Bước sang thếkỉ21 xu thếquốc tếhoá ngày càng mạnh mẽ, phân công
lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mởcửa nền kinh tếđểtận
dụng triệt đểhiệu quảlợi thếso sánh của nước mình.
Việt Nam đang trong giai đo ạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng
không thểthiếu trong công cuôc xây dựng đất nước đi lên chủnghĩaxã hội. Bên
cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho thịtrường trong nước, ngành dệt may hiện nay
đã vươn ra các thịtrường nước ngoài, ngày càng giữvịtrí quan trọng trong nền
kinh tếViệt Nam.Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng phong phú,
khảnăng cạnh tranh cao trên thịtrường, thu được một nguồn ngoại tệlớn cho đất
nước. Với tốc độtăng trưởng và khảnăng mởrộng xuất khẩu của ngành, Đảng và
Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và các mặt
hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tếcủa nước ta. Nhà nước đã kịp
thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụthểlà
chiến lược phát triển kinh tếtheo hướng thịtrường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Chính nhờnhững chính sách
và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định
hướng phát triển mới.
Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy chưa hẳn là phát triển
mạnh mẽnhưng cũng đủđểchứng tỏlà một ngành kinh tếmũi nhọn của đất nước.
Từnăm 1995 tới nay, sản lượng xuất khẩu cũng như sản lượng sản xuất của ngành
không ngừng tăng, đặc biệt đến năm 2003 này ngành dệt may đã đạt thành tựu khá
đáng kể, kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đứng đầu trong các mặt
hàng xuất khẩu vượt qua cảdầu khí.
Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam
trong môi trường kinh tếthếgiới nhiều biến động thì đây chính là một sựkiện
đáng mừng của ngành trong thời gian qua. Trước những thành quảto lớn đáng tự
hào đó, tác giảđã chọn đềtài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển
ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam"với mục đích phân tích thực trạng của
ngành dệt may Việt Nam, xu hướng của thịtrường dệt may thếgiới đánh giá
những thuận lơịkhó khăn của ngành dệt may trong tình hình hiện nay từđó đưa ra
các biện pháp thích hợp đểnâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này.
Khoá luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực sản xuất
và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua, tình hình tiêu thụ
hàng dệt may trên thịtrường thếgiới. Đồng thời phân tích những tác động của các
chính sách quốc gia và môi trường quốc tế, đặt ngành dệt may của Việt Nam trong
xu thếtoàn cầu hoá kết hợp với đánh giá năng lực sản xuất và xuất khẩu của một
sốsản phẩm dệt may phổbiến của Việt Nam như hàng dệt kim, dệt thoi, hàng may
sẵn, bông Những sản phẩm khác của ngành dệt may như hàng dệt kỹthuật.sẽ
không là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết
hợp những kết quảthống kê với sựvận dụng lý luận làm sáng tỏnhững vẫn đề
nghiên cứu. Hơn nữa, khoá luận tốt nghiệp còn vận dụng các quan điểm, đường
lối phát triển chính sách kinh tếcủa Đảng và Nhà nước đểkhái quát, hệthốngvà
khẳng định các kết quảnghiên cứu.
Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương
Chương I -"Khái quát vềngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và
thịtrường tiêu thụhàng dệt may thếgiới"khái quát chung vềngành dệt may
xuất khẩu Việt Nam, quá trình phát triển của ngành, những lợi thếmà ngành có
được, vai trò vịtrí đối với nền kinh tếquốc dân. Phân tích tình hình nhập khẩu
hàng dệt may của một sốthịtrường nhập khẩu chính như Nhật, Mỹ, EU.
