Kiến thức marketing: Sự lên ngôi của tiếp thị di động

Mobile marketing hay tiếp thị di động được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giới thiệu sản phẩm mới hay khuyến mãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Hoạt động tiếp thị qua di động cũng dần phổ biến trong các lĩnh vực khác như quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức marketing: Sự lên ngôi của tiếp thị di động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến thức marketing: Sự lên ngôi của tiếp thị di động Mobile marketing hay tiếp thị di động được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giới thiệu sản phẩm mới hay khuyến mãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Hoạt động tiếp thị qua di động cũng dần phổ biến trong các lĩnh vực khác như quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện. Mobile marketing hay tiếp thị di động được áp dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giới thiệu sản phẩm mới hay khuyến mãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Hoạt động tiếp thị qua di động cũng dần phổ biến trong các lĩnh vực khác như quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện. Tiếp thị qua di động giúp giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức các sự kiện thương mại, giới thiệu sản phẩm hay triển lãm; đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách giữa các đối tác trong một môi trường riêng cũng như góp phần tăng sự hiểu biết của khách hàng đối với nhãn hiệu hay các thông điệp thương mại. EventPro Services cung cấp các giải pháp di động cho các hoạt động thương mại và tiếp thị với phương châm “không lãng phí một đồng USD nào được chi tiêu trong hoạt động tiếp thị”. Ba ưu điểm khiến cho tiếp thị di động có ý nghĩa hơn bao giờ hết, đó là: phân phối lại, tích hợp và tài trợ. Phân phối lại có nghĩa là điều chỉnh phân bổ tài chính hợp lý từ các chương trình không thành công sang các chương trình có hiệu quả hơn. Đây là cách tạo ra một nỗ lực tiếp thị di động thực sự, bền vững và thường xuyên hơn. Tích hợp có nghĩa là kết hợp nhắn tin với tiếp thị qua di động để mở rộng quảng bá thương hiệu và tạo ra một nền tảng kinh doanh di động mới. Cuối cùng, các cơ hội tài trợ của doanh nghiệp và đối tác liên kết sẽ giúp giảm chi phí và đôi khi còn mang lại những khoản lợi nhuận mới. Quảng cáo: lựa chọn công nghệ di động hay cách thức truyền thống? Từ vài năm nay, tại các thị trường châu á như Philippines, các nhà khai thác di động như Globe Telecom và Smart Communications đã gửi quảng cáo tới các thuê bao di động của mình dưới dạng tin nhắn văn bản (SMS) và qua website công ty. Ngân hàng và các công ty kinh doanh bất động sản cũng chủ động sử dụng hình thức quảng cáo trên Internet thông qua các trang web được nhiều người biết đến như www.inquirer.net (một chi nhánh của Daily Inquirer Philippines). Hình thức quảng cáo tổng đài (shortcode) di động trên các biển quảng cáo ngoài trời cũng dần trở nên phổ biến. Nhưng ước tính tại Philippines chỉ có khoảng 0,2% tổng chi phí quảng cáo là dành cho quảng cáo qua ĐTDĐ và các phương tiện truyền thông tương tác so với tỷ lệ hơn 10% tại Mỹ. Đánh giá về tiếp thị di động Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ di động, các hãng quảng cáo đang tìm kiếm những ví dụ tiêu biểu về áp dụng tiếp thị di động và đánh giá hiệu quả thực sự của loại hình này. Theo Gene Keenan, thành viên Uỷ ban điều hành của Hiệp hội Tiếp thị Di động (MMA) đồng thời cũng là Chủ tịch Uỷ ban đánh giá công nghệ di động, thì việc đánh giá và hiệu quả là ưu tiên hàng đầu của các thành viên trong MMA. Đó cũng chính là lý do MMA có riêng một nhóm phát triển các chuẩn mực đánh giá công nghệ di động cho phép các hãng quảng cáo hiểu được giá trị thực sự của của các kênh truyền thông di động. Các công ty sử dụng các hình thức tiếp thị qua di động rất đa dạng từ cá cược, nhận biết nhãn hiệu đến các