Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007 đến nay,lạm phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam đang là vấn đề nổi lên được nhiều người quan tâm. Mức lạm phát của năm 2007 là 12,6% và dự kiến năm 2008 lên tới 24-25% đã và đang đặt ra đòi hỏi với Chính phủ phải làm sao để kiềm chế lạm phát, đưa tỷ lệ lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được. Trước tình hình nền kinh tế đang đối mặt với thách thức tỷ lệ lạm phát cao, ngay quý 2/2008, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp; trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến 2 nhóm giải pháp liên quan đến chi tiêu công,đó là: Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công,tiết kiệm chi thường xuyên; và triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, các đơn vị chủ động sử dụng dự toán đã được giao, không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán.
22 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để kiềm chế lạm phát và vai trò của Kiểm toán nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công để kiềm chế
lạm phát và vai trò của Kiểm toán nhà nước
Trong những năm gần đây, nhất là từ năm 2007 đến nay,lạm
phát và kiểm soát lạm phát ở Việt Nam đang là vấn đề nổi lên
được nhiều người quan tâm. Mức lạm phát của năm 2007 là
12,6% và dự kiến năm 2008 lên tới 24-25% đã và đang đặt ra đòi
hỏi với Chính phủ phải làm sao để kiềm chế lạm phát, đưa tỷ lệ
lạm phát xuống mức có thể chấp nhận được. Trước tình hình nền
kinh tế đang đối mặt với thách thức tỷ lệ lạm phát cao, ngay quý
2/2008, Chính phủ đã đưa ra 8 nhóm giải pháp; trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến 2 nhóm giải pháp liên quan đến chi tiêu công,đó
là: Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu công,tiết kiệm
chi thường xuyên; và triệt để thực hành tiết kiệm trong sản xuất
và tiêu dùng, các đơn vị chủ động sử dụng dự toán đã được giao,
không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán. Kết quả thực hiện
khẩn trương và đồng bộ 8 nhóm giải pháp, trực tiếp nhất là các
biện pháp quyết liệt trong thắt chặt chi tiêu công đã phát huy tác
dụng, bước đầu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vậy chi
tiêu công có quan hệ gì với lạm phát? Phải chăng kiểm soát tốt
chi tiêu công sẽ kiểm soát được lạm phát? Bài viết này sẽ góp
phần làm sáng tỏ vấn đề đó.
Lạm phát và mối quan hệ giữa chi tiêu công với lạm phát ở
Việt Nam
Lạm phát là một quá trình giá tăng liên tục.Quan điểm các
nhà kinh tế học thuộc trường phái trọng tiền luôn cho rằng, lạm
phát là hiện tượng tiền tệ. Điển hình là Milton Friendman- nhà
kinh tế học được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1976, đã đưa ra
kết luận: “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”.
Như vậy, phải chăng lạm phát chỉ liên quan đến chính sách tiền
tệ, mà không liên quan đến chính sách tài khóa?Nghiên cứu của
các nhà kinh tế dựa vào mô hình tổng cung và tổng cầu đã chỉ ra,
lạm phát có thể xảy ra do tổng cầu tăng ( lạm phát do cầu kéo)
hoặc do tổng cung giảm (lạm phát do chi phí đẩy). Tăng đầu tư
và chi tiêu công để tăng trưởng kinh tế, nhưng đồng thời cũng
làm tăng tổng cầu. Do vậy, muốn giảm lạm phát thì Chính phủ
cần cắt giảm tổng cầu thông qua giảm chi tiêu công, đặc biệt là
đầu tư công, chấp nhận hy sinh mục tiêu tăng trưởng trong ngắn
hạn để có được tăng trưởng cao, bền vững trong tương lai. Ở
Việt Nam, từ năm 2001 Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa
và chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế.Nhìn chung, tỷ lệ chi tiêu công luôn được duy trì ở mức khá
cao so với GDP trong giai đoạn 2004-2007. Việc duy trì liên tục
chi tiêu công ở mức cao, nhưng cũng có tác động làm tăng mức
giá, gây ra lạm phát.
- Trước hết, liên tục tăng chỉ tiêu công cao gây ra bội chi NSNN
tăng dần theo thời gian. Tăng chi NSNN để kích cầu tiêu dùng,
kích thích đầu tư và tăng đầu tư phát triển sẽ đưa đến tăng
trưởng cao. Tuy nhiên, nếu tăng chi quá mức cho phép của nền
kinh tế, dẫn đến thâm hụt NSNN quá cao và để bù đắp thâm hụt
này phải đi vay từ hai nguồn là vay trong nước và vay nước
ngoài. Việc bù đắp thâm hụt NSNN bằng nguồn huy động từ bên
ngoài góp phần trực tiếp làm tăng cung tiền vào thị trường trong
nước (lượng tiền tệ đổ vào đòi hỏi nhiều Ngân hàng Nhà nước
phải phát hành nhiều tiền hơn để nội tệ hóa). Trong vòng 3 năm
trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao
trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này là ưu tiên tăng trưởng
kinh tế. Giai đoạn từ năm 2001-2007, NSNN cũng có chuyển biến
đáng kể. Tốc độ tăng thu hàng năm bình quân tăng là 18,8%,
nhưng thiếu bền vững do chủ yếu phụ thuộc vào thu từ dầu thô
(27-30%) có biến động giá mạnh, trong khi tốc độ tăng chi bình
quân hằng năm đạt 18,5%.Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mức
bội chi NSNN trong giai đoạn này về cơ bản được cân đồi ở mức
5%GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5% GDP, tăng cao hơn các
năm trước đó, chẳng hạn giai đoạn năm 1991-1995, mức bội chi
NSNN so với GDP chỉ ở mức 2,63% và giai đoạn từ năm 2000 ở
mức 3,87%so với GDP.(nguồn chinh phu.vn)
- Thứ hai, tăng chi tiêu công thông qua phát hành trái phiếu,
công trái giáo dục cho đầu tư các dự án. Chương trình mục tiêu
không trong cân đối NSNN, làm tăng số bội chi thực tế. Ngoài ra,
Ngân hàng Nhà nước phải cung ứng một lượng tiền không nhỏ
để xử lý thiếu hụt tạm thời NSNN, theo quy định phải được hoàn
trả trong năm ngân sách, nhưng trên thực tế thường không được
hoàn trả đúng hạn; phát hành tiền ra để kích cầu đầu tư, phát
hành tiển ra để tăng vốn các Ngân hàng thương mại nhà nước,
ngân hàng chính sách xã hội. Điều đó dẫn đến sự tích tụ tiền tệ
qua các năm và góp phần làm cho lượng tiền trong lưu thông
tăng cao.
- Thứ ba, sự gia tăng quy mô chi tiêu công cao cho đầu tư,
nhưng không kiểm soát được hiểu quả của nguồn vốn đầu tư
công; tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư cao, làm cho nhu
cầu chi đầu tư phát triển càng gia tăng không thực chất, cao hơn
mức cần thiết. Chi chuyển nguồn hàng năm còn quá lớn, ảnh
hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và tạo ra “hư số” trong
thu, chi NSNN(theo báo cáo Kiểm toán của KTNN: số chi chuyển
nguồn từ năm 2005 sang năm 2006 hơn 50.500 tỷ đồng, bằng
21,9% dự toán chi NSNN và bằng 16% tổng số chi NSNN; từ
năm 2006 đến năm 2007 hơn 77.600 tỷ đồng, bằng 26,3% dự
toán chi NSNN và bằng 20% tổng số chi NSNN). Những năm gần
đây, chúng ta đã quá chú ý tới tốc độ tăng trưởng và quyết tâm
đạt tốc độ tăng trưởng cao nên đã dẫn tới tình trạng đầu tư năm
sau cao hơn năm trước. Đầu tư ngân sách nhà nước có cơ cấu
chưa hợp lý, còn dàn trải; hiệu quả đầu tư còn thấp, thất thoát,
lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, quản lý vốn đầu tư
XDCB còn nghiêm trọng. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số ICOR
của Việt Nam trong thời kỳ 1991-2007 là 4,86, năm 2007 là
4,76(1) Theo đánh giá của các chuyên gia, chỉ số ICOR càng cao
thì sự thất thoát,lãng phí trong đầu tư cũng lớn tương ứng, khả
năng hấp thụ vốn trong tăng trưởng càng thấp.Mặt khác, việc đầu
tư tập trung quá nhiều vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, chưa đầu tư
thỏa đáng cho các dự án có khả năng thu hồi vốn, trực tiếp tạo ra
sản phẩm hàng hóa có giá trị làm tăng GDP, là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến đầu tư của Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhưng hiệu
quả đóng góp vào tăng trưởng thấp.
