Khóa luận Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược marketing – mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát ở thị trường An Giang

Việt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp chiếm gần 80%, có lượng nông sản xuất khẩu lớn, có lượng xuất khẩu gạo hàng năm chiếm thứ 2 thị trường thế giới. Để có được thành tích đó chúng ta không thể không nhắc đến thành tích đóng góp của khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng bởi vì ĐBSCL là vùng có diện tích lúa lớn nhất cả nước ( chiếm khoảng 51%) và An Gianglà tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL. Nhắc đến cây lúa, chúng ta không thể không nhắc đến phân đạm Urê –một sản phẩm quan trọng bậc nhất đối với cây lúa, nó cung cấp cho cây lúa một lượng đạm khá cao, khoảng 45%. Với những đặc điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhu cầu tiêu thụ và sử dụng phân đạm Urê ở khu vực này là rất lớn và tiềm năng. Tuy tiềm năng thị trường là rất lớn và có thể khai thác trong dài hạn, đặc biệt là thị trường An Giang, nhưng việc để có thể đạt được thành công trong lĩnh vực phân phối phân đạm Urê là điều không dễ dàng đối với một công ty trẻ như công ty TNHH Hòa Phát –một công ty chuyên về ngành hàng phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai mảng nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Bởi vì khi bướcvào lĩnh vực phân bón công ty cần giải quyết tốt rất nhiều vấn đề, cụ thể như: nguồn vốn, nhà cung cấp, xác định khách hàng mục tiêu, tình hình cạnh tranh, Cho nên vấn đề “Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát ở thị trường An Giang” là h ết sức cần thiết. Để giúp công ty thực hiện vấn đề này, đầu tiên tôi đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về các vấn đề lý thuyết có liên quan như: chiến lược Marketing, Marketing Mix, Kế đến tôi xây dựng mô hình và qui trình nghiên cứu nhằm mục đích đảm bảo nghiên cứu được thực hiện đúng cách thức và phương hướng. Tiếp theo là tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích tình hình nội bộ của công ty Hòa Phát trong suốt quá trình ho ạt động kinh doanh để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Sau đó, tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng thị trường phân đạm Urê ở An Giang bằng các nghiên cứu định tính và định lượng để xác định các cơ hội và nguy cơ do thị trường mang lại. Phần công việc tiếp theo làvới sự hổ trợ của phương pháp phân tích S.W.O.T –một công cụ dùng để kết hợp và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty, từ đó các chiến lược được hình thành. Sau khi kiểm tra, th ẩm định tính khả thi các chiến lược đề xuất thì các chiến lược ưu tiên được chọn cho công ty thực hiện lần lượt là: kết hợp ngược về phía sau, kết hợp xuôi về phía trước và thâm nhập thị trường phân Urê ở An Giang. Sau khi đã xác định đ ược các chiến lược ưu tiên cho công ty Hòa Phát thực hiện, sử dụng kết quả đó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược chiến lược Marketing Mix, gồm có bốn chiến lược được xây dựng cho sản phẩm phân đạm Urê của công ty Hòa Phát ở thị trường An Giang, đó là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và cuối cùng là chiến lược chiêu thị. Cuối cùng, để góp phần tăng tính khả thi cho các chiến lược được xây dựng, tôi trình bày các giải pháp thực hiện từng chiến lược trong bốn chiến lược trên. Đề tài nghiên cứu được hoàn thành sau th ời gian khoảng 5 tháng (từ tháng 02/2008 đến 06/2008)

pdf79 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3016 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược marketing – mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát ở thị trường An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------  ------------ LÊ NHỰT THĂNG TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM PHÂN BÓN URÊ CỦA CÔNG TY TNHH HÒA PHÁT Ở THỊ TRƯỜNG AN GIAN Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long Xuyên, tháng 06/2008 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 2 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------  ----------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại Sinh viên thực hiện: LÊ NHỰT THĂNG Lớp: DH5KD – Mã số sinh viên: DKD.041637 Người hướng dẫn: Thạc sĩ NGUYỄN NGỌC THIÊN TÂM Long Xuyên, tháng 06 năm 2008 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 3 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Thạc sĩ NGUYỂN NGỌC THIÊN