Không và Sắc trong Phật giáo

Trong Phật giáo có khái niệm “Không và Sắc”, “Hữu và Vô”. Khái niệm ấy đôi khi được giải thích một cách phức tạp. Thường thường, người không theo đạo Phật rất khó hiểu thế nào là “sắc”, thế nào là “không”. Ngũ hành có thể giải nghĩa “sắc không” một cách giản dị, từ đó cho phép ta hiểu sâu hơn “không sắc”, dần dần tự mình tu tại gia, mang lại niềm hạnh phúc cho chính tâm hồn mình và sự yêu thương cho đồng loại. “Sắc” là những vật thể hiện hữu có sắc mầu, có hình thể, có thể cảm nhận được. Mở rộng ra “sắc” là mọi thứ trên đời. “Không” là mặt đối lập của nó. Mặt đối lập ấy là một thùng chứa “trống không”. Nhưng thùng chứa ấy là cái gì, nằm ở đâu? Để tìm bản chất của cái thùng “trống không” ta sẽ phân tích như sau. Trước hết, ta hãy bắt đầu bằng nhịp điệu tích/tản. Con người hơn mọi vật khác là có tới bốn cấp độ tích/tản. Giống như các vật thể vô tri, con người tích/tản trường tế vi. Như cây cối, con người tích/tản khí. Như động vật con người tích/tản chất (thực phẩm). Và hơn cả mọi loài, con người còn tích/tản thông tin dưới mọi hình thái. Ta tự hỏi, đối với trường tế vi, khí và chất (dinh dưỡng) ta có thể tích được bao nhiêu. Cái đó tùy người. Nhưng với người to béo và cả người gầy ốm nữa, mỗi chúng ta không thể tích quá nhiều hơn kẻ khác ba loại vật chất ấy. Ba loại vật chất ấy tích vào bao nhiêu thì phải tản ra bấy nhiêu, để đạt sự cân bằng. Ba quá trình tích/tản đó gọi là tích/tản cân bằng tĩnh. Vì trường tế vi nếu tích/tản không cân bằng thì ta nóng đổ mô hôi hoặc chết rét. Đối với khí (không khí) cũng vậy, tích nhiều lắm thì cũng chỉ bằng dung tích của lá phổi, ngược lại khi tích được dưới mức cân bằng ta sẽ phải thở ô xy (khi ốm chẳng hạn), nếu không ta sẽ chết. Còn chất dinh dưỡng, dù có bổ béo cũng không thể tích quá nhiều.

doc3 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không và Sắc trong Phật giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan