THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ SẢN XUẤT
1 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ SẢN XUẤT
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG
1) Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất là không gian chức năng quan trọng nhất trong XNCN, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, nơi tập trung trang bị kỹ thuật và nhân lực của XNCN. Thông thường công trình quan trọng nhất và quy mô lớn nhất trong XNCN là công trình nhà sản xuất. Nhà sản xuất cũng thường đóng vai trò là bộ mặt kiến trúc của XNCN.
2) Phân loại nhà sản xuất:
Thông thường nhà sản xuất được phân theo đặc điểm về công nghệ sản xuất và theo đặc điểm xây dựng.
a) Phân loại theo đặc điểm công nghệ sản xuất: Đặc điểm công nghệ sản xuất được xác định bởi hai yếu tố: Cấu trúc sản xuất và trang bị kỹ thuật của ngôi nhà.
Phân loại theo cấu trúc sản xuất: theo cách phân loại này nhà sản xuất được phân ra thành :
- Nhà sản xuất với cấu trúc sản xuất nhẹ:
. Loại sản xuất này có cấu trúc tổ chức và sản phẩm đơn giản, trang bị kỹ thuật ít, không có nhiều kho trung gian; Phương tiện vận chuyển đơn giản, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa với mức độ cơ giới thấp như xe đẩy, xe nâng; Hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật đơn giản; Ít máy móc hiện đại.
. Phù hợp với dạng và loại hoàn thành đơn lẻ, hoàn thiện theo sery cỡ trung bình và nhỏ; hoàn thành tại bàn gia công và theo xưởng.
. Không đòi hỏi cao đối với ngôi nhà; nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng với hệ thống chịu lực đơn giản. Vì mẫu mã sản xuất, quy mô thay đổi nhanh chóng, nên không gian của công trình đòi hỏi có yêu cầu cao về tính linh hoạt và khả năng mở rộng.
. Loại sản xuất này thường có trong các ngành công nghiệp: chế tạo máy nhẹ, công nghiệp vật liệu đóng gói, may mặc, sửa chữa ô tô, chế tạo máy và động cơ nhẹ, sản xuất đồ gỗ, vật dụng văn phòng, sản xuất đồ nhựa.
44 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến trúc xây dựng - Thiết kế kiến trúc nhà sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ SẢN XUẤT
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ SẢN XUẤT
KHÁI NIỆM CHUNG
1) Nhà sản xuất:
Nhà sản xuất là không gian chức năng quan trọng nhất trong XNCN, nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, nơi tập trung trang bị kỹ thuật và nhân lực của XNCN. Thông thường công trình quan trọng nhất và quy mô lớn nhất trong XNCN là công trình nhà sản xuất. Nhà sản xuất cũng thường đóng vai trò là bộ mặt kiến trúc của XNCN.
2) Phân loại nhà sản xuất:
Thông thường nhà sản xuất được phân theo đặc điểm về công nghệ sản xuất và theo đặc điểm xây dựng.
a) Phân loại theo đặc điểm công nghệ sản xuất: Đặc điểm công nghệ sản xuất được xác định bởi hai yếu tố: Cấu trúc sản xuất và trang bị kỹ thuật của ngôi nhà.
Phân loại theo cấu trúc sản xuất: theo cách phân loại này nhà sản xuất được phân ra thành :
- Nhà sản xuất với cấu trúc sản xuất nhẹ:
. Loại sản xuất này có cấu trúc tổ chức và sản phẩm đơn giản, trang bị kỹ thuật ít, không có nhiều kho trung gian; Phương tiện vận chuyển đơn giản, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa với mức độ cơ giới thấp như xe đẩy, xe nâng; Hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật đơn giản; Ít máy móc hiện đại.
. Phù hợp với dạng và loại hoàn thành đơn lẻ, hoàn thiện theo sery cỡ trung bình và nhỏ; hoàn thành tại bàn gia công và theo xưởng...
. Không đòi hỏi cao đối với ngôi nhà; nhà 1 tầng hoặc nhiều tầng với hệ thống chịu lực đơn giản. Vì mẫu mã sản xuất, quy mô thay đổi nhanh chóng, nên không gian của công trình đòi hỏi có yêu cầu cao về tính linh hoạt và khả năng mở rộng.
. Loại sản xuất này thường có trong các ngành công nghiệp: chế tạo máy nhẹ, công nghiệp vật liệu đóng gói, may mặc, sửa chữa ô tô, chế tạo máy và động cơ nhẹ, sản xuất đồ gỗ, vật dụng văn phòng, sản xuất đồ nhựa.
- Nhà sản xuất với cấu trúc sản xuất trung bình:
. Loại nhà sản xuất này phổ biến rộng rãi nhất hiện nay, có quá trình sản xuất liên tục; Sản phẩm hoặc bán sản phẩm phức tạp, được tiêu chuẩn hóa ở mức độ cao; Mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao; Phương tiện vận chuyển tự động hóa hoặc cơ giới hóa như cầu trục, băng chuyền tự động; Có hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật đồng bộ.
. Thường phù hợp với dạng và loại hoàn thành theo sery trung bình và lớn; hoàn thành hàng loạt; hoàn thành theo nhóm và theo dòng chảy; hệ thống hoàn thành tự động hoá.
. Loại sản xuất này đòi hỏi chất lượng xây dựng công trình cao hơn và đồng bộ hơn so với nhà sản xuất có cơ cấu sản xuất nhẹ. Ví dụ: Trong sản xuất các thiết bị điện tử, điều kiện của quá trình sản xuất luôn gắn với yêu cầu đặc biệt về chế độ nhiệt, độ ẩm và độ sạch của không khí; hạn chế sự rung động và sự thải của nhiệt thừa; Sự xuất hiện của các rôbot trong xưởng cũng như các không gian đặc biệt trong xưởng và cùng với chúng là các trang thiết bị đồng bộ và đa dạng của hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật. Ngoài ra, do yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi các thiết bị điều khiển; thay đổi các thiết bị sản xuất các sản phẩm mới, nên loại sản xuất này cũng yêu cầu các không gian sản xuất phải là không gian lớn, đảm bảo được tính linh hoạt trong sử dụng.
. Loại sản xuất này thường có trong các ngành công nghiệp sản xuất theo kiểu hàng loạt như công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, sản xuất linh kiện điện tử, dệt, in, sản xuất ô tô, thiết bị máy gia đình, sản phẩm chính xác...
- Nhà sản xuất với cấu trúc sản xuất nặng:
. Loại sản xuất này có đặc điểm là sản xuất các sản phẩm lớn, trọng lượng và khối tích lớn, cồng kềnh. Để sản xuất chúng phải có máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển phù hợp. Chúng đòi hỏi khối lượng lớn về năng lượng, nước, cần diện tích nơi gia công và kho chứa lớn.
. Phù hợp với dạng hoàn thiện đơn lẻ; theo sery nhỏ và trung bình; hoàn thiện tại bàn gia công, theo xưởng và tại công trường.
. Loại sản xuất này thường yêu cầu nhà sản xuất có kết cấu và không gian phù hợp với trọng lượng, độ lớn, độ cao của sản phẩm và phương tiện vận chuyển. Công trình thường có diện tích và khối tích lớn, ngoài ra chúng còn phù hợp với yêu cầu đảm bảo lao động trong điều kiện có nhiệt độ cao, bụi, khói và rung động.
. Loại nhà này thường có trong các ngành công nghiệp đóng tàu, vỏ thiết bị điện, máy bay, đầu máy xe lửa, cầu trục xây dựng, lò cán thép, thiết bị khoan thăm dò khai thác dầu...
Nhà có cấu trúc sản xuất tổ chức theo kỹ thuật hòan thiện:
. Kỹ thuật hoàn thiện trong loại sản xuất này được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn sơ chế và giai đoạn tinh chế. Ở giai đoạn sơ chế các nguyên liệu tập trung lại trong một thiết bị công nghệ lớn làm việc liên tục, hòan toàn tự động. Việc sơ chế gồm pha trộn nguyên vật liệu thành dạng bột hoặc dạng lỏng sau đó lọc hoặc lắng gạn...Vận chuyển theo nguyên tắc tự chảy, bơm, lắc. Giai đoạn tinh chế mang đặc điểm công nghệ kỹ thuật cao của sản xuất hàng loạt với quy mô lớn như lọc, làm đầy, đóng gói...Việc vận chuyển hoàn toàn tự động bằng băng chuyền. Sản phẩm cũng có thể tạo thành do cắt, đổ khuôn. Mức độ trang bị máy móc hết sức đa dạng phụ thuộc vào loại, độ lớn của sản phẩm.
