Chuyên mục 1001 cách làm giàu kỳ này xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết tổng kết
kinh nghiệm máu xương của những người đi trước dành cho bất kỳ ai đang mong muốn
bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thời trang trẻ em.
Kinh doanh thời trang nói chung và kinh doanh thời trang trẻ em nói riêng là một nghề “hái ra tiền”
song cũng là một nghề “con mọn”, đòi hỏi bạn phải chăm chút một cách tỉ mỉ, đầu tư nhiều tâm
huyết, thời gian và công sức. Không phải ai mở shop cũng thành công, nhiều shop chỉ mở được một
thời gian ngắn lại phải đóng cửa hay chuyển nhượng. Chuyên mục "1001 cách làm giàu" kỳ này xin
trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết tổng kết kinh nghiệm máu xương của những người đi trước
dành cho bất kỳ ai đang mong muốn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này.
Sự thành công trong kinh doanh không đơn giản chỉ đem lại niềm vui vì kiếm được nhiều tiền, mà
còn khẳng định năng lực và sự cố gắng của bạn. Nếu bạn xác định bỏ vốn ra kinh doanh chỉ để
kiếm tiền, tăng thêm thu nhập thì khả năng thất bại sẽ là 90%.
Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nói chung và thời trang dành cho trẻ em nói
riêng, theo chị Huyền Trang - chủ cửa hàng Bống baby shop
8 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh doanh thời trang dành cho trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh doanh thời trang dành cho trẻ em
Chuyên mục 1001 cách làm giàu kỳ này xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết tổng kết
kinh nghiệm máu xương của những người đi trước dành cho bất kỳ ai đang mong muốn
bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thời trang trẻ em.
Kinh doanh thời trang nói chung và kinh doanh thời trang trẻ em nói riêng là một nghề “hái ra tiền”
song cũng là một nghề “con mọn”, đòi hỏi bạn phải chăm chút một cách tỉ mỉ, đầu tư nhiều tâm
huyết, thời gian và công sức. Không phải ai mở shop cũng thành công, nhiều shop chỉ mở được một
thời gian ngắn lại phải đóng cửa hay chuyển nhượng. Chuyên mục "1001 cách làm giàu" kỳ này xin
trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết tổng kết kinh nghiệm máu xương của những người đi trước
dành cho bất kỳ ai đang mong muốn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh này.
Sự thành công trong kinh doanh không đơn giản chỉ đem lại niềm vui vì kiếm được nhiều tiền, mà
còn khẳng định năng lực và sự cố gắng của bạn. Nếu bạn xác định bỏ vốn ra kinh doanh chỉ để
kiếm tiền, tăng thêm thu nhập thì khả năng thất bại sẽ là 90%.
Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh thời trang nói chung và thời trang dành cho trẻ em nói
riêng, theo chị Huyền Trang - chủ cửa hàng Bống baby shop
( bạn cần phải có niềm đam mê, kết hợp với kiến thức
kinh doanh, con mắt thẩm mỹ, đầu óc tính toán, kinh nghiệm thực tế, nguồn vốn, sự ủng hộ giúp đỡ
của những người xung quanh... Và bên cạnh những điều này, bạn còn cần đến một chút may mắn,
đôi khi điều này rất khó lý giải, nhưng nếu cứ ngồi sợ mình sẽ là một trong những người không may
mắn thì bạn chẳng bao giờ làm được điều gì. Vì vậy thêm một yếu tố cho sự thành công trong kinh
doanh của các bạn là sự táo bạo, liều lĩnh, dám nghĩ dàm làm, biết vượt lên thất bại thì có ngày bạn
sẽ thành công.
Quy trình mở shop thời trang trẻ em
Bước 1: Tiến hành khảo sát thị trường trước khi mở shop:
Bạn hãy dành thời gian khảo sát thị trường quần áo trẻ em đang sôi động đến mức nào (có
bao nhiêu cửa hàng quần áo baby, bao nhiêu cửa hàng thành công và phát triển, bao nhiêu
cửa hàng đang hoạt động chậm và có nguy cơ phá sản, bao nhiêu cửa hàng đồ baby đăng
nhượng cửa hàng - lý do họ nhượng là gì...).
