Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh và thành phố với tổng diện
tích khoảng 40.000km², chiếm 12,3% diện tích của cả nước. Dân số vùng ĐBSCL là
18 triệu người, chiếm20% dân số cả nước, trong đó có trên 80% dân số sống ở vùng
nông thôn. ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ
0,7-1,2m so với mực nước biển và là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi triều và xâm nhập mặn. Hàng năm, 50% diện tích vùng ĐBSCL bị
ngập lũ từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Trước những biểu
hiện của BĐKH như nhiệt độ, mực nước biển tăng, thay đổi lượng mưa, khu vực
ĐBSCL được coi là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH như
bị nhiễm mặn, ngập úng, dẫn tới thiếu nước, mất an ninh lương thực, do đó cần
sớm triển khai các giải pháp đồng bộ để chủ động ứng phó với BĐKH.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng vùng đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá tác động và đề xuất các giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƢỚC BIỂN DÂNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh và thành phố với tổng diện
tích khoảng 40.000km², chiếm 12,3% diện tích của cả nước. Dân số vùng ĐBSCL là
18 triệu người, chiếm20% dân số cả nước, trong đó có trên 80% dân số sống ở vùng
nông thôn. ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ
0,7-1,2m so với mực nước biển và là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi triều và xâm nhập mặn. Hàng năm, 50% diện tích vùng ĐBSCL bị
ngập lũ từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Trước những biểu
hiện của BĐKH như nhiệt độ, mực nước biển tăng, thay đổi lượng mưa, khu vực
ĐBSCL được coi là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH như
bị nhiễm mặn, ngập úng, dẫn tới thiếu nước, mất an ninh lương thực, do đó cần
sớm triển khai các giải pháp đồng bộ để chủ động ứng phó với BĐKH.
I. XU THẾ VÀ KỊCH BẢN BĐKH VÙNG ĐBSCL
1. Xu thế biến đổi khí hậu theo số liệu quan trắc
Trên cơ sở số liệu quan trắc được cập nhật đến năm 2014 cho thấy, các yếu tố
khí hậu đã có những biến đổi khá rõ ràng và có tính đồng nhất khá cao giữa các địa
phương. Tuy nhiên, so với các vùng khí hậu khác, khu vực đồng bằng sông Cửu Long
có mức tăng của nhiệt độ thấp hơn.
Về nhiệt độ: Trong những năm qua, nhiệt độ quan trắc được có xu thế gia tăng
ở các trạm trên khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mức tăng phổ biến của nhiệt độ
trung bình năm trên khu vực vào khoảng từ 0,25 đến 0,7oC trong 50 năm gần đây.
Nhiệt độ ở các tỉnh ở phía Tây Nam tăng nhanh hơn so với các tỉnh ở phía Đông Bắc
khu vực. Mức tăng nhiệt độ ở các mùa trong năm (mùa khô và mùa mưa) là khá tương
đồng nhau. Tuy nhiên, nhiệt độ trong các tháng mùa khô tăng nhanh hơn so với nhiệt
độ các tháng mùa mưa.
Về lượng mưa: Trong 50 năm gần đây, lượng mưa năm có xu thế tăng ở hầu hết
khu vực, với mức tăng phổ biến 2,5 đến 20%. Bên cạnh đó, một số trạm có quan trắc
lượng mưa không biến đổi nhiều hoặc giảm nhẹ như Cà Mau, Cần Thơ, với mức giảm
dưới 2%.
Cực trị và hiện tượng cực đoan liên quan đến nhiệt độ: Trong 50 năm gần đây,
nhiệt độ tối cao có xu thế giảm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ngược lại, nền
nhiệt độ tối thấp có xu thế gia tăng rất rõ ràng. Cùng với xu thế giảm nhiệt độ tối cao,
số ngày nắng nóng ở khu vực có xu thế giảm nhẹ trong những năm qua.
Cực trị và hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa: Cùng với xu thế tăng
của lượng mưa năm, một số hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa cũng có xu
thế gia tăng khá rõ ràng. Trong đó, lượng mưa một ngày lớn nhất, năm ngày lớn nhất
và số ngày mưa lớn có xu thế gi tăng ở hầu hết các địa phương, đặc biệt là ở phía
94
Đông của khu vực. Hạn hán không có xu thế biến đổi rõ ràng, mức độ hạn nặng - hạn
nghiêm trọng có xu thế gia tăng trong thời gian gần đây.
