Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử

Chúng ta đang sống trong thời đại của Công nghệ thông tin, của Kỹ thuật số hoá, của những thay đổi không ngừng trên mọi phương diện. Song hành với những thay đổi chóng mặt đó là những khái niệm mới, những phạm trù mới, những cách thức mới, và Thương mại Điện tử là một phương thức kinh doanh mới tương tự như vậy. Tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu và đang còn trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưng Thương mại Điện tử cũng đã phần nào tác động đến cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Thương mại Điện tử với những đặc tính ưu việt hơn hẳn Thương mại Truyền thống đang là một xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia, nhưng đồng thời cũng kéo theo nó hàng loạt các vấn đề phát sinh và nổi cộm nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến Thương mại Điện tử.

doc99 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 3170 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Tên Trang Lời nói đầu 4 Chương I: Giới thiệu chung về TMĐT và sự cần thiết xây dựng pháp luật về TMĐT 7 I.Giới thiệu chung về TMĐT 7 1.Khái niệm 7 2.Sự ra đời và phát triển của TMĐT 9 3.Sự khác biệt giữa TMĐT và TMTT 12 3.1.Điều kiện tồn tại và phát triển 12 3.2.Hình thức hợp đồng 13 3.3.Phương thức giao dịch 13 3.4.Phương thức thanh toán 14 4.Lợi ích của TMĐT 14 4.1.Lợi ích đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 15 4.2.Lợi ích đối với người tiêu dùng 19 II.Sự cần thiết xây dựng pháp luật về TMĐT 21 1.Lý do thứ nhất 21 2.Lý do thứ hai 24 3.Lý do thứ ba 25 Chương II: Pháp luật quốc tế về TMĐT 26 I.Các quy định pháp luật về văn bản điện tử 27 1.Khái niệm 27 2.Nội dung các quy định 28 2.1.Văn bản điện tử đáp ứng các yêu cầu pháp lý về văn bản 28 2.2.Các quy định về giao dịch bằng văn bản điện tử 35 II.Quy địnhpháp luật liên quan đến chữ ký điện tử 42 1.Khái niệm và Chức năng 42 1.1.Khái niệm 42 1.2.Chức năng 42 2.Một số quy định pháp luật về chữ ký điện tử 44 2.1.Quy định của UNCITRAL 44 2.2.Quy định của Đức 48 III.Quy định pháp luật về bảo vệ và bảo mật thông tin người tiêu dùng 49 1.Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT 49 1.1.Quyền lợi của người tiêu dùng 49 1.2.Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng 50 2.Bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng 54 2.1.Quy định của EU 55 2.2.Nguyên tắc bảo mật thông tin người tiêu dùng của OECD 56 2.3.Quy định của Canada 57 IV.Quy định về một số vấn đề khác 58 1.Quy định về văn bản giấy tờ liên quan đến chuyên chở hàng hoá 58 2.Đánh thuế các giao dịch TMĐT 59 3.Quy định về thanh toán điện tử 62 Chương III: Định hướng xấy dựng pháp luật TMĐT cho Việt Nam 66 I.TMĐT Việt Nam-Thực trạng và giải pháp 66 1.Thực trạng TMĐT Việt Nam 66 1.1.Thực trạng chung 66 1.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng nhận thức trong doanh nghiệp 67 1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng chính sách 69 2.Giải pháp 72 2.1.Giải pháp từ phía Chính phủ 72 2.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp 74 II.Khuyến nghị xây dựng hệ thống pháp luật cho TMĐT Việt Nam 81 1.Tham khảo và áp dụng pháp luật TMĐT quốc tế 81 2.Kiến nghị ban hành văn bản pháp quy 82 3.Nâng cao nhận thức và hiểu biết 85 4.Yêu cầu tư vấn, giúp đỡ 86 Kết luận 89 Tài liệu tham khảo 90 Một số ký hiệu viết tắt TMĐT: Thương mại Điện tử CKĐT: Chữ ký điện tử TMTT: Thương mại truyền thống UNCITRAL: ủy ban của Liên Hợp Quốc về pháp luật Thương mại Quốc tế; OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế; ICC: Phòng Thương mại và Công nghiệp CSP: người cung cấp "giấy chứng nhận chữ ký điện tử" và cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến chữ ký điện tử CNTT: Công nghệ thông tin Lời nói đầu Chúng ta đang sống trong thời đại của Công nghệ thông tin, của Kỹ thuật số hoá, của những thay đổi không ngừng trên mọi phương diện. Song hành với những thay đổi chóng mặt đó là những khái niệm mới, những phạm trù mới, những cách thức mới, và Thương mại Điện tử là một phương thức kinh doanh mới tương