. Dạng sản xuất này phù hợp với dạng hoàn thiện hàng loạt, hoàn thiện theo tuyến kỹ thuật sản xuất; hoàn thiện theo băng chuyền tự động hoá với nguyên tắc hoàn thành theo dòng chảy.
. Tại giai đoạn sơ chế đòi hỏi các công trình một mục đích (công trình đặc biệt), chúng có thể lộ thiên hoặc bán lộ thiên. Tiếp cận công trình để sửa chữa, bảo hành qua các sàn gắn trực tiếp vào công trình hay qua hệ thống khung đỡ thiết bị hoặc các khung riêng đỡ cầu thang và sàn công tác. Đối với giai đoạn tinh chế, đòi hỏi các công trình tương tự như với nhà sản xuất có cấu trúc sản xuất trung bình.
. Loại nhà này thường áp dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất thuốc, sản xuất xi măng, công nghiệp hóa dầu, bia, rươụ, thực phẩm, sản xuất vật liệu nhân tạo...
HOÀN THIỆN TỪNG
PHẦN VÀ LẮP RÁP
KHO NGUYÊN LIỆU
PHÂN LOẠI NGUYÊN LIỆU
KIỂM TRA TỪNG PHẦN
HOÀN THIỆN TỪNG
PHẦN VÀ LẮP RÁP
ĐÓNG GÓI NGUYÊN LIỆU
KHO THÀNH PHẨM
Hình 1: Sơ đồ các bộ phận chức năng trong XNCN có cấu trúc sản xuất nhẹ
KHO NGUYÊN LIỆU VÀO
KHO THÀNH PHẨM RA
SẢN XUẤT
KHO TRUNG GIAN
SẢN XUẤT
KHO TRUNG GIAN
LẮP RÁP BỘ PHẬN
KIỂM TRA ĐÓNG GÓI
LẮP RÁP TỔNG THỂ
KHO BÁN THÀNH PHẨM
Hình 2: Sơ đồ các bộ phận chức năng trong XNCN có cấu trúc sản xuất trung bình với nguyên tắc hoàn thành theo kiểu sery.
KHO NGUYÊN LIỆU VÀ KHO CÁC PHỤ TÚNG
(BÁN SẢN PHẨM)
CHUẨN BỊ
KHO BÁN SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT
SẢN XUẤT
KHO TRUNG GIAN
SẢN XUẤT
KHO
BAO BÌ
GIA CÔNG
TIẾP TỤC
GIA CÔNG
TIẾP TỤC
GIA CÔNG
TIẾP TỤC
GIA CÔNG
TIẾP TỤC
SẢN XUẤT
KHO TRUNG GIAN
SẢN XUẤT
KIỂM TRA
ĐÓNG GÓI
KHO
THÀNH PHẨM
KHO
BÁN SẢN PHẨM
ĐẶC BIỆT
Hình 3: Sơ đồ các bộ phận chức năng của nhà sản xuất có cấu trúc sản xuất trung bình với nguyên tắc hoàn thành hàng loạt.
KHO NGUYÊN LIỆU
VÀ PHỤ TÙNG
CHUẨN BỊ, LẮP ĐẶT KIỂM TRA
CHUẨN BỊ, LẮP ĐẶT KIỂM TRA
LẮP RÁP TỔNG THỂ
KIỂM TRA
THÁO RỠ VÀ ĐÓNG GÓI
SẢN XUẤT
SẢN XUẤT
Hình 4: Sơ đồ các bộ phận chức năng của nhà sản xuất có cấu trúc sản xuất nặng.
KHO NGUYÊN LIỆU
(DẠNG RỜI HOẶC LỎNG)
SƠ CHẾ (LỌC, TRỘN, )
KHO
TRUNG GIAN
SẢN XUẤT
LÀM ĐẦY-ĐÓNG GÓI
KHO
THÀNH PHẨM
VẬT LIỆU
PHỤ
VẬT LIỆU
ĐÓNG GÓI
GIỚI HẠN SƠ CHẾ
TINH CHẾ
VẬN CHUYỂN
GIỮA 2 GIAI ĐOẠN
Hình 5: Sơ đồ các bộ phận chức năng của nhà sản xuất có cấu trúc sản xuất theo kỹ thuật hoàn thiện.
Phân loại theo trang thiết bị của ngôi nhà:
Trang thiết bị kỹ thuật của ngôi nhà gồm: Hệ thống đường ống và thiết bị cung cấp đảm bảo kỹ thuật; Trang thiết bị của hệ thống sản xuất, vận chuyển, tháo lắp; Trang bị thiết bị phục vụ cho lao động của công nhân.
Chỉ tiêu cơ bản để đánh gía trang bị kỹ thuật ngôi nhà thông qua: Mật độ thiết bị sản xuất (diện tích của máy móc thiết bị trên diện tích sàn); Mức độ thay thế thiết bị sản xuất và cường độ sử dụng của trang thiết bị vận chuyển và tháo lắp.
Theo trang thiết bị kỹ thuật của ngôi nhà, nhà sản xuất được phân thành hai loại:
- Nhà sản xuất có trang bị kỹ thuật ngôi nhà thấp: Thường phù hợp với nhà sản xuất có công nghệ sản xuất đơn giản, phương tiện sản xuất chỉ được cơ khí hóa một phần, phương tiện vận chuyển đơn giản với cường độ vận chuyển thấp. Mật độ thiết bị sản xuất nhỏ hơn 30%. Mức độ thay thế thiết bị 5 năm. Ví dụ như chế biến gỗ, may mặc. Các thiết bị cho trang bị kỹ thuật ngôi nhà gồm: thiết bị phục vụ thông thoáng tự nhiên, chiếu sáng chung, hệ thống cấp điện, cấp nhiệt, hơi đơn giản, công trình phục vụ sinh hoạt tập trung.
- Nhà sản xuất có trang bị kỹ thuật ngôi nhà cao: Phù hợp với nhà sản xuất có phương tiện sản xuất hiện đại, ví dụ các máy điều khiển hoàn toàn tự động, người máy. Qúa trình sản xuất đồng bộ với yêu cầu cao về hệ thống cung cấp đảm bảo kỹ thuật như: hệ thống điều hòa khí hậu; thiết bị hút khí thải, làm sạch bụi, thiết bị tự động làm sạch nước thải, mạng lưới các đường ống cấp điện, nước, khí nén dày đặc, thiết bị phục vụ sinh hoạt bố trí phân tán, thiết bị cứu hỏa tự động. Mật độ thiết bị sản xuất 30-60% thậm chí đến 80%. Mức độ thay thế thiết bị 3 năm. Cường độ vận chuyển cao qua sử dụng các thiết bị vận chuyển liên tục.
b) Phân loại theo đặc điểm xây dựng:
Phân loại nhà sản xuất theo dạng mặt bằng hình khối: Theo mặt bằng hình khối nhà sản xuất có thể phân thành hai loại:
- Nhà sản xuất có mặt bằng hình khối tập trung đóng kín: Trong dạng này các bộ phận chức năng được bố trí trong một không gian chung, dưới một mái. Các bộ phận chức năng của nhà được ngăn chia bằng hệ thống các vách ngăn.
Cơ sở thông thường dẫn đến lựa chọn loại nhà này: Yêu cầu của công nghệ sản xuất cần phải tập trung tất cả bộ phận sản xuất và các bộ phận phụ trợ; Các bộ phận chức năng có yêu cầu tương tự về không gian và về xây dựng; Yêu cầu cao về hệ thống trang thiết bị kỹ thuật ngôi nhà; Nhu cầu tiết kiệm đất...
Loại nhà này có thể mang lại các hiệu quả về chi phí xây dựng, tiết kiệm năng lượng qua việc giảm các tổn thất nhiệt (sưởi hoặc làm mát), giảm được chiều dài và chi phí bảo dưởng hệ thống đường ống kỹ thuật; không gian nhà lớn làm tăng khả năng sử dụng linh hoạt. Tuy nhiên việc sử dụng loại nhà này có thể dẫn đến hình thức kiến trúc đơn điệu.
- Nhà sản xuất có mặt bằng hình khối phân tán, mở: Trong loại nhà sản xuất này toàn bộ khối tích của nhà được chia thành nhiều khối nhà giống hoặc khác nhau, tuỳ theo các nhu cầu về không gian của các bộ phận chức năng. Các khối nhà được liên kết với nhau theo kiểu kề liền hay thông qua các khối trung gian.