Hãy tìm hiểu xem nhu cầu của cha mẹ về đồ dùng cho con như thế nào, lứa tuổi nào được
các bố các mẹ đầu tư nhiều nhất về quần áo, giày dép làm đẹp và nhu cầu cụ thể cho từng
lứa tuổi như thế nào. Các bố mẹ thích loại hàng gì, quần áo Việt Nam xuất khẩu, Cambodia,
Trung Quốc, Thái Lan hay Hàn Quốc... Các bố các mẹ cần mặt hàng gì nhiều thì bạn hãy
nhập nhiều mặt hàng đó, mặt hàng nào ít được quan tâm thì cần hạn chế nhập. Điều này sẽ
giúp bạn phân chia vốn kinh doanh một cách hợp lý nhất.
Tìm hiểu xem cách bố mẹ bỏ tiền ra mua đồ cho con như thế nào. Bạn hãy tính toán xem
có bao nhiêu phần trăm bố mẹ mua cho con bất cứ cái gì mình thích không quan tâm giá,
bao nhiêu % hài lòng với mức giá cao hàng đẹp, bao nhiêu % chỉ mua hàng ở mức giá trung
bình, vừa phải, bao nhiêu % chỉ mua hàng ở mức giá thấp...
Bạn hãy thực hiện tất cả các khảo sát trên một cách tâm huyết nhất, dành nhiều thời gian cho công
việc này vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng công việc kinh doanh.
Bước 2: Những việc cần làm sau khi khảo sát
Thứ nhất, dựa vào những kháo sát trên bạn cần xác định bạn muốn bán sản phẩm nào trong cửa
hàng của mình (quần áo, giày dép, phụ kiện hay tất cả...), nguồn gốc chủng loại như thế nào (Việt
Nam, Trung Quốc, Thái Lan...), mức giá như thế nào (dưới 100.000 đồng, trên 100.000, trên
200.000 đồng, hay tất cả những gì bạn cho là cần thiết và hợp lý).
Trên cơ sở này bạn sẽ chọn được địa điểm hợp lý để kinh doanh nếu muốn mở shop bán hàng trực
tiếp: ở mặt phố, mặt ngõ hay khu chung cư,... Hoặc khi đã sẵn có địa điểm rồi thì bạn có thể quay lại
xác định những vấn đề trên. Nếu bạn phải đi tìm thuê cửa hàng để bán đồ baby, hãy xem xét thật kỹ
về địa điểm mình chọn, về lượng người qua lại, dân cư khu phố có thu nhập thế nào, phố đó chuyên
bán gì, cửa hàng bạn định thuê nằm trên đường lớn hay nhỏ, đường một chiều hay hai chiều,...
Kinh nghiệm là nên chọn những vị trí đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại, đường hai chiều,
không cần chọn đường quá to vì lưu lượng xe đi lại lớn, phóng nhanh thì sẽ ít ai để ý và ghé vào
shop của bạn. Chia sẻ về cách chọn địa điểm mở shop, chị Trần Thanh Hường, chủ shop Made in
Vietnam - 59 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội lưu ý: “Vị trí cửa hàng phải thật bắt mắt, mặt
tiền rộng thoáng, có chỗ để xe cho khách mua hàng. Cửa hàng không cần phải nằm ở chỗ quá sầm
uất nhưng cũng đừng đặt ở nơi heo hút”.
Thứ hai, bạn cần xác định nguồn vốn mình có, từ đó thay đổi định hướng kinh doanh cho phù hợp
với lượng vốn đó (mở shop bán trực tiếp hay chỉ bán hàng online tại nhà). Chị Huyền Trang - chủ
shop Bống baby chia sẻ: “Bước chân vào kinh doanh nên chuẩn bị nhiều vốn thì tốt hơn nhưng đôi
khi nhiều vốn cũng… chết vì có nhiều vốn nên khi lấy hàng thường không tính toán kỹ. Bởi vậy, khi
đi nhập hàng, nếu không ưng hàng hoặc thấy hàng không có gì đặc biệt thì đừng nhập vội mà hãy
mang tiền về, chờ khi nào có hàng đẹp mới lấy”.
