Nhu cầu du lịch sinh thái đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Con
người có xu hướng quay vềcội nguồn, tìm tới thiên nhiên sau sức ép của công việc,
của nhịp sống cao, muốn đắm mình trong không khí thoáng mát trong lành, trốn tránh
nơi ồn ào, ô nhiễm.
Việt Nam là m ột nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình
DLST đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhằm tạo
nên một sức hút mới cho ngành du lịch
36 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyền thế giới mũi Cà Mau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỀN THẾ
GIỚI MŨI CÀ MAU
GVHD:TS. ĐỖ QUỐC THÔNG
SVTH:DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
MSSV:120600401
Lớp:06DLQT
Khóa:2006 - 2010
TP.HỒ CHÍ MINH 2010
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 2 -
CHƯƠNG MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhu cầu du lịch sinh thái đang phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây. Con
người có xu hướng quay về cội nguồn, tìm tới thiên nhiên sau sức ép của công việc,
của nhịp sống cao, muốn đắm mình trong không khí thoáng mát trong lành, trốn tránh
nơi ồn ào, ô nhiễm...
Việt Nam là một nước nông nghiệp, diện tích đất đai, sông ngòi lớn nên loại hình
DLST đang được chú trọng phát triển với nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhằm tạo
nên một sức hút mới cho ngành du lịch.
Nước ta còn có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, đặc biệt, Việt Nam
đã có tới tám khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận, nằm ở khắp
ba miền. Nằm trong hệ thống tiềm năng du lịch sinh thái lớn của Việt Nam,
KDTSQTG Mũi Cà Mau có hệ sinh thái đặc trưng điển hình: Hệ sinh thái rừng ngập
mặn, hệ sinh thái rừng tràm trên đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển...mỗi hệ
sinh thái đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có
giá trị bảo tồn cao.
Chọn đề tài "Tiềm năng và định hướng phát triển khu dự trữ sinh quyển thế
giới Mũi Cà Mau" nhằm giới thiệu độ đa dạng sinh học của KSQ đến với mọi người
và góp phần định hướng xây dựng Mũi Cà Mau trở thành một điểm du lịch sinh thái
hấp dẫn đồng thời vẫn bảo vệ vững bền thương hiệu KDTSQTG. Đó là lí do tôi nghiên
cứu đề tài này.
II. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về tiềm năng và thực trạng phát triển
DLST của KDTSQTG Mũi Cà Mau. Bước đầu chỉ ra những hạn chế, những điểm
mạnh chưa được phát huy trong khai thác và quản lí du lịch của nơi đây. Đề xuất
những biện pháp tích cực nhằm nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa
phương, các cấp quản lí về môi trường tự nhiên, về bản chất và trách nhiệm khi tham
gia DLST, góp phần đưa KDTSQ trở thành một điểm DLST hấp dẫn xứng với tiềm
năng và vị trí địa lý đặc biệt.
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 3 -
- Việc phát triển du lịch sinh thái một cách có định hướng, kết hợp với các điểm
du lịch khác trong tỉnh, KDTSQTG Mũi Cà Mau sẽ tạo ra một vị trí mới cho ngành du
lịch Cà Mau trong cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà và bức tranh du lịch Việt Nam. Việc
phát triển đúng hướng KSQ không chỉ mang ý nghĩa đối với người dân Cà Mau mà
còn bảo tồn nguồn sinh quyển của thế giới.
III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ phân tích hiện trạng và tiềm năng DLST của
KDTSQTG Mũi Cà Mau gồm cụm du lịch Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ.
IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Ngoài tài liệu đề cử của tỉnh lên UNESCO, chưa có đề tài nghiên cứu trước đây
tổng hợp đầy đủ về tiềm năng đa dạng, hiện trạng hoạt động đồng thời kết hợp định
hướng phát triển DLST cho KDTSQTG Mũi Cà Mau. Thực hiện khóa luận "Tiềm
năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi
Cà Mau", tác giả đã tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn tài liệu và cập nhật những tin
mới nhất nhằm giới thiệu giá trị to lớn của KDTSQTG Mũi Cà Mau đến với mọi
người. Đồng thời đưa ra những ý kiến định hướng chủ quan, góp phần vào công tác
bảo tồn cũng như sự phát triển du lịch của KDTSQ nói riêng và tỉnh Cà Mau nói
chung.
V. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Quan điểm nghiên cứu
1.1. Quan điểm hệ thống
DLST là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau
như: phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, công trình kỹ thuật, văn hóa - xã hội,
nhân viên phục vụ, cán bộ điều hành...Các thành phần này tác động tương hỗ lẫn nhau.
Vì vậy, khi nghiên cứu du lịch nói chung và DLST nói riêng, cần đặt trong vị trí tương
quan với các vấn đề khác. Từ đó, có cái nhìn tổng hợp trong các mối quan hệ đa
phương và tránh sai xót trong khi nghiên cứu.
1.2. Quan điểm tổng hợp
Vận dụng quan điểm vào khóa luận để phân tích các tiềm năng cho việc phát
triển DLST của KDTSQTG Mũi Cà Mau trong mối quan hệ tổng hợp các yếu tố kinh
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 4 -
tế, văn hóa - xã hội, tự nhiên...và quan điểm này cũng được quán triệt trong việc đánh
giá hoạt động du lịch, các vấn đề liên quan trong phát triển du lịch và vấn đề bảo tồn
môi trường tự nhiên.
1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Nghiên cứu về DLST cần nghiên cứu quá khứ , kế thừa những thành quả đã có để
đưa ra nhận định, đánh giá ở hiện tại và đề xuất biện pháp, kế hoạch cũng như những
định hướng và phương hướng hoạt động cho tương lai.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích và tổng hợp hệ thống
- Phương pháp xử lí tin học
- Phương pháp sơ đồ - bản đồ
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 5 -
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN DU LỊCH SINH THÁI
1. Thuật ngữ du lịch sinh thái và những tên gọi khác
2. Định nghĩa du lịch sinh thái
Định nghĩa về sinh thái của Hiệp hội sinh thái Quốc Tế (1991)
Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Nepan
Định nghĩa về du lịch du lịch sinh thái ở Malaysia
Định nghĩa về du lịch sinh thái ở Australia
Định nghĩa của Hội đồng tư vấn môi trường Cannada về DLST
Tổng cục du lịch Việt Nam đưa ra định nghĩa về DLST
"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững,
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương".
II. TỔNG QUAN
1. Quá trình hình thành hoạt động du lịch sinh thái
2. Du lịch sinh thái là hiện tượng toàn cầu
3. Xu hướng phát triển và lợi ích kinh tế của du lịch sinh thái
4. Đối tượng của du lịch sinh thái
4.1. Hệ sinh thái tự nhiên
4.2. Hệ sinh thái xã hội - nhân văn
4.3. Hệ sinh thái đặc thù: Miệt vườn, Sân chim, Cảnh quan tự nhiên
5. Vai trò của du lịch sinh thái
5.1. Vai trò tích cực
- Tác động đến việc phát triển kinh tế
- Tác động đến văn hóa - xã hội
- Tác động đến môi trường: Bảo tồn thiên nhiên
Tăng cường chất lượng môi trường
Đề cao môi trường
Cải thiện hạ tầng cơ sở
Tăng cường hiểu biết về môi trường
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 6 -
5.2. Vai trò tiêu cực
- Tác động đến chất lượng cuộc sống
Những hoạt động du lịch có khả năng làm ảnh hưởng đến
Tình hình an ninh chính trị
Vùng được bảo vệ nghiêm ngặt do nhạy cảm về sinh thái, văn hóa, quân sự
Tác động không nhỏ đến văn hóa bản địa, làm pha lẫn văn hóa truyền thống với
các nền văn hóa
Rác thải từ hoạt động du lịch làm mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí
tăng lên đáng kể.
- Tác động đến tài nguyên - thiên nhiên
Hệ sinh thái và một số loài sinh vật có thể mất đi.
Tiếng ồn làm giảm sự hấp dẫn của cảnh đẹp của khu DLST, ảnh hưởng đến tập
tục sống của nhiều loài động vật.
- Tác động đến văn hóa
Sự xâm nhập vào các nền văn hóa bản địa có thể gây mất đi các di tích lịch sử,
văn hóa độc đáo, biến dạng, lai căn nền văn hóa đó.
