Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả
I Kiểm soát nội bộ nợ phải trả:
1/ Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả
Trong một doanh nghiệp có thể có nhiều khoản phải trả cho các đối tượng
khác nhau và có những đặc điểm về kiểm soát nội bộ khác nhau. Tuy nhiên,
kiểm soát nội bộ đối với hai khoản nợ phải trả phổ biến và thường là quan
trọng đó là nợ phải trả cho người bán, các khoản vay và kiểm soát nội bộ
phải trả công nhân viên.
15 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NỢ PHẢI TRẢ
A/ Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả
I Kiểm soát nội bộ nợ phải trả:
1/ Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả
Trong một doanh nghiệp có thể có nhiều khoản phải trả cho các đối tượng
khác nhau và có những đặc điểm về kiểm soát nội bộ khác nhau. Tuy nhiên,
kiểm soát nội bộ đối với hai khoản nợ phải trả phổ biến và thường là quan
trọng đó là nợ phải trả cho người bán, các khoản vay và kiểm soát nội bộ
phải trả công nhân viên.
2/ Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả cho người bán
Để nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này, trước hết cần
nghiên cứu về kiểm soát nội bộ trong chu trình mua hàng và trả tiền. Có thể
mô tả một quy trình mẫu cho công việc này như sau:
a/ Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho sẽ chuẩn bị và lập
phiếu đề nghị mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng. Một liên
của chứng từ này sẽ được lưu để theo dõi về tình hình thực hiện
các yêu cầu. Khi nghiệp vụ mua hàng đã hoàn thành, sau khi đã
đối chiếu, chứng từ này sẽ được lưu trữ và được đính kèm theo
các chứng từ liên quan như đơn đặt hàng, phiếu nhập kho..
b/ Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng để xem xét về nhu cầu
và chủng loại hàng cần mua, đồng thời khảo sát về các nhà cung cấp, chất
lượng và giá cả.. Sau đó, bộ phận này sẽ được đánh số liên tục và lập
thành nhiều liên. Ngoài liên gởi cho nhà cung cấp, các liên còn lại sẽ gửi
cho bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán nợ phải trả.
c/ Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng lô hàng và
cân đong đo đếm.. Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lập phiếu nhập
kho (hoặc báo cáo nhận hàng) có chữ ký của người giao hàng, bộ phận
nhận hàng và thủ kho. Phiếu này phải được đánh số trước một cách liên
tục, được lập thành nhiều liên và chuyển ngay cho các bộ phận liên quan
như kho hàng, mua hàng, kế toán nợ phải trả.
d/ Trong bộ phận kế toán nợ phải trả, các chứng từ cần được đóng dấu ngày
nhận. Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khác phát sinnh tại
bộ phận này phải được kiểm soát bằng cache đánh số thứ tự liên tục
trước khi sử dụng. Ở mỗi công đoạn kiểm tra, người thực hiện phải ghi
ngày và ký tên để xác nhận trách nhiệm của mình. Thông thường có
những cách kiểm tra, đối chiếu như sau:
So sánh số lượng trên hoá đơn đối với số lượng trên phiếu nhập kho (hoặc báo
cáo nhận hàng) và đơn đặt hàng, mục đích là để không thanh toán vượt
quá số lượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận.
So sánh cả giá cả, chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hoá đơn để bảo đảm
không thanh toán vượt số nợ phải trả cho người bán.
e/ Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ
thực hiện. Sự tách rời hai chức năng là kiểm tra và chấp thuận thanh
toán (do bộ phận kế toán đảm nhận) với xét duyệt chi quỹ để thanh toán
(do bộ phận tài vụ đảm nhận) sẽ là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu.
Trước khi chuẩn chi, thông qua xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp
của chứng từ, bộ phận tài vụ kiểm tra mọi mặt của nghiệp vụ. Người ký
duyệt cho quỹ phải đánh dấu các chứng từ để chúng không bị tái sử
dụng.
Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay chức năng tài vụ và kế toán được kết
hợp trong một phòng chức năng, điều này dẫn đến rủi ro xảy ra sai phạm
trong công tác tài chính kế toán.
f/ Cuối tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả cần đối chiếu giữa sổ chi tiết người
bán (hoặc hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền) với sổ cái. Việc đối
chiếu này thực hiện trên bảng tổng hợp chi tiết, và bảng này được lưu
lại để làm bằng chứng là đã đối chiếu, cũng như để tạo thuận lợi khi hậu
kiểm.
g/ Để tăng cường kiểm soát nội bộ đối với việc thu nợ, nhiều nhà cung cấp có
thực hiện thủ tục là: hàng tháng gửi cho các khách hàng một bảng kê các
hoá đơn đã thực hiện trong tháng, các khoản đã trả và số dư cuối tháng. Vì
thế, ở góc độ là người mua ngay khi nhận được bảng này, kế toán đơn vị
phải tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết để tìm hiểu mọi sai biệt (nếu có) và
sữa chữa sai sót trên sổ sách hoặc thông báo cho người bán (nếu cần
thiết).