Thứ ba, bạn cần xác định nơi cung cấp nguồn hàng. Thông tin về các cửa hàng bán buôn rất dễ
dàng tìm kiếm nhưng bạn không nên chỉ có một mối ruột mà hãy tìm nhiều mối để lấy hàng. Hãy
dành thời gian ghé thăm các shop bán buôn này mỗi khi họ thông báo có hàng mới để so sánh về
mẫu mã, giá cả, chọn cho mình được những mặt hàng phù hợp nhất, giá tốt nhất và tạo cho shop
mình sự phong phú nhất định về hàng hoá. Để hiểu rõ mối hàng, bạn phải thường xuyên quan tâm
tới mối hàng, xem số lượng hàng, mẫu mã, giá cả thế nào, hàng về liên tục không,... Bạn sẽ mất
một quỹ thời gian cực lớn, không chỉ lúc ban đầu mà cả sau khi shop đã đi vào hoạt động. Song làm
được như vậy thì các mặt hàng bạn nhập về mới thực sự gặp ít rủi ro nhất, nhanh thu hồi vốn nhất.
Bước 3: Chuẩn bị mở shop
Trước nhất, bạn cần tìm một nhân viên biết việc, nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc, nếu tìm được
người thân quen để giúp bạn là tốt nhất. Đây là việc rất quan trọng bởi bạn không thể tự mình làm
lấy mọi việc. Ngay cả khi bạn không đi làm cho cơ quan tổ chức nào, bạn cũng nên tìm nhân viên
giúp trông coi cửa hàng để đầu óc của mình được thảnh thơi nghĩ đến những việc thuộc tầm vĩ mô
hơn. Nếu không tìm được nhân viên cứng, shop của bạn không thế hoạt động tốt được...
Thứ hai, bạn phải suy nghĩ cách bày biện trang trí cửa hàng sao cho tiết kiệm nhất mà vẫn đem lại
hiệu quả cao nhất. Theo kinh nghiệm của chị Huyền Trang - chủ cửa hàng Bống baby, “nếu có điều
kiện bạn nên tự trang trí shop, chi phí sẽ giảm nhiều mà lại ấn tượng hơn vì được làm bởi chính sự
tâm huyết của bạn”.
Mỗi người đều có ý tưởng riêng trong việc trang trí nhưng điều cần nhất là cửa hàng cần phải có sự
nổi bật nhất định. Biển quảng cáo bên ngoài cần ấn tượng và sáng, thu hút người qua đường. Nếu
có thể, bạn nên sơn tường trong cửa hàng màu sáng và cho lắp đặt thật nhiều đèn bởi vì quần áo
có rất nhiều màu sặc sỡ, nếu bạn chọn một màu cá tính để sơn tường cũng khó để làm nổi bật lên
được tất cả sản phẩm trong shop mình.
Khi lắp các giá bày hàng, bạn nên sắp xếp xen kẽ một cách hợp lý, không nên để một không gian
hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là mắc treo. Phân chia khu vực treo đồ body, quần
sooc, quần dài, áo váy, chân váy, tránh để tình trạng lộn xộn, cái dài, cái ngắn trông rất xấu. Vị trí
trung tâm của cửa hàng nên dành cho những món đồ bắt mắt nhất. Hãy nhờ bạn bè và người thân
góp ý và tự làm nếu có thể.
Về kinh nghiệm bài trí cửa hàng, chị Thu Hà, chủ shop Made in Vietnam, 27 Nguyễn Viết Xuân,
Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Tôi phân chia cửa hàng thành hai khu vực: khu vực
quần áo cho bé trai và khu vực quần áo cho bé gái, mỗi khu vực lại có ngăn riêng dành cho từng
hạng mục hàng hóa nhỏ như áo đầm, áo khoác, áo thun, quần sooc nên khách rất dễ tìm. Khu vực
trung tâm cửa hàng thường dành cho những món hàng mới nhất, nổi bật nhất. Tôi cũng tận dụng
cửa kính để treo hàng cho dễ thu hút khách”.
