1.1 Đặt vấn đề:
Thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị
trường hiện đại. Mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tác động ngay trên thị
trường chứng khoán và cứ nhìn vào chỉ số giá chứng khoán người ta có thể thấy rõ mức
ảnh hưởng ấy tác động như thế nào.
Ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán là thị trường sôi động, tin tức chứng
khoán luôn được đưa lên hàng đầu trên các phương tiện truyền thông và đầu tư chứng
khoán trở thành hoạt động phát triển mạnh mẽ được nhiều người quan tâm. Những nhà đầu
tư ch ứng khoán cũng chính là đem tiền tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty và
hy vọng sau một thời gian sẽ nhận được giá trị cao hơn. Nhưng liệu việc kinh doanh này có
đạt được mục đích như mong muốn không khi mà công ty bạn mua chứng khoán làm ăn
thua lỗ, phá sản và giá cổ phiếu giảm đáng kể.
Đầu tư chứng khoán kiếm lời là một hoạt động hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư,
nhưng đầu tư chứng khoán như thế nào để đạt được lợi nhuận mục tiêu với mức rủiro thấp
nhất. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài này: “thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán”.
1.2 Mục tiêuvà phạm vi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
-Phân tích lựa chọn chứng khoán trong danh mục.
-Phân tích và quy ết định thời điểm mua chứng khoán.
-Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quát về tình hình tài chính và ho ạt động của các công ty đã được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
-Chọn tập đầu tư gồm các cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết.
-Thời gian: từ tháng 4 năm 2007 đến nay.
71 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2349 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
VĂN THỊ THU LOAN
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THIẾT LẬP VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Văn Thị Thu Loan
Lớp: DH4TC
Mã số SV: DTC030299
Giáo viên hướng dẫn: Đặng Hùng Vũ
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Đặng Hùng Vũ
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 1
1.3.1 Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 1
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu thu được ........................................................... 1
1.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu .................................................................... 1
1.4 Ý nghĩa ............................................................................................................... 2
1.4.1 Đối với bản thân ........................................................................................ 2
1.4.2 Đối với nhà đầu .......................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TẬP ĐẦU TƯ ........................................................... 3
2.1 Các hình thức đầu tư chứng khoán ....................................................................... 3
2.1.1 Tự đầu tư .................................................................................................. 3
2.1.2 Đầu tư qua môi giới của công ty chứng khoán............................................ 3
2.1.3 Đầu tư qua nhà tư vấn nổi tiếng................................................................. 3
2.1.4 Đầu tư vào quỹ đầu tư ............................................................................... 3
2.1.5 Đầu tư vào Hedged Fund ........................................................................... 3
2.1.6 Quỹ bán khống.......................................................................................... 4
2.2 Chiến lược đầu tư ................................................................................................ 4
2.2.1 Chiến lược mua để hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu ................................ 4
2.2.2 Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình................................................. 4
2.2.3 Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định ........................................................ 4
2.2.4 Chiến lược duy trì tỷ lệ không đổi giữa trái phiếu và cổ phiếu .................... 4
2.2.5 Chiến lược mua trả chậm ........................................................................... 4
2.2.6 Chiến lược bán khống ................................................................................ 4
2.3 Phân tích cơ bản .................................................................................................. 5
2.3.1 Rũi ro và suất sinh lời ................................................................................ 5
2.3.2 Phân tích nền kinh tế toàn cầu .................................................................... 6
2.3.3 Nền kinh tế quốc gia .................................................................................. 6
2.3.4 Các chính sách của chính phủ .................................................................... 6
2.3.5 Phân tích ngành.......................................................................................... 6
2.3.6 Phân tích, đánh giá các tỷ số tài chính ........................................................ 6
2.4 Phân tích kỹ thuật ................................................................................................ 7
2.4.1 Các chỉ tiêu dự báo trong phân tích kỹ thuật................................................ 7