3/ Kiểm soát nội bộ với các khoản vay:
Kiểm soát nội bộ đối với các khoản vay chủ yếu là thực hiện nguyên tắc uỷ
quyền và phê chuẩn. Đối với các khoản vay nhỏ hay có tinh chất tạm thời,
Ban giám đốc có thể quyết định theo chính sách của đơn vị.
Còn đối với các khoản vay lớn hay dài hạn, chúng cần phải được sự chấp
thuận của Hội đồng quản trị, hoặc người được uỷ quyền. Trong trường hợp
này, giám đốc tài chính hoặc người phụ trách tài chính phải chuẩn bị một
báo cáo về kế hoạch vay, trong đó phải có giải trình về nhu cầu và hiệu quả
của khoản vay, so sánh tình hình tài chính của đơn vị trước và sau khi vay
với các đơn vị cùng ngành, những giải pháp khác (nếu có), phương án trả
lời.
Hội đồng quản trị, hoặc người được uỷ quyền cũng để xem xét và xét duyệt
những vấn đề khác như chọn lựa hình thức vay, tổ chức tín dụng Sau khi
đã được chấp thuận cho đi vay, Ban giám đốc phải tiếp tục báo cáo cho Hội
đồng quản trị về số tiền đã nhận được, việc sử dụng chúng và các vấn đề
liên quan.
Các khoản vay phải được theo dõi trên sổ chi tiết mở theo từng chủ nợ và
theo từng khoản vay. Hàng tháng, các số liệu này phải được đối chiếu
với sổ cái, và định kỳ phải đối chiếu với chủ nợ.
Các công ty lớn cũng có thể vay được những khoản nợ dài hạn quan trọng
thông qua việc phát hành trái phiếu. Trong trường hợp này công ty có thể
thuê một ngân hàng để làm người uỷ thác độc lập, họ sẽ có nhiệm vụ bảo
vệ quyền lợi cho các chủ nợ và liên tục giám sát việc chấp hành hợp đồng
của đơn vị phát hành trái phiếu. Người uỷ thác này cũng sẽ lưu trữ các sổ
sách theo dõi chi tiết về tên và địa chỉ của những người sở hữu trái phiếu,
huỷ bỏ các trái phiếu cũ và lập trái phiếu mới khi có chuyển quyền sở hữu
trái phiếu, phân phối lợi tức trái phiếu, và hoàn trả nợ gốc khi trái phiếu đáo
hạn. Việc sử dụng người uỷ thác độc lập này có tác dụng rất lớn đối với
kiểm soát nội bộ.
4/ Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương.
Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương có một vai trò quang trọng vì những lý
do sau đây:
Ngăn chặn và phát hiện các sai phạm như thanh toán lương cho các nhân
viên không có thực, trả lố tiền lương, tiếp tục thanh toán cho nhân viên sau
khi họ đã nghỉ việc..
Phải bảo đảm hoàn thành một khối lượng công việc ghi chép và tính toán
rất lớn trong một thời gian ngắn để có thể thanh toán kịp thời và chính xác
tiền lương cho nhân viên.
Phải tuân thủ các văn bản pháp lý về lao động và tiền lương
Để kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền lương, cần chú ý những vấn đề sau:
a/ Kiểm soát bằng dự toán chi phí tiền lương: Một cách rất hữu hiệu kiểm soát
chi phí tiền lương, hay không để lãng phí là hoạch định và theo dõi việc
thực hiện các bảng dự toán tiền lương. Mỗi bộ phận (phòng ban, phân
xưởng, cửa hàng..) đều cần lập dự toán chi phí tiền lương của mình vào
đầu niên độ. Hàng tháng kế toán tổng hợp, so sánh chi phí tiền lương thực
tế đối với dự toán và báo cáo cho các nhà quản lý. Mọi sự biến động trọng
yếu cần được phát hiện kịp thời để xử lý
b/ Báo cáo cho cơ quan chức năng của nhà nước: Phải tổ chức nghiêm túc
công tác ghi chép và lập báo cáo cho cơ quan chức năng của nhà nước
theo các quy định về lao động và tiền lương. Việc làm này không những
giúp đơn vị hoàn thành nghĩa vụ báo cáo với nhà nước, mà còn giúp phát
hiện những sai phạm trong công tác lao động và tiền lương.
c/ Phân công phân nhiệm trong công tác lao động và tiền lương.