Đồ bé gái có thể phân chia thành khu vực riêng, có các ngăn riêng cho các hạng mục nhỏ như áo,
váy, quần dài, quần sooc
Khu vực trung tâm cửa hàng có thể dành để
trưng bày giày dép phụ kiện
Khu vực trưng bày đồ bé trai
Thứ ba là vấn đề lựa chọn hàng hóa. Việc lựa chọn hàng hóa thế nào là tùy ở mắt thẩm mỹ của mỗi
người tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ bởi không phải tất cả những thứ đẹp đều bán chạy. Bạn hãy
căn cứ vào bảng khảo sát đã làm, kết hợp với kinh nghiệm của mình khi đi chọn đồ cho con để hình
dung ra khu vực mình bán hàng. Hãy đánh giá nhu cầu của khách hàng, đừng nhập về những mặt
hàng mình thích mà cố gắng chọn bán những gì người mua cần nhé!
Số lượng hàng hóa nhập tuỳ theo ý định kinh doanh của bạn (bán lẻ hay bán buôn, bán trực tiếp
cho khách quen, vãng lai hãy bán cả online trên mạng hay là tất cả các kiểu kinh doanh trên). Nếu
nhập hàng với số lượng nhiều bạn sẽ có được giá rẻ và tạo được uy tín với khách hàng khi đến
mua và chọn lựa... Tuy nhiên, bạn cần tính đến hạn chế là vốn tồn đọng và có thể bạn không bán
được hết số hàng. Nếu nhập về mà không bán được, vốn tồn đọng thì là do phương thức kinh
doanh chưa hợp lý, giá chưa chuẩn, hay con mắt chọn hàng của bạn có vấn đề,... Bạn phải rà soát
lại xem lỗi ở khâu nào thì sẽ chỉnh khâu đó, đừng đổ tại mình không có duyên bán hàng.
Video phỏng vấn chủ shop về kinh nghiệm nhập hàng:
Một khâu quan trọng nữa là bạn cần chuẩn bị in túi nilong đựng hàng, in hoá đơn bán hàng, in card,
in mác bắn vào áo để đính giá sao cho thật chuyên nghiệp và giúp đỡ bạn quản lý hàng, quản lý
nhân viên. Bạn nên lắp đặt một chiếc camera online để quản lý vì không phải lúc nào bạn cũng trực
tiếp có mặt ở cửa hàng. Điều này sẽ giúp bạn xem xét thái độ làm việc của nhân viên, quản lý hàng
hoá ở mức tối đa nhất có thể. Nếu bạn có điều kiện để đầu tư phần mềm bán hàng, máy mã số mã
vạch thì rất tốt, nhưng nếu không có điều kiện bạn cũng vẫn có cách để khắc phục.
Nếu làm ăn quy mô và lâu dài, bạn nên có 1 trang web để giới thiệu trên diễn đàn lamchame,
webtretho và các web rao vặt khác.
Bước 4: Chuẩn bị cho lễ khai trương cửa hàng
Trước khi khai trương, bạn nên lưu dấu ấn của shop bạn với khách hàng về ngày trọng đại đó. Bạn
nên thực hiện việc này một cách kỹ càng nhất có thể. Hãy lên chính sách thật cầu kỳ cho ngày này,
chuẩn bị để làm sao càng nhiều người hưởng ứng nó càng tốt. Vì sao ư? Khi người ta hưởng ứng
nghĩa là shop bạn đã được quan tâm rồi, điều này làm nên sự thành công ban đầù rất quan trọng
của shop bạn. Lúc này bạn cần tận dụng các phương tiện khác nhau cho chiến dịch marketing của
mình: báo điện tử, báo giấy, phát tờ rơi, quảng cáo qua bạn bè, gia đình, cơ quan và tất nhiên nếu
có mối quan hệ họ sẽ giúp bạn. Một lưu ý nữa là bạn đừng tham lợi nhuận trong ngày khai trương,
điều này sẽ làm bạn mất nhiều hơn được.
Khi shop đã khai trương xong, đừng nghĩ rằng bạn yên tâm ngồi chơi xơi nước. Giữ được khách
mới là khó. Cái bạn cần nghĩ đến là làm sao khách đến một lần rồi thì sẽ quay lại và dẫn theo bạn
bè. Khách chỉ tới một lần rồi không quay lại nghĩa là shop bạn chẳng có ấn tượng hay thế mạnh gì
cả. Bạn sẽ sớm phá sản mất thôi. Vậy thì phải làm thế nào đây?