Chương III -"Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may
xuất khẩu Việt nam"sẽphân tích cụthểvềthực trạng cơ sởsản xuất, máy móc
thiết bị, công nghệ, sản lượng, mặt hàng, hình thức tổchức sản xuất hàng dệt may
xuất khẩu. Phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành thông qua phân tích đánh giá
kim ngạch xuất khẩu, chủng loại mặt hàng, và thịtrường xuất khẩu của ngành dệt
may Việt Nam. Từđó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, thấy được điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội mà ngành có được và những thách thức mà ngành đang và
sẽphải đương đầu trong hiện tại và trong thời gian tới.
Chương III -"Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam"qua việc đánh giá sơ bộvềxu hướng
chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thếgiới, nhu cầu
hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, những định hướng, mục tiêu phát triển của
ngành trong tương lai sẽđưa ra những giải pháp cần thiết cho ngành dệt may Việt
Nam đểtháo gỡnhững khó khăn trước mắt, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất
và xuất khẩu hàng dệt may, khuyến khích và mởrộng thịtrường xuất khẩu, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may đ ểngành trởthành một ngành công
nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
95 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 1 -
Khoá Luận tốt nghiệp
Thực trạng, định hướng và giải
pháp phát triển ngành dệt may
xuất khẩu Việt Nam
Cao Thị Hương-Lớp Nhật 1-K38F
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 2 -
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 3
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT
NAM.................................................................................................................. 6
I. VÀI NÉT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM..................... 6
II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU, TIÊU THỤ HÀNG DỆT MAY
TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................. 13
CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH
DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM .......................................................... 23
I. THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM ........ 23
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
......................................................................................................................... 59
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM ..................... 68
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT
NAM................................................................................................................ 68
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM ................................................ 80
KẾT LUẬN..................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 94
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 3 -
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỉ 21 xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân công
lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận
dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình.
Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng
không thể thiếu trong công cuôc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên
cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay
đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng phong phú,
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thu được một nguồn ngoại tệ lớn cho đất
nước. Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và
Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và các mặt
hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp
thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là
chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Chính nhờ những chính sách
và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định
hướng phát triển mới.
Trong thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tuy chưa hẳn là phát triển
mạnh mẽ nhưng cũng đủ để chứng tỏ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Từ năm 1995 tới nay, sản lượng xuất khẩu cũng như sản lượng sản xuất của ngành
không ngừng tăng, đặc biệt đến năm 2003 này ngành dệt may đã đạt thành tựu khá
đáng kể, kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đứng đầu trong các mặt
hàng xuất khẩu vượt qua cả dầu khí.
Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam
trong môi trường kinh tế thế giới nhiều biến động thì đây chính là một sự kiện
đáng mừng của ngành trong thời gian qua. Trước những thành quả to lớn đáng tự
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 4 -
hào đó, tác giả đã chọn đề tài: "Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển
ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam" với mục đích phân tích thực trạng của
ngành dệt may Việt Nam, xu hướng của thị trường dệt may thế giới đánh giá
những thuận lơị khó khăn của ngành dệt may trong tình hình hiện nay từ đó đưa ra
các biện pháp thích hợp để nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng này.
Khoá luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực sản xuất
và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua, tình hình tiêu thụ
hàng dệt may trên thị trường thế giới. Đồng thời phân tích những tác động của các
chính sách quốc gia và môi trường quốc tế, đặt ngành dệt may của Việt Nam trong
xu thế toàn cầu hoá kết hợp với đánh giá năng lực sản xuất và xuất khẩu của một
số sản phẩm dệt may phổ biến của Việt Nam như hàng dệt kim, dệt thoi, hàng may
sẵn, bông…Những sản phẩm khác của ngành dệt may như hàng dệt kỹ thuật...sẽ
không là đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
Với phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp phân tích, kết
hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng tỏ những vẫn đề
nghiên cứu. Hơn nữa, khoá luận tốt nghiệp còn vận dụng các quan điểm, đường
lối phát triển chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước để khái quát, hệ thống và
khẳng định các kết quả nghiên cứu.
Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương
Chương I - "Khái quát về ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam và
thị trường tiêu thụ hàng dệt may thế giới" khái quát chung về ngành dệt may
xuất khẩu Việt Nam, quá trình phát triển của ngành, những lợi thế mà ngành có
được, vai trò vị trí đối với nền kinh tế quốc dân. Phân tích tình hình nhập khẩu
hàng dệt may của một số thị trường nhập khẩu chính như Nhật, Mỹ, EU.
Chương III - "Hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may
xuất khẩu Việt nam" sẽ phân tích cụ thể về thực trạng cơ sở sản xuất, máy móc
thiết bị, công nghệ, sản lượng, mặt hàng, hình thức tổ chức sản xuất hàng dệt may
xuất khẩu. Phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành thông qua phân tích đánh giá
kim ngạch xuất khẩu, chủng loại mặt hàng, và thị trường xuất khẩu của ngành dệt
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 5 -
may Việt Nam. Từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành, thấy được điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội mà ngành có được và những thách thức mà ngành đang và
sẽ phải đương đầu trong hiện tại và trong thời gian tới.
Chương III - "Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam" qua việc đánh giá sơ bộ về xu hướng
chuyển dịch việc sản xuất hàng dệt may trong khu vực và trên thế giới, nhu cầu
hội nhập của ngành dệt may Việt Nam, những định hướng, mục tiêu phát triển của
ngành trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp cần thiết cho ngành dệt may Việt
Nam để tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất
và xuất khẩu hàng dệt may, khuyến khích và mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may để ngành trở thành một ngành công
nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường đại học
Ngoại Thương, những người đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều
kiện thuận lợi cho em suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Nguyễn Quang Hiệp, người đã nhiệt tình hướng dẫn,
động viên em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 6 -
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU
VIỆT NAM
I. VÀI NÉT VỀ NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của ngành
Hiện nay ngành dệt may trên thế giới đã đạt được những thành tựu vượt
bậc đó chính là thành quả đáng tự hào của quá trình hình thành và phát triển từ
thời xa xưa của ngành này trên thế giới. Mốc lịch sử đánh dấu sự phát triển mạnh
mẽ của ngành dệt may là vào thế kỉ 18 khi máy dệt ra đời ở nước Anh và từ đó sức
lao động đã được thay bằng máy móc nên năng suất dệt vải tăng chưa từng thấy
trong lịch sử loài người. Và bắt đầu từ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra thì
các thành tựu khoa học kĩ thuật được chuyển giao và có mặt ở nhiều nước trên thế
giới. Kinh tế đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không chỉ
dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người mà còn
để làm đẹp thêm cho cuộc sống.
Ở Việt Nam, mặc dù là một nước lạc hậu, kém phát triển nhưng so với
ngành dệt may trên thế giới thì cũng có rất nhiều điểm nổi bật. Trước đây, vào thời
phong kiến khi máy móc, khoa học kĩ thuật chưa phát triển ở nước ta thì ngành dệt
may Việt Nam đã hình thành từ ươm tơ, dệt vải với hình thức đơn giản thô sơ
nhưng mang đầy kĩ thuật tinh sảo và có giá trị rất cao. Sau đó ươm tơ dệt vải đã trở
thành một nghề truyền thống của Việt Nam được truyền từ đời này qua đời khác
nhờ vào những đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Việt Nam. Dù những công
việc đó rất giản đơn nhưng chính những nghề truyền thống này đã tạo ra một
phong cách rất riêng cho ngành dệt may Việt Nam ta mà không một nước nào có
được.
Ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu phát triển từ những năm
1958 ở miền Bắc và đến năm 1970 ở miền Nam, nhưng mãi tới năm 1975 khi đất
nước thống nhất, ngành dệt may mới được ổn định. Nhà máy được hình thành ở 3
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 7 -
miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Các nhà máy này đã thu hút và giải
quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Khi đất nước vừa thoát khỏi ách
thống trị, đang còn trong tình trạng kinh tế trì trệ kém phát triển thì các nhà máy
của ngành đóng một vai trò rất to lớn đối với đất nước.