1. Chức năng theo dõi nhân sự: Thường do bộ phận nhân sự đảm
nhận
2. Chức năng theo dõi lao động: Chức năng này bao gồm việc xác định
thời gian lao động (số giờ công, ngày công), hoặc số lượng sản
phẩm hoàn thành (nếu trả lương sản phẩm) để làm cơ sở tính lương.
Để nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
3. Chức năng tính lương và ghi chép lương: Bộ phận tính lương có
nhiệm vụ chính là tính toán về số tiền lương phải trả cho từng nhân
viên. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu không cho phép bộ
phận tính lương được thực hiện các chức năng về nhân sự, theo dõi
lao động hay trả lương.
4. Chức năng phát lương: Chức năng này phải được thực hiện do một
người độc lập với các bộ phận nhân sự, theo dõi lao động và tính
lương. Nhân viên này sẽ căn cứ vào bảng lương để phát lương cho
từng nhân viên.
II/ Đánh giá rủi ro khoản mục nợ phải trả
1. Nợ phải trả:
Thông thường mức rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp đối với nợ phải
trả là khi kế toán viên nhận thấy rằng các phiếu nhập kho được đánh số
một cách liên tục và được lập tức thời cho mọi hàng hoá nhập kho, các
chứng từ thanh toán được lập và ghi chép kịp thời vào nhật ký và các sổ
chi tiết. Cuối tháng một nhân viên độc lập với bộ phận kế toán nợ phải trả
so sánh các sổ chi tiết người bán với bảng kê hàng tháng của người bán và
đối chiếu tổng số các số dư chi tiết với sổ cái.
Mức rủi ro kiểm soát là cao khi kiểm toán viên phát hiện rằng sổ chi tiết
không thống nhất với sổ cái, phiếu nhập kho và chứng từ thanh toán được
đánh số liên tục và đến khi trả tiền mới ghi, các khoản phải trả thường
thanh toán chậm trễ quá hạn. Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải
mở rộng các thử nghiệm cơ bản để có thể xác định xem báo cáo tài chính
có phản ánh trung thực mọi khoản phải trả của đơn vị vào thời điểm khoá
sổ hay không.
12
Phần 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ
NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Kiểm soát nội bộ đối với nguồn vốn Công Cy Cổ phần bao gồm
3 nội dung chính là:
Một là: Sự phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ của Hội Đồng Quản Trị
Hai là: Sự phân chia trách nhiệm trong công việc thực hiện các nghiệp
vụ thường được thực hiện qua việc sử dụng dịch vụ lưu ký và chuyển
nhượng cổ phần.
Ba là: Việc duy trì một hệ thống sổ sách đầy đủ.
13
1/ Kiểm soát của Đại Hội Cổ Đông và Hội Đồng Quản
Trị đối với các nghiệp vụ về vốn cổ phần.
Mọi sự thay đổi về vốn cổ phần đều phải phù hợp với pháp
luật, đúng với điều lệ công ty và được sự phê chuẩn chính thức
của Đại Hội cổ đông.
14
Vai trò chủ yếu của các công ty chứng khoán là giúp tránh được tình
trạng phát hành khống cổ phiếu, hoặc vượt mức được phép. Để ngăn
chặn loại sai sót này, họ sẽ kiểm tra để bảo đảm việc phát hành cổ
phiếu phù hợp với luật pháp và điều lệ công ty, và phải có sự phê chuẩn
chính thức của Đại hội cổ đông (hay Hội đồng quản trị).
2/ Cổ phiếu:
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều
phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông.
Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ
phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ
phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ
đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể
hiện bằng cổ phiếu.
Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 2
dạng cổ phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
15
3/ Sổ cổ phiếu: được thực hiện tương tự như sổ Séc, nghĩa là
được in sẵn, được đánh số liên tục, có phần cuống (cùi) lưu lại sau khi
phát hành.
4/ Sổ đăng ký cổ đông:
Vì cổ đông có thể sở hữu nhiều cổ phiếu nằm rải rác trong nhiều
chỗ khác nhau trên sổ cổ phiếu, nên qua sổ này khó thể theo dõi riêng
biệt về vốn cổ phần của từng cổ đông. Do đó, sổ đăng ký cổ đông
được mở theo dõi cho từng cổ đông, và nó có thể giúp xác định được
số lượng cổ phiếu và cổ phần mà từng cổ đông đang nắm giữ.