên và có thu nhập khá. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy học sinh phổ thông tại TP. Long Xuyên là một đối tượng khá quan trọng mà Trung tâm cần phải tìm hiểu đến vì họ là những người đang bắt đầu tìm hiểu về các trung tâm đào tạo để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai và với nguồn lực hiện nay Trung tâm có thể thiết kế các chương trình đào tạo ngắn hạn thích hợp với học sinh phổ thông để thu hút họ học tại Trung tâm. Vì thế, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ học sinh phổ thông đối với Trung tâm” để tìm hiểu về: sự hiểu biết của học sinh về Trung tâm, tình cảm và xu hướng hành động có liên quan đến Trung tâm. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh phổ thông tại 3 trường: THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Long Xuyên, THPT Khuyến Học. Cỡ mẫu nghiên cứu 120 mẫu, trong đó mỗi trường có số lượng mẫu ngang nhau là 40 mẫu/ trường. Nghiên cứu được tiến hành qua 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp thảo luận tay đôi với dàn bài thảo luận để thu nhận các ý kiến làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi. Nghiên cứu chính thức chia thành hai giai đoạn lấy mẫu: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Kết quả của giai đoạn chính thức được tổng hợp, xử lý với công cụ hỗ trợ bằng phần mềm Excel và SPSS 13.0 Kết quả nghiên cứu được phân tích theo từng thành phần của thái độ: hiểu biết, cảm xúc, xu hướng hành vi. Nội dung phân tích chủ yếu: mô tả các thành phần của thái độ và sự khác biệt tình cảm, xu hướng giữa các học sinh thuộc nhóm đối tượng khác nhau. Từ các kết quả của nghiên cứu chính thức ta thấy: Học sinh phổ thông tại các trường lấy mẫu nhận biết khá tốt về các hoạt động, dịch vụ của Trung tâm, nhất là các chương trình học bổng, chiêu sinh được nhiều học sinh biết đến nhất. Tuy nhiên, về học phí thì nhận được sự đánh giá là học phí khá cao so với thu nhập của người dân An Giang và các thông tin do Trung tâm cung cấp còn khá ít nên học sinh không hiểu rõ hết về các dịch vụ Trung tâm có thể thực hiện cho học viên. Hai xu hướng hành vi được nhiều học sinh đồng tình nhất là: sẽ đăng ký học tại Trung tâm khi có điều kiện và sẽ tiếp tục tìm hiểu về Trung tâm. Đối với phân tích sự khác biệt: nhóm học sinh thuộc Trường THPT Long Xuyên có thái độ tốt nhất đối với Trung tâm kế đến là trường THPT Khuyến Học, đối với xếp loại học lực thì học sinh loại khá là có tình cảm nhiều nhất với Trung tâm, theo phân nhóm chi tiêu hàng tháng thì nhóm có chi tiêu thấp (dưới 500 ngàn đồng) lại là nhóm có xu hướng giới thiệu bạn bè đến học tại Trung tâm nhiều nhất. Sau cùng, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp Trung tâm thu hút sự quan tâm của học sinh đến Trung tâm: mở các lớp học ngắn hạn phù hợp với học sinh phổ thông, tạo niềm tin vào chất lượng của Trung tâm, tăng cường cung cấp thông tin về Trung tâm, tổ chức các chương trình học bổng hoặc hỗ trợ việc đóng học phí cho học viên, tạo sân chơi cho học viên và tìm cách quảng bá các sân chơi đó ra bên ngoài. MỤC LỤC TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Trang Chương 1: TỔNG QUAN .......................................................................................... 1 1.1 Cơ sở hình thành ................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2 1.2.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 2 1.4 Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 3 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 4 2.1 Giới thiệu ............................................................................................................ 4 2.2 Thái độ ................................................................................................................ 4 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ........................................................................ 5 2.3.1 Yếu tố văn hóa............................................................................................ 5 2.3.2 Yếu tố xã hội .............................................................................................. 6 2.3.3 Yếu tố cá nhân ............................................................................................ 7 2.3.4 Yếu tố tâm lý .............................................................................................. 8 2.4 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 9 2.5 Tóm tắt...............................................................................................................11 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................12 3.1 Giới thiệu ...........................................................................................................12 3.2 Tổng thể nghiên cứu...........................................................................................12 3.3 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................14 3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ.......................................................................................16 3.3.2 Nghiên cứu chính thức...............................................................................16 3.4 Thang đo ............................................................................................................20 3.5 Tóm tắt...............................................................................................................21 Chương 4: GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NIIT ANGIMEX .....................................22 4.1 Giới thiệu ...........................................................................................................22 4.2 Lịch sử hình thành..............................................................................................22 4.3 Quá trình phát triển ............................................................................................24 4.4 Kết quả hoạt động qua các năm ..........................................................................25 Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................26 5.1 Giới thiệu ...........................................................................................................26 5.2 Kết quả thu thập, xử lý số liệu ............................................................................26 5.3 Phân tích kết quả nghiên cứu ..............................................................................29 5.3.1 Thành phần hiểu biết .................................................................................29 5.3.2 Thành phần tình cảm .................................................................................33 5.3.2.1 Phân tích mô tả thành phần tình cảm ....................................................33 5.3.2.2 Sự khác biệt về cảm tình của học sinh đối với Trung tâm .....................37 5.3.3 Thành phần xu hướng hành vi....................................................................40 5.3.3.1 Phân tích mô tả thành phần xu hướngnhành vi .....................................41 5.3.3.2 Sự khác biệt về xu hướng hành vi của học sinh đối với Trung tâm .......44 5.4 Tóm tắt...............................................................................................................47 Chương 6: Ý NGHĨA VÀ KẾT KUẬN ....................................................................48 6.1 Giới thiệu ...........................................................................................................48 6.2 Các kết quả chính của nghiên cứu ......................................................................48 6.2.1 Kết quả phân tích mô tả các thành phần của thái độ ...................................48 6.2.2 Kết quả phân tích sự khác biệt giữa các thành phần của thái độ..................49 6.3 Các biện pháp có thể tác động đến thái độ của học sinh ......................................49 6.4 Hạn chế của đề tài ..............................................................................................51 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH CÁC BẢNG - BIỂU ĐỒ - HÌNH Bảng Trang Bảng 3.1: Học sinh bắt đầu suy nghĩ đến ngành thi đại học ........................................ 13 Bảng 3.2: Biến chưa điều chỉnh .................................................................................. 17 Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu .............................................................................. 19 Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Tiêu chí chọn trường .............................................................................. 13 Biểu đồ 4.1: Kết qủa hoạt động của trung tâm qua các năm ........................................ 25 Biểu đồ 5.1: Thông tin về giới tín của đáp viên........................................................... 26 Biểu đồ 5.2: Thông tin về trường lớp của đáp viên ..................................................... 27 Biểu đồ 5.3: Thông tin về khối thi đại học yêu thích nhất của đáp viên....................... 27 Biểu đồ 5.4: Thông tin về chứng chỉ tin học đã học của đáp viên................................ 28 Biểu đồ 5.5: Thông tin về xếp loại học tập học kỳ 1 của đáp viên ............................... 28 Biểu đồ 5.6: Thông tin về chi tiêu hàng tháng của đáp viên ........................................ 29 Biểu đồ 5.7: Mức độ nhận biết tên Trung tâm của đáp viên ........................................ 30 Biểu đồ 5.8: Mức độ nhận biết các hoạt động của Trung tâm ...................................... 31 Biểu đồ 5.9: Mức độ nhận biết các dịch vụ của Trung tâm.......................................... 32 Biểu đồ 5.10: Mức độ tình cảm của học sinh đối với trung tâm .................................. 34 Biểu đồ 5.11: Sự yêu thích Trung tâm của học sinh .................................................... 35 Biểu đồ 5.12: Lý do đáp viên thích Trung tâm............................................................ 36 Biểu đồ 5.13: Lý do đáp viên không thích Trung tâm ................................................. 36 Biểu đồ 5.14: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh giữa các trường ............... 38 Biểu đồ 5.15: Sự khác biệt về niềm hãnh diện của học sinh giữa các nhóm học lực .... 39 Biểu đồ 5.16: Xu hướng hành động của học sinh đối với Trung tâm ........................... 41 Biểu đồ 5.17: Lý do học sinh chưa có dự định học tại Trung tâm................................ 42 Biểu đồ 5.18: Ý kiến của cá nhân chưa có dự định học tại Trung tâm ......................... 43 Biểu đồ 5.19: Sự khác biệt về xu hướng tiếp tục tìm hiểu Trung tâm giữa các trường ..44 Biểu đồ 5.20: Sự khác biệt về xu hướng giới thiệu bạn bè đăng ký học tại Trung tâm giữa các mức chi tiêu hàng tháng khác nhau................................................................. 46 Hình Hình 2.1: Mô hình ba thành phần thái độ...................................................................... 4 Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ ................................................................. 5 Hình 2.3: Thang nhu cầu Maslow................................................................................. 8 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 10 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 15 Sơ đồ Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của Trung tâm ..................................................................... 23 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ------ Viết tắt Nghĩa AG An Giang. PTTH Phổ thông trung học. THPT Trung học phổ thông. TP Thành phố. TX Thị xã Nghiên cứu thái độ của học sinh phổ thông đối Trung tâm NIIT ANGIMEX SVTH: Nguyễn Hồng Thảo 1 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành. Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay đã kéo theo sự phát triển nhanh của rất nhiều lĩnh vực khác trong xã hội như: kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị,… làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế, xã hội theo xu hướng “thời đại số”. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp cho mọi người đến gần nhau hơn, tổ chức quản lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn,… các hệ điều hành (windows XP, windows Vista), các phần mềm ứng dụng (phần mềm quản lý nhân lực, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nguồn cung ứng,…) liên tục đư