- Thứ tư, công tác quản lý tài chính công nói chung,chỉ tiêu
công nói riêng còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa nhạy bén
với diễn biến của nền kinh té trong nước và ngoài nước.Hệ thống
thông tin đang dần cải thiện, hướng tới sự minh bạch, tuy nhiên
ngân sách chưa tổng hợp đầy đủ là một khó khăn trong việc giám
sát tổng các nguồn thu, các khoản chi, và vị thế tài khóa thực tế.
Việc xác định ưu tiên được thực hiện tách biệt giữa chi đầu tư
(thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư), và chi thường xuyên (thuộc Bộ tài
chính) dễ dẫn đến sự thiếu cân đối giữa hai Bộ. Các quỹ ngoài
ngân sách, các khoản hỗ trợ phát triển chính thức cho vay lại và
rất nhiều khoàn chi ở cấp xã còn chưa được tổng hợp và ngân
sách. Hiện nay, ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển
khác vẫn áp dụng chính sách tài khóa “cùng chiều” với chu kỳ
kinh tế, nghĩa là khi nền kinh tế tăng trưởng thì Chính phủ sẽ chi
nhiều hơn và ngược lại, khi nền kinh tế chững lại thì Chính phủ
buộc phải cắt giảm chi tiêu và do đó sẽ không thúc đẩy được tăng
trưởng kinh tế vào thời điểm cần thiết phải phát huy vai trò của
Chính phủ. Vì vậy, trong thời ký kinh tế phát triển Chính phủ cần
phải tranh thủ tăng tích lũy để khi nền kinh tế chững lại hoặc đi
xuống có thể đẩy mạnh chi tiêu nhằm nhanh chóng vượt qua giai
đoạn khó khăn trong chu ký kinh tế.
Vai trò của KTNN trong kiểm soát chi tiêu công, góp phần
kiềm chế lạm phát.
KTNN là cơ quan kiểm tra tài chính công, một công cụ của Nhà
nước trong quản lý, điểu hành Ngân sách, góp phần minh bạch
quản lý NSNN.Hoạt động kiểm toán Nhà nước nhằm cung cấp
thông tin xác thực, tin cây cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa
phương trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài
sản nhà nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu lực và hiệu quả. Đồng thời,
cung cấp thông tin cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp xem
xét, phê chuẩn quyết toán NSNN, kế hoạch phát triển kinh tế-xã
hội.KTNN còn tư vấn cho Chính phủ, Quốc hội trong quá trình
xây dựng, thông qua triển khai và các chính sách tài khóa, tiền tệ.
Trong quản lý, kiểm soát chi tiêu công để kiềm chế lạm phát, vai
trò của KTNN thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
- Một là, kết quả kiểm toán quyết toán NSNN các cấp hàng năm
sẽ xác nhận tổng thu chi và chi tiết đến từng khoản mục, đồng
thời phân tích, đánh giá về tính hợp lý, bền vững trong cơ cấu
thu, chi và cân đối thu, chi.Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để
KTNN trình bày trước Quốc hội ý kiến về tính hợp lý, bền vững
của các khoản thu, chi và cân đối thu, chi trong dự toán NSNN,
phương án phân phối ngân sách trung ương hàng năm. KTNN
kiến nghị các giải pháp tăng thu, bố trí hợp lý chi NSNN cho mục
tiêu khác nhau, cắt giảm các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư
cho các công trình chưa thực sự cần thiết, hiệu quả thấp để giảm
bội chi, tập trung chi đầu tư cho các dự án, công trình cần thiết
khác.
- Hai là, tư vấn xây dựng chính sách, chế độ quản ý chi tiêu công
chặt chẽ, hiệu quả, ngăn ngưa tham nhũng, thất thoát lãng phí.
Trong quá trình kiểm toán tại các cơ quan, đơn vị quản lý, sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, KTNN phát triển
những cấp bạc, sơ hở về chính sách hiện hành về quản lý,
sdungj các khoản chi tiêu công, qua đó kiến nghị với Quốc hội,
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung
văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách không còn phù
hợp. Ngoài ra, KTNN còn có nhiệm vụ tham gia với cơ quan của
Quốc hội, Chính phủ trong qua trình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật; quyết định các công trình, dự án đâu tư XDCB trọng
điểm quốc gia.
