Khóa luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Hoạt động đầu tưnước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kểdo sựlạc quan của các nhà đầu tưnước ngoài vềnhững thành công của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và những nỗlực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư trởnên thuận lợi và hấp dẫn hơn. Nhiều đối tác đầu tư đã đến với Việt Nam và một trong những đối tác đầu tưquan trọng nhất là Nhật Bản. Nguồn vốn đầu tưtrực tiếp của Nhật Bản (JDI) có tầm quan trọng đối với Việt Nam bởi nhiều lẽ. Thứnhất, Nhật Bản là quốc gia phát triển nhất nhì thếgiới với tiềm lực tài chính hùng hậu, công nghệhiện đại, những thứmà Việt Nam còn yếu, còn thiếu và cần phải tranh thủ. Thứhai, Nhật Bản đang hướng mạnh chính sách đối ngoại của mình trởvềChâu Á, đặc biệt là Đông Á, Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có Việt Nam. Thứba, các dựán đầu tưcủa Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là thành công, nếu xét vềphương diện vốn đầu tưthực hiện và tính hiệu quảthì cho tới nay tại Việt Nam chưa có nhà đầu tưnào vượtqua được Nhật Bản. Cuối cùng, mối quan hệhợp tác hữu nghịtrong gần 30 năm qua là cơsởvững chắc đểphát triển mối quan hệkinh tếnói chung và quan hệ đầu tưViệt Nam-Nhật Bản nói riêng trong tương lai. Do tầm quan trọng của nguồn vốn JDI, Việt Nam cần có các giải pháp hợp lý đểtăng cường thu hút nguồn vốn này. Để đưa ra được các giải pháp hữu hiệu thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu xem mục đích của Nhật Bản khi tham gia vào đầu tưquốc tếlà gì? Xu hướng vận động của dòng JDI trong thời gian qua ra sao? Các ngành nào Nhật Bản có thếmạnh và đẩy mạnh đầu tưra nước ngoài? Chiến lược của các nhà đầu tưNhật Bản trong thời gian tới nhưthế nào? Trên cơsởtrảlời các câu hỏi này thì chúng ta sẽ định hướng quy hoạch chiến lược thu hút đầu tư đểkêu gọi đầu tưcủa Nhật Bản ra sao? Những giải pháp nào nhằm củng cốniềm tin của các nhà đầu tưNhật Bản vào môi trường đầu tưcủa Việt Nam? Đây cũng là lý do mà tôi lựa chọn đềtài “Tình hình đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từnăm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tưcủa Nhật Bản vào Việt Nam “. Khi lựa chọn đềtài này tôi nghĩrằng mình đăthực hiện được cảhai mục đích, vừa hiểu được tính hình JDI vừa tìm hiểu được tình hình tiếp nhận đầu tưnhững lợi thế cũng nhưnhững khiếm khuyết của môi trường đầu tư ởViệt Nam. Tất nhiên có nhiều lĩnh vực khác có thểhay hơn đềtài mà tôi đã lựa chọn nhưng đối với tôi, đây có lẽlà một công việc tâm đắc nhất mà tôi đã làm trong thời sinh viên c ủa mình, bởi nó không chỉchứa đựng những trí thức mà tôi đã dày công tìm kiếm và học hỏi mà nó còn là bản khoá luận tốt nghiệp đánh giá kết quảcủa tôi trong suốt quá trình học tập. Khi lựa chọn đềtài này tôi đã gặp được một sốthuận lợi bởi tôi đã có một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu. Bên cạnh đó tôi cũng nhận được sựgiúp đỡnhiệt tình của bạn bè trong việc thu thập tài liệu. Đặc biệt, tôi đã nhận được sựquan tâm chỉbảo của cô giáo, Thạc sỹNguyễn ThịViệt Hoa cũng nhưcác thầy cô giáo trong khoa Kinh tếNgoại thương.Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với tôi là những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu vềJDI trong những năm gần đây còn hạn chế. Hơn nữa, trong việc thu thập sốliệu mới, cập nhật tôi c ũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy, với khảnăng còn hạn hẹp tôi không giám khẳng định mình sẽ đưa ra được một chuyên luận hoàn chỉnh vềtình hình JDI và một sốgiải pháp nhằ m tăng cường thu hút đầu tưcủa Nhật Bản vào Việt Nam. Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này, chắc chắn tôi không tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên, với khảnăng có thểtôi đăcốgắng đểhoàn thành tốt bài khoá luận. Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài khoá luận gồm ba chương chính: Chương 1:Lý luận chung về đầu tưtrực tiếp nước ngoài. Chương 2:Tình hình đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từnăm 1990