2. Kịch bản biến đổi khí hậu
(1) Nhiệt độ và các hiện tượng cực đoan liên quan:
Nhiệt độ trung bình:Theo RCP4.5, nhiệt độ trung bình năm khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long tăng khoảng 1,3÷1,5oC vào giữa thế kỷ và 1,8÷1,9oCvào cuối thế kỷ.
Theo RCP 8.5, tăng khoảng 1,7÷1,9oC vào giữa thế kỷ và tăng khoảng 3,3÷3,5oC vào
cuối thế kỷ 21.
Nhiệt độ cực trị: Theo RCP4.5, đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao và tối thấp
trung bình năm có xu thế tăng từ 1,62,7oC. Theo cao RCP8.5, mức tăng có thể đến
4,5
o
C.
Số ngày nắng nóng:Theo RCP4.5, vào giữa thế kỷ 21, số ngày nắng nóng tăng 10
đến 20 ngày. Đến cuối thế kỷ 21, tăng từ 20 đến 40 ngày.
(2) Lượng mưa và mưa cực trị:
Lượng mưa mùa hè (6-8), theo RCP4.5, tăng 3÷9% vào giữa thế kỷ và tăng
khoảng 5,0÷10% vào cuối thế kỷ. Theo RCP8.5, giữa thế kỷ tăng 8,0÷13,%; đến cuối
thế kỷ 21 tăng khoảng 10÷15%.
Lượng mưa mùa đông (12-2), theo RCP4.5, tăng 25÷40% vào giữa thế kỷ và
tăng khoảng 60÷100% vào cuối thế kỷ. Theo RCP8.5, giữa thế kỷ tăng 40÷70%; đến
cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 50÷80%.
Lượng mưa mùa xuân (3-5), theo RCP4.5, giảm 1÷8% vào giữa thế kỷ và tăng
khoảng 5÷10% vào cuối thế kỷ. Theo RCP8.5, giữa thế kỷ giảm nhẹ dưới 5% trên phần
diện tích phía Đông và tăng 2÷10% ở phần diện tích phía Tây; đến cuối thế kỷ lượng
mưa giảm dưới 5% ở phần diện tích phía cực Nam và tăng khoảng 2÷8% trên các phần
diện tích còn lại.
Lượng mưa một ngày lớn nhất và năm ngày lớn nhất đến cuối thể kỷ 21, theo
RCP 4.5, mức tăng của lượng mưa 1 ngày lớn nhất có thể tăng từ 40 đến 50%; lượng
mưa 5 ngày liên tiếp lớn nhất có thể tăng từ 30 đến 40% .
Hạn hán: Nguy cơ hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn vào các tháng mùa xuân ở khu
vực.
3. Xu thế biến đổi mực nƣớc biển
Tại khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long có một số trạm hải vănnhư
Vũng Tàu, Côn Đảo, Thổ Chu và Phú Quốc.Kết quả tính toán cho thấy, mực nước
trung bình tại tất cả các trạm ven biển đồng bằng sông Cửu Long đều có xu thế tăng và
đều thỏa mãn kiểm nghiệm thống kê về xu thế, với mức tăng từ 3,19 mm/năm đến
5,28mm/năm, trung bình cho toàn khu vực, mực nước biển trung bình có xu thế tăng
khoảng 4,17mm/năm (Bảng 1).
95
Bảng 1. Danh sách các trạm hải văn và xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình
tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long
TT Tên trạm
Thời gian
quan trắc
Xu thế
biến đổi
Chỉ số
kiểm nghiệm
r
Đánh giá
1 Vũng Tàu 1978 - 2014 3,19 0,60 Tăng
2 Côn Đảo 1986 - 2014 4,79 0,86 Tăng
3 Thổ Chu 1995-2014 5,28 0,79 Tăng
4 Phú Quốc 1986-2014 3,40 0,76 Tăng
Trung bình 4,17
Hình 1. Xu thế thay đổi mực nƣớc biển toàn Biển Đông theo số liệu vệ tinh
Tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng khoảng
4,90mm/năm, cao hơn so với khu vực ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế
(2,5,mm/năm) và thấp hơn so với khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Bà Rịa – Vũng
Tàu (5,6 mm/năm) (Hình 1).
