Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nỗ lực nghiên cứu không chỉ của riêng cá nhân em. Nó không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Trần Phạm Văn Cương, người trực tiếp quan tâm chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện báo cáo và khóa luận tốt nghiệp. Em xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy.
Em chân thành cảm ơn các anh, chị trong phòng Kinh Tế Đối Ngoại cùng tập thể cán bộ công tác tại sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế, trường Đại Học Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là nguồn động viên to lớn về vật chất và tinh thần, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm!
72 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2438 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên, Vĩnh phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯƠNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
-----@ & ?-----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HỆ CHÍNH QUY
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài:
Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên - Vĩnh phúc
GV HD : Th.S TRẦN PHẠM VĂN CƯƠNG
SV TH : DOÃN QUỐC BÌNH
Lớp : K4 KTĐT BKhóa Học : 2007 - 2011
Thái Nguyên, năm 2011
LỜI CẢM ƠN!
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nỗ lực nghiên cứu không chỉ của riêng cá nhân em. Nó không thể hoàn thành nếu không có sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S Trần Phạm Văn Cương, người trực tiếp quan tâm chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình em thực hiện báo cáo và khóa luận tốt nghiệp. Em xin được gửi những lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy.
Em chân thành cảm ơn các anh, chị trong phòng Kinh Tế Đối Ngoại cùng tập thể cán bộ công tác tại sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Nhân đây, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế, trường Đại Học Kinh Tế & QTKD Thái Nguyên đã tạo điều kiện dạy dỗ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè là nguồn động viên to lớn về vật chất và tinh thần, giúp đỡ em vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Doãn Quốc Bình
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa kinh tế
-----------------
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o--------
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Doãn Quốc Bình
Lớp: K4 KTĐT B
Đề tài:
Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.1.Tiến độ thực hiện khoá luận thực tập tốt nghiệp:
1.2.Nội dung khoá luận:
1.3.Hình thức trình bày khoá luận:
1.4.Nhận xét khác:
Thái nguyên, ngày…tháng…năm 2011.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD
Khoa Kinh tế
-----------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------o0o--------
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Họ tên sinh viên: Doãn Quốc Bình
Lớp : K4 KTĐT B
Đề tài:
Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc
NỘI DUNG NHẬN XÉT:
1.Tiến trình thực hiện đề tài
2. Nội dung khoá luận:
- Cơ sở lý thuyết:
- Các số liệu, tài liệu thực tế:
- Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề:
3. Hình thức và kết cấu của khoá luận:
- Hình thức trình bày:
- Kết cấu của khoá luận:
4. Những nhận xét khác:
II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM:
1. Điểm:
2. Câu hỏi của giáo viên phản biện
Thái Nguyên, ngày …..tháng …..năm 2009
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Đầy đủ
1
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
2
HTX
Hợp tác xã
3
HĐND
Hội đồng nhân dân
4
UBND
Ủy ban nhân dân
5
UBKH
Ủy ban kế hoạch
6
SKH&ĐT
Sở kế hoạch và đầu tư
7
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
8
QLCL
Quản lý chất lượng
9
XDCB
Xây dựng cơ bản
10
TNR
Thu nhập ròng
11
CTR
Chất thải rắn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN 1
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính dự án 1
1.2. Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính dự án 1
1.2.1. Xác định tổng vốn đầu tư của dự án 1
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án 2
1.2.2.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thu nhập thuần NPV (Net Present Value) 2
1.2.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Intener Rate of Return) 4
1.2.2.4. Thời gian hoàn vốn T 7
1.2.2.5. Điểm hòa vốn của dự án 9
1.2.3. Xác định tỷ suất thu lợi tối thiểu của dự án (MARR) 14
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẬP TRUNG TẠI BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC 16
2.1. Cơ cấu tổ chức của SKH&ĐT Vĩnh Phúc 16