TÂM Người chấm, nhận xét 1:…………………………… Người chấm, nhận xét 2: …………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hồi đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày……tháng……năm 2008 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 4 LỜI CẢM ƠN  Trong quá suốt quá trình thực tập hơn ba tháng tại công ty TNHH Hòa Phát, cùng với vốn kiến thức được các Thầy Cô truyền đạt và trang bị vững vàng trong bốn năm học tại trường Đại học An Giang là sự nhiệt tình chỉ dẫn, cung cấp những thông tin, kiến thức quí báu đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách thuận lợi. Trước hết, em xin được chân thành cảm ơn Gia đình, Cha mẹ đã tạo điều kiện thuận lợi và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt quá trình bốn năm Đại học. Em chân thành biết ơn các Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học An Giang đã dạy dỗ và trang bị vốn kiến thức đầy đủ và cần thiết cho em trong suốt quá trình học tập. Em xin được kính lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Ngọc Thiên Tâm - Người đã trực tiếp hướng dẫn, tích cực đóng góp ý kiến và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Em xin được chân thành biết ơn Anh Nguyễn Quang Minh – Giám đốc Công ty, cùng các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Hòa Phát đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Và sau cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã luôn quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ em trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! SV.Lê Nhựt Thăng Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 5 TÓM TẮT  iệt Nam là một quốc gia có truyền thống sản xuất nông nghiệp chiếm gần 80%, có lượng nông sản xuất khẩu lớn, có lượng xuất khẩu gạo hàng năm chiếm thứ 2 thị trường thế giới. Để có được thành tích đó chúng ta không thể không nhắc đến thành tích đóng góp của khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng bởi vì ĐBSCL là vùng có diện tích lúa lớn nhất cả nước ( chiếm khoảng 51%) và An Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL. Nhắc đến cây lúa, chúng ta không thể không nhắc đến phân đạm Urê – một sản phẩm quan trọng bậc nhất đối với cây lúa, nó cung cấp cho cây lúa một lượng đạm khá cao, khoảng 45%. Với những đặc điểm trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng nhu cầu tiêu thụ và sử dụng phân đạm Urê ở khu vực này là rất lớn và tiềm năng. Tuy tiềm năng thị trường là rất lớn và có thể khai thác trong dài hạn, đặc biệt là thị trường An Giang, nhưng việc để có thể đạt được thành công trong lĩnh vực phân phối phân đạm Urê là điều không dễ dàng đối với một công ty trẻ như công ty TNHH Hòa Phát – một công ty chuyên về ngành hàng phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai mảng nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Bởi vì khi bước vào lĩnh vực phân bón công ty cần giải quyết tốt rất nhiều vấn đề, cụ thể như: nguồn vốn, nhà cung cấp, xác định khách hàng mục tiêu, tình hình cạnh tranh,…Cho nên vấn đề “Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát ở thị trường An Giang” là hết sức cần thiết. Để giúp công ty thực hiện vấn đề này, đầu tiên tôi đi vào nghiên cứu và tìm hiểu về các vấn đề lý thuyết có liên quan như: chiến lược Marketing, Marketing Mix,…Kế đến tôi xây dựng mô hình và qui trình nghiên cứu nhằm mục đích đảm bảo nghiên cứu được thực hiện đúng cách thức và phương hướng. Tiếp theo là tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp để phân tích tình hình nội bộ của công ty Hòa Phát trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Sau đó, tôi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng thị trường phân đạm Urê ở An Giang bằng các nghiên cứu định tính và định lượng để xác định các cơ hội và nguy cơ do thị trường mang lại. Phần công việc tiếp theo là với sự hổ trợ của phương pháp phân tích S.W.O.T – một công cụ dùng để kết hợp và phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của công ty, từ đó các chiến lược được hình thành. Sau khi kiểm tra, thẩm định tính khả thi các chiến lược đề xuất thì các chiến lược ưu tiên được chọn cho công ty thực hiện lần lượt là: kết hợp ngược về phía sau, kết hợp xuôi về phía trước và thâm nhập thị trường phân Urê ở An Giang. Sau khi đã xác định được các chiến lược ưu tiên cho công ty Hòa Phát thực hiện, sử dụng kết quả đó làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược chiến lược Marketing