Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi đọc tiêu đề bài
viết này, mặc dù vậy tôi vẫn khẳng định rằng vẫn có “một vài
cách” nào đó mà có thể chúng ta không SEO mà vẫn có thể
tăng thứ hạng tìm kiếm cho website của mình.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không SEO vẫn tăng thứ hạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không SEO vẫn tăng thứ
hạng
Tôi tin chắc rằng các bạn sẽ rất ngạc nhiên khi đọc tiêu đề bài
viết này, mặc dù vậy tôi vẫn khẳng định rằng vẫn có “một vài
cách” nào đó mà có thể chúng ta không SEO mà vẫn có thể
tăng thứ hạng tìm kiếm cho website của mình.
1. Nâng cao sự tiện dụng của website:
Trang web được thiết kế với sự đơn giản nhất, dễ sử dụng và
không gây cảm giác phiền nhiễu cho người sử dụng. Cấu trúc
mạch lạc, rõ ràng và có Menu định hướng phù hợp.
Nếu nhìn từ góc độ SEO thì đây là kiến thức tổng quát. Một
website đã không thân thiện với người sử dụng thì càng
không thân thiện với các máy tìm kiếm. Điều đó là hiển
nhiên.
Thông thường, việc tăng sự tiện dụng cũng có nghĩa là cải
thiện cấu trúc thông tin của website, các liên kết, đề mục,
hình ảnh. Và điều này thì sẽ có tác động tốt cho Spider tìm
kiếm dữ liệu trên web của bạn.
2. Làm việc với các nhóm marketing khác:
Đừng tưởng rằng SEO có thể đi độc lập riêng 1 con đường
của mình, thật không may mắn nếu bạn có ý định như thế
trong chiến lược của mình. Việc kết hợp SEO với các phương
tiện marketing khác sẽ giúp bạn đồng bộ hóa thông điệp của
mình cả trên online lẫn offline. Các kết quả tìm kiếm tập
trung các thông điệp offline sẽ phần nào hỗ trợ nỗ lực SEO
của bạn. Đừng quên phối hợp SEO và bất cứ nhóm marketing
nào như TV, Billboard, Email, Roadshow …
3. Kết hợp chặt chẽ với PR:
Thông cáo báo chí hoặc các nội dụng PR cần được tối ưu hóa
trước khi đến tay người tiêu dùng. Mà về điều này thì tôi thú
thật, sẽ có một chút liên quan đến đội ngũ SEO trong việc tối
ưu hóa cấu trúc bài PR, đặt các siêu liên kết cần thiết tới
website của bạn.
SEO & PR
4. Theo dõi và thúc đẩy cộng đồng:
Mỗi doanh nghiệp đều có một cộng đồng trực tuyến. Một số
ngành, cụ thể như du lịch – sẽ có những forum với hàng ngàn
trao đổi ý kiến và gợi ý về dịch vụ. Là một nhân viên tiếp thị
hiểu biết, bạn có thể thúc đẩy những nền tảng đó bằng việc
trở thành thành viên và có được sự thu hút trong xếp hạng
cũng là một kết quả trực tiếp của chiến lược tham gia cộng
đồng này. Thêm nữa, có nhiều mục do người dùng tạo nói về
các sản phẩm, cung cấp cả thông tin phản hồi vô giá cho cải
tiến các các dịch vụ hiện tại. Và quan trọng hơn hết, người
tiêu dùng có thể tìm thấy bạn thông qua các cộng đồng này.
5. Cập nhật các nội dung mới thường xuyên:
Với một số tổ chức, nội dung rất khó cập nhật thường xuyên.
Ví dụ, một công ty bán một sản phẩm mà muôn đời không
thay đổi về tính năng sản phẩm thì chẳng có lý do gì họ cần
cập nhật nội dung (Tôi tưởng tượng tới dao lam… he he).
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thu hút người sử dụng thông
qua việc “tút” mới lại diện mạo của website. Tóm lại: nếu nội
dung có vẻ “quá cũ rích” theo cách nhìn của con người, bạn
hãy tưởng tượng cảm giác của bộ máy tìm kiếm phải thấy nó
hàng tháng sẽ như thế nào?
Thậm chí nếu bạn chưa bao giờ làm SEO, việc cải thiện và
cập nhật nội dung sẽ giúp bạn cơ hội xếp hạng cao hơn và
tăng được lưu lượng website của bạn. Dù điều này đang được
tranh cãi, đặc biệt trong những lĩnh vực nhiều cạnh tranh như
“khách sạn” hay “giải trí”. Tuy nhiên, Cốt lõi của lòng tin
chính là ấn tượng về tinh thần. Có những trang đơn giản bằng
cách thực hiện tốt nội dung và đã có được thứ hạng và lưu
lượng chỉ nhờ giữ cho nội dung luôn mới mẻ.
5 Yếu tố mà tôi vừa nói, không đơn giản là giúp tăng thứ
hạng mà về lâu dài thì có thể giữ chân cả người sử dụng hiện
tại của bạn. Và thật sự Vũ Lê sẽ rất vui lòng nếu được sự góp
ý thêm của các bạn đọc blog của tôi, xem như là một món
quà cho sự trở lại viết bài sau 5 tháng im ắng.
Chú ý khái niệm Spider: Nói một cách dễ hiểu thì đây là
những robot chuyên đi làm nhiệm vụ thu thập thông tin từ
website của bạn.