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của SKH&ĐT 17
2.2.1. Giám đốc sở 17
2.2.2. Phó Giám đốc thứ 1 18
2.2.3. Phó Giám đốc thứ 2 18
2.2.4. Phòng Thanh tra Sở 19
2.2.5. Văn phòng 20
2.2.6. Phòng Tổng hợp 20
2.2.7. Phòng Đăng ký kinh doanh 21
2.2.8. Phòng Thẩm định 23
2.2.9. Phòng Kinh tế đối ngoại 23
2.2.10. Phòng Xây dựng hạ tầng 24
2.2.11. Phòng Lao động - Văn xã 25
2.2.12. Phòng Kinh tế ngành 25
2.3. Giới thiệu chung về dự án 26
2.4. Tổng nhu cầu vốn của dự án và các nguồn huy động 27
2.5. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án 32
2.5.1. Tính toán lập dòng tiền của dự án 32
2.5.2. Giá trị hiện tại thuần NPV của dự án 37
2.5.3. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR của dự án 39
2.5.4. Tỷ suất lợi ích - chi phí B/C của dự án 41
2.5.5. Thời gian hoàn vốn T của dự án 42
2.5.5.1. Thời gian hoàn vốn giản đơn 42
2.5.5.2. Thời gian thu hồi vốn có tính đến yếu tố thời gian của tiền 42
2.5.6. Điểm hòa vốn của dự án 44
2.5.6.1. Điểm hòa vốn lý thuyết 44
2.5.6.2. Điểm hòa vốn tiền tệ 46
2.5.6.3. Điểm hòa vốn trả nợ 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẬP TRUNG TẠI BÌNH XUYÊN - VĨNH PHÚC 54
3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 54
3.2. Giải pháp nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án. 54
3.3. Giải pháp nâng cao sản lượng của dự án 55
3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực của dây truyền thiết bị công nghệ 55
3.3.2. Giải pháp nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân 56
KẾT LUẬN 58
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực đã có sẵn hoặc tạo ra những tiềm lực mới lớn hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của con người. Hoạt động đầu tư thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian dài và việc phát huy kết quả đầu tư trong tương lai khá dài. Vì vậy, đứng trước mỗi một hoạt động đầu tư chúng ta phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ và chính xác nhằm tránh rủi ro có thể sảy ra khi thực hiện đầu tư. Việc chuẩn bị đó được thực hiện thông qua quá trình lập các dự án đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh việc lập dự án, để dự án đi vào hoạt động tốt với kết quả cao, công việc quan trọng không thể thiếu đó là phân tích hiệu quả do dự án đem lại cho chủ đầu tư và cho nền kinh tế. Một dự án có hiệu quả là dự án có hiệu quả là dự án đem lại cho chủ đầu tư một khoản lợi nhuận thỏa mãn với lợi nhuận mà chủ đầu tư kỳ vọng, nhưng để dự án được cấp phép xây dựng thì cần phải có sự đồng ý phê duyệt của các cấp chính quyền, lúc này quá trình phân tích hiệu quả dự án sẽ cung cấp cho chủ đầu tư cũng như lãnh đạo các cấp có thẩm quyền có cái nhìn trực quan trong việt quyết định đâu tư của dự án.
Như vậy có thể thấy, phân tích hiệu dự án là một khâu quan trọng trong công tác chuẩn bị đầu tư. Việc phân tích hiệu dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư nhằm đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư nó là cơ sở giúp người ra quyết định đầu tư xem xét và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Mặt khác, trong cùng một dự án có sự khác biệt giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư. Mỗi dự án lại là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế thống nhất. Cho nên, để đảm bảo được sự thống nhất này đòi hỏi phải có sự lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên trong hoạt động đầu tư, thậm chí phải loại bỏ những dự án có nguy cơ phá vỡ sự thống nhất giữa lợi ích quốc gia và lợi ích của nhà đầu tư. Để giải quyết vấn đề này thì các dự án đầu tư phải được phân tích rõ dự án có đem lại hiệu quả cho nền kinh tế và cho chủ đầu tư hay không. Bởi vì, chủ đầu tư có mối quan tâm lớn nhất là lợi nhuận do dự án đem lại cho mình còn quốc gia quan tâm tới những phúc lợi do dự án đem lại cho nền kinh tế khi đi vào hoạt động. Chính vì thế quá trình phân tích hiệu quả dự án sẽ giúp chủ đầu tư và cơ quan nhà nước có cơ sở để tiến hành lựa chọn dự án để quyết định đầu tư cũng như phê duyệt hoạt động đầu tư.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích hiệu dự án đầu tư nên Phòng kinh tế đối ngoại, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành phân tích và thẩm định hiệu quả của các dự án đầu tư, phân tích hiệu quả của các dự án, công trình xây dựng cơ bản trình cấp có thẩm quyền, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt các hạng mục công trình.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, em đã lựa chọn đề tài: “phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc”.
2. Mục đích của đề tài
- Hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về phân tích dự án và các vấn đề liên quan tới phân tích dự án.
- Tìm hiểu về công tác phân tích dự án tại phòng kinh tế đối ngoại, sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.
- Bằng những kiến thức đã được học trong trường và tìm hiểu thực tế đề suất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đôi tượng là việc thực hiện phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh phúc.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ 29 tháng 12 năm 2010 đến 10 tháng 4 năm 2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng kinh tế đối ngoại, Sở kế hoạch đầu tư Vĩnh Phúc.
- Phân tích hiệu quả tài chính dự án từ các số liệu đã thu thập được.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sử dụng trong khóa luận chủ yếu là số liệu được thu thập từ các báo cáo khả thi và tiền khả thi của dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.
5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu trong khóa luận được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
5.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến của các chuyên gia tại các phòng ban chức năng, các bộ phận của sở kế hoạc đầu tư Vĩnh Phúc và các đơn vị có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp Bảng thống kê: Sử dụng các bảng biểu để thấy được xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích qua các năm.
- Phương pháp so sánh: Xác định và tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và so sánh chúng với ngưỡng hiệu quả.
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý thuyết về phân tích hiệu quả tài chính dự án
Chương 2: Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên Vĩnh Phúc
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại Bình Xuyên – Vĩnh Phúc
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN
1.1. Tổng quan về phân tích tài chính dự án
Phân tích tài chính dự án là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án; phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc:
+ Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô, cơ cấu các loại vốn, các nguồn tài trợ cho dự án).
+ Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc dự án, xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án sẽ thu được do thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang lại lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại nhiều lợi nhuận so với việc đầu tư vào các dự án khác không. Ngoài ra, phân tích tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân tích kinh tế - xã hội.
1.2. Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính dự án
1.2.1. Xác định tổng vốn đầu tư của dự án
Ø Theo thành phần vốn góp:
Tổng vốn đầu tư gồm hai thành phần là vốn cố định và vốn lưu động:
- Vốn cố định gồm chi phí chuẩn bị, chi phí ban đầu cho đất đai, giá trị nhà xưởng sẵn có sử dụng lại, chi phí xây dựng mới nhà xưởng, chi phí mua máy móc thiết bị, chi phí đảm bảo kỹ thuật ...
- Vốn lưu động gồm vốn sản xuất, vốn lưu thông, vốn dự phòng ...
Vốn sản xuất và lưu thông là tiền chi phí mua nguyên nhiên liệu, điện nước, phụ tùng thay thế, các dịch vụ tiêu thụ và tiền lương trong kỳ kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Vốn dự phòng để phòng bị khi có những biến động lớn như giá cả nguyên nhiên liệu thay đổi lớn, thiệt hại, rủi ro...
Ø Theo nguồn vốn gồm:
- Vốn tự có của doanh nghiệp.
- Vốn ngân sách cấp.
- Vốn góp.
- Vốn vay.
1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án
1.2.2.1. Chỉ tiêu giá trị hiện tại thu nhập thuần NPV (Net Present Value)
Để đánh giá quy mô lãi của cả đời dự án, trong phân tích hiệu quả tài chính người ta thường phải sử dụng chỉ tiêu thu nhập thuần. Thu nhập thuần của dự án tại một thời điểm là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã được quy đổi về cùng một mặt bằng thời gian.
Bản chất của phương pháp này là quy đổi dòng tiền của dự án về giá trị tương đương tại thời điểm bắt đầu đầu tư.
Trong đó:
r: là tỷ suất chiết khấu được lựa chọn.
n: số năm hoạt động của đời dự án.