Mix, gồm có bốn chiến lược được xây dựng cho sản phẩm phân đạm Urê của công ty Hòa Phát ở thị trường An Giang, đó là: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và cuối cùng là chiến lược chiêu thị. Cuối cùng, để góp phần tăng tính khả thi cho các chiến lược được xây dựng, tôi trình bày các giải pháp thực hiện từng chiến lược trong bốn chiến lược trên. Đề tài nghiên cứu được hoàn thành sau thời gian khoảng 5 tháng (từ tháng 02/2008 đến 06/2008). V Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 6 MỤC LỤC Trang TÓM TẮT i MỤC LỤC i DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv DANH MỤC HÌNH VẼ v DANH MỤC BIỂU BẢNG vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii Chương 1: TỔNG QUAN 1 1.1. Cơ sở hình thành 1 1.2. Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4. Kết cấu của đề tài nghiên cứu 3 1.5. Tóm tắt chương 1 4 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5 2.1. Giới thiệu 5 2.2. Định nghĩa về Marketing 5 2.3. Chiến lược Marketing 5 2.3.1. Khái niệm chiến lược 5 2.3.2. Khái niệm chiến lược Marketing 6 2.3.3. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 6 2.4. Thế nào là Marketing Mix 6 2.5. Thị trường sản phẩm công nghiệp 7 2.5.1. Khái niệm 7 2.5.2. Đặc điểm 7 2.6. Ma trận S.W.O.T 8 2.6.1. Khái niệm 8 2.6.2. Tiến trình phân tích S.W.O.T 8 2.6.3. Mục đích và ứng dụng của phân tích S.W.O.T trong đề tài nghiên cứu 9 2.7. Xây dựng chiến lược Marketing Mix 9 2.7.1. Chiến lược sản phẩm 9 2.7.2. Chiến lược giá 10 2.7.3. Chiến lược phân phối 11 2.7.4. Chiến lược chiêu thị 12 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 7 2.8. Mô hình nghiên cứu 14 2.9. Tóm tắt chương 2 14 Chương 3: Giới thiệu về công ty trách nhiệm hữu hạn Hòa Phát 15 3.1. Giới thiệu 15 3.2. Thông tin chi tiết 15 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 15 3.2.2. Một số thông tin về công ty 15 3.3. Cơ cấu tổ chức công ty 16 3.4. Phương thức hoạt động 17 3.5. Hiện trạng công ty 17 3.6. Tóm tắt chương 3 18 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu 19 4.1. Giới thiệu 19 4.2. Thiết kế nghiên cứu 19 4.3. Qui trình nghiên cứu 21 4.4. Tiến độ thực hiện và hoàn thành khóa luận 24 4.5. Tóm tắt chương 4 24 Chương 5: Kết quả nghiên cứu 25 5.1. Giới thiệu 25 5.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hòa Phát 25 5.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu 25 5.2.2. Thông tin về nhân sự và quản lý nhân sự của công ty 25 5.2.3. Vị thế của công ty trên thị trường 26 5.2.4. Hệ thống phân phối và tiêu thụ phân Urê hiện tại của Hòa Phát 27 5.2.5. Tình hình tài chính của công ty 28 5.2.6. Hệ thống thông tin 29 5.2.7. Hoạt động nghiên cứu và phát triển 30 5.2.8. Mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài 30 5.2.9. Các hoạt động về Marketing của công ty 30 5.3. Phân tích tình hình tiêu thụ và sử dụng phân Urê tại thị trường An Giang 31 5.3.1. Giới thiệu khái quát về phân bón Urê 31 5.3.2. Thực trạng tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê ờ nước ta nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng 33 5.3.3. Đánh giá về độ lớn của thị trường phân bón Urê ở An Giang 34 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 8 5.3.4. Tổng hợp những thông tin phản hồi từ người nông dân về thực trạng sử dụng phân bón Urê trên địa bàn tỉnh An Giang 34 5.3.5. Tổng hợp những thông tin thu thập được từ các đại lý cấp I trong địa bàn tỉnh An Giang 37 5.3.6. Tình hình cạnh tranh 39 5.3.7. Năng lực cung cấp sản phẩm 39 5.3.8. Thị trường và khách hàng mục tiêu 39 5.3.9. Xu thế phát triển, đổi mới 40 5.4. Tóm tắt chương 5 41 Chương 6: Đề xuất các chiến lược thực hiện từ ma trận S.W.O.T và xây dựng chiến lược Marketing Mix 43 6.1. Giới thiệu 43 6.2. Phân tích S.W.O.T 43 6.2.1. Ma trận S.W.O.T 44 6.2.2. Phân tích các nhóm chiến lược 45 6.2.3. Giải thích và thẩm định tính khả thi của từng chiến lược được đề xuất 46 6.3. Xây dựng chiến lược Marketing Mix 47 6.3.1. Tổng quan về chiến lược 47 6.3.2. Chiến lược Marketing Mix 48 6.4. Dự kiến thị phần, doanh thu đạt được và ngân sách cho Marketing 52 6.5. Tóm tắt chương 6 52 Chương 7: Kết luận và kiến nghị 54 7.1. Giới thiệu 54 7.2. Kết luận 54 7.3. Kiến nghị 55 7.3.1. Đối với công ty TNHH Hòa Phát 55 7.3.2. Đối với các cơ quan chức năng 55 7.4. Giải pháp 56 7.4.1. Giải pháp về định hướng phát triển chung của Hòa Phát 56 7.4.2. Giải pháp về nhân sự cho công ty 56 7.