Kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện luật giao thông đường bộ của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2017

TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ của học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về Luật GT ĐB chiếm tỷ lệ cao là 88,3%. Học sinh có kiến thức đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 17 (41,8%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (5,3%). Chiếm tỷ lệ cao đối tượng có thái độ tích cực về Luật GTĐB (88,3%). Tỷ lệ học sinh nữ có thái độ tích cực (63,2%) cao hơn so với nam giới (36,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Còn 11,7% học sinh thực hành không đạt về việc thực hiện Luật GTĐB. Tỷ lệ nữ giới có mức độ thực hành đạt (67,2%) cao hơn so với nam giới (32,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện luật giao thông đường bộ của học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017 Website: yhoccongdong.vn142 2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ của học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về Luật GT ĐB chiếm tỷ lệ cao là 88,3%. Học sinh có kiến thức đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 17 (41,8%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (5,3%). Chiếm tỷ lệ cao đối tượng có thái độ tích cực về Luật GTĐB (88,3%). Tỷ lệ học sinh nữ có thái độ tích cực (63,2%) cao hơn so với nam giới (36,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Còn 11,7% học sinh thực hành không đạt về việc thực hiện Luật GTĐB. Tỷ lệ nữ giới có mức độ thực hành đạt (67,2%) cao hơn so với nam giới (32,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Từ khóa: Luật giao thông đường bộ, Trung học phổ thông, Thái Bình. ABSTRACT: KNOWLEDGE, STATUS, EXECUTABLE TO EXECUTABLE THE ENVIRONMENT OF THE ENVIRONMENT OF AN EDUCATIONAL FIELD OF EDUCATION The study was conducted to describe knowledge, attitudes and practices on the implementation of the Road Traffic Law of Nguyen Duc Canh High School students in 2017. The results show that, Knowledge of road traffic law is high 88.3%. Students have knowledge of the highest road traffic laws at age 17 (41.8%), the lowest at age 16 (5.3%). High proportion of respondents have positive attitudes towards road traffic law (88.3%). The proportion of girls with positive attitude (63.2%) was higher than that of men (36.8%). The difference was statistically significant with p <0.05. Also 11.7% of the students practiced failed to achieve the implementation of road traffic law. The proportion of women with practicing levels is higher (67.2%) than men (32.8%). The difference was statistically significant with p <0.05. Keywords: Road traffic law, high school, Thai Binh I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm, hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều mà phần lớn nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do ý thức, thái độ thực hiện luật lệ giao thông của mỗi người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có hơn 1,3 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Thống kê còn cho thấy, khoảng 20-50 triệu người khác bị thương trong các tai nạn đó. Thương tích giao thông đường bộ là nguyên nhân tử vong hàng đầu thế giới ở những người trẻ tuổi từ 15 đến 29 tuổi, và nguyên nhân phổ biến thứ 2 cho trẻ từ 5-14 tuổi. Trên thế giới, mỗi ngày có hơn 1000 người dưới 25 tuổi tử vong do TNGTĐB. Hơn 90% trường hợp tai nạn trên thế giới xảy ra trên đường ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Gần một nửa trong số người chết trong TNGT là đi xe đạp, xe máy, người đi bộ. Đến năm 2020, dự đoán TNGTĐB sẽ tăng gấp đôi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Ngoài gánh nặng tử vong và bệnh tật TNGT còn gây ra những gánh nặng không nhỏ về kinh tế.[2] Ở Việt Nam, Chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn thương tích đã được chính phủ phê duyệt triển khai rộng rãi trên địa bàn cả nước. Nhiều giải pháp đã được đặt ra với quy mô cấp quốc gia như việc ban hành Luật giao thông đường bộ năm 2008 nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, tuy nhiên số bệnh nhân chết vì tai nạn thương tích hàng năm vẫn có xu hướng gia tăng. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH NĂM 2017 Nguyễn Văn Tiến1, Phạm Thị Thu Huyền1, Đặng Thu Hằng1, Nguyễn Thị Hiên1, Nguyễn Thị Ngoan1 Ngày nhận bài: 01/07/2017 Ngày phản biện: 22/08/2017 Ngày duyệt đăng: 30/08/2017 1. Trường Đại học Y Dược Thái Bình SỐ 41 - Tháng 11+12/2017 Website: yhoccongdong.vn 143 V I N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Mặc dù, trước đây đã có những nghiên cứu đưa ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNGTĐB chủ yếu là do việc thiếu kiến thức về Luật giao thông đường bộ cùng ý thức chưa tốt khi tham gia giao thông đã dẫn đến nhiều hành vi nguy cơ bao gồm tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ, không sử dụng trang thiết bị an toàn. Nhưng các nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân về TNGT ở lứa tuổi học sinh THPT chưa nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ của học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2017” với mục tiêu: Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ của học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2017. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa bàn và thời gian nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng điều tra định lượng: Học sinh lớp 10 đến lớp 12 đang theo học tại trường nghiên cứu. * Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: - Đang theo học tại trường nghiên cứu. - Có mặt tại thời điểm nghiên cứu. - Tự nguyện và hợp tác tham gia nghiên cứu. - Có đủ điều kiện sức khỏe tham gia nghiên cứu. Đối tượng điều tra định tính: - Ban giám hiệu và Giáo viên chủ nhiệm của trường được chọn vào nghiên cứu. - Bí thư chi đoàn lớp của các lớp được chọn vào nghiên cứu. - Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2017-06/2017. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu định lượng: Được tính theo công thức sau: Trong đó: n: Tổng số đối tượng cần điều tra. Z: Hệ số tin cậy tính theo α, chọn α =0,05 với khoảng tin cậy 95% tra bảng ta được Z (1-α/2) = 1,96. d: Khoảng sai lệch mong muốn, chọn d= 0,05. p: Tỷ lệ đối tượng có kiến thức đúng về việc phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Vân Anh, tỷ lệ p=0,36 [16]. Thay các giá trị trên vào công thức tính, kết quả cuối cùng thu được là n = 354 học sinh. Thực tế chúng tôi điều tra được 360 học sinh đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu. Cỡ mẫu định tính: Chọn có chủ định Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm và Bí thư chi đoàn của các lớp được chọn vào nghiên cứu để tiến hành phỏng vấn sâu. Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Do trường THPT có 3 khối lớp, mỗi khối lớp có tuổi khác nhau (lớp 10: 16 tuổi; lớp 11: 17 tuổi; lớp 12: 18 tuổi). Tại mỗi khối lớp được định nghĩa là 1 tầng, mỗi tầng điều tra 118 học sinh.Từ trong mỗi tầng chọn ngẫu nhiên 2 – 3 lớp học, sau đó điều tra tất cả học sinh của các lớp được chọn để cho đủ số đối tượng đã tính. Các bước tiến hành chọn mẫu cụ thể như sau: - Bước 1: Chọn có chủ đích Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh tại địa bàn thành phố Thái Bình vào nghiên cứu. - Bước 2: Trường được phân làm 3 tầng (3 khối lớp), từ mỗi tầng lập danh sách số lượng lớp cho mỗi tầng. - Bước 3: Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên đơn theo lớp ở mỗi tầng, khối 10 chọn 2 lớp, khối 11 chọn 3 lớp, khối 12 chọn 3 lớp. - Bước 4: Tiến hành phỏng vấn điều tra toàn bộ học sinh trong các lớp được chọn bằng bộ câu hỏi điều tra định lượng cho đến khi đủ số lượng mẫu nghiên cứu, do sẽ có những đối tượng bi loại khi không đạt tiêu chuẩn hay không có mặt tại lớp. Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đối với Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và Bí thư chi đoàn của các lớp được chọn vào nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin Thông tin được thu thập bằng phương pháp - Phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn (dựa trên bộ câu hỏi của nghiên cứu: “Kiến thức thái độ thực hành và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ Luật Giao thông đường bộ ở học sinh Trường THPT thị trấn Yên Viên Gia Lâm Hà Nội năm 2012”). Bộ câu hỏi này được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu. n = Z2(1 - /2) p(1-p) d2 SỐ 41 - Tháng 11+12/2017 Website: yhoccongdong.vn144 2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2.2.3. Thu thập số liệu Phỏng vấn đối tượng theo bộ câu hỏi đã được lập sẵn. 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi điều tra được làm sạch thô và nhập vào máy vi tính bằng phần mềm EPI-DATA, sau đó chuyển sang phần mềm STATA 12.0 để xử lý với các test thống kê y học và sử dụng phương pháp phân tích Hồi quy logistic đa biến để xác định yếu tố liên quan đến việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ. Giá trị p<0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Kết quả thu được sau khi xử lý số liệu được trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ, hộp... Số liệu được làm sạch bằng cách kiểm tra các giá trị bất thường và lỗi do mã hóa trước khi tiến hành phân tích. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kiến thức của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ Bảng 3.1. Kiến thức của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ Kiến thức Số lượng Tỷ lệ % Đạt 318 88,3 Không đạt 42 11,7 Tổng 360 100 Bảng 3.1. cho thấy, trong 360 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về Luật GT ĐB chiếm tỷ lệ cao là 88,3% và 11,7% học sinh có kiến thức không đạt. Bảng 3.2. Phân bố mức độ kiến thức về Luật Giao thông đường bộ theo tuổi Kiến thức Tuổi Đạt (n=318) Không đạt (n=42) p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 16 17 5,3 3 7,1 <0,0517 133 41,8 13 31,0 18 108 34,0 26 61,9 Kết quả bảng 3.2 cho thấy, học sinh có kiến thức đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 17 (41,8%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (5,3%). Học sinh có kiến thức không đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 18 (61,9%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (7,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.2. Thái độ của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ Biểu đồ 3.1. Thái độ của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ Biểu đồ 3.1 cho thấy, chiếm tỷ lệ cao đối tượng có thái độ tích cực về Luật GTĐB (88,3%) và chỉ 11,7% đối tượng có thái độ không tích. Bảng 3.3. Phân bố thái độ của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ theo giới Thái độ Giới tính Tích cực (n=323) Không tích cực (n=37) p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 119 36,8 22 59,5 <0,05 Nữ 204 63,2 15 40,5 Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong 323 học sinh có thái độ tích cực thì tỷ lệ học sinh nữ có thái độ tích cực (63,2%) cao hơn so với nam giới (36,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.3. Thực hành của đối tượng về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ SỐ 41 - Tháng 11+12/2017 Website: yhoccongdong.vn 145 V I N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Từ biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ học sinh thực hành đạt về việc thực hiện Luật GTĐB khá cao, chiếm 88,3 % và vẫn còn 11,7% học sinh thực hành không đạt về việc thực hiện Luật GTĐB. Bảng 3.4. Phân bố mức độ thực hành của đối tượng về Luật giao thông đường bộ theo giới tính Thực hành Giới tính Đạt (n=229) Không đạt (n=131) p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nam 75 32,8 66 50,4 <0,05 Nữ 154 67,2 65 49,6 Kết quả bảng 3.4 cho thấy trong 229 học sinh có mức độ thực hành đạt về Luật GTĐB, trong đó tỷ lệ nữ giới có mức độ thực hành đạt (67,2%) cao hơn so với nam giới (32,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. IV. BÀN LUẬN Ở Việt Nam, với sự bùng nổ của các phương tiện giao thông đã kéo theo sự gia tăng báo động của chấn thương do TNGT làm ảnh hưởng lớn đến bản thân người bị tai nạn, đến gia đình và cộng đồng nơi họ sinh sống. Mặc dù, chính sách Quốc gia phòng chống tai nạn thương tích đã được chính phủ phê duyệt triển khai rộng rãi trên địa bàn cả nước. Tuy nhiên, hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều mà phần lớn nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn là do ý thức, thái độ thực hiện luật lệ giao thông của mỗi người. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành để tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến việc thực hiện Luật giao thông đường bộ của học sinh trường Trung học phổ thông nhằm cung cấp một số những thông tin góp phần làm rõ hơn nguyên nhân về TNGT ở lứa tuổi học sinh. 4.1. Kiến thức của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ Đánh giá chung về kiến thức của học sinh về Luật Giao thông đường bộ chúng tôi cho thấy rằng trong 360 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về Luật GT ĐB chiếm tỷ lệ cao là 88,3% và 11,7% học sinh có kiến thức không đạt. Điều này cho thấy rằng các chương trình giáo dục về Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường đã đem lại nhiều kiến thức đúng và bổ ích cho các em một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn 11,% học sinh có kiến thực không đạt, vì vậy nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa trong việc lồng ghép các nội dung giáo dục cho các em về vấn đề này. Nghiên cứu về phân bố mức độ kiến thức về Luật giao thông đường bộ theo tuổi chúng tôi thấy rằng học sinh có kiến thức đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 17 (41,8%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (5,3%). Học sinh có kiến thức không đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 18 (61,9%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (7,1%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này có thể giải thích do các em học sinh ở tuổi 18 chuẩn bị ôn luyện cho kì thi Trung học phổ thông Quốc gia do đó mà ít có thời gin tìm hiểu hơn về kiến thức GTĐB bên cạnh đó thì sự lồng ghép kiến thức về GTĐB và các buổi ngoại khóa về GTĐB cũng ít hơn để giảm thiểu lượng kiến thức giúp các em tập trung ôn thi hơn. 4.2. Thái độ của đối tượng về Luật Giao thông đường bộ Để tìm hiểu thái độ đồng tình hay phản đối của nhóm học sinh về tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, nghiên cứu đưa ra 4 quan điểm chính bao gồm: quan điểm về việc sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông đường, quan điểm về viêc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, quan điểm về tốc độ chạy xe của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, quan điểm về bằng lái và luật ATGT đường bộ. Kết quả cho thấy chiếm tỷ lệ cao đối tượng có thái độ tích cực về Luật GTĐB (88,3%) và chỉ 11,7% đối tượng có thái độ không tích. Trong đó một số quan điểm tiêu cực như “Mũ bảo hiểm làm hạn chế nghe nhìn làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông”, “Người điều khiển phương tiện nên được uống rượu thoải mái trong dịp đặc biệt”. Bên cạnh đó qua phỏng vấn các thầy cô tại trường và bí thư các lớp điều tra thì có một bộ phận các em không thích đội mũ bảo hiểm với các lý giải của là do không thích đội, do cảm thấy không thoải mái Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng thái độ không tích cực của các em về luật sẽ rất dễ dẫn tới các hành vi nguy cơ gây tai nạn giao thông. Điều Biểu đồ 3.2. Thực hành của đối tượng về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ SỐ 41 - Tháng 11+12/2017 Website: yhoccongdong.vn146 2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE này đòi hỏi mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trước tiên là để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho bản thân và gia đình mình, kế đến là vì những người khác và cộng đồng xã hội. Luật đường bộ rất quan trọng đối với tất cả người tham gia giao thông kể cả là người đi bộ.Trên đây là một vài quan điểm tiêu cực trong nghiên cứu mà các em có thái độ tiêu cực đồng tình. Qua đó để thấy được thái độ với luật quan trọng như thế nào đến an toàn giao thông. Mặc dù chỉ là con số nhỏ có thái độ không tích cực nhưng cần phải có biện pháp để thay đổi thái độ của các em có thái độ không tích cực nhằm nâng cao việc an toàn khi tham gia giao thông cho chính các em và những người tham gia giao thông khác. Số học sinh nam có 119 em có thái độ tích cực về việc thực hiện Luật giao thông đường bộ chiếm 36,8%, số học sinh nữ là 204 em chiếm 63,2%. Tỷ lệ nữ giới thái độ tích cực cao hơn nam giới. Nam giới trong độ tuổi mới lớn này thường nghịch ngợm, thích thể hiện cái tôi hơn nữ giới, cùng với đó là nhất là đó là kiến thức giao thông chưa hoàn thiện. Điều này có thể ảnh hưởng tới thái độ không tích cực của nam giới với Luật giao thông. 