Lúc đầu, các nhà máy chỉ sản xuất hàng hoá để phục vụ nhu cầu trong
nước. Sản lượng sản xuất ra không nhiều vì lúc đó máy móc, thiết bị còn lạc hậu,
toàn là những máy cũ nhập từ các nước xã hội chủ nghĩa, hơn nữa trình độ quản lý
cũng còn rất hạn chế. Ngay cả hàng sản xuất để phục vụ cho nhu cầu trong nước
cũng không đáp ứng đủ yêu cầu về chất lượng, mẫu mã còn nghèo nàn ít ỏi.
Thời kì từ năm 1975 đến năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo
cơ chế tập trung bao cấp, đầu vào và đầu ra của sản xuất được cung ứng theo chỉ
tiêu của Nhà nước, việc sản xuất và quản lý theo ngành khép kín và hướng vào
nhu cầu tiêu dùng nội địa là chính còn xuất khẩu trong giai đoạn này chỉ thực hiện
trong khuôn khổ Hiệp định và Nghị định thư của nước ta kí kết với khu vực Đông
Âu - Liên Xô trước đây. Do đó ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu đi nước ngoài
chủ yếu là sang thị trường Liên Xô và thị trường Đông Âu. Tuy nhiên, hàng xuất
khẩu chủ yếu là gia công hàng bảo hộ lao động cho hai thị trường này với nguyên
liệu, thiết bị do họ cung cấp. Sản lượng dệt may cho tới năm 1980 đạt 50 triệu sản
phẩm các loại, 80% xuất sang Liên Xô còn lại là Đông Âu và khu vực II.
Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã,
nước ta rơi vào thế hoàn toàn cô lập so với nhiều nước lớn mạnh khác, thị trường
xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Nền kinh tế nước ta trở nên đình trệ, thất nghiệp
tăng, nhiều xí nghiệp bị đóng cửa, ngành dệt may cũng không thoát khỏi tình trạng
này.
Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách đổi mới nền
kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế quản lý tự hạch toán kinh doanh
xã hội chủ nghĩa. Thời kì này, ngành dệt may gặp nhiều khó khăn phải đối mặt với
việc: thiếu vốn, thiếu công nghệ, đặc biệt thiếu đối tác đầu mối tiêu thụ hàng hoá.
Trong nhiều năm qua ngành đã phải đưa ra nhiều chiến lược, biện pháp để duy trì
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 8 -
sản xuất, đảm bảo cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng đồng thời tự lo vốn đổi mới thiết bị, tăng cường thiết bị chuyên dùng, áp
dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hoàn thiện dần hệ thống quản lí tổ chức…
Giai đoạn 1990 - 1995 nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dệt may
Việt Nam. Mặc dù phát triển chậm hơn so với các nước láng giềng Châu Á, nhưng
ngành đã tự đứng dậy vươn lên, phát triển một cách đầy ấn tượng. Bước đầu năm
1993 kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD và đến cuối năm 1997 xuất khẩu đạt
1,35 tỷ USD. Không dừng lại ở con số này, hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành
một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam nằm trong chiến lược
phát triển CNH, HĐH của đất nước trong thời gian tới.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,75 tỷ USD, trong 8 tháng đầu
năm 2003 này kim ngạch xuất khẩu đạt được xấp xỉ 2,597 tỷ USD và dự kiến đến
cuối năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt được 3,5 tỷ USD. Với
tốc độ tăng mạnh của công nghiệp dệt may nước ta hiện nay, các chuyên gia có thể
khẳng định ngành dệt may có thể đạt mục tiêu 4,5 - 5 tỷ USD xuất khẩu vào năm
2005 và đến năm 2010 là 8 tỷ USD. (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 143 -
ngày 2 tháng 8 năm 2003).