4. Kịch bản nƣớc biển dâng cho khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu
Long
Các kịch bản nước biển dâng được xây dựng cho các tỉnh ven biển đồng bằng
sông Cửu Long và được tổng hợp thành 2 khu vực: 1) Khu vực ven biển phía đông
đồng bằng sông Cửu Long (từ nam Bình Thuận đến mũi Cà Mau) và 2) Khu vực ven
96
biển phía tây đồng bằng sông Cửu Long (từ Mũi Cà Mau đến Kiên Giang). Nhìn
chung, trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, xu thế tăng của mực nước biển
trong các kịch bản RCP không có sự sai khác. Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể từ
năm 2040 trở đi với sự tăng lên rõ rệt về mực nước biển trung bình của kịch bản
RCP8.5 so với các kịch bản khác. Kịch bản tại khu vực ven biển phía Tây đồng bằng
sông Cửu Long cao hơn một ít so với khu vực phía Đông (Bảng 2, 3).
Theo kịch bản RCP2.6: Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất khu
vực ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long có giá trị tương ứng là 45cm
(27cm ÷ 68cm); khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long có mực nước biển dâng
cao hơn một ít là 44cm (27cm ÷ 65cm).
Theo kịch bản RCP4.5: Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất khu
vực ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long có giá trị tương ứng là 53cm
(32cm ÷ 77cm); khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long có mực nước biển dâng
cao hơn một ít là 55cm (33cm ÷ 78cm).
Theo kịch bản RCP6.0: Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất khu
vực ven biển phía Đông đồng bằng sông Cửu Long có giá trị tương ứng là 56cm
(37cm ÷ 81cm); khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long có mực nước biển dâng
cao hơn một ít là 58cm (39cm ÷ 82cm).
Theo kịch bản RCP8.5: Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất khu
vực ven biển phía đông đồng bằng sông Cửu Long có giá trị tương ứng là 73cm (48cm
÷ 105cm); khu vực phía Tây đồng bằng sông Cửu Long có mực nước biển dâng cao
hơn một ít là 75cm (52cm ÷ 106cm).
Bảng 2. Mực nƣớc biển dâng tại khu vực ven biển phía Đông ĐBSCL
Đơn vị: cm
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
RCP 2.6
12
(7 ÷ 19)
17
(10 ÷ 25)
21
(12 ÷ 32)
26
(15 ÷ 39)
30
(18 ÷ 46)
35
(20 ÷ 52)
39
(23 ÷ 59)
44
(26 ÷ 66)
RCP 4.5
12
(7 ÷ 18)
17
(10 ÷ 25)
22
(13 ÷ 32)
28
(17 ÷ 40)
33
(20 ÷ 49)
40
(24 ÷ 58)
46
(28 ÷ 67)
53
(32 ÷ 77)
RCP 6.0
11
(7 ÷ 16)
16
(10 ÷ 23)
21
(14 ÷ 31)
27
(18 ÷ 39)
34
(22 ÷ 48)
41
(27 ÷ 58)
48
(32 ÷ 69)
56
(37 ÷ 81)
RCP 8.5
12
(8 ÷ 17)
18
(12 ÷ 26)
25
(16 ÷ 35)
32
(21 ÷ 46)
41
(27 ÷ 59)
51
(33 ÷ 73)
61
(41 ÷ 88)
73
(48 ÷ 105)
97
Bảng 3. Mực nƣớc biển dâng tại khu vực ven biển phía Tây ĐBSCL
Đơn vị: cm
Khu vực
Các mốc thời gian của thế kỷ 21
2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100
RCP 2.6
13
(8 ÷ 19)
17
(10 ÷ 26)
22
(13 ÷ 33)
27
(16 ÷ 40)
31
(19 ÷ 47)
36
(22 ÷ 54)
41
(25 ÷ 61)
45
(27 ÷ 68)
RCP 4.5
12
(7 ÷ 18)
17
(10 ÷ 25)
23
(14 ÷ 32)
28
(17 ÷ 40)
34
(21 ÷ 49)
41
(25 ÷ 58)
48
(29 ÷ 68)
55
(33 ÷ 78)
RCP 6.0
11
(8 ÷ 16)
16
(11 ÷ 23)
22
(15 ÷ 31)
28
(19 ÷ 40)
35
(23 ÷ 49)
42
(28 ÷ 59)
50
(33 ÷ 70)
58
(39 ÷ 82)
RCP 8.5
12
(9 ÷ 17)
18
(13 ÷ 26)
25
(17 ÷ 35)
33
(23 ÷ 47)
42
(29 ÷ 59)
52
(36 ÷ 73)
63
(44 ÷ 89)
75
(52 ÷ 106)
a) b)
Hình 2. Kịch bản nƣớc biển dâng cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long:
a) khu vực ven biển phía đông; b) khu vực ven biển phía tây
Về n uy cơ n ập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu: Nếu mực nước biển dâng
100 cm sẽ ảnh hưởng 38,9% diện tích đất của Đồng bằng Sông Cửu Long (Hình 3),
các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,9%).