Bi: Là khoản thu năm i của dự án. Đó là doanh thu thuần năn i của dự án hay giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian và cuối đời dự án, vốn lưu động đã bỏ ra ban đầu được thu hồi lại ở cuối đời dự án …
Ci: Là khoản chi cho dự án ở năm i (nó không bao gồm khâu hao và lãi vay). Nó là chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định hay chi phí vận hành dự án …
º Đánh giá và lựa chọn dự án theo NPV:
+ NPV > 0: Dự án có hiệu quả về mặt tài chính, lúc này tổng thu do dự án mang lại lớn hơn tổng chi phí đã bỏ ra để đầu tư cho dự án sau khi đã quy về cùng một mặt bằng thời gian. Vì thế dư án được lựa chọn đầu tư.
+ NPV < 0: Dự án không khả thi về mặt tài chính, tổng thu do dự án đem lại nhỏ hơn tổng chi phí đã bỏ ra để đầu tư cho dự án. Vì vậy không nên đầu tư vào dự án này với mục tiêu là lợi nhuận.
+ Khi so sánh lựa chọn dự án đầu tư các dự án đưa ra so sánh phải có tuổi thọ (thời kỳ tính toán) giống nhau, nếu các dự án có tuổi thọ khác nhau thì phải đưa chúng về cùng một thời kỳ tính toán là bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ. Dự án nào có NPV lớn hơn thì dự án ấy tốt hơn. Nếu các dự án loại trừ nhau thì chọn dự án có NPV dương lớn nhất.
º Ưu - Nhược điểm của chỉ tiêu NPV:
- Ưu điểm:
Chỉ tiêu NPV cho biết tổng giá trị lợi nhuận mà dự án đem lại được quy đổi về hiện tại vì thế nếu ngồn vốn của dự án là vốn tự có hay vốn được tài trợ đã xác định từ trước thì NPV là chỉ tiêu đáng tin cậy để so sánh và lựa chọn các dự án có tính chất tương tự và loại trừ nhau.
Chỉ tiêu này cho biết quy mô lãi ròng thu được từ dự án. Do đó giúp chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Chỉ tiêu này có tính đến giá trị thời gian của tiền vì thế nó cho phép đánh giá hiệu quả tài chính của dự án một cách chính xác.
Là xuất phát điểm để tính nên một số chỉ tiêu cơ bản như IRR, thời gian hoàn vốn có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian.
Có thể tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu Bi, Ci và r.
Kết hợp được 2 mặt cơ bản của kinh doanh là lợi nhuận và an toàn tài chính. Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến, nhất là khi áp dụng chỉ tiêu IRR gặp khó khăn.
- Nhược điểm:
Chỉ phù hợp với điều kiện của thị trường vốn hoàn hảo (kém tính thực tế).
Chỉ tiêu NPV chư đề cập tới quy mô vốn đầu tư của các dự án cũng như thời gian hoàn vốn của chúng, do đó chỉ tiêu này chỉ được ứng dụng khi so sánh các dự án có quy mô và tính chất tương tự nhưng loại trừ nhau, thường sử dụng khi ra quyết định đầu tư trên một ngồn vốn sẵn có với mục tiêu lợi nhuận và thời gian đầu tư được xác định.
Chỉ tiêu NPV chỉ cho biết tổng lợi nhuận của dự án mà không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % do đó ảnh hưởng đến việc chọn lựa cơ hội đầu tư.
Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu (r), tức chi phí sử dụng vốn. Tỷ suất chiết khấu (r) càng nhỏ thì giá trị NPV càng lớn, do đó việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu nhiều khi mang tính chủ quan. Việc tính toán lựa chọn tỷ suất chiết khấu hết sức khó khăn và phức tạp cho nên để thuận tiện trong việc tính toán người ta thường lấy tỷ suất chiết khấu bằng suất thu lợi tối thiểu MARR.
Chỉ tiêu này đòi hỏi phải tính toán chính xác chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có thời gian hoạt động dài.
1.2.2.2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (Intener Rate of Return)
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà nếu lấy nó làm tỷ suất chiết khấu của dự án để quy đổi các khoản thu – chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi.