4.3. Thực hành của đối tượng về việc thực hiện Luật giao thông đường bộ Để đánh giá thực hành tuân thủ Luật Giao thông đường bộ, nghiên cứu chia ra hai mức độ thực hành: đạt và không đạt dựa trên thực hành khi đi bộ, đi xe thô sơ và xe cơ giới. Trong đó tỷ lệ học sinh thực hành đạt về việc thực hiện Luật GTĐB khá cao, chiếm 88,3% . Tỷ lệ học sinh thực hành không đạt về việc thực hiện Luật GTĐB chiếm 11,7%, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Vân Anh [1], (>95% học sinh thực hành không đạt khi đi xe máy và 2/3 học sinh tham gia nghiên cứu thực hành không đạt khi đi bộ, xe đạp). Sự chênh lênh về khả năng thực hành giữa 2 nghiên cứu là do kiến thức khác nhau tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Vân Anh. Đồng thời, ngày nay phương tiện giao thông phổ biến hơn, trung bình mỗi gia đình của đối tượng có từ 1 đến 2,6 xe mô tô xe, 1,1 đến 2,7 gắn máy; 0,9 đến 1,5 xe đạp máy và từ 0,7 đến 2,3 xe đạp nên các em được tiếp xúc và sử dụng các phương tiện giao thông sớm và thường xuyên hơn. Chính vì thế mà khi sử dụng phương tiện giao thông đường bộ các em cũng cần phải tuân thủ Luật Giao thông để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chính các em và những người tham gia giao thông khác. Sự phân bố mức độ thực hành của các em học sinh về Luật giao thông đường bộ theo giới cho thấy giới nữ có tỷ lệ đạt cao hơn chiếm 67,2%, giới nam có tỷ lệ thấp hơn chiếm 32,8 %. Học sinh nam thường hiếu động , thích tìm hiểu , nghịch ngợm, liều lĩnh và ưa mạo hiểm hơn các học sinh nữ nên đôi khi chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng trong những hành vi của mình. Các bạn nam thích thể hiện bản thân hơn, có thể chứng tỏ bản thân bằng một hành vi nguy cơ nào đó ví dụ như phóng nhanh, bỏ hai tay khi lái xe, vượt đèn đỏ.Trong khi đó, các bạn nữ thường có tính cẩn thẩn, không liều lĩnh và ưa mạo hiểm như các bạn nam nên khi tham gia giao thông các em sẽ chấp hành tốt hơn. Do vậy thái độ và việc thực hiện hành vi đúng về Luật Giao thông đường bộ của nữ tốt hơn so với nam. V. KẾT LUẬN - Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về Luật GT ĐB chiếm tỷ lệ cao là 88,3%. - Học sinh có kiến thức đạt về Luật GTĐB cao nhất ở độ tuổi 17 (41,8%), thấp nhất ở độ tuổi 16 (5,3%). - Chiếm tỷ lệ cao đối tượng có thái độ tích cực về Luật GTĐB (88,3%). - Tỷ lệ học sinh nữ có thái độ tích cực (63,2%) cao hơn so với nam giới (36,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Còn 11,7% học sinh thực hành không đạt về việc thực hiện Luật GTĐB. - Tỷ lệ nữ giới có mức độ thực hành đạt (67,2%) cao hơn so với nam giới (32,8%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. VI. KHUYẾN NGHỊ Từ một số kết quả và một số kết luận về kiến thức, thái độ, thực hành, chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghị với hy vọng giúp gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể có kế hoạch giúp các em học sinh hướng tới những hành vi an toàn khi tham gia giao thông: 1. Tăng cường truyền thông, cung cấp thông tin về luật giao thông cho các em học sinh qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hội thi về Luật Giao thông đường bộ kết hợp với giảng dạy và truyền thông tập trung vào nhóm học sinh nữ về các hành vi nguy cơ. 2. Cha mẹ và các bậc phụ huynh cần cung cấp các thông tin đầy đủ và chi tiết về Luật Giao thông đường bộ cho các em, đồng thời hướng dẫn các em về cách thức điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông trước khi SỐ 41 - Tháng 11+12/2017 Website: yhoccongdong.vn 147 V I N S C K H E C NG NG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC cho