Hình 3. Nguy cơ ngập ứng với mức nƣớc biển dâng 100cm
98
II. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN ĐBSCL TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY
Vài chục năm trở lại đây, tình trạng BĐKH trên toàn cầu ngày càng tăng rõ nét
và những tác động xấu nghiêm trọng là rất lớn, biểu hiện như: Mực nước biển dâng,
băng tan, tình trạng nắng nóng, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, thiệt hại kinh tế, giảm đa
dạng sinh học, hủy diệt hệ sinh thái, Cùng với nhiệt độ gia tăng, BĐKH phá vỡ quy
luật tự nhiên của các mùa, gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết,
khí hậu cực đoan như nắng nóng, hạn hán và lũ lụt. Thế giới đã chứng kiến mỗi thập
kỷ sau lại nóng hơn thập kỷ trước; thời kỳ 2011 - 2015, là giai đoạn nóng nhất theo số
liệu quan trắc được và năm 2015 với tác động của hiện tượng El Nino, đã trở thành
năm nóng nhất trong lịch sử, kể từ khi có quan trắc khí tượng thủy văn. Hạn hán dẫn
tới xâm nhập mặn, riêng vùng ĐBSCL diện tích đất canh tác thường xuyên bị xâm
nhập mặn là 676.000ha, chiếm khoảng 40% trong tổng số 1,7 triệu ha đất nông nghiệp.
Vào mùa khô, diện tích đất ở ĐBSCL bị tác động của thuỷ triều gây xâm nhập mặn có
thể chiếm đến gần 1 triệu ha.
Hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong năm
2015 - 2016 là do ảnh hưởng của El Nino mạnh và kéo dài liên tục từ năm 2014 (kéo
dài hơn và mạnh tương đương với El Nino năm 1997 - 1998). Đáng chú ý, năm 2015
mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long kết thúc sớm, dẫn đến tổng lượng mưa thiếu hụt
nhiều so với trung bình nhiều năm. Bên cạnh đó, tổng lượng dòng chảy sông Mê Công
về đồng bằng sông Cửu Long cũng thiếu hụt so với trung bình nhiều năm, dòng chảy
từ thượng lưu về đồng bằng sông Cửu Long hạn chế và mực nước sông thấp dẫn đến
xâm nhập mặn, với độ mặn cao lấn sâu vào nội địa. Điển hình như những tháng đầu
năm 2016, lượng dòng chảy về sông Cửu Long giảm mạnh, dẫn đến hầu hết các cửa
sông mặn xâm nhập sâu từ 50 km đến 70 km, trong đó sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn
sâu hơn 90 km (sâu hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, khoảng từ 15 km đến 25 km).
Ngoài ra, do BĐKH làm nước biển dâng cao hơn, kết hợp với triều cường và
ảnh hưởng của gió mùa đông bắc mạnh trên Biển Đông, khiến cho nước mặn đi sâu
hơn vào các cửa sông. Độ mặn từ đầu năm 2016 đến nay, hầu hết tại các trạm đo được
luôn ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2015 và trung bình nhiều năm. Đáng lo ngại, có
những nơi nằm sâu trong đất liền trước đây gần như không bị ảnh hưởng bởi mặn như
tỉnh Vĩnh Long, thì từ đầu tháng 2-2016 cũng đã có những số liệu báo cáo về mặn,
trong đó có những nơi trong tỉnh độ mặn lên tới 9g/lít. Đây được coi là những nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay.
Diễn biến mặn trong khu vực khá phức tạp. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện
chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Đông, biển Tây
hoặc cả hai. Ngoài ra, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về ít
cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ven
biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực, mang nước biển kèm theo
độ mặn đi sâu vào nội đồng, trong khi lượng nước từ thượng lưu đổ về còn hạn chế.