- Ba là, KTNN giúp các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước kiểm soát chặt chẽ các khoản chi
tiêu công, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, nâng
cao hiệu quả chi tiêu công. Thông qua kiểm toán KTNN phát hiện
và chỉ ra những ưu điểm cùng những vấn đề bất cập, hạn chế
trong quản lý, thực hiện chi tiêu công, từ bỏ đề xuất, kiến nghị các
giải pháp khả thi quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn. Đồng thời, kiến
nghị xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra thất thoát,
lãng phí, sử dụng kém hiệu quả các khoản chi tiêu công, góp
phần dăn đe, ngăn ngừa tái diễn sai phạm.
Đối với chi đầu tư XDCB, qua kiểm toán phát hiện các công trình,
dự án kém hiệu quả, chưa cấp thiết, không đủ điều kiện triển
khai, công nghệ lạc hậu…, KTNN đề nghị các đơn vị cắt, giãn tiến
độ để tập trung cho các công trình trọng điểm, khắc phục đầu tư
dàn trải, sắp xếp lại vốn đầu tư một cách hợp lý, sai đinh mức,
chế độ đầu tư, không đúng thực tế thi công…góp phần cắt giảm
chi tiêu công. Đối với các khoản chi thương xuyên, KTNN kiến
nghị xuất toán, thu hồi những khoản chi sai nội dung, sai chế độ,
tiêu chuẩn, chỉ rõ các khoản chi lãng phí, kém hiệu quả dể các cơ
quan, đơn vị chấn chỉnh, bố trí, cơ cấu lại khoản chi.
Qua kiểm toán, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, viện trợ, tài
trợ, các khoản cấp vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, ngân hàng thương mại nhà nước, KTNN sẽ kiến nghị,
đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền bố trí, đầu tư hợp lý
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản vay về cho vay lại,
viện trợ, tài trợ, cấp vốn đầu tư từ ngân sách.
- Bốn là, kết quả kiểm toán góp phàn minh bạch, công khai chi
tiêu công; tham gia chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong
quản lý chi tiêu công.
Tăng cường minh bạch trong quản lý tài chính, đặc biệt là chi
tiêu công là giải pháp cơ bản trong phòng, chống tham nhũng và
tiết kiệm, chống lãng phí, góp phân nâng cao hiệu quả chi tiêu
công, giảm bội chi ngân sách. Tham nhũng làm thất thu, thất
thoát, giảm hiệu quả chi ngân sách, làm nản lòng các nhà đầu tư
trong và ngoài nước, giảm hiệu lực của pháp luật quản lý kinh tế,
tài chính, NSNN…góp phần làm trầm trọng thêm hậu quả của lạm
phát, giảm hiệu lực, hiệu quả của các chính sách chống lạm phát.
Hoat đọng kiểm toán thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử
dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước để xác nhận minh bạch
tài chính, có tác dụng thiết thực trong việc ngăn ngừa và phát
hiện kịp thời tham nhũng, thất thoát.
Ngoài 4 vấn đề nêu trên liên quan trực tiếp đến chi tiêu công,
KTNN còn có vai trò quan trọng trong tư vấn với Chính phủ thực
hiện chính sách tiền tệ hợp lý trong từng thời kỳ. Thông qua kiểm
toán hằng năm đối với Ngân hàng Nhà nước, một số ngân hàng
thương mại nhà nước, bên cạnh việc kiểm tra, xác nhận các chỉ
tiêu trên báo cáo tài chính, KTNN còn đi sâu phân tích, đánh giá
thực tại các chỉ tiêu về lượng tiền phát hành, in tiền từng thời kỳ,
các quỹ dự trữ bắt buộc, lương dự trữ ngoại hối, lãi suất vay, cho
vay, tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ v.v…từ đó kiến
nghị với Chính phủ các giải pháp về chính sách tiền tệ quốc gia.