tự như vậy. Tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu và đang còn trong giai đoạn hình thành và phát triển nhưng Thương mại Điện tử cũng đã phần nào tác động đến cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Thương mại Điện tử với những đặc tính ưu việt hơn hẳn Thương mại Truyền thống đang là một xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia, nhưng đồng thời cũng kéo theo nó hàng loạt các vấn đề phát sinh và nổi cộm nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến Thương mại Điện tử. Trước thực trạng rất bức xúc của hầu hết các quốc gia trên thế giới về các khía cạnh pháp lý liên quan đến Thương mại Điện tử, trong đó có Việt Nam, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử" để nghiên cứu và trình bày trong khoá luận tốt nghiệp tại Trường Đại học Ngoại Thương. Mục đích nghiên cứu: 1.Làm rõ sự cần thiết của việc xây dựng pháp luật cho hoạt động TMĐT. 2.Trên cơ sở thực tiễn pháp luật TMĐT và kinh nghiệm quốc tế về pháp luật và TMĐT đề xuất những định hướng cho việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TMĐT Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Khoá luận này chỉ đề cập đến các quy định pháp luật về ba vấn đề lớn liên quan đến TMĐT, đó là: Văn bản điện tử Chữ ký điện tử Bảo mật thông tin người tiêu dùng Và quy định pháp luật về một số vấn đề liên quan khác như: Chuyên chở hàng hoá Đánh thuế các giao dịch TMĐT Thanh toán điện tử Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các quy định pháp luật, luật mẫu của các tổ chức quốc tế (UNCITRAL-ủy ban của Liên Hợp Quốc về pháp luật Thương mại Quốc tế; OECD-Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế; ICC-Phòng Thương mại và Công nghiệp;....) và một số quốc gia (Mỹ, Anh, úc, Canada, Newzealand, Hồng Kông.....). Phương pháp nghiên cứu: Sưu tầm, thu thập tài liệu từ sách, báo, Internet Thống kê, phân tích So sánh Bố cục của khoá luận: Chương I: Giới thiệu chung về Thương mại điện tử và Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về Thương mại điên tử. Chương này sẽ đề cập đến khái niệm về Thương mại điện tử; Lợi ích của Thương mại điện tử đối với hai chủ thể lớn tham gia hoạt động Thương mại điện tử là Doanh nghiệp và Người tiêu dùng; Sự khác biệt cơ bản giữa TMĐT và TMTT;Quá trình hình thành và phát triển của TMĐT; Chương I cũng sẽ đồng thời đề cập đến ba nguyên nhân chính dẫn tới sự ra đời của pháp luật về Thương mại điện tử, Chương II: Quy định pháp luật của một số tổ chức quốc tế và quốc gia về Thương mại điện tử. Chương II này sẽ nêu ra các quy định pháp luật về ba vấn đề lớn liên quan đến Thương mại điện tử (Văn bản điện tử, Chữ ký điện tử, Bảo mật thông tin người tiêu dùng) đồng thời đề cập sơ lược đến các quy định về một số khía cạnh khác với mục đích tham khảo (Đánh thuế các giao dịch Thương mại điện tử; Thanh toán điện tử; Chuyên chở hàng hoá;....). Mục tiêu của chương này là tìm hiểu về quy định pháp luật của các tổ chức quốc tế và một số quốc gia liên quan đến Thương mại điện tử, làm nền tảng cơ sở tham khảo cho việc xây dựng pháp luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam sau này. Chương III: Định hướng xây dựng hệ thống pháp luật cho hoạt động Thương mại điện tử của Việt Nam. Chương III này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến thực trạng Thương mại điện tử Việt Nam, giải pháp để phát triển Thương mại điện tử Việt Nam trong đó có giải pháp xây dựng khuôn khổ pháp lý cho Thương mại điện tử, và đồng thời đưa ra các khuyến nghị để xây dựng hệ thống pháp luật Thương mại điện tử ở Việt Nam. Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên trong quá trình thực hiện đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý vị. Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng cảm ơn tới Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Bùi Xuân Lưu, thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin trân trọng và chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong qúa trình tìm tài liệu cũng như thực hiện đề tài này. Hà Nội, Tháng 11 năm 2002 Nguyễn Thu Trang A12-K37- ĐH Ngoại Thương CHương I: Giới thiệu chung về Thương mại điện tử và sự cần thiết xây dựng pháp luật về Thương mại điện tử ****************** I.Giới thiệu chung về Thương mại điện tử: 1.Khái niệm Thương mại điện tử 1.1.Khái niệm: Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc "cách mạng số hoá" thúc đẩy sự ra đời của "kinh tế số hoá" và "xã hội thông tin" mà thương mại điện tử (Ecommerce-Electronic Commerce-TMĐT) là một bộ phận hợp thành. TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại, trong đó thương mại không phải chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ, mà như được các nước thành viên Liên hiệp quốc thoả thuận bao gồm hầu như tất cả các dạng hoạt động kinh tế và việc chấp nhận và áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi toàn bộ hình thái hoạt động xã hội. Hiện nay trên thế giới chưa có một định nghĩa chính xác nào về TMĐT. Người ta vẫn chỉ hiểu nôm na rằng TMĐT là việc mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ trực tuyến và kết quả của các giao dịch này là hàng hoá, dịch vụ được mua, bán, xuất khẩu hay nhập khẩu. Còn theo định nghĩa rộng rãi nhất, giản dị nhất và đã được chấp nhận phổ biến thì TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại, nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), Thương mại điện tử (TMĐT) là tổng thể các giao dịch thương mại trong đó Internet là công cụ chủ yếu được sử dụng để: Thu thập các thông tin liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, đối tác... Đặt mua hàng hoá hay dịch vụ và Thực hiện các hoạt động thanh toán Một hoạt động thương mại có hai trong số ba đặc điểm nêu trên của TMĐT cũng có thể được coi là hoạt động TMĐT. Ngoài ra Uỷ ban Châu Âu cũng đã đưa ra định nghĩa về TMĐT. Theo định nghĩa này thì TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. TMĐT trong định nghĩa này bao gồm nhiều hành vi, bao gồm hoạt động mua bán hàng hoá dịch vụ, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng, các dịch vụ sau bán hàng..... Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD cũng đưa ra một định nghĩa tương tự định nghĩa của WTO, theo đó TMĐT được định nghĩa là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet. Như vậy, TMĐT đơn giản chỉ là việc thay thế các giao dịch thương mại mang tính vật chất thông thường sang các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua các phương thức liên lạc hiện đại, mà chủ yếu là qua Internet. Bản chất TMĐT là sự mở rộng, sự kết nối và sự hội nhập giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng. 1.2.Các loại hình TMĐT: a)B2B (Business to Business) là hình thức kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hoá với nhau thông qua các trang Web. b)B2C (Business to Consumer) là hình giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng trong đó người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng hoá qua trang Web. c)Tuy nhiên trong một số tài liệu, người ta còn đề cập đến một vài dạng khác nữa của TMĐT như B2BC (Business to Business and Consumer), B2G (Business to Government), C2G (Consumer to Government) 2.Sự ra đời và phát triển của TMĐT TMĐT mới chỉ thực sự ra đời vào giữa những năm 90 của thế kỷ 20 và cho đến nay đã có những bước phát triển rất thần kỳ. Về cơ bản, quá trình hình thành và phát triển của TMĐT có thể chia thành hai giai đoạn chính: Từ khi có sự ra đời của Internet đến giữa những năm 90 Từ giữa những năm 90 đến nay 2.1.Giai đoạn I - Sự ra đời của mạng thông tin toàn cầu - INTERNET: Chúng ta đã biết TMĐT từ khi ra đời cho đến nay luôn gắn liền với Internet và Internet là một trong những điều kiện cần để có thể tiến hành các giao dịch TMĐT. Bởi vậy, chúng ta cần tìm hiểu đôi chút về sự ra đời của Internet để từ đó hiểu rõ hơn về các biểu hiện đầu tiên của TMĐT. a)Internet ra đời từ một sáng kiến của Bộ Quốc phòng Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Năm 1969 Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một hệ thống liên lạc, trao đổi thông tin giữa các cơ quan của Bộ Quốc phòng và các trường đại học của Mỹ có tên là ARPANET. Trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, người Mỹ đã sử dụng mạng thông tin liên lạc này để gửu e-mail, để tổ chức các cuộc thảo luận nhóm, để thu thập dữ liệu... giữa các cơ quan chính phủ, các công ty và các trường đại học. b)Đến năm 1983 Internet thực sự ra đời và cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ lập trình mạng thông tin toàn cầu World Wide Web (WWW) ra đời với nhiều tính năng ưu việt hơn trước. Như vậy, ngay từ khi Internet mới ra đời, các doanh nghiệp đã sử dụng Internet để phục vụ cho công việc của mình. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng Internet của các doanh nghiệp Mỹ mới chỉ dừng lại ở chỗ gửi e-mail trao đổi thông tin và tìm kiếm dữ liệu. Việc sử dụng Internet trong các doanh nghiệp Mỹ trước thập kỷ 90 phục vụ cho công việc kinh doanh chưa thể coi là TMĐT. Nhưng rõ ràng đây là những dấu hiệu đầu tiên của TMĐT. Tính đến những năm đầu thập kỷ 90 giá trị của TMĐT bằng 0. 2.2.Giai đoạn từ giữa những năm 1990 đến nay: Sự trỗi dậy của TMĐT Tháng 7 năm 1995, việc Jeff Bezos mở cửa hàng sách trực tuyến đã cách mạng mọi cách nghĩ về mạng, nó được coi là bằng chứng cho sự ra đời và thành công của TMĐT. Từ đó đến nay, nhân loại chứng kiến sự phát triển kinh ngạc của TMĐT. TMĐT đã và đang phát triển nhanh chóng trên bình diện toàn cầu dựa trên nền tảng của sự phát triển Công nghệ Thông tin. CNTT đang dần dần chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước. Hiện TMĐT được áp dụng chủ yếu là ở các nước công nghiệp phát triển (riêng nước Mỹ chiếm khoảng một nửa doanh số TMĐT thế giới), nhưng hiện nay các nước đang phát triển cũng đã bắt đầu tham gia lĩnh vực mới mẻ và đầy tiềm năng này. Sự phát triển của TMĐT một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu, khách quan của quá trình số hoá, mặt khác là kết quả của các nỗ lực chủ quan của từng nước, từng nhóm nước và toàn thế giới nói chung đặc biệt là trên bình diện tạo môi trường pháp lý và đường lối chính sách cho kinh tế số hoá nói chung và TMĐT nói riêng. TMĐT tăng với tốc độ 200% trong những năm gần đây. Tổng doanh số TMĐT toàn thế giới năm 1997 đạt khoảng 18 tỷ USD, năm 1998 ước đạt 31 tỷ USD , năm 1999 đạt 71 tỷ và dự kiến năm 2002 đạt khoảng 300 tỷ USD. (Cục Xúc tiến Thương mại-Bộ Thương mại Việt Nam tổng hợp từ số liệu công bố và dự báo của Gartner Group). Tốc độ tăng trưởng của TMĐT mà đặc biệt là buôn bán giữ các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ chiếm khoảng 50%; dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác khoảng 45%; dịch vụ bán lẻ khoảng 5%. Internet giữ vai trò quan trọng trong kết nối hàng trăm triệu máy tính, người sử dụng có thể truy cập đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới. Internet không còn chỉ là một phương tiện kỹ thuật đơn thuần mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục....có tác động mạnh đến các chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh. Số người tham gia vào thế giới trực tuyến lớn hơn bao giờ hết: 200 triệu người vào thời điểm cuối thiên niên kỷ. Chính con số người sử dụng Internet là nguyên nhân chính của sự bùng nổ các công ty mang tên .com (dot-com), làn sóng B2B trên toàn thế giới. Chúng ta sẽ cùng xem xét một vài số liệu liên quan đến giá trị giao dịch TMĐT ở một số quốc gia, giá trị giao dịch bình quân trên số người sử dụng Internet qua bảng sau: Thị trường thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới Tên nước  Giá trị giao dịch năm 2000 (triệu USD)  Bình quân trên số người sử dụng Internet thường xuyên (USD)   Mỹ  74,500.00  1.284,48   Hàn Quốc  351.39  390,43   Nhật Bản  3,779.10  366,90   úc  981.24  362,08   Thái Lan  36.47  331,55   Philipine  39.78  331,50   New Zealand  149.04  331,20   Hong Kong  245.31  327,08   Singapore  278.46  262,70   Malaysia  39.78  248,63   Indonesia  14.72  245,33   Việt Nam  2.45  245,00   Đài Loan  36.65  202,58   Trung Quốc  232.05  93,95   Nguồn: IT Venture Business in APEC Economies - JETRO 2/2001 Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rõ rằng TMĐT từ khi ra đời cho đến nay đã có những bước phát triển không ngừng và đạt được một số thành tựu nhất định. Cùng với thời gian, chúng ta hi vọng rằng, Internet cũng như TMĐT sẽ càng phát triển và bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa, nhanh chóng đưa nền kinh tế toàn cầu bước sang một giai đoạn mới "giai đoạn số hoá". 