Bên cạnh đó, lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình xâm nhập mặn. Ngoài những yếu tố tự nhiên thì yếu tố con người
cũng góp phần không nhỏ gây ra xâm nhập mặn như khai thác và sử dụng nước ngầm
quá mức để đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất và đời sống ở địa phương, thay đổi
mục đích sử dụng đất cũng có ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn.
99
Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt, sản xuất của cả vùng ĐBSCL. Đặc biệt, cuối năm 2015 và những tháng đầu
năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100
năm qua. Ngay từ tháng 2, độ mặn đã duy trì ở mức cao và nghiêm trọng. Trên sông
Tiền và sông Hậu, độ mặn là trên 45‰, xâm nhập sâu tới 70 km tính từ cửa sông, thậm
chí có nơi lên đến 85km (trong khi theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
thì độ mặn bằng 4‰ đã được coi là bị xâm nhập mặn).
Tính từ cuối năm 2015 đến nay, cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều đã bị
nhiễm mặn, trong đó đã có 11/13 tỉnh/thành công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm
nhập mặn là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Ninh Thuận. Mặc dù đã có một số giải pháp được
áp dụng để kiểm soát xâm nhập mặn ở địa phương như: Xây dựng hệ thống kênh rạch
dẫn nước ở ĐBSCL (khoảng 5000km kênh được đào khắp các tỉnh, 45 công trình thủy
lợi với mục đích giảm thiểu lũ lụt và ngăn mặn); Các công trình ngăn mặn lớn tại
ĐBSCL gồm hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống thủy lợi ngọt hóa và
ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre, cống đập Ba Lai và hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống
ven biển ĐBSCL, tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn vẫn diễn biến phức tạp.
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, từ cuối năm 2015 đến nay, nhiều diện tích
cây trồng đã bị ảnh hưởng. Ở vụ Mùa và Thu Đông năm 2015, có khoảng 90.000 ha
lúa bị ảnh hưởng đến năng suất, trong đó thiệt hại nặng khoảng 50.000 ha (Kiên Giang
34.000 ha, Sóc Trăng 6.300 ha, Bạc Liêu 5.800 ha,...). Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, có
104.000 ha lúa bị ảnh hưởng nặng đến năng suất (chiếm 11% diện tích gieo trồng 8
tỉnh ven biểnđang bị ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn). Dự kiến, trong thời gian tới,
diện tích bị ảnh hưởng khoảng 340.000 ha (chiếm 35,5% diện tích 8 tỉnh ven biển).
III. CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG
Đối với ĐBSCL, ảnh hưởng trước mắt và trầm trọng nhất của BĐKH là nước
biển dâng (NBD) cùng các hệ quả đi kèm trực tiếp (như xâm nhập mặn, nhiễm mặn
nước mặt và nước ngầm trong mùa kiệt, thoái hoá đất (phèn mặn hoá), triều cường,
ngập úng ven bờ và sạt lở bờ biển v.v.) và gián tiếp (suy thoái đa dạng sinh học và các
hệ sinh thái ven bờ, giảm năng suất trồng lúa và cây ăn trái, đe doạ sinh kế người
nghèo v.v.). Do đó, các phương án thích ứng phải ưu tiên các vấn đề do NBD, bảo vệ
vùng ven bờ, ven sông (ví dụ: bảo vệ và trồng rừng ngập mặn, quy hoạch vùng ven
bờ), khai thác một số tiềm năng tích cực như nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo an ninh
lương thực và dân sinh.
Tác động của BĐKH và NBD luôn đi kèm và làm trầm trọng hóa tác động của
thay đổi dòng chảy thượng nguồn, của các hoạt động phát triển thượng nguồn và
xuyên biên giới vì vậy cần xem xét vấn đề tổng thể, có tính đến các kịch bản phát triển
KTXH và thay đổi môi trường trong tương lai để lồng ghép với BĐKH.Trong Quy
hoạch Tổng thể ĐBSCL một số vấn đề chưa được chú trọng thoả đáng, gồm: a) tác
động xuyên biên giới, liên vùng của BĐKH, NBD và các hoạt động phát triển; b) phối
kết hợp giữa các địa phương cùng thích ứng, ảnh hưởng của chính các hoạt động thích
ứng từ vùng này tới vùng khác; c) tài nguyên sinh học và vai trò của các hệ sinh thái
trong thích ứng với BĐKH; d) nguồn lực con người và tri thức bản địa trong thích ứng
cấp địa phương, cộng đồng.