Gây xáo trộn cuộc sống yên bình của người dân địa phương, thay đổi lối sống, từ
đó sinh ra những phản kháng, phẫn nộ từ phía dân. Tăng cường các tệ nạn xã hội.
- Tác động đến môi trường
Nguy cơ sức chứa của môi trường sẽ bị vượt quá khi không có kiểm soát.
Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm
tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất nước.
Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch gây áp lực này càng lớn
đối với những khu vực, nơi năng lực xử lý chất thải còn hạn chế.
6. Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
6.1. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về
môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
6.2. Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
6.3. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
6.4. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 7 -
7. Phương thức tổ chức hoạt động du lịch sinh thái
7.1. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
7.2. Vai trò của du khách và nguyên tắc chủ đạo dành cho du khách
* Vai trò của du khách
* Nguyên tắc chủ đạo dành cho du khách
7.3. Tổ chức quản lí khu du lịch sinh thái
7.4. Các biện pháp hoạt động lữ hành
7.5. Vai trò của chính quyền địa phương
8. Khu dự trữ sinh quyển thế giới
8.1. Khái niệm khu dự trữ sinh quyển thế giới
Theo UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển là những khu vực hệ sinh thái bờ biển
và trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự đa dạng sinh học
với việc sử dụng bền vững khu vực đó.
8.2. Các tiêu chí trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới
Bảy tiêu chí để trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới:
1-Khu vực đề cử có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý
sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người.
2- Khu vực đề cử có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao.
3- Khu dự trữ sinh quyển đó có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững tại
khu vực.
4- Khu dự trữ sinh quyển có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng
của khu dự trữ sinh quyển.
5- Khu vực đó có đủ những vùng thích hợp.
6- Có sự sắp xếp theo cấp độ của những thành phần liên quan, những người tham
dự, những đối tượng quan tâm tại những khu vực phù hợp để cùng thực hiện những
chức năng của khu dự trữ sinh quyển.
7- Cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Ở Việt Nam, hiện được UNESCO công nhận 8 KDTSQTG, đó là: khu DTSQ
Tây Nghệ An, Cát Tiên, Kiên Giang, Cát Bà, Châu Thổ Sông Hồng, Cần Giờ, Cù lao
Chàm và Mũi Cà Mau.
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 8 -
8.3. Trách nhiệm và lợi ích khi trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới
Trách nhiệm
Phải tuân thủ các hiệp ước, công ước và các cam kết quốc tế mà Chính phủ đã ký.
Mỗi khu DTSQ đều có cách quản lý riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa
phương, mạng lưới các khu DTSQ quốc tế không can thiệp vào công việc của từng
quốc gia, từng khu DTSQ mà chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp
chuyên gia, thông tin, tìm kiếm đối tác và nguồn tài trợ... thông qua Ủy ban Quốc gia
chương trình "Con người và sinh quyển" của các nước thành viên.
Lợi ích
+ Một khu vực được UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới - chỉ riêng cái
thương hiệu ấy đã trị giá 500 triệu USD.
+ Những người làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp được hưởng lợi từ các
dự án trình diễn và đào tạo về cách thức quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững trong
các khu DTSQ. Các khu này còn nhận được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế để cộng
đồng dân cư địa phương phát triển ổn định và bền vững, tạo ra những cơ hội trong
giáo dục, giải trí và phát triển du lịch.
+ Khu DTSQ là phòng thí nghiệm cung cấp dữ liệu để các nhà khoa học dựa vào
đó xây dựng các giả thiết mới về các mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, cũng
như xác định ra hướng biến đổi khí hậu và môi trường trong tương lai. Bản thân các
khu DTSQ là bảo tồn và đa dạng sinh học... là điều kiện thuận lợi và là cơ hội tốt để
người dân địa phương xây dựng các thương hiệu về nông sản, thực phẩm sạch.
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 9 -
CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI
MŨI CÀ MAU
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DỰ TRỮ SINH QUYẺN THÉ
GIỚI MŨI CÀ MAU
Tên chính thức của KSQ là khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau, được
UNESCO công nhận ngày 26-05-2009.
KSQ thuộc 5 huyện của tỉnh Cà Mau bao gồm: U Minh, Trần Văn Thời, Năm
Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân.
Tổng diện tích của KSQ là 371.506 ha, gồm 3 phân khu chức năng:
+ Vùng lõi: 17.329 ha
+ Vùng đệm: 43.309 ha
+ Vùng chuyển tiếp: 310.868 ha.
Nơi đây có những hệ sinh thái điển hình theo tiêu chí của UNESCO thế giới như
hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển…
Mỗi hệ sinh thái đều lưu giữ nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú,
có giá trị bảo tồn cao, đã và đang được các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế quan
tâm bảo vệ.
Mũi Cà Mau nổi tiếng trong nước và quốc tế qua 4 đặc trưng sinh thái chính:
+ Hệ thống diễn thế nguyên sinh bãi bồi: Mắm, Đước, Tràm,...
+ Hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng (ecotones) từ rừng ngập mặn
sang rừng tràm - ngập nước ngọt theo mùa.
+ Là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non của các loài thủy hải sản cho cả vùng
biển rộng lớn (Vịnh Thái Lan).
+ Nơi còn ghi dấu tích tụ dân cư đầu tiên của người dân các vùng nơi khác di cư
đến.
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 10 -
KDTSQTG Mũi Cà Mau còn có nhiều di sản văn hoá, phản ánh lịch sử hình thành
và phát triển, đời sống tâm linh của các dân tộc cư trú trong vùng. Khu DTSQ là mô
hình phát triển bền vững của địa phương thực hiện chiến lược phát triển bền vững quốc
gia do đó nó mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, phát triển, nghiên
cứu khoa học, tuyên truyền và giáo dục.
* VQG Mũi Cà Mau:
VQG Mũi Cà Mau nằm trong KDTSQTG Mũi Cà Mau. Vườn có tổng diện tích
41.862 ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Năm Căn và Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau
khoảng 100km.
VQG Mũi Cà Mau là vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là
cây đước. Đây là HST rừng ngập mặn tự nhiên, có giá trị cao về đa dạng sinh học,
cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa, lịch sử.
VQG Mũi Cà Mau là một trong những địa điểm quan trọng thuộc Chương trình
quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi nghiên cứu về các loài chim
nước ven biển cuả Việt Nam và cùng Châu Á - Thái Bình Dương. Vườn là một địa
điểm độc đáo về địa lí tự nhiên, địa chất địa mạo, tạo nên một vùng sinh thái cửa sông
ven biển có một không hai ở Việt Nam.
Giá trị bảo tồn:
Hệ thực vật:
Có 26 loài ngập mặn đã được phát hiện. Quần xã thực vật ngập mặn điển hình
gồm rừng sinh thái tự nhiên hỗn giao giữa đước, vẹt, và rừng mắm thuần loài và sự
hiện diện của các loài số lượng ít như: sú, chà là, ô rố, ráng. Loài cây ưu thế làm mắm
trắng, mắm đen, vẹt tách, vẹt dù, đước đôi. Mắm là loài tiên phong lấn biển với hệ
thống rễ đặc biệt và có sức chịu mặn cao.
Hệ động vật:
Có 26 loài thuộc 11 họ. Trong đó có 6 loài trong Sách Đỏ IUCN của thế giới: Khỉ
đuôi dài (Panthea tigis) và Cà khu (Trach lypithecus)...;6 loài có trong Sách Đỏ của
Việt Nam. Một số loài phổ biến thường gặp: Rái cá, Sóc, Chồn, Khỉ...
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 11 -
Lớp chim: có 93 loài thuộc 23 họ. Trong đó, có 7 loài có trong Sách Đỏ IUCN:
Cò Trung Quốc (Egretta eulophotes), Rẽ mỏ cong hông nâu (Numenius
madagascariensis), Quắn trắng (Threskiornis melanocephalus),...
Bò sát: gồm 43 loài thuộc 12 họ. Trong đó có 6 loài nằm trong IUCN, 13 loài
trong Sách Đỏ Việt Nam.
Lưỡng cư: có 9 loài thuộc 5 họ .
Các loài cá: phát hiện được 139 loài thuộc 89 giống và 55 họ.
Tôm: 24 loài.