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lược Marketing Mix 56 7.5. Hạn chế của đề tài 58 Phụ lục a 1. Dàn bày phỏng vấn chuyên sâu đối với đại lý a 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nông dân c Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 9 3. Các kết quả phỏng vấn sau khi chạy SPSS e 4. Danh sách các đại lý được phỏng vấn chuyên sâu h Tài liệu tham khảo i DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing 6 Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu 14 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Hòa Phát 16 Sơ đồ 4.1. Qui trình nghiên cứu 21 Sơ đồ 5.1. Hệ thống phân phối phân Urê hiện tại của Hòa Phát 27 Sơ đồ 6.1. Quá trình phân phối phân Urê của Hòa phát sau khi mua từ nhà sản xuất và cung cấp đến khách hàng mục tiêu, người tiêu dùng 50 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 10 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Bốn “P” của Marketing Mix 7 Hình 2.2. Mô hình ma trận S.W.O.T 9 Hình 2.3. Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm công nghiệp 12 Hình 5.1. Hình ảnh minh họa về một số chủng loại phân Urê 33 Hình 5.2. Nguồn gốc các sản phẩm phân đạm Urê mà người nông dân sử dụng 34 Hình 5.3. Lý do lựa chọn phân đạm Urê của người nông dân 35 Hình 5.4. Kỳ vọng của người nông dân về giá cả phân đạm Urê 36 Hình 5.5. Kỳ vọng của người nông dân về hình thức giao hàng 37 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 11 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tiến độ thực hiện các bước trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp 19 Bảng 5.1. Tình hình tài chính của Hòa Phát 28 Bảng 5.2. Qui cách sản phẩm phân đạm Urê 32 Bảng 6.1. Ma trận S.W.O.T 44 Bảng 6.2. Dự kiến thị phần phân phối phân Urê, doanh thu và ngân sách cho Marketing của Hòa Phát tại thị trường An Giang 52 Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 12 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long DNTN: Doanh nghiệp tư nhân PVFCCo: Công ty phân đạm và hóa chất dầu khí TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn Tp: Thành phố VAT: Thuế giá trị gia tăng Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 13 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1.Cơ sở hình thành Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành biểu tượng của ngành sản xuất nông nghiệp ở tỉnh An Giang. Với 73% diện tích đất đai màu mỡ, An Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng lúa gạo lớn nhất toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và được ví là vựa lúa lớn nhất cả nước. Khi nhắc đến cây lúa, chúng ta không thể không nhắc đến phân đạm Urê - một sản phẩm phân bón có giá trị dinh dưỡng cao và nó cung cấp một nguồn đạm cố định cho cây lúa với độ đạm khá cao, trên 45%. Trong suốt thời gian vừa qua, người nông dân An Giang ngoài mong muốn là có được một mùa thu hoạch bội thu, thì nhu cầu và mong muốn có được những nhà cung cấp các sản phẩm vật tư nông nghiệp ổn định, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với họ. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hòa Phát là một công ty chuyên về phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai lĩnh vực: nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp. Hòa Phát đã hoạt động trong lĩnh vực này được gần một năm qua, nhưng đối với công ty thì phân bón Urê như là một sản phẩm mới. Thấy được tiềm năng to lớn từ sản phẩm phân bón Urê đối với thị trường, trong thời gian gần đây, công ty đã mạnh dạn phát triển sang lĩnh vực phân phối phân bón Urê, trước tiên là ở thị trường An Giang. Mặc dù nhu cầu thị trường là rất lớn, nhưng đối với một công ty trẻ như Hòa Phát thì làm như thế nào để có thể phát triển sản phẩm mới một cách thành công trong bối cảnh tình hình thị trường biến động một cách không ngừng, sản phẩm trên thị trường rất đa dạng, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty sản xuất và các công ty phân phối phân Urê,…? Đối với Hòa Phát, phân đạm Urê là một sản phẩm mới, nhưng đối với người nông dân ở An Giang thì phân đạm Urê là một sản phẩm rất cần thiết và quan trọng đối với cây lúa, đã có mặt trên thị trường. Để có thể thành công trong lĩnh vực phân phối phân bón Urê ở thị trường An Giang, một trong những vấn đề quan trọng, ưu tiên hàng đầu đối với công ty là họ cần thiết phải xây dựng một chiến lược Marketing Mix về sản phẩm mới sau khi giải quyết xong những vấn đề về nguồn cung ứng sản phẩm, xác