pdf99 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2152 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ----------------------------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM 1990 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Hà Lớp : A3 K37 Hà Nội-12/2002 Lời cảm ơn Em xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường, các thầy cô giáo và bạn bè-những người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập dưới mái trường Đại học Ngoại Thương. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa, người đã chỉ bảo giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bài khoá luận này. Hà Nội 12/2002 Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hà MỤC LỤC Lời mở đầu ...................................................................................................1 Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)...............3 1. Khái niệm và đặc điểm của FDI..................................................................3 1.1 Khái niệm FDI.............................................................................................3 1.2 Đặc điểm của FDI......................................................................................4 2. Vai trò của FDI............................................................................................5 2.1 Đối với nước chủ đầu tư.............................................................................5 2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư ...................................................................6 3. Xu hướng vận động của dòng FDI trên thế giới hiện nay............................7 3.1 Dòng FDI ngày càng tăng và tập trung vào các nước phát triển................8 3.2 Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong dòng lưu chuyển FDI..................................................................11 3.3 Sáp nhập và mua lại trở thành hình thức chủ yếu trong đầu tư quốc tế .13. 3.4. Lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi sâu sắc...................................................16 Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 đến nay..................................................................................18 1 ĐÁNH GIÁ VỀ LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI THẾ CỦA NHẬT BẢN KHI THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ.......................................................................................18 1.1 Lợi thế......................................................................................................18 1.1.1 Tiềm lực tài chính hùng mạnh...................................................18 1.1.2 Khoa học công nghệ hiện đại.....................................................19 1.1.3 Kinh nghiệm quản lý tiên tiến và độc đáo..................................20 1.2. Bất lợi thế................................................................................................20 1.2.1 Một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên...............................20 1.2.2 Vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế còn hạn chế...............21 2. Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 đến nay.........................................................................................................22 3. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nhật Bản từ năm 1990 đến nay.................................................................................................................24 3.1 Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư...........................................................24 3.2 Địa bàn đầu tư.........................................................................................26 3.2.1 Bắc Mỹ và EU- Địa bàn đầu tư chủ yếu.....................................26 3.2.2 Châu Á- Địa bàn đầu tư ngày càng quan trọng..........................30 3.3 Lĩnh vực đầu tư........................................................................................32 3.3.1 Đầu tư vào lĩnh vực chế tạo có xu hướng giảm so với đầu tư vào . lĩnh vực phi chế tạo..............................................................................32 3.3.2 Tập trung vào đầu tư vào ngành phi chế tạo ở Bắc Mỹ và EU...35 3.3.3 Ưu tiên vào ngành chế tạo ở Châu Á ........................................36 3.4 Hình thức đầu tư......................................................................................38 3.4.1 Mua lại và sáp nhập....................................................................39 3.4.2 Cho vay dài hạn..........................................................................41 3.4.3 Thành lập các nhà máy mới.......................................................42 4. Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 đến nay.........................................................................................44 4.1. Những thành tựu đạt được......................................................................44 4.1.1 Hoạt động JDI đã góp phần thực hiện thành công chính sách đối ngoại của Nhật Bản.......................................................................44 4.1.2 Cơ hội kinh doanh của các công ty Nhật Bản ngày càng được mở rộng...............................................................................................46 4.1.3 Thế cân bằng trong quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với Mỹ và EU được tạo lập...................................................................................................49 4.2. Một số hạn chế tồn tại và nguyên nhân..................................................52 4.2.1. Một số hạn chế tồn tại...............................................................52 4.1.2 Nguyên nhân..............................................................................57 Chương III: JDI ở Việt Nam và một số giải pháp để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản...........................................................62 1. Sơ lược về tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ 1988 đến nay................................................................................................62 1.1 Khái quát về tiến trình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay....................................................................................63 1.2 Quy mô dự án đầu tư...............................................................................64 1.3 Cơ cấu lĩnh vực đầu tư.............................................................................65 1.4 Hiệu quả của những dự án JDI ở Việt Nam.............................................66 1.5 Một số hạn chế tồn tại.............................................................................68 2. XU HƯỚNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21.................................................................................................69 2.1. Duy trì thị trường đầu tư truyền thống, tăng cường khai thác mở rộng thị trường mới........................................................................................69 2.2. Tiếp tục khai thác lĩnh vực đầu tư thế mạnh đồng thời khai thác đầu tư các ngành mới.....................................................................................74 3. Chiến lược thu hút FDI của Việt Nam ......................................................75 4. Một số giải pháp để Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản .......................................................................................................76 4.1. Xóa đi tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư Nhật Bản về môi trường đầu tư Việt Nam ...........................................................................................77 4.2. Phát huy lợi thế so sánh của Việt Nam so với các nước trong khu vực..80 4.3. Tăng cường hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực đầu tư........................82 Kết luận........................................................................................................85 Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................87 Phụ lục LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể do sự lạc quan của các nhà đầu tư nước ngoài về những thành công của Việt Nam trong tiến trình đổi mới và những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư trở nên thuận lợi và hấp dẫn hơn. Nhiều đối tác đầu tư đã đến với Việt Nam và một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất là Nhật Bản. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản (JDI) có tầm quan trọng đối với Việt Nam bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, Nhật Bản là quốc gia phát triển nhất nhì thế giới với tiềm lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, những thứ mà Việt Nam còn yếu, còn thiếu và cần phải tranh thủ. Thứ hai, Nhật Bản đang hướng mạnh chính sách đối ngoại của mình trở về Châu Á, đặc biệt là Đông Á, Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có Việt Nam. Thứ ba, các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là thành công, nếu xét về phương diện vốn đầu tư thực hiện và tính hiệu quả thì cho tới nay tại Việt Nam chưa có nhà đầu tư nào vượt qua được Nhật Bản. Cuối cùng, mối quan hệ hợp tác hữu nghị trong gần 30 năm qua là cơ sở vững chắc để phát triển mối quan hệ kinh tế nói chung và quan hệ đầu tư Việt Nam-Nhật Bản nói riêng trong tương lai. Do tầm quan trọng của nguồn vốn JDI, Việt Nam cần có các giải pháp hợp lý để tăng cường thu hút nguồn vốn này. Để đưa ra được các giải pháp hữu hiệu thì trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu xem mục đích của Nhật Bản khi tham gia vào đầu tư quốc tế là gì? Xu hướng vận động của dòng JDI trong thời gian qua ra sao? Các ngành nào Nhật Bản có thế mạnh và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài? Chiến lược của các nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian tới như thế nào? Trên cơ sở trả lời các câu hỏi này thì chúng ta sẽ định hướng quy hoạch chiến lược thu hút đầu tư để kêu gọi đầu tư của