Kết luận và khiếu nại
Tăng chi tiêu công theo đuổi mục đích tăng trưởng tạo ra bội chi
và là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam
thời gian qua. Chi tiêu công không giải trình đồng thời thiếu sự
đánh giá hiệu quả đầu ra chặt chẽ cơ là một trong những căn
nguyên của lạm phát cao. Do vậy, để kiểm soát lạm phát và đảm
bảo tăng trưởng bền vững, cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý chi tiêu công. KTNN với vị thế là cơ quan kiểm
tra tài chính nhà nước có vai trò rất quan trọng trong kiểm soát
chi tiêu công, tăng cường kỷ luật tài chính, góp phần minh bạch
tài chính nói chung và chi tiêu công nói riêng.
Để phát huy tốt vài trò của KTNN trong kiểm soát chi tiêu
công, cùng với việc nâng cao năng lực, chát lượng hoạt động của
KTNN thì cần phải có chế phù hợp để KTNN tham gia sâu hơn
vào quá trình tư vấn hoạch định, thẩm định chính sách tài khóa,
tiền tệ; tham gia thẩm định dự toán NSNN, các công trình đầu tư
XDCB trọng điểm. Mặt khác, cần có cơ chế khai thác, sử dụng
hiệu quả các kết quả, dữ liệu kiểm toán trong quản lý ngân sách,
phòng chống tham nhũng, đánh giá chính sách tài khóa, chính
sách tiền tệ, giám sát trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị trong quản lý chi tiêu công. Thêm vào đó, cần phải thực
hiện tốt việc công khai, minh bạch kết quả kiểm toán cùng với
báo cáo ngân sách, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị sử
dụng NSNN, các doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2009, nguy cơ lạm phát cao cũng đang đe dọa sự phát triển
kinh tế nước ta, vì vậy trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
2009 Chính phủ đã xác định tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát.
Xuất phát từ bài học chống lạm phát những năm qua và kết quả
kiểm toán tại các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị kinh tế cơ
sở, theo chúng tôi để kiểm soát hiệu quả chi tiêu công, kiềm chế
lạm phát cần thực hiện một số nội dung sau:
1.Cần khẩn trương xem xét, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách
nhà nước, trong đó cần chú ý:
- Xem xét các khoản thu, chi trong cân đối NSNN để ngân sách
đảm bảo thực chát và đúng đắn hơn, như: thu, chi trái phiếu
Chính phủ, các khoản ghi thu – ghi chi…; nghiên cứu bỏ quy định
về chi chuyển nguồn đẻ tránh trùng lặp, tạo “hư số” trong tổng
thu, chi ngân sách, bảo đảm tính chính xác, minh bạch của
NSNN. Trường hợp cần thiết phải duy trì khoản chi này thì cấn có
quy định chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục để kiểm soát các khoản
chi chuyền nguồn .
- Phân cấp ngân sách rõ ràng, khắc phục sự lông ghép qua lớn
như hiện nay giữa các cấp ngân sách, bảo đảm quyền và trách
nhiệm của mỗi cấp ngân sách trong tổng thể chế ngân sách: làm
rõ quyền và trách nhiệm của các cơ quan thu, quản lý NSNN, của
các bộ, ngành và đơn vị thụ hưởng ngân sách.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn
chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ;
xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chính sách thu, chi
NSNN gắn với việc giao, phân phối dư toán thu, chi NSNN.
- Nghiên cứu điều chỉnh lại cách tính, phạm vi tính mức bội chi
NSNN bảo đảm phản ánh đúng thực trạng bội chi NSNN.
- Xây dựng chính sách tài khóa trung hạn và khuân khổ chi tiêu
trung hạn nhằm bảo đảm tính cân đối, bền vững của ngân sách
trong tầm nhìn dài hạn.
Trước mắt trong năm 2009
2.NSNN được điều hành theo mô hình chặt chẽ chi tiêu, cơ cấu
lại các khoản chi, cắt giảm việc mua săm không cấp bách, tạm
dừng các công trình chưa thực sự quan trong, tập trung cho các
khoản chi đầu tư có hiệu quả và các khoản chi cho sản xuất –
nông nghiệp – nông thôn, an sinh xã hội. Triển khai thực hiện tốt
Luật thuế Thu nhập cá nhân; nghiên cứu sửa đổi khung thuế suất
Tài nguyên; tăng cường quản lý thu, giải quyết nợ đọng thu ngân
sách và chống thất thu. Tích cực thực hiện chủ trương “lường thu
mà chi”, khống chế bội chi ở mức thấp nhất có thể được nhăm
kiểm soát lạm phát.