3.Sự khác biệt giữa TMĐT và Thương mại truyền thống(TMTT) 3.1.Điều kiện tồn tại và phát triển: TMĐT muốn tồn tại và phát triển phải được thoả mãn một số điều kiện cơ bản nhất định, đó là: Hạ tầng truyền thông (bao gồm mạng Internet, máy chủ, máy trạm, đường truyền, vệ tinh...) Hành lang pháp lý (bao gồm các quy phạm về văn bản điện tử, chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin người tiêu dùng, giải quyết tranh chấp, thanh toán điện tử....) Hệ thống ngân hàng với hệ thống thanh toán điện tử có sự tham gia của "ví điện tử", "master card", "visa card"... Nhận thức của người tiêu dùng về TMĐT Nói như vậy không có nghĩa để thực hiện các giao dịch TMTT không cần đến hạ tầng truyền thông, hành lang pháp lý hay hệ thống ngân hàng, mà yêu cầu của TMTT không quá cao và khắt khe như yêu cầu để thực hiện các giao dịch TMĐT . Đối với các giao dịch Thương mại thông thường, thậm chí không có sự tham gia của phương tiện kỹ thuật hiện đại như điện thoại hay hệ thống ngân hàng các giao dịch loại này vẫn diễn ra và phát triển tuỳ ở các mức độ khác nhau. 3.2.Hình thức hợp đồng Trong các giao dịch TMTT, tuỳ theo giá trị hàng hoá giao dịch là bao nhiêu mà luật pháp các quốc gia yêu cầu hợp đồng phải được làm bằng văn bản hay không. Văn bản mà luật pháp các quốc gia đề cập đến ở đây là văn bản giấy (paper-based document), và có chữ ký xác nhận của các chủ thể. Còn trong giao dịch TMĐT hiện nay, khi phương tiện giao dịch được sử dụng chủ yếu là hệ thống mạng, với những thư điện tử (email) và văn bản điện tử (data message), và không còn sự xuất hiện của bất kỳ một văn bản giấy nào thì hợp đồng của các giao dịch trong TMĐT chính là các văn bản điện tử đó, những văn bản đặc biệt mà các chủ thể có thể đọc được, lưu giữ được, soạn thảo được, gửi đi được, nhận được nhưng hoàn toàn không thể sờ được hay cảm nhận vật chất được. Hay nói một cách khác, hình thức hợp đồng trong TMĐT là "phi vật chất". Chính sự khác biệt này đã là một nguyên nhân dẫn đến việc phải hình thành một khuôn khổ pháp lý mới để điều chỉnh hợp đồng TMĐT. 3.3.Phương thức giao dịch Một trong những điều kiện để có thể tồn tại và phát triển TMĐT là hạ tầng truyền thông, với hệ thống mạng, đường truyền, máy vi tính. Điều kiện này có thể xem như là một đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của TMĐT. Và tất cả các giao dịch qua lại giữa các bên chủ thể tham gia TMĐT đều thực hiện thông qua phương tiện kỹ thuật hiện đại này. Đàm phán, thoả thuận để ký kết hợp đồng được thực hiện với sự trợ giúp của mạng, thông qua các văn bản điện tử, các thư điện tử... Hay trong nhiều trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ lại được ký kết chỉ sau vài lần nhấn chuột. Nói tóm lại, được thực hiện bằng phương tiện này hay phương tiện khác, các giao dịch trong TMĐT là giao dịch trực tuyến (online transactions). Giao dịch trực tuyến khác rất xa so với các phương thức giao dịch được sử dụng trong TMTT, khi muốn ký kết một hợp đồng, các chủ thể phải tham gia quá trình đàm phán trực tiếp, hay đàm phán gián tiếp qua thư từ, công văn, điện thoại...Quá trình giao dịch trong TMTT thường tốn nhiều thời gian hơn trong TMĐT, do vậy có thể dẫn đến tình trạng mất cơ hội kinh doanh. 3.4.Phương thức thanh toán Như chúng ta đã biết, việc thanh toán trong TMTT được thực hiện bằng nhiều cách, có thể là "tiền trao, cháo múc", hay thanh toán bằng chuyển khoản, chuyển tiền qua ngân hàng... Việc thanh toán vẫn có thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của bất kỳ một phương tiên kỹ thuật hiện đại nào. Nhưng trong TMĐT, việc thanh toán chỉ có thể được thực hiện nếu các bên chủ thể của giao dịch có thẻ tín dụng thanh toán điện tử như master card, visa card...và hệ thống ngân hàng phải có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc tha