Khóa luận Văn hóa kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường

Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị ngày càng tăng lên. Hiện nay, Nhật Bản là nước có ODA viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Và Nhật Bản cũng đứng thứ 2 trong danh sách những nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Không chỉ như vậy, với dân số khoảng 127 triệu người và GDP hàng nă m vào khoảng 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên), Nhật Bản luôn là một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Với chủ trương của Đảng và nhà nước “ Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, giảm xuất qua các thị trường trung gian”, trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác Nhật Bản ngày càng nhiều. Đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường thì việc tìm hiểu về tập quán kinh doanh của Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để tìm hiểu một cách cụ thể và kỹ lưỡng. Vì vậy, với Khoá luận tốt nghiệp “ Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường”, hi vọng có thể giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn sơ lược về thị trường Nhật Bản để có những sách lược cụ thể và hiệu quả khi làm ăn với Nhật Bản nói chung và khi xuất khẩu nói riêng. Cấu trúc Khoá luận gồm có 3 phần : Chương I : Vai trò của thị trường Nhật đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trong phần này có giới thiệu về nước Nhật ( vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị), về mối quan hệ thương mại giữa hai nứơc và tiềm năng phát triển của thị trường Nhật Chương II : Đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường Nhật Bản : tìm hiểu cụ thể về thị trường Nhật –những đặc trưng văn hoá, hệ thống phân phối, thanh toán, đặc tính của người tiêu dùng cũng như các tập quán làm việc, cung cách làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản, cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản. Chương III:Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường. ở đây nêu ra cả những biện pháp vĩ mô cho nhà nước và cả những chú ý cho các doanh nghiệp cụ thể.

pdf87 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Văn hóa kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường MỤC LỤC ---   --- Trang LỜI NÓI ĐẦU Chương I. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt Nam 1 I. Khái quát chung 1. Khái quát chung về nước Nhật 1 a. Điều kiện tự nhiên, dân số 1 b. Chính trị 1 c. Kinh tế xã hội 2 d. Văn hoá 4 2. Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản 5 a. Về chính trị 5 b. Về kinh tế 6 c. Về hợp tác lao động 7 d. Về văn hoá giáo dục 8 e. Về du lịch 8 II. Vai trò của thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu Việt Nam 9 1. Ngoại thương hai nước Việt Nam – Nhật Bản 9 2. Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 12 Trọng tâm xuất khẩu vào Nhật những năm tới 13 3. Đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật 18 4. Nhật Bản – thị trường đầy hứa hẹn của hàng hoá Việt Nam 20 4.1. Thị trường hàng hóa rộng lớn và đa dạng hoá 20 4.2. Tính mở với hàng hoá nước ngoài 22 4.3. Những nỗ lực trong xúc tiến nhập khẩu và chính sách mở cửa thị trường 22 4.4. Xu hướng thay đổi cơ cấu nhập khẩu của Nhật Bản – cơ hội tốt cho hàng xuất khẩu của Việt Nam 24 Chương II. Những đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường Nhật Bản 27 I. Thị trường Nhật Bản 27 1. Đặc trưng văn hoá của thị trường Nhật 27 Yếu tố con người và văn hóa tác động và hình thành nên nét đặc trưng của thị trường Nhật Bản 27 a. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hoá nước ngoài 29 b. ý thức tôn trọng những giá trị truyền thống 30 c. óc thẩm mỹ và tính cầu toàn 31 d. Xu hướng thu nhỏ và đa dạng hoá 32 2. Phân phối hàng hoá trên thị trường Nhật Bản 33 a. Hệ thống bán hàng 33 b. Các mối quan hệ 36 c. Phương thức bán hàng trên thị trường 36 3. Hệ thống thanh toán 37 II. Người tiêu dùng Nhật Bản 38 1. Những yếu tố quyết định tới tiêu dùng của người Nhật a. Thu nhập 38 b. Tuổi tác và lối sống 39 2. Các tiêu chuẩn đánh giá hàng hóa của người tiêu dùng Nhật Bản 41 a. Thời trang 41 b. Hình thức của hàng hoá 42 c. Chất lượng 44 d. Nhãn hiệu hàng 45 e. Giá cả 45 f. Môi trường 46 3. Những xu hướng tiêu dùng mới 46 III. Doanh nghiệp Nhật Bản và cách làm việc trong doanh nghiệp 47 1. Văn hoá trong doanh nghiệp 47 a. ý thức tôn trọng lễ nghi và thứ bậc 47 b. Cách ứng xử trong công việc 48 c. ý thức làm việc 50 2. Thói quen đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản 52 a. Lễ nghi và thứ bậc 52 b. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 53 c. Tránh xung đột bằng cách thoả hiệp 54 d. Tìm hiểu rõ đối tác trước khi đàm phán 54 e. Thao túng nhật trình của đối tác 55 f. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ 55 g. Thảo luận đến từng chi tiết 55 Chương III. Giải pháp và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Nhật Bản 57 I. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Nhật Bản 57 1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 57 2. Bức tranh dự báo về quan hệ Nhật Việt 59 a. Hàng xuất khẩu Việt Nam sang Nhật 60 b. Thị trường gia công tại Việt Nam 60 3. Những tổ chức – cây cầu nối liền Việt Nam - Nhật Bản 62 II. Những kiến nghị nhà nước 63 1. Xác định rõ vị trí của thị trường Nhật trong xuất khẩu của Việt Nam 63 2. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả 63 3. Có chính sách khuyến khích 64 4. Xây dựng hình ảnh quốc gia 65 III. Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường 67 1. Tiếp cận thị trường 67 a. Thông qua một doanh nhân hoặc một tổ chức có uy tín giới thiệu 67 b. Tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại 68 c. Tham gia hội nghị và các đoàn đàm phán thương mại 68 d. Sử dụng các phương tiện thông tin công cộng, đặc biệt là Internet 69 2. Đàm phán 69 a. Tìm hiểu kỹ đối tác đàm phán 70 b. Sử dụng phiên dịch 71 c. Tác phong ăn mặc, tặng quà và sử dụng danh thiếp 72 d. Chuẩn bị kỹ nội dung và các điều khoản đàm phán chi tiết 72 đến mức có thể e. Giữ thái độ bình tĩnh và lắng nghe trong cuộc đàm phán 73 f. Nắm bắt được ý đồ của đối phương 74 3. Thâm nhập thị trường 75 a. Xây dựng một thương hiệu vững chắc 75 b. Nâng cao chất lượng của hàng hoá 76 c. Hợp lý hoá giá cả để tăng sức cạnh tranh 79 d. Tạo dựng uy tín trong thuơng mại 79 e. Khắc phục những tập quán kinh doanh chưa tương đồng 80 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU ---   --- Ngày 21 tháng 9 năm 1973, Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị ngày càng tăng lên. Hiện nay, Nhật Bản là nước có ODA viện trợ lớn nhất cho Việt Nam. Và Nhật Bản cũng đứng thứ 2 trong danh sách những nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Không chỉ như vậy, với dân số khoảng 127 triệu người và GDP hàng năm vào khoảng 4500 tỉ USD ( khoảng 500 ngàn tỉ Yên), Nhật Bản luôn là một thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Với chủ trương của Đảng và nhà nước “ Củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới. Tạo một số thị trường và bạn hàng lâu dài về những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, giảm xuất qua các thị trường trung gian”, trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với các đối tác Nhật Bản ngày càng nhiều. Đặc biệt