game hay các cuộc thi đấu có thưởng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ di động, tri thức đang trở nên vô cùng cần thiết. Nhà phân tích Hollis Thomas cho rằng nhiều hãng điện thoại di động đã hoặc đang lập kế hoạch tổ chức các chương trình giới thiệu về tiếp thị qua di động “Mobile 101” để giúp các công ty quảng cáo và tiếp thị có thêm kiến thức về hình thức tiếp thị mới này. Juniper Research dự báo tiếp thị qua di động sẽ mang lại doanh thu 576 triệu USD trong năm 2007 và ước tính với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay thì con số này sẽ là 5 tỷ USD vào năm 2012. Bluepulse, mạng xã hội dành cho các thiết bị di động của Australia, cho phép người sử dụng gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với bạn bè hoặc thông qua tin nhắn quảng bá, chia sẻ hình ảnh và các đoạn video và sử dụng ngôn ngữ mã hoá siêu văn bản. Theo Bob Gold- CEO của Gold Mobile - một công ty chuyên cung cấp các giải pháp tiếp thị di động, người tiêu dùng thường thanh toán từ 5- 20% phiếu mua hàng gửi đến điện thoại di động của mình, so với tỷ lệ từ 1-3% được các công ty thanh toán căn cứ trên hoá đơn nhận được qua đường bưu điện hoặc email. Như vậy, có thể thấy tiếp thị di động cũng có thể giúp tăng thêm uy tín cho các sản phẩm và dịch vụ. Quảng cáo qua điện thoại di động: Tương quan giữa Trung Quốc và Nhật Bản Tiếp thị và quảng cáo qua di động có nguồn gốc từ châu á. Theo kết quả nghiên cứu mới đây của công ty tư vấn Marbridge Consulting tại Bắc Kinh, doanh số từ quảng cáo di dộng tại Trung Quốc có thể đạt 92 triệu USD trong năm 2007 (ước tính con số này là 65 triệu USD năm 2006), 142 triệu USD vào năm 2008, 193 triệu USD vào năm 2009 và 243,2 triệu USD vào năm 2010. Theo Bruno Bensaid, chuyên gia tư vấn của M&A chuyên về viễn thông tại Trung Quốc, doanh số này có được chủ yếu từ việc gửi tin nhắn, quảng cáo qua WAP, mã vạch 2D, các chiến dịch tiếp thị dựa trên hình ảnh và tìm kiếm qua di động. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác ngăn cản tăng trưởng của quảng cáo di động tại Trung Quốc như tốc độ cập nhật dữ liệu, sự thiếu tin cậy đối với cơ sở hạ tầng mạng hoặc xu hướng ngại thay đổi (chỉ sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống). Các công ty truyền thông và quảng cáo di động hiện có xu hướng kết hợp các công nghệ Gmedia, Inspiry hoặc Coolmark vào trong mã vạch hai chiều… Carol Kruse, Trưởng bộ phận Thông tin toàn cầu của Coke, cho biết mạng xã hội di động Sprite Yard ra đời để tìm hiểu cách người tiêu dùng sử dụng thời gian. Hiện nay, Sprite được sử dụng tại Mỹ và Trung Quốc. Theo Viện Thông tin truyền thông Dentsu, chi phí dành cho quảng cáo di động tại Nhật Bản ước đạt 1 tỷ USD vào năm 2011- gấp ba lần so với số tiền 328 triệu USD của năm 2006. Mặc dù một bộ phận người tiêu dùng cảm thấy họ đang lãng phí thời gian và tiền bạc khi phải xem quảng cáo trong khi đang tìm kiếm thông tin qua điện thoại di động nhưng những lo ngại này đang giảm đi nhờ vào tốc độ đường truyền nhanh hơn và cước phí sử dụng ít hơn khi truy cập Internet qua ĐTDĐ. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ tại Châu á trong đó có cả việc thử nghiệm việc thanh toán bằng công nghệ di động không dây (NFC) có thể làm cho hình thức tiếp thị di động trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng. Hãng SingTel và mạng Giao dịch điện tử tại Singapore (Nets) đã thông báo kế hoạch thử nghiệm dịch vụ mạng không dây NFC đến cuối năm 2007. Con chíp gắn trong các áp phích quảng cáo có thể cho phép người tiêu dùng sử dụng ĐTDĐ sử dụng công nghệ NFC có thể tải thông tin liên lạc chi tiết hoặc các tài liệu tiếp thị như coupon điện tử hoặc đường kết nối về điện thoại di động của họ. Theo một nghiên cứu của Juniper Rearch, doanh thu từ mạng xã hội, hẹn hò, dịch vụ truyền nội dung cá nhân sẽ tăng từ 778 triệu USD năm 2007 lên 7,8 tỷ USD năm 2012.
Tài liệu liên quan