Loại nhà này được sử dụng trong trường hợp các bộ phận chức năng ít có liên hệ trực tiếp với nhau theo dòng vật liệu, dạng hoàn thành theo nhóm hay theo xưởng; đáp ứng cho các bộ phận chức năng có yêu cầu hết sức khác nhau về không gian, về điều kiện lao động.
Loại nhà này có thể tạo được nhiều ánh sáng tự nhiên, tăng tầm nhìn với bên ngoài. Các không gian nhỏ có kích thước tỷ lệ xích với con người (ví dụ như phòng nghỉ của công nhân..), có khả năng đánh thức cảm giác về sự gần gũi, khả năng định hướng qua sự phân chia hình khối, qua đó tạo sự hòa nhập với môi trường xung quanh.
Tương tự như loại nhà có mặt bằng hợp khối, đóng kín, loại nhà này có thể nảy sinh các vấn đề về ảnh hưởng lẫn nhau của các chất độc hại sinh ra trong quá trình sản xuất cũng như nguy cơ cháy nổ dẫn đến cần có sự ngăn cách hoặc cần khoảng cách cách ly an toàn giữa các bộ phận chức năng.
Hình 6: Sơ đồ phân loại nhà sản xuất theo mặt bằng hình khối
Phân loại nhà sản xuất theo hình thức mặt cắt: Theo hình thức mặt cắt nhà sản xuất được phân làm 3 loại:
- Nhà sản xuất một tầng: Các bộ phận chức năng, máy móc thiết bị được bố trí trên cùng mặt phẳng nên nhà một tầng cho phép sử dụng linh hoạt, thích hợp với nhà sản xuất có cấu trúc sản xuất trung bình và nặng với dây chuyền sản xuất theo phương ngang thẳng.
Nhà công nghiệp một tầng có các ưu thế: Xây dựng đơn giản và tiết kiệm hơn nhà công nghiệp nhiều tầng có quy mô tương tự từ 10-15%. có lưới cột lớn, chiều cao 6-12m, bề rộng nhịp 15-24m; Bố trí được máy móc thiết bị nặng với các móng máy phức tạp; Bố trí hệ thống đường ống kỹ thuật thuận tiện ở dưới nền; Tổ chức thông thoáng và chiếu sáng tốt thông qua cửa mái.
Nhà công nghiệp một tầng có nhược điểm: Tốn đất xây dựng hơn so với nhà công nghiệp nhiều tầng; Tổn thất năng lượng (sưởi hoặc làm mát qua diện tích mái); Tăng lượng bức xạ nhiệt vào nhà qua diện tích mái lớn trong điều kiện Việt Nam; Tốn các chi phí sửa chữa mái do diện tích mái lớn hay bị hư hỏng.
Nhà một tầng thường được sử dụng cho công nghiệp dệt, may mặc, thực phẩm, in, công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo máy...
- Nhà sản xuất nhiều tầng:
Nhà sản xuất nhiều tầng có đặc điểm chính là việc phân chia các bộ phận chức năng theo các mặt bằng ở các cao độ khác nhau. Chúng liên hệ với nhau qua các phương tiện giao thông vận chuyển như cầu thang, thang máy, băng tải, cầu trục. Các không gian sản xuất theo các tầng có chiều cao 4,5-6m, nhịp 9-12m, bước cột 6-9m.
Loại nhà này thường được sử dụng trong trường hợp: Tải trọng và phương tiện vận chuyển không quá lớn, kết cấu chịu lực của sàn thông thường có thể đáp ứng được; Mối quan hệ về giao thông giữa các tầng không quá lớn hoặc do yêu cầu của công nghệ mà độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất; Diện tích khu đất hạn chế.
Loại nhà này có ưu điểm: Tiết kiệm diện tích đất xây dựng; Kết cấu mái đơn giản hơn, chi phí bảo quản ít hơn.
Loại nhà này có nhược điểm: Hạn chế tải trọng máy móc và phương tiện vận chuyển; Tính linh hoạt trong sử dụng bị hạn chế; Giảm bao quát chung quá trình sản xuất so với nhà 1 tầng; Giới hạn khả năng mở rộng.
Nhà công nghiệp nhiều tầng thường được sử dụng cho ngành công nghiệp: Cơ khí chính xác, thủy tinh, hóa chất, dệt, may, sản xuất đồ chơi, đồ văn phòng, chế biến gỗ...