Bên cạnh đó, trong khu vực còn thiếu các công trình nghiên cứu chi tiết về hiện
trạng, diễn biến và xu thế xâm nhập mặn, thoái hoá tài nguyên đất và nước do mặn và
100
phèn hoá, thiếu mạng lưới quan trắc và cảnh báo mặn (đặc biệt trong mùa kiệt), nghiên
cứu ảnh hưởng mặn hoá đến canh tác lúa, hoa màu và cây trồng, ; Thiếu các nghiên
cứu về thay đổi dòng phù sa, bùn cát và thay đổi lòng sông và mức độ lún/sạt lở của
đất ven bờ và ven sông. Ngoài ra, vấn đề thay đổi lòng sông và sạt lở bờ do hiện tượng
đói phù sa cũng cần được quan tâm.
Một số biện pháp cần triển khai nhằm thích ứng với BĐKH:
Các biện pháp mềm phi công trình:
Nhóm chính sách:
Đưa các yếu tố, ảnh hưởng xuyên biên giới và giữa các vùng vào tính toán, quy
hoạch tổng thể BDSCL để tăng hiệu quả các giải pháp thích ứng, tăng phối hợp
giữa các địa phương; xây dựng và tổ chức các hoạt động, dự án liên vùng, liên
ngành.
Lồng ghép thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào các quy hoạch, kế hoạch phát
triển địa phương, đặc biệt là quy hoạch tổng thể ĐBSCL.
Xây dựng khung/công cụ đánh giá chi phí lợi ích và hiệu quả kinh tế tiềm năng
của các biện pháp thích ứng/giảm nhẹ BĐKH để lựa chọn và tối ưu hóa các
biện pháp.
Tích hợp thích ứng BĐKH với phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, tăng cường sức
chống chịu và sẵn sàng chuẩn bị của cộng đồng (do khả năng thay đổi/xu hướng
bão di chuyển về phía nam và tăng cường độ, tần suất các hiện tượng thời tiết
cực đoạn).
Đào tạo tích cực, các hoạt động truyền thông và tăng cường nhận thức có sự
tham gia của cộng đồng và cán bộ địa phương; đưa BĐKH và phòng chống
giảm nhẹ thiên tai vào các chương trình, giáo trình của các trường học.
Tăng cường nhận thức và sự tham gia của khối tư nhân, doanh nghiệp và các tổ
chức xã hội vào thích ứng BĐKH.
Kết hợp thích ứng và giảm nhẹ BĐKH để đề xuất và chọn lọc các biện pháp
không hối tiếc (non-regret).
Đào tạo, hỗ trợ xây dựng các đề cương dự án, đề xuất liên quan đến thích ứng
và giảm nhẹ BĐKH cấp địa phương.
Nhóm kỹ thuật:
Xây dựng cơ sở dữ liệu về BĐKH và các dự án, chương trình, hoạt động liên
quan BĐKH ở ĐBSCL; các bộ bản đồ ngập lụt và XN mặn.
Nghiên cứu ảnh hưởng BĐKH đến canh tác lúa, cây ăn quả và an ninh lương
thực ở ĐBSCL; Tiềm năng và các thách thức để phát triển nuôi trồng thủy sản
và các mô hình sinh kế mới trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng.
Nghiên cứu/kiểm kê nguồn tài nguyên đất ngập nước và đa dạng sinh học ở
toàn vùng ĐBSCL trong điều kiện BĐKH.
Xây dựng và đánh giá các mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EBA) và
dựa vào cộng đồng.
101
Khảo sát, kiểm kê hiện trạng rừng ngập mặn của vùng ven bờ ĐBSCL kết hợp
với củng cố hệ thống đê biển
Nghiên cứu động lực học các dòng chảy ven bờ để ngăn chặn sạt lở bờ biển mất
đất.
Các biện pháp công trình:
Quy hoạch lại và tối ưu hóa vận hành hệ thống kênh thủy lợi, cống ngăn mặn.
Củng cố và xây mới đê biển ở một số vùng ảnh hưởng nặng như Kiên Giang,
Cà Mau.
IV. KẾT LUẬN
BĐKH sẽ có những tác động tiềm tàng đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL, do
đó ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Để giảm thiểu các tác động
bất lợi của BĐKH vùn