2.4.2 Lập đồ thị phản ánh tình hình thị trường ..................................................... 8
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ ................................................ 9
3.1 Một số giả định.................................................................................................... 9
3.2 Mô hình thiết lập danh mục đầu tư....................................................................... 9
3.3 Phân tích vĩ mô và phân tích ngành...................................................................... 9
3.3.1 Kinh tế quốc tế........................................................................................... 9
3.3.2 Kinh tế quốc gia....................................................................................... 10
3.3.3 Phân tích ngành........................................................................................ 11
3.4 Lựa chọn chiến lược và chứng khoán đầu tư ...................................................... 13
3.5 Phân tích và đánh giá công ty ............................................................................ 13
3.5.1 Ngành xuất nhập khẩu thuỷ sản................................................................. 13
3.5.2 Ngành vận tải............................................................................................ 16
3.5.3 Ngành công nghệ thông tin ....................................................................... 20
3.6 Rủi ro và suất sinh lời chứng khoán ................................................................... 22
3.7 Phân tích kỹ thuật .............................................................................................. 24
3.7.1 Phân tích biểu đồ giá của GMD................................................................. 24
3.7.2 Phân tích biểu đồ giá của AGF.................................................................. 25
3.7.3 Phân tích biểu đồ giá của FPT................................................................... 26
3.7.4 Nhận định về sự biến động giá .................................................................. 26
3.8 Đánh giá kết quả đầu tư ..................................................................................... 27
3.9 Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán .............................................................. 28
3.10 Kết luận........................................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 30
4.1 Kết luận............................................................................................................. 30
4.2 Kiến nghị........................................................................................................... 30
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
A. Danh mục bảng
Bảng 3.1 Chỉ số tài chính của AGF .............................................................. 14
Bảng 3.2 Chỉ số tài chính của ABT .............................................................. 14
Bảng 3.3 Chỉ số tài chính của GMD............................................................. 16
Bảng 3.4 Chỉ số tài chính của HTV.............................................................. 18
Bảng 3.5 Chỉ số tài chính FPT ..................................................................... 21
Bảng 3.6 Rủi ro và suất sinh lời dự kiến....................................................... 22
B. Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Giá GMD từ năm 2006-2007 ...................................................... 24
Biểu đồ 3.2 Giá GMD từ tháng 5/2006 đến 4/2007 ....................................... 24
Biểu đồ 3.3 Giá AGF từ năm 2006-2007....................................................... 25
Biểu đồ 3.4 Giá AGF từ tháng5/2006 đến 4/2007.......................................... 25
Biểu đồ 3.5 Giá FPT từ năm 2006-2007........................................................ 26
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề:
Thị trường chứng khoán là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị
trường hiện đại. Mọi biến động về kinh tế, chính trị, xã hội… sẽ tác động ngay trên thị
trường chứng khoán và cứ nhìn vào chỉ số giá chứng khoán người ta có thể thấy rõ mức
ảnh hưởng ấy tác động như thế nào.
Ở Việt Nam hiện nay, thị trường chứng khoán là thị trường sôi động, tin tức chứng
khoán luôn được đưa lên hàng đầu trên các phương tiện truyền thông và đầu tư chứng
khoán trở thành hoạt động phát triển mạnh mẽ được nhiều người quan tâm. Những nhà đầu
tư chứng khoán cũng chính là đem tiền tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty và
hy vọng sau một thời gian sẽ nhận được giá trị cao hơn. Nhưng liệu việc kinh doanh này có
đạt được mục đích như mong muốn không khi mà công ty bạn mua chứng khoán làm ăn
thua lỗ, phá sản… và giá cổ phiếu giảm đáng kể.
Đầu tư chứng khoán kiếm lời là một hoạt động hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư,
nhưng đầu tư chứng khoán như thế nào để đạt được lợi nhuận mục tiêu với mức rủi ro thấp
nhất. Đó là lý do tôi nghiên cứu đề tài này: “thiết lập và quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán”.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích lựa chọn chứng khoán trong danh mục.
- Phân tích và quyết định thời điểm mua chứng khoán.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quát về tình hình tài chính và hoạt động của các công ty đã được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Chọn tập đầu tư gồm các cổ phiếu của các công ty đã được niêm yết.
- Thời gian: từ tháng 4 năm 2007 đến nay.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
1.3.1 Thu thập dữ liệu: thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công ty được niên yết qua
internet, báo, đài…
1.3.2 Phương pháp xử lý số liệu thu được: tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu thu
được, thống kê đơn giản, vẽ đồ thị…
1.3.3 Trình tự thực hiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết về đầu tư chứng khoán.
- Phân tích thái độ chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư để lựa chọn chiến lược và chứng
khoán đầu tư.
- Phân tích tổng thể nền kinh tế và phân tích ngành.
- Tính toán các tỷ số tài chính dự án trên số liệu thu thập để đánh giá công ty.
- Sử dụng đồ thị phân tích, dự báo giá chứng khoán, chọn thời điểm mua bán thích
hợp.
- Xác định phương thức quản lý danh mục đầu tư và dự đoán kết quả sau khi đầu
tư.
1.4 Ý nghĩa:
1.4.1 Ở góc độ nhà đầu tư:
Việc thiết lập danh mục đầu tư có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó chính là vấn đề
cốt lõi của việc ra quyết định của nhà đầu tư, việc thiết lập danh mục đòi hỏi nhà đầu tư
phải nghiên cứu lý thuyết về chứng khoán và thực tế thông tin thị trường. Qua đó nhà đầu
tư biết rất rõ các thông tin về loại chứng khoán mà mình đã chọn, nhờ vậy mà nhà đầu tư
có thể giảm thiểu những rủi ro trong đầu tư. Ngoài ra, việc tự nghiên cứu và thiết lập danh
mục còn giúp tối thiểu chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Việc nghiên cứu để thiết lập danh mục ngoài việc giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro,
còn giúp nhà đầu tư hiểu rõ về tình hình hoạt động của một số công ty, mở rộng thêm vốn
kiến thức trong kinh doanh cho mình.
1.4.2 Đối với bản thân:
Nghiên cứu và thiết lập danh mục đầu tư giúp tôi rất nhiều trong việc mở mang
kiến thức về thị trường chứng khoán, qua đó ứng dụng được lý thuyết đã học một cách
hiệu quả.
Tôi hy vọng rằng sau khi tốt nghiệp với chuyên đề thiết lập và quản lý danh mục
đầu tư chứng khoán đã nghiên cứu, sẽ giúp tôi thực hiện được ước mơ trở thành nhân viên
tư vấn đầu tư chứng khoán.
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT TẬP ĐẦU TƯ
Việc thiết lập danh mục đầu tư chứng khoán đòi hỏi những gì và đầu tư như thế nào
để đạt hiệu quả, chương này sẽ trình bày những lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
2.1 Các hình thức đầu tư chứng khoán:
2.1.1 Tự đầu tư:
Đây là hình thức nhà đầu tư cá nhân tự bỏ tiền ra mua bán chứng khoán, tự ra quyết
định về số lượng, chủng loại, thời điểm mua bán. Có ưu điểm là ít tốn chi phí nhưng nhà
đầu tư phải tự tìm hiểu các thông tin về công ty mà họ đầu tư. Liệu nhà đầu tư có khả năng
đánh giá thế nào. Để tránh những sai lầm do tự đầu tư, nhà đầu tư cần tham khảo, lựa chọn
và thực hiện kiên định một chiến lược đầu tư thích hợp với khả năng tài chính của mình,
học hỏi kinh nghiệm từ những nhà đầu tư đi trước là điều rất cần thiết. Nhìn chung, khi đầu
tư vào những cổ phiếu hàng đầu thì các nhà đầu tư có thể an tâm, cho dù giá rớt thì cũng sẽ
tăng trong thời gian ngắn.
2.1.2 Đầu tư qua môi giới của công ty chứng khoán:
Nhà đầu tư nhận được dịch vụ tư vấn của nhà môi giới nên mức độ an toàn cho nhà
đầu tư cao hơn, tuỳ thuộc vào trình độ của nhà tư vấn. Các nhà đầu tư chứng khoán nước
ngoài thường sử dụng hình thức này vì họ ít có thời gian theo đuổi thông tin trên thị trường
chứng khoán. Tuy nhiên phải trả phí 3% giá trị chứng khoán mua hay bán cho dù nhà đầu
tư có lãi hay lỗ.