là với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, để xâm nhập thị trường thì việc tìm hiểu về tập quán kinh doanh của Nhật Bản là vô cùng cần thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để tìm hiểu một cách cụ thể và kỹ lưỡng. Vì vậy, với Khoá luận tốt nghiệp “ Văn hoá kinh doanh Nhật Bản và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường”, hi vọng có thể giúp các doanh nghiệp có một cái nhìn sơ lược về thị trường Nhật Bản để có những sách lược cụ thể và hiệu quả khi làm ăn với Nhật Bản nói chung và khi xuất khẩu nói riêng. Cấu trúc Khoá luận gồm có 3 phần : Chương I : Vai trò của thị trường Nhật đối với xuất khẩu của Việt Nam. Trong phần này có giới thiệu về nước Nhật ( vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị), về mối quan hệ thương mại giữa hai nứơc và tiềm năng phát triển của thị trường Nhật Chương II : Đặc trưng và văn hoá kinh doanh trên thị trường Nhật Bản : tìm hiểu cụ thể về thị trường Nhật – những đặc trưng văn hoá, hệ thống phân phối, thanh toán, đặc tính của người tiêu dùng cũng như các tập quán làm việc, cung cách làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản, cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản. Chương III:Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập thị trường. ở đây nêu ra cả những biện pháp vĩ mô cho nhà nước và cả những chú ý cho các doanh nghiệp cụ thể. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Văn Hồng, ngưòi đã trực tiếp hướng dẫn em khi thực hiện đề tài này, các bạn lưu học sinh Việt Nam tại Nhật và các thầy cô giáo đã giúp đỡ em tìm tài liệu hoàn thành khoá luận này. CHƯƠNG I VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƯỚC NHẬT a. Điều kiện tự nhiên, dân số Nhật Bản nằm ở ngoài khơi phía Đông Châu á, với tổng diện tích là 377.815 km2, bao gồm 4 đảo chính : Honshu, Kyushu, Hokkaido và Shikoku và khoảng 4000 đảo nhỏ khác theo hình cánh cung. Khí hậu ôn hoà, có 4 mùa rõ rệt. Có sự phân hoá khí hậu khác nhau khá rõ giữa các vùng. Mùa hè nóng ẩm, bắt đầu vào khoảng giữa tháng 7, mùa đông bắt đầu khoảng tháng 11. Khí hậu phong phú với lượng mưa nhiều đã góp phần làm nên một thảm thực vật khá đa dạng. Nhật Bản khá nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản. Hầu hết các nguyên vật liệu thiết yếu đều phải nhập từ nước ngoài. Hiện nay, Nhật Bản phải NK hơn 99% nhu cầu về dầu thô; 100% khoáng Bô xít dùng sản xuất nhôm, thép; hơn 97% than đá… Địa hình của Nhật Bản khá phức tạp. Ba phần tư diện tích của Nhật Bản là núi và cao nguyên. Sông ngòi ngắn và dốc, đồng bằng nhỏ hẹp. Nằm trong vành đai núi lửa, ở Nhật hiện nay vẫn còn 77 núi lửa đang hoạt động, và các trận động đất xảy ra thường xuyên. Tuy vậy, những ngọn núi lửa này đã mang lại vô số những suối nước nóng là điểm du lịch và chữa bệnh cho hàng triệu du khách mỗi năm. b. Chính trị Theo Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến kiểu Anh, trong đó Nhà vua là biểu tượng của đất nước và là sự thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại; nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập : quyền lập pháp thuộc về Thượng nghị viện và Hạ nghị viện, Hành pháp là Nội các và Tư pháp là Toà án. Chính phủ hiện nay là chính phủ liên hiệp của 3 Đảng : Đảng dân chủ tự do ( LDP ), Công Minh (Koumei ) và Bảo thủ. Ngoài ra còn có các đảng Xã hội dân chủ (JSP), Đảng cộng sản (JCP) Thủ tướng Nhật Bản hiện tại là Koizumi Junichiro, Chủ tịch đảng LDP trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Sau một thời gian tỉ lệ ủng hộ giảm sút ( 42% ) do những bê bối tài chính trong nội bộ Đảng cầm quyền cũng như tình hình kinh tế không có biến chuyển, bằng nỗ lực khai thông quan hệ với Bắc Triều Tiên, tỉ lệ ủng hộ ông Koizumi đã tăng thành 60%. c. Kinh tế xã hội Nền kinh tế Nhật Bản đang hồi phục dần dần kể từ sau mức tăng trưởng âm 1998. Năm 2000, mức tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là 1,7%, tăng 0,8% so với năm 1999. Mức chi cho tiêu dùng , chiếm 60% GDP, đã giảm 0,6% so với năm trước. Tuy nhiên, GDP của Nhật Bản vẫn đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Thuỵ Sĩ và trên Hoa Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật năm 2000 là khoảng 51654 tỉ Yên, nhập khẩu khoảng 40938 tỉ Yên, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10% ( số liệu của Bộ Tài chính Nhật Bản). Cán cân thương mại thường xuyên xuất siêu. Những sản phẩm xuất khẩu chính là lương thực, sản phẩm dệt may, hoá chất, kim loại, máy móc ( thiết bị văn phòng, sản phẩm điện tử),… Trong đó xuất khẩu những sản phẩm liên quan đến công nghệ thông tin, thiết bị truyền thông, dụng cụ đo lường điện tử, v.v tăng lên nhanh chóng. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thịt, thuỷ sản, nguyên liệu thô, nhiên liệu thô, v.v. BẢNG : THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2000 Nguồn : Comparative Economic and Financial Statistics – Bank of Japan Dân số Nhật Bản vào tháng 1 năm 2001 là 127 triệu người, mật độ dân số 297,5 người/km2. Tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 77 với nam và 84 với nữ, trong khi tỉ lệ sinh chỉ có 1,34 con/phụ nữ ( số liệu năm 99) vì vậy Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề rất lớn là tình trạng lão hoá dân số. Điều này cũng dẫn đến một loạt những hậu quả kinh tế xã hội khác. Tỉ lệ biết chữ trong xã hội Nhật là 99%. Các tôn giáo chính là Đạo Thần, Đạo Phật và đạo Cơ đốc. Chỉ có 5,3% dân số trong ngành nông nghiệp, còn lại làm trong các ngành dịch vụ (63,2%) và công nghiệp (31,5%). Các nhà máy lớn tập trung ở các thành phố, và ở đó ngành công nghiệp dịch vụ phát triển mạnh. Dân số tập trung đông ở các thành phố, trong đó có cả những thanh niên từ nông thôn lên thành phố lập nghiệp. Tính đến tháng 11 năm 1999, toàn nước Nhật có 672 thành phố trong đó 11 thành phố có dân số trên 1 triệu người. Chỉ tính riêng khu vực 3 thành phố lớn là Tokyo, Osaka, Nagoya đã tập trung 44% dân số cả nước. BIỂU : DÂN SỐ NHẬT BẢN THEO CÁC VÙNG. Tháng 1năm 2000. Đơn vị :1000 người 8139 3433 2173 2599 1825 1344 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Tokyo Nagoya Sapporo Nguồn : JETRO d. Văn hoá Tuy cũng là một cường quốc trên thế giới về kinh tế nhưng Nhật Bản có một sức hấp dẫn mạnh mẽ không giống Mỹ hay bất kỳ một nước Châu Âu nào khác, đó chính là sức hút từ một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Một toà nhà chọc trời xây cạnh ngôi đền cổ kính, hay những đồ tiện nghi - thành quả của khoa học kỹ thuật hiện đại được dùng trong căn phòng làm bằng giấy trải thảm Tatami với cửa lùa… tất cả đó là sự kết hợp hài hoà giữa cái cũ và mới tạo nên một nước Nhật huyền bí. Đến Nhật bạn đừng lấy gì làm lạ khi thấy một người đàn ông Nhật Bản rất thành đạt trong kinh doanh nhưng vẫn dành thời gian tham gia vào việc tập luyện cùng những người láng giềng cho lễ hội truyền thống. ở Nhật, một năm có 14 ngày quốc lễ và hàng trăm lễ hội tại các địa phương. Nhiều lễ hội truyền thống được bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng được biến đổi để phù hợp với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản. Không ít những lễ hội là dịp người dân người thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, hoa cỏ, hương vị của những món ăn truyền thống và thích ứng với những biến đổi của thời tiết lúc giao mùa. Khi theo dõi từng lễ hội hàng năm, ta sẽ thấy văn hoá Nhật Bản thấm đậm màu sắc của đạo Shinto, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật. 2. Khái quát về quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản Nhật Bản và Việt Nam đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 21/9/2003. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng, thay đổi về chất và dần đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ chính trị, giao lưu văn hoá không ngừng được mở rộng. a. Về chính trị: Hàng năm đều có các cuộc gặp cấp cao. Thủ tướng Nhật Bản đã đến thăm Việt Nam 4 lần : Murayama 8/1994, Hashimoto 1/1997, Obuchi 12/1998, Koizumi 4/2002. Từ năm 1993 đến nay, Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng đã sang thăm Nhật Bản. Chỉ tính riêng trong năm 2002, có các chuyến thăm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (10/2002), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2/2002), chuyến thăm Việt Nam của thủ tướng Koizumi ( 04/2002), Chủ tịch Thượng viện Watanuki ( 1/2002). Lãnh đạo hai nước thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản theo phương châm “ đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”. Phương châm này đã được cụ thể hoá trong chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản vào tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Phan Văn Khải Cơ chế đối thoại đã được hình thành. Ngoài đối thoại chính trị ở cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng Ngoại giao đã có cơ chế đối thoại, an ninh và quốc phòng. Hai bên đã trao đổi tuỳ viên quân sự, mở Tổng lãnh sự quán tại TP Hồ Chí Minh và Osaka. Có nhiều hoạt động ngoại giao khác cũng đã được tiến hành. Nhật Bản ủng hộ đường lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt nam hội nhập vào khu vực và thế giới ( APEC, WTO, ASEM, ARF,…), coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Việt Nam ủng hộ Nhật là thành viên thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc mở rộng, làm thành viên HĐBA/LHQ, và vận động Nhật Bản ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên thường trực của HĐBA/LHQ mở rộng,.. b. Về kinh tế : Hợp tác kinh tế kỹ thuật với Nhật Bản đối với Việt Nam thực sự bắt đầu từ việc cử đoàn điều tra Chính phủ về hợp tác kinh tế sang Việt Nam hồi tháng 1/2001. Quỹ Hợp tác kinh tế với nước ngoài (OECF) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản và nhiều tổ chức khác đã đặt trụ sở tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Về xuất nhập khẩu :Hiện nay, Nhật Bản là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của VN vào Nhật Bản đạt 2,2 tỉ USD, so với 2,5 tỉ USD năm 2001. Năm nay, con số này có thể đạt xấp xỉ 3 tỉ USD ( giá trị xuất khẩu của hai nước tương đương nhau). Hai nước đã dành cho nhau thuế suất Tối huệ quốc từ năm 1999. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị trao đổi thương mại 2 chiều trong 6 tháng đầu năm 2003 đạt hơn 2,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu Việt Nam chiếm 1,369 tỉ. Về đầu tư : Đầu tư trực tiếp của Nhật vào Việt Namđến 1/2/2003 có tổng cộng 369 dự án với tổng số vốn đăng ký là 163 triệu USD, gấp 2 lần năm 2000. 6 tháng đầu năm nay có thêm 21 dự án với tổng trị giá 55 triệu USD. Năm 2002, tổng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 102 triệu USD với 48 dự án, giảm 56% so với năm 2001 và giảm 10 lần so với thời kỳ kỷ lục 96-97. Tính đến đầu năm 2003, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là 4,3 tỉ USD ( số liệu của Tổng cục Hải quan) Vào ngày 14/11/2003, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoriko Kawaguchi đã ký kết Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa về giao lưu kinh tế hai nước. Hiệp định này được xác định là một hiệp định kiểu mới với nhiều điểm tích cực, ví dụ : về nguyên tắc, dành đối xử quốc gia ngay từ giai đoạn cấp phép đầu tư và cấm việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ gây trở ngại cho đầu tư. Ngày 5/12/2003, Sáng kiến chung Nhật Việt về cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được hoàn tất và ký xác nhận giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc với đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hattori Norio. Về viện trợ phát triển chính thức ODA : Hiện nay Nhật Bản là nước có ODA dành cho Việt Nam lớn nhất.Từ năm 1992 – 2002 đạt khoảng 8,2 tỉ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1 tỉ USD, chiếm khoảng 40% tổng khối lượng ODA mà cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam. Năm tài khoá 2001, mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, Nhật Bản vẫn duy trì ODA cho Việt Nam ở mức cao 91,6 tỉ Yên ( khoảng 710 triệu USD) tăng 8% so với năm 2000. Năm 2002 là 92,4 tỉ Yên (747 triệu USD), năm 2003 là 93,3 tỉ Yên, đều tăng 6 đến 7% so với năm trước. Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật dành cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là : phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trường. c. Về hợp tác lạo động : Từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử 16000 tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật. Với tỉ lệ người ở độ tuổi hưu trí chiếm tới 17% Nhật Bản được đánh giá là một thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam trong thời gian 5 -10 năm tới. Hiện nay có khoảng 6500 người Việt nam làm việc tại Nhật ( số liệu của Cục quản lý lao động nước ngoài) với thu nhập ổn định. Tuy nhiên thời gian gần đây nổi lên vấn đề lao động Việt Nam bỏ trốn tại Nhật ( cao nhất trong số các nước cử lao động sang Nhật) gây khó khăn cho việc hợp tác lao động. d. Về văn hoá giáo duc: Về văn hoá :Hai nước đang triển khai các chương trình đào tạo con người, chương tình thanh niên ASEAN ( 100 người/năm) và trao đổi các đoàn văn hoá, những tình nguyện viên, chuyên gia. Hàng năm có từ 1 đến 2 dự án viện trợ không hoàn lại về văn hoá do chính phủ Nhật Bản cấp, ví dụ thiết bị học ngoại ngữ, thiết bị bảo quản tư liệu Viện Hán – Nôm , Bảo tàng lịch sử, Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Về giáo dục : Hàng năm chính phủ Nhật Bản cấp học bổng cho khoảng trên 100 học sinh sinh viên Việt Nam sang Nhật đào tạo. Trong những năm gần đây, số học sinh du học tự túc cũng tăng lên. Tổng số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản khoảng 1000 người. Trong 5 năm từ 1994 đến 1999, chính phủ Nhật đã viện trợ 9,5 tỉ Yên để xây dựng 195 trường tiểu học ở các tỉnh miền núi và ven biển đang bị thiên tai. e. Về du lịch : Năm 2001 có 220.000 lượt khách du lịch Nhật đến Việt Nam. Năm 2002, con số này là gần 300.000 lượt người, tăng 30%. Lượng khách du lịch không giảm ngay cả sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ. Thậm chí trong dịch SARS vừa rồi thì Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến tin cậy của du khách Nhật. Tháng 12/2000 và tháng 4/2001 Festival Việt Nam đã được tổ chức tại Tokyo nhằm giới thiệu về Việt Nam và thúc đẩy khách du lịch. Tháng 4/2003, nhân chuyến đi thăm và làm việc của Thủ tướng Phan Văn Khải, đường bay Hồ Chí Minh – Fukuoka đã được mở, tạo thuận lợi cho du lịch Nhật Bản và là cơ hội lớn cho Việt Nam về thị trường du lịch và xuất khẩu tại chỗ. II. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI
Tài liệu liên quan