- Nhà sản xuất có không gian lớn (Nhà công nghiệp 1 tầng với các ngăn tầng):
Nhà sản xuất có không gian lớn, bề ngoài tương tự như nhà công nghiệp một tầng, được sử dụng cho XNCN với cấu trúc sản xuất nặng, phương tiện sản xuất lớn và nặng cũng như có các sản phẩm có kích thước lớn như máy bay, tàu thủy... Chiều cao của nhà 9-15m, chiều rộng nhà 18-30m thậm chí đến 60m. Nhà có thể một nhịp hoặc nhiều nhịp. Nhà có cầu trục với sức trục đến 50T. Các bộ phận chức năng có yêu cầu về không gian nhỏ được bố trí theo các ngăn tầng.
Do tải trọng máy móc, thiết bị và nhịp nhà lớn công trình thường có đòi hỏi cao về độ bền vững của nền và của kết cấu chịu lực.
Tổ chức chiếu sáng tương tự như nhà công nghiệp 1 tầng qua mái. Các ưu nhược điểm của loai nhà này tương tự như nhà công nghiệp một tầng.
Hình 7 : Sơ đồ phân loại nhà sản xuất theo hình thức mặt cắt: nhà công nghiệp 1 tầng, nhiều tầng và một tầng có các ngăn tầng.
c) Phân loại theo đặc điểm sử dụng:
- Nhà một mục đích: Là loại nhà công nghiệp thường gắn bó với một loại dây chuyền sản xuất nhất định. Khi công nghệ sản xuất thay đổi chúng sẽ không đáp ứng được nữa, phải phá bỏ. Ví dụ như phân xưởng chính của nhà máy điện.
- Nhà kiểu linh hoạt: là loại nhà công nghiệp thường gắn bó với một loại ngành sản xuất nhất định. Khi công nghệ sản xuất thay đổi về cơ bản nhà vẫn đáp ứng được, không có thay đổi lớn về cấu trúc của nhà.
- Nhà vạn năng: Nhà có khả năng đáp ứng được nhiều loại công nghệ sản xuất khác nhau. Sự thay đổi về công nghệ không ảnh hưởng đến cấu trúc xây dựng của nhà.
- Nhà công nghiệp kiểu bán lộ thiên: là loại nhà chỉ có mái che và một phần tường. Nhà được sử dụng cho xưởng sản xuất cần thông thoáng lớn hoặc nhà kho.
Hình 8 :Ví dụ về dạng nhà một mục đích- phân xưởng chính nhà máy nhiệt điện
CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT
Tùy thuộc vào đặc điểm cấu trúc sản xuất, quy mô sản xuất, giải pháp hợp khối, nhà sản xuất theo không gian có thể phân thành các bộ phận chức năng sau:
1) Bộ phận sản xuất:
Đây là bộ phận quan trọng nhất của nhà sản xuất, có diện tích và không gian lớn, có mật độ tập trung cao máy móc, thiết bị, hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật, nơi tập trung nhân lực. Vị trí của bộ phận sản xuất là cơ sở để bố trí các bộ phận chức năng khác. Bộ phận sản xuất là bộ phận có yêu cầu đặc biệt về khả năng mở rộng, tính vạn năng trong sử dụng, yêu cầu về điều kiện khí hậu và tổ chức chiếu sáng.
2) Bộ phận phụ trợ sản xuất:
Đây là bộ phận thường gắn liền với bộ phận sản xuất theo công nghệ sản xuất. Quy mô của chúng hết sức khác nhau phụ thuộc vào loại hình sản xuất.
3) Bộ phận kho:
Gồm có các kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho trung gian. Trong một vài trường hợp kho nguyên liệu và kho thành phẩm bố trí tách rời với nhà sản xuất. Kho trung gian là bộ phận luôn luôn gắn liền với bộ phận sản xuất.
4) Bộ phận quản lý và phục vụ sinh hoạt:
Bộ phận này có yêu cầu và diện tích và khối tích nhỏ, để tiết kiệm không gian người ta có thể bố trí chúng theo tầng. Bộ phận phục vụ sinh hoạt được bố trí theo nguyên tắc đảm bảo bán kính phục vụ.