Bước 5: Duy trì hình ảnh của shop mình
Thường xuyên chỉnh đốn và đào tạo nhân viên về kỹ năng và thái độ bán hàng, nhiệt tình
nhưng không quá mềm mỏng, khéo léo nhưng không ép khách, mang lại cho khách hàng sự
thoải mái nhất khi ghé shop, bỏ tiền mà vẫn vui và muốn bỏ tiền thêm. Thường xuyên bày
biện sắp xếp hàng sao cho đẹp mắt, dễ tìm, dễ chọn, dễ kiểm hàng...
Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng VIP. Không phải
chỉ giảm giá khi bạn không bán được hàng mà phải giảm giá với thông điệp cho khách hiểu
họ là đối tượng khách hàng đặc biệt mới được hưởng mức giá ưu đãi đó.
Xin thông tin của khách hàng mỗi khi tới mua hàng, có những món quà hay lời chúc nhân
các ngày đặc biệt của mẹ và bé. Bạn nhớ là đôi khi không tốn tiền đâu mà bạn sẽ có được
nhiều tình cảm của khách hàng đấy. Nhưng hãy thật lòng và chân thành nhé, điều này sẽ
giữ được tình cảm lâu dài với khách hàng.
Thường xuyên thông báo khi có hàng mới về.
Đối với những người có con nhỏ, nhu cầu mua online rất lớn vì họ rất khó thu xếp thời gian
để trực tiếp tới shop lựa mua đồ cho bé. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ chút thời
gian để chăm sóc website, mô tả thông tin cơ bản về sản phẩm hiện có tại shop phục vụ đối
tượng khách hàng này.
Phỏng vấn chủ shop về lợi thế cạnh tranh của các cửa hàng:
Quản lý hàng hoá và nhân viên
Bí quyết để giữ được nhân viên là đừng cho họ cơ hội lấy cắp hàng của mình. Hàng nhập về nhất
định phải vào sổ sách, hàng bán ra cũng vậy. Bán hàng phải có hoá đơn cho khách hàng. Yêu cầu
khách hàng khi đổi hàng phải giữ hoá đơn và bất cứ vấn đề gì có thể liên lạc theo số điện thoại
nóng của bạn in ở vị trí thật dễ nhìn trong cửa hàng. Ví dụ: “Để đảm bảo quyền lợi của mình, khi có
bất cứ vấn đề về giá cả, về thái độ phục vụ, vui lòng quay số điện thoại nóng...”. Việc này có rất
nhiều lợi ích như làm nhân viên sợ hơn, khách cũng yên tâm hơn, gần gũi hơn và bạn có nguồn
nắm bắt thông tin của khách nhiều hơn khi họ phản hồi.
Bạn hãy bán hàng đúng giá niêm yết, không mặc cả. Đặc biệt, bạn nên kiểm nguồn hàng mỗi ngày
(nếu có thể) hoặc mỗi tuần. Bạn nên xuất hiện ở cửa hàng hằng ngày vào những thời gian không
nhất định, nếu nghĩ là giao hết cho nhân viên sẽ có lúc bạn hối hận không kịp. Hãy cố gắng cùng
nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên để biết tình hình shop, tình hình khách
hàng, tình hình nhân viên. Tất cả đòi hỏi bạn những nỗ lực không ngừng.
Luôn làm phong phú hàng hoá bằng cách có hàng mới thường xuyên và đồng thời giải tán hàng tồn
liên tục để thu hồi vốn. Đôi khi bạn phải chấp nhận lỗ một chút để được nhiều lợi ích hơn.
Chị Huyền Trang - chủ cửa hàng Bống baby chia sẻ thêm: “Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, bạn
phải nghĩ rằng kiếm ra tiền không đơn giản chỉ là ngồi không mà có được. Muốn tồn tại lâu dài đòi
hỏi bạn bỏ tâm huyết, thời gian, công sức khá nhiều. Bạn hãy nghĩ rằng khi mình đã bỏ vốn vào (dù
là tiền tự có hay đi vay) thì phải trụ vững bằng mọi giá bởi trong kinh doanh không có chỗ cho sự thử
nghiệm. Nếu thất bại một lần kể cả bạn có nhảy sang lĩnh vực khác cũng vậy mà thôi”.