2.1.3 Đầu tư qua nhà tư vấn nổi tiếng:
Các nhà đầu tư giàu có sẵn sàng bỏ tiền để thuê một nhà tư vấn giỏi về chuyên
môn và chiến lược để đưa ra quyết định đầu tư kịp thời. Nhà tư vấn chiến lược sẽ phải theo
dõi thường xuyên tài khoản cho khách hàng để kịp thời báo hiệu thời điểm mua và bán hay
phải thay đổi danh mục đầu tư để đối phó với tình hình thị trường như khủng hoảng tài
chính, chiến tranh, các yếu tố chính trị, kinh tế thế giới. Nhờ vậy nhà đầu tư có thể thu
được khoản lời rất lớn, tuy nhiên hoa hồng cho các nhà tư vấn này khá cao: từ 6% đến
10%.
2.1.4 Đầu tư vào quỹ đầu tư:
Nếu nhà đầu tư không đủ thời gian và ít hiểu biết về thị trường chứng khoán, lại
không muốn đầu tư qua môi giới hay nhà tư vấn thì có thể tìm đến các quỹ đầu tư. Quỹ là
nơi tập hợp các nhà đầu tư, thường là những nhà đầu tư nhỏ. Ưu điểm là, quỹ được quản lý
bởi công ty quản lý quỹ, do những chuyên gia điều hành thực hiện việc mua bán. Hơn nữa,
do tập hợp được lượng vốn lớn từ nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư có thể đa dạng hóa danh
mục nhờ vậy mà hạn chế được rủi ro.Tuy nhiên chi phí đầu tư cao, bao gồm chi phí quản
lý cho công ty quản lý quỹ, chi phí cho ngân hàng giám sát…
2.1.5 Đầu tư vào Hedged Fund:
Hedged Fund là quỹ không chỉ đầu tư vào chứng khoán mà còn đầu tư vào thị
trường tiền tệ, vàng. Quỹ chú trọng đầu tư vào các hợp đồng future, option của các loại
hàng hóa: chứng khoán, tiền tệ (ngoại hối) và vàng. Quỹ không phải chỉ mua rồi chờ giá
lên mà người quản lý quỹ sẽ linh hoạt hơn khi phải thanh lý hợp đồng để bảo vệ nhà đầu
tư. Nhà quản lý có thể dùng chiến lược mua bán các hợp đồng theo chiều xuống của thị
trường.
2.1.6 Quỹ bán khống:
Người quản lý quỹ dùng tài sản của quỹ vay mượn cổ phiếu để bán trước, quỹ chọn
mua cổ phiếu sẽ giảm giá trong thời gian tới, đó là cổ phiếu của những công ty hoạt động
kém hiệu quả hoặc có vấn đề về tài chính. Và đương nhiên là nhà quản lý quỹ phải sớm
nhận ra điều đó trước khi thị trường nhận biết thông tin này, trước khi cổ phiếu này giảm.
Khi cổ phiếu này thật sự giảm, quỹ sẽ mua vào để trả nợ và hưởng được phần chênh lệch
giữa giá mua và giá đã bán.
2.2 Chiến lược đầu tư:
2.2.1 Chiến lược mua để hưởng cổ tức và tăng giá cổ phiếu:
Nếu thấy giá chứng khoán trong quá khứ tăng một cách điều đặn thì nhà đầu tư có
thể lựa chọn chiến lược này với kỳ vọng tương lai sẽ theo chiều hướng như vậy mà không
phải theo dõi sát sao các biến động hằng ngày, chiến lược này thích hợp với cổ phiếu của
các công ty hàng đầu trong các ngành công nghiệp, có sức mạnh tài chính và đang trong
thời kỳ tăng trưởng. Chiến lược này khá đơn giản thích hợp với các nhà đầu tư mới tham
gia vào thị trường.
