Khóa luận Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam - Cao Thị Hương

Bước sang thế kỉ 21 xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân công lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình. Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì ngành dệt may là một ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuôc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng phong phú, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, thu được một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và các mặt hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta. Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó đã đưa lại cho ngành dệt may những động lực và định hướng phát triển mới.

doc93 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam - Cao Thị Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan