Mỹ là quốc gia có lực lượng chuyên gia kỹ thuật quân sự hùng hậu và cũng đầu tư nhiều
tiền của để nghiên cứu và phát triển các phương tiện chiến đấu được điều khiển từ xa.
Dưới đây là những thế hệ máy bay không người lái mới nhất của không quân Mỹ có thể
được điều khiển từ xa cách đó hàng trăm km, hoặc có thể điều khiển thông qua vệ tinh.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không chiến Điều khiển từ xa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không chiến Điều khiển từ xa
Mỹ là quốc gia có lực lượng chuyên gia kỹ thuật quân sự hùng hậu và cũng đầu tư nhiều
tiền của để nghiên cứu và phát triển các phương tiện chiến đấu được điều khiển từ xa.
Dưới đây là những thế hệ máy bay không người lái mới nhất của không quân Mỹ có thể
được điều khiển từ xa cách đó hàng trăm km, hoặc có thể điều khiển thông qua vệ tinh.
"Siêu sinh vật ảo" Swarming Micro Air Vehicle Networks (SMAVNET)
Một mẫu máy bay đang được các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Trung tâm nghiên
cứu KHCN quân sự Hoa Kỳ thiết kế chế tạo trên cơ sở ý tưởng từ loài chim. Đây sẽ là
một "siêu sinh vật ảo" được điều khiển thông qua các cảm biến truyền thông và di động
để xâm nhập bất kỳ mục tiêu nào được quan tâm.
Micro Air Vehicle
Một xu hướng mới trong phát triển kỹ thuật quân sự là lấy cảm hứng từ côn trùng bay
hay các loài chim để nhằm đạt được khả năng bay chưa từng thấy. Các loài sinh vật bay
cho thấy không chỉ thú vị ở phương pháp bay mà chính là sự ổn định bởi cấu tạo khí động
học của chúng.
Được gọi với cái tên ngộ nghĩnh là “thùng bia bay”, các phương tiện này chủ yếu dùng
cho mục đích do thám đối phương. Thiết bị này có thể để trong ba lô và mang vác đi rất
dễ dàng. Nó còn được trang bị camera để tìm kiếm các thiết bị nổ trên chiến trường. Thế
hệ đầu tiên của “thùng bia bay” hoạt động khá ồn và có độ tin cậy không cao. Chính vì
thế mà hãng sản xuất Honeywell, Mỹ, đang tính tới việc nâng cấp thiết bị này. Dự kiến,
model thế hệ kế tiếp của phương tiện do thám điều khiển từ xa này sẽ được sử dụng trên
chiến trường trong năm tới (2011).
Xem hình ảnh video tại đây
Scan Eagle
Máy bay do thám không người lái Scan Eagle là loại máy bay nhỏ sải cánh dài 3m, thân
dài 1,2m do hãng Boeing chế tạo, có thời gian bay lên đến 15 giờ để thực hiện việc
truyền tải hình ảnh trực tiếp về trung tâm điều khiển cách xa hơn 100km. Từng được sử
dụng trong cuộc chiến Iraq từ năm 2005, Scan Eagle được trang bị hệ thống video độ
phân giải cao có chức năng chống rung mạnh.
RQ-4 Global Hawk
RQ-4 Global Hawk là loại máy bay trinh sát không người lái điều khiển từ xa của hải
quân và không quân Mỹ. Được trang bị hệ thống ra đa có độ phân giải cực cao SAR
(Synthetic Aperture Radar), thiết bị định vị vệ tinh, camera hồng ngoại hiện đại nhất để
cung cấp một cái nhìn tổng quan và giám sát mục tiêu có hệ thống. Nó có thể thâm nhập
vào đám mây che phủ và bão cát với tầm hoạt động trong vòng 100.000 km vuông mỗi
ngày. Thu thập hình ảnh và dữ liệu trực tiếp truyền về căn cứ theo thời gian thực để các
chuyên gia quân sự có thể ngay lập tức phân tích tình hình. Chi phí sản xuất RQ-4 Global
Hawk khoảng 35 triệu USD mỗi chiếc.
MQ-9 Reaper
MQ-9 Reaper là một máy bay không người lái do hãng General Atomics chế tạo đưa vào
sử dụng trong Không quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ, Không quân Ý, và Không quân
Hoàng gia Anh. Được trang bị các dụng cụ do thám điện tử để phát hiện mục tiêu và
chuyển tin tức về cho trung tâm. Reaper có thể hoạt động trên không tới 20 tiếng đồng hồ
với vận tốc trung bình khoảng 160 km/giờ. Máy bay được điều khiển bởi một đội 2 người
từ trạm chỉ huy, một người điều khiển chính và một người điều khiển riêng bộ phận cảm
biến.
Reaper được quân đội Hoa Kỳ sử dụng để do thám cũng như oanh kích bằng hỏa tiễn các
mục tiêu trong cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan và Pakistan. Reaper còn được dùng vào
việc bắt những di dân bất hợp pháp vượt qua biên giới México đến Hoa Kỳ. Ngoài ra có
khả năng tuần phòng trên biển để săn lùng bọn buôn lậu. Chiếc máy bay do thám này
được điều khiển thông qua vệ tinh với độ trễ tín hiệu vào khoảng 1,2 giây. Nhờ động cơ
950 mã lực mà MQ-9 Reaper có thể đạt trần bay 20km, và mang theo một trọng lượng
lên tới 1,36 tấn. Do đó, không quân Mỹ thường sử dụng chiếc UAV này để mang bom và
tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Camera của MQ-9 Reaper có thể đọc được chữ
trên tấm bảng cách đó 3,2km.
Boeing X-37
Boeing X-37 là loại máy bay không gian không người lái được thiết kế để thử nghiệm
cho các chuyến bay vào vũ trụ trong tương lai. Sự ra đời của nó từng dấy lên nỗi lo ngại
về một "cuộc chiến giữa các vì sao". Nó có thể ra vào bầu khí quyển như "đi chợ". Tuy
nhiên mọi thông tin về loại "weaponisation" này hiện đang được Mỹ giữ bí mật. Dự kiến
loại máy bay này có thể bay đến 9 tháng trong qũy đạo để thực hiện nhiệm vụ và sau đó
tự động trở về căn cứ. Tốc độ bay của X37 là 4 ngày hết một vòng trái đất.
X-37 không phải là thiết kế để mang con người. Thân dài 8,9m và sải cánh của nó chỉ
rộng 4.5m, được trang bị pin và các tế bào năng lượng mặt trời, nó chỉ lớn bằng một phần
tư kích thước của một tàu con thoi bình thường. Một mẫu máy bay thử nghiệm thứ hai đã
được chuẩn bị cho bay thử vào năm 2011.
X-47B
Đây có lẽ là chiếc máy bay không người lái tàng hình “khủng” nhất của quân đội Mỹ. X-
47B được thiết kế cất cánh từ mặt đất hoặc trên tàu chiến, và có thể nạp nhiên liệu trên
không nên tầm bay là vô tận. X-47B có chiều dài khoảng 5,8m và có thể mang được 2 tấn
bom, tên lửa, và thiết bị do thám. Có nguồn tin còn nói rằng, X-47B mang cả vũ khí laser
và sóng siêu tần. Trông giống như một mũi tên màu đen đơn giản, không có cánh đuôi
đứng, X-47B có hệ thống hạ cánh với sáu bề mặt điều khiển, khung bằng vật liệu
composite nhẹ siêu bền.q