Các mặt hàng dệt may xuất khẩu cũng tương đối phong phú, đa dạng,
mẫu mã dần dần được cải tiến đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong và
ngoài nước. Bước đầu, ngành dệt may Việt Nam đã có tên tuổi trên một số thị
trường lớn trên thế giới: EU, Mĩ, Nhật…tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất
nước.
Đặc biệt ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt
chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg.
Với chiến lược này ngành dệt may có nhiều cơ hội mới để phát triển đó là: Chính
phủ có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạt động sản xuất
kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được Ngân hàng đầu tư và
phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh bảo lãnh hoặc cho vay tín dụng
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 9 -
xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi, được
hưởng thuế thu nhập ưu đãi 25%. Hiện nay, ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
đang từng bước đổi mới để hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá của cả thế giới.
2. Lợi thế phát triển của ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam
Thực tế cho thấy trong vài năm gần đây quần áo, sản phẩm của ngành
dệt may do các cơ sở trong nước sản xuất, chất lượng ngày càng được nâng cao,
mẫu mã phong phú đa dạng, tiêu thụ với khối lượng lớn trên thị trường. Nhiều
người tiêu dùng đã nhận xét: trong khi chất lượng hàng hoá không kém hàng
ngoại thì kiểu dáng và mẫu mã lại phù hợp hơn, giá cả rẻ hơn. Những thành tựu
mà ngành dệt may xuất khẩu đã đạt được trong thời gian gần đây chủ yếu là nhờ
vào nhiều yếu tố thuận lợi sẵn có của Việt Nam.
Với số dân trên 80 triệu người, tỷ lệ nữ giới lại rất lớn, đó là đội ngũ lao
động rất phù hợp cho ngành dệt may, một ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo, cần mẫn.
Người dân Việt Nam đặc biệt là phụ nữ Việt Nam nổi tiếng là những người siêng
năng chuyên cần, thông minh, nhanh nhẹn tháo vát, là điều kiện thuận lợi cho
ngành dệt may Việt Nam. Ở Việt Nam giá nhân công thấp ở mức dưới 2,5
USD/giờ (thuộc loại thấp nhất trong khu vực). Chi phí đầu tư thấp nhờ có sẵn nhà
xưởng cho thuê với giá rẻ của các tổ chức Nhà nước và tiếp cận được nhiều chủng
loại thiết bị cơ bản không đắt tiền mới cũng như đã qua sử dụng của một số nước
thì chi phí sản xuất dệt may của Việt Nam là thấp 0,08 USD (CFSX/phút) (CFSX:
chi phí sản xuất) thấp hơn mức bình quân là 0,13 USD bằng chi phí sản xuất ở
Banglades, thấp hơn so với Trung Quốc (0,09 USD ).
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 10 -
Bảng giá thành sản xuất tính theo các nước
Nước Chi phí sản xuất (USD) (không gồm chi phí vận chuyển) Xu hướng
Trung Quốc 0,09 ổn định
Hồng Kông 0,19 ổn định
Thái Lan 0,16 Tăng
Đài Loan 0,2 Tăng mạnh
Indonesi 0,10 ổn định
Việt Nam 0,08 ổn định
Trung Bình 0,13
Nguồn: Phân tích chi phí sản xuất SECO, 2001
Ngành dệt may là ngành không đòi hỏi phải có nhiều vốn đầu tư lớn. Để
có thể xây dựng chỗ làm việc cho ngành dệt may thì vốn bỏ ra không nhiều và thu
hồi vốn cũng khá nhanh. Đối với Việt Nam một quốc gia còn nhiều khó khăn về
vốn đầu tư thì đây là một ngành rất thích hợp để phát triển kinh tế. Cũng chính vì
thế mà các cơ sở sản xuất dệt may xuất khẩu ngày càng tăng và phát triển mạnh.