Từ đó ta có thể thấy chỉ tiêu IRR được xem là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Nó cho biết mức suất chiết khấu tối đa mà dự án có thể chịu đựng được.
Để xác định được IRR có thể sử dụng các phương pháp như:
P Phương pháp thử dần: Với phương pháp này người sử dụng cần thử lần lượt các giá trị r (với 0 < r < 1) vào công thức trên đến khi nào tìm thấy giá trị r thỏa mãn thì giá trị r đó chính là IRR cần tìm. Phương pháp này rất mất thời gian nên rất ít khi được sử dụng.
P Phương pháp xác đinh IRR bằng vẽ đồ thị: Với phương pháp này cần lập một hệ trục tọa độ với trục hoành thể hiện các giá trị của tỷ suất chiếu khấu r, trục tung biểu thị các giá trị hiện tại thu nhập thuần NPV. Với các giá trị r1, r2, r3 … tương ứng với NPV1, NPV2, NPV3 … ta sẽ vẽ được một đường cong, đường cong này sẽ cắt trục hoành tại một điểm tại điểm đó ta có NPV = 0 và điểm đó ứng với giá trị ri nào đó thì giá trị đó chính là IRR cần tìm.
NPV
r
r4
r3
r2
r1
0
NPV1
NPV2
NPV3
NPV4
IRR
Hình 1.1: Đồ thị minh họa phương pháp xác đinh IRR bằng vẽ đồ thị
P Phương pháp nội suy: Phương pháp này là phương pháp xác định giá trị cần tìm nằm giữa hai giá trị đã chọn, sử dụng phương pháp này cần xác định được hai giá trị r1 và r2 (r2 > r1) sao cho ứng với r1 ta có NPV1 > 0 và r2 ta có NPV2 < 0. Như vậy giá trị IRR cần tìm ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa hai tỷ suất chiêt khấu r1 và r2, ta có thể thấy khoảng cách giữa hai tỷ suất chiết khấu được lựa chọn càng gần thì việc xác định IRR càng nhanh, để giảm bớt việc tính toán lựa chọn hai giá trị giới hạn đó người ta xác định r1 và r2 với điều kiện r2 – r1 ≤ 5%
Việc nội suy ra giá trị IRR giữa hai tỷ suất chiết khấu được thực hiện theo công thức:
º Đánh giá và lựa chọn dự án theo IRR:
+ Khi IRR > rgiới hạn thì dự án có hiệu quả tài chính. Trong đó rgiới hạn là mức tỷ suất chiết khấu của dự án đã xác định nó có thể là lãi suất bình quân từc các nguồn huy động hay chi phí cơ hội của vốn tự có …
+ Khi IRR < rgiới hạn thì dự án không có hiệu quả tài chính.
º Ưu - Nhược điểm của chỉ tiêu IRR:
- Ưu điểm:
Cho phép đánh giá mức độ sinh lời của mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tư và có tính đến giá trị thời gian của tiền.
Chỉ tiêu IRR cho biết khả năng sinh lợi của dự án tính bằng tỷ lệ phần trăm vì vậy thuận tiện cho việc so sánh các cơ hội đầu tư.
Cho phép so sánh mức độ sinh lời của dự án đầu tư với chi phí sử dụng vốn.
- Nhược điểm:
Chỉ tiêu này chỉ phản ánh tỷ suất sinh lời của dự án là bao nhiêu chứ không cho biết quy mô của số lãi (hay lỗ) của dự án tính bằng tiền.
IRR có thể cho kết quả sai lệch nếu có hai hoặc nhiều dự án loại trừ nhau đem so sánh vì IRR không xét đến quy mô dự án đầu tư .
Do không tính toán trên cơ sở chi phí vốn của dự án, phương pháp IRR có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án.
Phương pháp IRR có thể mâu thuẫn với phương pháp NPV khi chi phí vốn thay đổi.
1.2.2.3. Tỷ suất lợi ích - chi phí B/C (Benefit - Cost)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi ích - chi phí được xác định bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ dự án và chi phí bỏ ra đầu tư cho dự án khi đã quy đổi về cùng một mặt