định các khách hàng mục tiêu, hệ thống phân phối,... Việc phát triển thành công trong lĩnh vực phân phối phân bón Urê tại thị trường An Giang đối với công ty Hòa Phát là rất quan trọng, nó không những góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo nguồn lợi nhuận cho công ty mà nó còn tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động phân phối nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của công ty Hòa Phát sang những thị trường khác trong khu vực ĐBSCL. Chính vì những vấn đề trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang là một vấn đề rất quan trọng và rất cần thiết trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực phân phối phân bón của công ty Hòa Phát. Xác định được vấn đề cần nghiên cứu nên đề tài “Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang” đã được hình thành. Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 14 1.2.Mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Như đã đề cập, việc phát triển thành công trong lĩnh vực phân phối phân Urê ở thị trường An Giang có tầm quan trọng rất lớn đối với công ty TNHH Hòa Phát. Vì vậy, để nghiên cứu thực sự là một cơ sở đáng tin cậy cho công ty trong quá trình thiết lập và thực hiện kế hoạch phân phối thì đề tài nghiên cứu phải được xây dựng dựa trên những mục tiêu cụ thể như sau:  Thứ nhất: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Hòa Phát trong thời gian vừa qua, kề từ khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2007.  Thứ hai: Tìm hiểu về tình hình sử dụng và khả năng tiêu thụ phân Urê tại thị trường An Giang.  Thứ ba: Phân tích S.W.O.T để từ đó có sự phối hợp hợp lý giữa khả năng thực tế của công ty Hòa Phát và tình hình thị trường phân Urê ở An Giang. Đề xuất các chiến lược công ty cần ưu tiên thực hiện trước.  Cuối cùng: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân đạm Urê tại thị trường An Giang. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty Hòa Phát là phân phối các sản phẩm phục vụ cho hai mảng: nuôi trồng thủy sản (khoảng 200 mặt hàng) và nông nghiệp (khoảng 100 mặt hàng), nhưng do thời gian thực hiện nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu ở sản phẩm phân bón Urê thuộc mảng nông nghiệp ở thị trường An Giang.  Về thời gian: Thời gian thực hiện đề tài là 5 tháng (2/2008 - 6/2008). Phác thảo phương pháp nghiên cứu  Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu ở mảng nông nghiệp với sản phẩm là phân bón Urê của công ty Hòa Phát ở thị trường An Giang và được thực hiện qua hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.  Phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với dữ liệu sơ cấp : Với nghiên cứu định tính, sử dụng hình thức phỏng vấn chuyên sâu với dàn bài thảo luận (dùng hình thức thảo luận tay đôi) đã được chuẩn bị sẵn với nội dung chính là những thông tin và đánh giá về niềm tin, thái độ, về tình hình sử dụng, khả năng tiêu thụ phân Urê, chất lượng sản phầm và chất lượng dịch vụ, phương thức mua bán sản phẩm,… Đối tượng được phỏng vấn là các doanh nghiệp, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp (đại lý cấp I) ở khu vực các Huyện trong địa bàn tỉnh An Giang. Với nghiên cứu định lượng, sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân có sử dụng sản phẩm phân đạm Urê trong tỉnh An Giang thông qua việc trả lời bảng câu hỏi. Nghiên cứu định lượng được tiến hành tại các khu vực trong tỉnh An Giang. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm khẳng định lại những nhu cầu trong việc mua và tiêu thụ sản phẩm, những mong muốn về sản phẩm trong quá trình sử dụng,…của người nông dân, để từ đó tạo ra cơ sở cho việc hình thành và xác định chính xác và hợp lý hơn hệ thống phân phối sản phẩm phân bón Urê của công ty Hòa Phát tới các khách hàng mục tiêu. Tìm hiểu thực trạng và xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón Urê của công ty TNHH Hòa Phát tại thị trường An Giang SVTH: Lê Nhựt Thăng 15 Đối với dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu từ các phòng ban trong công ty Hòa Phát, từ báo chí, Internet, các nghiên cứu trước đây,…Sử dụng phương pháp này vì nguồn thông tin thu thập rất phong phú, chỉ cần chọn lọc để có thể dùng trong nghiên cứu, đôi khi có những thông tin cần tốn kém nhiều thời gian đề tìm kiếm nhưng thật sự không khó khăn nhiều khi thu thập dữ liệu.  Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Đối với dữ liệu thứ
Tài liệu liên quan