Ngoài ra, các công ty trong khu vực đóng một vai trò quan trọng trong
việc cung cấp các mối liên kết marketing thiết yếu với thị trường tiêu thụ và cung
cấp gần như toàn bộ nguyên liệu cần thiết. Các đối tác thương mại khu vực Châu
Á và liên minh Châu Âu (EU) đã đem đến cho Việt Nam những cơ hội rất lớn
trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài, điều này ý nghĩa rất quan trọng đối với
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, nói vậy không phải ngành dệt may của Việt Nam hoàn toàn
chỉ có thuận lợi trên con đường phát triển. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế
các nước đang bị giảm sút, thị trường bị co hẹp lại, ngành dệt may bị chịu nhiều
ảnh hưởng lớn của nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, ngành dệt may xuất khẩu của
Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém như vấn đề về năng lực sản xuất của
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 11 -
doanh nghiệp còn nhỏ bé cả về quy mô lẫn công suất, chất lượng sản phẩm sản
xuất ra chưa thật sự đem lại uy tín cho doanh nghiệp, trình độ công nghệ của
ngành còn lạc hậu so với các nước trong khu vực từ 10 đến 20 năm, nguyên phụ
liệu cho sản xuất cung cấp không ổn định, có rất nhiều nguyên phụ liệu mà trong
nước không sản xuất được nên chủ yếu dựa vào nhập khẩu, vì vậy giá thành so với
các nước trong khu vực còn cao hơn rất nhiều.
Với những yếu kém của ngành dệt may Việt Nam hiện nay đã làm giảm
sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường trong khu vực và trên thị trường
quốc tế do đó ngành đang nỗ lực đầu tư, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường
sức cạnh tranh và khẳng định uy tín mặt hàng dệt may của Việt Nam ở thị trường
trong và ngoài nước.
3. Vị trí và vai trò của xuất khẩu dệt may đối với sự phát triển nền kinh tế
quốc dân.
Ngành dệt may đã tạo ra sản phẩm rất quan trọng không thể thiếu đối
với cuộc sống của mỗi người. Trong 10 năm qua ngành dệt may xuất khẩu đã trở
thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, có những
bước tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân là
24,8%/năm, vượt lên đứng ở vị trí thứ nhất trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu,
vượt cả qua ngành dầu khí. Mặt hàng dệt may đã trở thành một trong 10 mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế, góp phần thúc
đẩy nhanh tự do hoá thương mại. Mặc dù hiện nay ngành dệt may Việt Nam còn
nhiều điểm yếu kém, bất cập nhưng cũng có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng
kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Xuất khẩu dệt may tăng lên tạo đà cho các
doanh nghiệp mở rộng sản xuất góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ
lao động dư thừa ngày càng tăng mạnh của Việt Nam. Hơn 10 năm qua ngành đã
thu hút hơn nửa triệu lao động trong cả nước. Mặt khác nhờ có sự tăng trưởng
mạnh của xuất khẩu nên đã đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kho¸ LuËn tèt nghiÖp Cao ThÞ H¬ng-Líp NhËt 1-K38F
- 12 -
Vị trí của ngành dệt may xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân
Chỉ số Đơn vị 1995 1999 2000 2001
1.GDP Tỷ VNĐ 228,892 339,942 444,139 474,340
2.CNN Tỷ VNĐ 34,318 70,767 82,992 94,780
3.Ngành dệt may Tỷ VNĐ 3,100 7,700 9,120 10,260
4.Tỉ lệ 3/2 % 9,03 10,88 11,0 10,8
5.Tỉ lệ 3/1 % 1,4 1,9 2,1 2,1
6. Tổng giá trị XK Triệu USD 5.449 11.540 14.308 15.810
7.XK dệt may Triệu USD 850 1.747 1.892 1.962
8.Tỷ lệ 7/6 % 15,6 15,1 13,2 12,4
Nguồn: Theo thống kê của Hiệp hội VITAS, năm 20