2.2.2 Chiến lược chi phí thấp hơn giá trung bình:
Sử dụng khoản tiền cố định để mua cổ phiếu vào những thời điểm xác định theo
tháng, quý, hay nửa năm. Khi giá cổ phiếu hạ, nhà đầu tư sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn
khi giá tăng, chiến lược này kỳ vọng trong tương lai chi phí trung bình mua một cổ phiếu
thấp hơn giá trung bình cổ phiếu mua trên thị trường. Nhưng nếu giá hạ liên tục nhà đầu tư
có thể bị lỗ.
2.2.3 Chiến lược tổng giá trị đầu tư cố định:
Luôn luôn duy trì một khoản đầu tư cố định vào một hổn hợp cổ phiếu cả trong
trường hợp giá tăng hay giá giảm, khi giá tăng bán bớt cổ phiếu kiếm lời, khi giá giảm mua
thêm để đưa tổng giá trị đầu tư về mức ban đầu. Chiến lược này dựa trên xu thế giá dài hạn
và cũng chưa tối đa hóa lợi nhuận vì nhà đầu tư có thể đã bán khi giá còn tiếp tục lên. Khả
năng sinh lời của tập dự án bị hạn chế khi có một chiến lược giá tăng mạnh kéo dài.
2.2.4 Chiến lược duy trì tỷ lệ không đổi giữa trái phiếu và cổ phiếu:
Nhà đầu tư xác định một tỷ lệ cố định giữa giá trị cổ phiếu và giá trị trái phiếu; theo
thời gian, do sự biến động của giá cả chứng khoán, tỷ lệ này thay đổi và cần được điều
chỉnh về giá trị ban đầu. Việc điều chỉnh có thể được thực hiện định kì hoặc khi tỷ lệ này
biến đổi khỏi một giới hạn phần trăm nào đó. Bản chất sinh lời của chiến lược này cũng
giống như của chiến lược đầu tư một số tiền cố định: thúc bán khi giá cao và mua vào khi
giá thấp. Đây vẫn là chiến lược dành cho những nhà đầu tư dài hạn nhưng ít nhất nhà đầu
tư cũng nên xem lại tỷ lệ đầu tư mỗi năm một lần.
2.2.5 Chiến lược mua trả chậm:
Dành cho những nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư ngắn hạn và có tính chất đầu cơ.
Nó cho phép nhà đầu tư chi trả một phần tiền mua cổ phiếu, phần còn lại vay từ công ty
môi giới chứng khoán và dùng chính cổ phiếu đó để đảm bảo cho vốn vay.
2.2.6 Chiến lược bán khống:
Nhà đầu tư dự đoán giá chứng khoán trong tương lai sẽ giảm, họ vay chứng khoán
của các nhà môi giới hoặc công ty chứng khoán để bán và hy vọng mua được chứng khoán
với giá thấp để trả lại cho người vay. Việc mua bán này thường được thực hiện thông qua
một tài khoản bảo chứng, đây là chiến lược đầu tư có độ rủi ro cao nhất và chưa được pháp
luật hiện hành trên TTCK Việt Nam cho phép.
2.3 Phân tích cơ bản:
2.3.1 Rủi ro và suất sinh lời:
Rủi ro:
Rủi ro trong tài chính là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài chính, trong kinh
doanh chứng khoán rủi ro cũng được sử dụng với ý nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với
thuật ngữ không chắc chắn, mô tả sự biến đổi của tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán.
Cũng có thể nói rằng, rủi ro trong đầu tư chứng khoán là khả năng xuất hiện các khoản
thiệt hại do sự biến động của tỷ suất sinh lợi chứng khoán. Các loại rủi ro trong đầu tư
chứng khoán thường gặp là:
- Rủi ro lãi suất: là khả năng biến động của lợi tức chứng khoán do những thay đổi
của lãi suất trên thị trường gây ra. Nói một cách tổng quát, nếu lãi suất thị trường tăng thì
giá trị và thị giá của khoản đầu tư sẽ giảm và ngược lại. Khả năng biến động của lợi nhuận
tính được chính là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất ảnh hưởng giá trái phiếu, cổ phiếu, bất
động sản…
- Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát đối với khoán đầu tư, lợi tức của cổ
phiếu và trái phiếu