Nhật Bản ra sao? Những giải pháp nào nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư Nhật Bản vào môi trường đầu tư của Việt Nam? Đây cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài “Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam “. Khi lựa chọn đề tài này tôi nghĩ rằng mình đă thực hiện được cả hai mục đích, vừa hiểu được tính hình JDI vừa tìm hiểu được tình hình tiếp nhận đầu tư những lợi thế cũng như những khiếm khuyết của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Tất nhiên có nhiều lĩnh vực khác có thể hay hơn đề tài mà tôi đã lựa chọn nhưng đối với tôi, đây có lẽ là một công việc tâm đắc nhất mà tôi đã làm trong thời sinh viên của mình, bởi nó không chỉ chứa đựng những trí thức mà tôi đã dày công tìm kiếm và học hỏi mà nó còn là bản khoá luận tốt nghiệp đánh giá kết quả của tôi trong suốt quá trình học tập. Khi lựa chọn đề tài này tôi đã gặp được một số thuận lợi bởi tôi đã có một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu. Bên cạnh đó tôi cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè trong việc thu thập tài liệu. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự quan tâm chỉ bảo của cô giáo, Thạc sỹ Nguyễn Thị Việt Hoa cũng như các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại thương. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với tôi là những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về JDI trong những năm gần đây còn hạn chế. Hơn nữa, trong việc thu thập số liệu mới, cập nhật tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vậy, với khả năng còn hạn hẹp tôi không giám khẳng định mình sẽ đưa ra được một chuyên luận hoàn chỉnh về tình hình JDI và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam. Trong quá trình hoàn thành bài khóa luận này, chắc chắn tôi không tránh khỏi sai sót. Tuy nhiên, với khả năng có thể tôi đă cố gắng để hoàn thành tốt bài khoá luận. Ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài khoá luận gồm ba chương chính: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chương 2: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản từ năm 1990 CHƯƠNG 3: JDI VÀO VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1. Khái niệm và đặc điểm của FDI 1.1 Khái niệm Đầu tư nói chung là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hiện tượng "tư bản thừa" đã làm cho đầu tư vượt ra khỏi biên giới quốc gia và mang tính chất quốc tế. Hoạt động đầu tư quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay. Một trong các hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu nhất hiện nay là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo Tổ chức thuơng mại và phát triển của Liên hợp Quốc (UNCTAD), FDI được định nghĩa là một hoạt động đầu tư liên quan đến một mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài và quyền kiểm soát đối với tài sản ở nước sở tại của doanh nghiệp mà chủ đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn đầu tư. Định nghĩa này khẳng định FDI là hoạt động có tính chất dài hạn, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, nó khác với hoạt động xuất khẩu hàng hoá hay mua bán cổ phiếu quốc tế. THEO CÁCH HIỂU THÔNG THƯỜNG CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN THÌ FDI LÀ ĐẦU TƯ VỐN VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NƯỚC NGOÀI NHẰM THU LỢI NHUẬN. TRONG BỘ LUẬT KIỂM SOÁT NGOẠI HỐI VÀ NGOẠI THƯƠNG NHẬT BẢN 10/1980, FDI ĐƯỢC ĐỊNH NGHĨA "LÀ VIỆC NẮM LẤY BẤT KỲ CỔ PHIẾU DO TỔ CHỨC PHÁP NHÂN THEO LUẬT PHÁP NƯỚC NGOÀI PHÁT HÀNH HOẶC BẤT KỲ MỘT KHOẢN TIỀN CHO VAY TỚI MỘT TỔ CHỨC PHÁP NHÂN NHƯ VẬY NHẰM THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ KINH TẾ LÂU DÀI HOẶC BẤT KỲ KHOẢN TRẢ VỐN NÀO ĐỂ THÀNH LẬP, MỞ RỘNG MỘT CHI NHÁNH, NHÀ MÁY HAY MỘT DOANH NGHIỆP KHÁC Ở NƯỚC NGOÀI BỞI MỘT NGƯỜI BẢN XỨ". NHƯ VẬY CHỦ ĐẦU TƯ CÓ THỂ LÀ CỔ ĐÔNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THÀNH LẬP HOẶC CŨNG CÓ THỂ LÀ TRÁI CHỦ CỦA DOANH NGHIỆP ĐÓ NHƯNG VỚI ĐIỀU KIỆN LÀ CHO VAY DÀI HẠN. FDI CÓ NGHĨA LÀ ĐẦU TƯ NHẰM CÓ ĐƯỢC QUYỀN LỢI THỰC SỰ VÀ LỢI ÍCH LÂU DÀI TRONG VIỆC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Ở NƯỚC CHỦ NHÀ. Điều 2, khoản 1 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996 quy định "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành đầu tư theo quy định của Luật này". Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Vốn trong hoạt động FDI không chỉ là tiền mà còn là các tài sản khác như máy móc nguyên vật liệu, công nghệ, bí quyết, ... Mặc dù hoạt động FDI có yếu tố nước ngoài nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định của Luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung, FDI là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân. NHƯ VẬY, FDI LÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHỦ YẾU MÀ CHỦ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TOÀN BỘ HAY PHẦN ĐỦ LỚN VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DỰ ÁN NHẰM DÀNH QUYỀN ĐIỀU HÀNH HOẶC THAM GIA ĐIỀU HÀNH CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT HOẶC KINH DOANH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI. 1.2 Đặc điểm của FDI FDI có những đặc điểm khác biệt để phân biệt với các hình thức đầu tư khác. Các đặc điểm đó là: Thứ nhất, FDI là vốn đầu tư do chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Do đó, hình thức đầu tư này mang lại hiệu quả kinh tế cao, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế, ít bị lệ thuộc vào điều kiện chính trị. Lợi nhuận mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư, do đó, FDI có tính khả thi cao vì các chủ đầu tư theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và hoàn vốn. Thứ hai, chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn pháp định hoặc điều lệ tối thiểu tuỳ theo quy định của luật pháp mỗi nước để tham gia kiểm soát doanh nghiệp. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam 1996 quy định bên nước ngoài phải góp tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án. Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đồng thời cùng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro. Thứ ba, thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, ... là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Do đó, thông qua hình thức này nước tiếp nhận đầu tư có thể kết hợp tối ưu các nguồn lực trong và ngoài nước cũng như các nguồn lực tiên tiến từ bên ngoài. 2. Vai trò của FDI DÒNG LƯU CHUYỂN FDI CỦA THẾ GIỚI KHÔNG NGỪNG GIA TĂNG VÀ TRỞ THÀNH MỘT HÌNH THỨC ĐẦU TƯ QUỐC TẾ CHIẾM ƯU THẾ NHẤT. MỘT TRONG NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FDI CHÍNH LÀ VAI TRÒ TO LỚN CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NÓI CHUNG CŨNG NHƯ CÁC NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ. 2.1 Đối với nước chủ đầu tư FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Hiện nay cùng với xu thế toàn cầu hoá thì chủ nghĩa bảo hộ cũng tiếp tục trỗi dậy. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Một trong những lý do mà Trung Quốc thường thu hút đến 50% FDI đổ vào các nước đang phát triển trong những năm gần đây chính là thị trường 1,2 tỷ dân của họ. FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao. Sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất tạo ra chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó FDI cho phép lợi dụng chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận ... FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định. Một trong các động cơ đầu tư ra nước ngoài là định hướng nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển dồi dào nhưng do thiếu vốn và công nghệ nên không thể khai thác được. Do đó, đầu tư vào các lĩnh vực này sẽ thu được nguyên liệu thô với giá rẻ và lợi nhuận cao. FDI GIÚP CÁC CHỦ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỔI MỚI CƠ CẤU SẢN XUẤT, ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH: CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THƯỜNG CHUYỂN NHỮNG MÁY MÓC CÔNG NGHỆ ĐÃ LẠC HẬU SO VỚI TRÌNH ĐỘ CHUNG CỦA THẾ GIỚI ĐỂ ĐẦU TƯ SANG NƯỚC KHÁC. ĐIỀU NÀY GIÚP CÁC CHỦ ĐẦU TƯ BÁN ĐƯỢC MÁY MÓC CŨ NHẰM ĐỔI MỚI THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ, KÉO DÀI CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM Ở THỊ TRƯỜNG MỚI VÀ DI CHUYỂN MÁY MÓC GÂY Ô NHIỄM RA NƯỚC NGOÀI. 2.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư Các nước công nghiệp phát triển là những nước xuất khẩu FDI lớn nhất đồng thời là nước tiếp nhận FDI lớn nhất tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia trong đó các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn FDI có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các nước này và chiến lược phát triển của TNCs như tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tăng nguồn thu cho chính phủ, giải quyết thất nghiệp, kiềm chế lạm phát. Bảng1: Đóng góp của FDI vào nền kinh tế Việt Nam: Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Doanh thu (Triệu USD) 2063 2743 3815 3910 4600 6167 7400 Xuất khẩu (Triệu USD) 336 788 1790 1982 2547 3300 3560 Tỷ trọng GDP (%) 6,30 7,39 9,07 10,03 12,24 13,25 13,5 Tốc độ tăng công nghiệp (%) 8,8 21,7 23,2 24,4 20,0 23,1 12,1 Tỷ trọng trong công nghiệp (%) 25,1 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4 Nộp ngân sách (Triệu USD) 195 263 315 317 271 260 - Lao động trực tiếp (ngìn người) - 220 250 270 296 327 380 Nguồn: Thống kê c
Tài liệu liên quan