Mũi Cà Mau cũng là cột mốc phía Nam địa đầu của Tổ quốc, có nhiều di tích lịch
sử, nơi ghi dấu những chiến công hào hùng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc cứu
nước. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, du khách khi đến nơi đây, ngoài
cảm giác được đứng ở nơi thiêng liêng của Tổ quốc, sẽ còn cảm giác như đứng trên
mũi tàu khổng lồ rẽ sóng ra khơi. Nơi đây đã, đang và sẽ thu hút nhiều du khách trong
và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, học tập, giải trí...
* VQG U Minh Hạ
VQG U Minh Hạ nằm trong KDTSQTG Mũi Cà Mau, với tổng diện tích tự nhiên
là 8.528ha. VQG nằm trên địa bàn 2 xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh
và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời.
VQG U Minh Hạ có 3 phân khu chính:
+ Phân khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn, với diện tích: 2.593ha.
+ Phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái với diện tích 5.134ha.
+ Phân khu dịch vụ hành chính với diện tích: 801ha.
Mục tiêu và nhiệm vụ của VQG U Minh Hạ là bảo tồn, tái tạo giá trị về cảnh
quan, thiên nhiên, môi trường sinh thái và đa dạng sinh học của hệ sinh thái đất ngập
nước đặc thù rừng tràm trên đất than bùn, bảo tồn gen các loài động thực vật quý, các
giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử...phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham
quan, du lịch.
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 12 -
VQG U Minh Hạ là điểm du lịch sinh thái lí tưởng. Những cánh rừng bạt ngàn,
bầu không khí trong lành, hương thơm dịu ngọt của hoa tràm đung đưa trong gió sẽ
dẫn lối du khách từ phương xa đến với nơi đây. Du khách sẽ có cơ hội thưởng thức
đặc sản đồng quê: cá lóc nướng trui, cá rô kho tộ, cá trê vàng nướng mắm gừng, canh
chua lươn, lẩu mắm, khô bổi cùng với đọt choại và rau rừng non xanh...
1. Vị trí địa lí khu dự trữ sinh quyển Thế giới Mũi Cà Mau
Diện tích rừng ngập mặn phân bố gần như trải dài khắp trên phạm vi toàn tỉnh Cà
Mau từ 80 30’ đến 90 30’ độ Vĩ Bắc; 1040 8’00” đến 1050 24’30’’ độ kinh Đông. Phía
Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan, Phía Đông -Nam giáp Biển Đông và tỉnh Bạc Liêu.
2. Vị trí của khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau trong chiến lược phát triển
du lịch của tỉnh Cà Mau
Việc UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau là niềm tự
hào của tỉnh; lần đầu có một danh hiệu tầm cỡ thế giới, khẳng định vị thế của Mũi Cà
Mau trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Đây là điểm nhấn, là cơ
hội, là sản phẩm quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho tỉnh Cà Mau.
II. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI KHU DỰ TRỮ SINH
QUYỂN THẾ GIỚI MŨI CÀ MAU
1. Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên
1.1. Địa hình
Địa hình của đất rừng ngập mặn Cà Mau tương đối bằng phẳng, sự chênh lệch về
độ cao giữa các vùng theo hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thấp dần về
phía ven biển.
1.2. Các yếu tố khí hậu
Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, hàng năm có 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 – 10 dương lịch, mùa khô từ tháng 11 – 4 dương lịch năm
sau.
GVHD: TIẾN SĨ ĐỖ QUỐC THÔNG SVTH: DƯƠNG PHƯƠNG THƯ
TIỀM NĂNG & ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST KDTSQTG MŨI CÀ MAU
- 13 -
1.3. Chế độ thủy, hải văn
1.4. Tài nguyên rừng
- Rừng tràm (Melaleuca cajuputi), rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn
- Rừng Tràm trên đất phèn
- Đất trảng Sậy (Phragmites vallatoria), trảng Năng (Eleocharis dulcis)
- Rừng ngập mặn: phân bố thành rừng và các dải dài ven các cửa sông, rạch...
- Vùng rừng trên đất cát ven biển
1.5. Tài nguyên động vật - thực vật
1.5.1. Tài nguyên thực vật
Tổng số loài cây hiện có ở Cà Mau là 66 loài. Trong đó: Cây rừng ngập mặn
chính thức 28/32 loài hiện có ở Việt Nam.
1.5.2. Tài nguyên động vật
Khoảng 69 loài cá, trong đó có 3