Ngoài ra trong nhà sản xuất còn có một số bộ phận phụ khác như không gian để bố trí hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật như các trung tâm điều không, trạm biến thế... và diện tích giành cho giao thông như cầu thang..
Theo yêu cầu về tính sử dụng linh hoạt và khả năng thay đổi mở rộng người ta còn phân bộ phận chức năng của nhà sản xuất thành hai nhóm:
- Nhóm các bộ phận chức năng hay thay đổi, phát triển có yêu cầu cao về tính linh hoạt gồm bộ phận sản xuấ, kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Người ta còn gọi là nhóm “mềm “.
- Nhóm các bộ phận chức năng ít thay đổi, ít có yêu cầu về mở rộng phát triển như bộ phận quản lý, phục vụ sinh hoạt, một vài bộ phận phụ trợ sản xuất. Người ta còn gọi nhóm này là nhóm “cứng”. Trong các nghiên cứu về mở rộng sản xuất người ta thấy rằng để nâng cao công suất lên gấp đôi, có thể phải tăng gấp đôi diện tích nhóm các bộ phận hay thay đổi trong khi đó nhóm bộ phận ít thay đổi chỉ có nhu cầu diện tích tăng thêm 30%.
CÁC YÊU CẦU KHI THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ SẢN XUẤT
Cũng như các công trình kiến trúc khác, thiết kế nhà sản xuất phải thỏa mãn được 4 yếu tố: Thích dụng, bền vững, kinh tế và đẹp.
- Thích dụng trong công trình công nghiệp thể hiện trước hết ở chỗ đáp ứng cao nhất các đòi hỏi của tổ chức sản xuất, trước hết là đòi hỏi của bố trí dòng vật liệu; các bộ phận chức năng được bố trí hợp lý theo dây chuyền sản xuất, đạt được tính linh hoạt, mềm dẻo trong quá trình sử dụng; có khả năng mở rộng dể dàng từng bộ phận chức năng cho đến toàn ngôi nhà; có khả năng bảo quản, sửa chữa dễ dàng, đặc biệt là là với hệ thống đảm bảo kỹ thuật; thỏa mãn các điều kiện về môi trường lao động; hạn chế đến mức cao nhất ảnh hưởng của độc hại sinh ra trong quá trính sản xuất tác động vào môi trường bên trong và bên ngoài XNCN.
- Bền vững của công trình công nghiệp thể hiện ở chỗ giải pháp xây dựng phải ổn định theo thời gian tính toán phù hợp với đặc điểm của nhà nhịp lớn, tải trọng máy móc lớn cũng như chịu các tác động xâm thực của hơi nước, nhiệt độ, chất ăn mòn...
- Kinh tế của công trình công nghiệp biểu hiện ở tiết kiệm chi phí trong xây dựng và trong quá trình sử dụng. Giảm chi phí qua các giải pháp xây dựng là một trong các yêu cầu rất cơ bản khi thiết kế công trình công nghiệp.
- Thẩm mỹ: Dù rằng tính kinh tế trong quá trình xây dựng được coi trọng thì việc chi phí cho thiết kế và xây dựng để mang lại hiệu qủa thẩm mỹ của nhà sản xuất là hết sức cần thiết. Các công trình công nghiệp phải đóng góp vào cảnh quan chung của đô thị đồng thời chúng cũng là một dạng quảng cáo cho sự tồn tại và chất lượng của các doanh nghiệp công nghiệp.
CÁC CƠ SỞ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ SẢN XUẤT
Quá trình thiết kế kiến trúc nhà sản xuất thường căn cứ theo các tài liệu và cơ sở sau (xem thêm phần các khái niệm chung về XNCN và thiết kế tổng mặt bằng XNCN):
1) Các tài liệu về công nghệ sản xuất:
- Tài liệu về đặc điểm sản xuất như: loại sản phẩm, dạng và loại hoàn thiện, mức độ trang bị kỹ thuật của tòa nhà;
- Sơ đồ chức năng lý tưởng bố trí các bộ phận chức năng của nhà sản xuất theo cấu trúc sản xuất (dạng hoàn thành, dòng vật liệu, sơ đồ lý tưởng bố trí máy móc và thiết bị..), mức độ hợp khối, quy mô mở rộng phát triển;
- Sơ đồ bố trí mạng lưới giao thông bên trong xưởng cũng như các hệ thống cung cấp và đảm bảo kỹ thuật.
2) Các tài