Việc dạy học toán ở các trường tiểu học nước ta đã có một quá trình phát
triển lâu dài, với sự cố gắng chung của đội ngũ giáo viên, các phương pháp dạy
học đã vận dụng và thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
của nhà trường tiểu học, việc làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học
toán ở tiểu học.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học là dạy trên cơ sở
tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Cụ thể là giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh ,
mọi học sinh đều hoạt động học tập phát triển năng lực của cá nhân. Nói chung là
giáo viên nói ít, giảng dạy ít, làm mẫu ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng
nhóm học sinh hoặc từng học sinh. Với cách làm như vậyđòi hỏi giáo viên phải
biết cách tổ chức các hoạt động của học sinh, đồng thời phải không ngừng nâng
cao chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng kịp thời những tình huống có thể
xảy ra trong quá trình hoạt động học tập của học sinh. Nhờ cách dạy học như vậy
mà giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó có thể giúp học sinh
phát triển năng lực, sở trường của cá nhân. Mọi học sinh đều phải hoạt động, phải
độc lậpsuy nghĩ và làm việc tích cực. Tổ chức được cách như vậy thì không cần
đặt ra các biện pháp để “giữ trật tự” mà tưng học sinh vẫn tập trung vào các hoạt
động học tập. Cáh học này tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động,
không rập khuôn, biếttự đánh giá, và đánh giá kết quả học tập của mình, của các
bạn đăch biệt là tạo cho học sinh có niềm tin trong học tập.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4572 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy biểu thức chứa chữ ở Toán 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm dạy biểu thức chứa chữ ở Toán 4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I/. Lý do chọn đề tài
Việc dạy học toán ở các trường tiểu học nước ta đã có một quá trình phát
triển lâu dài, với sự cố gắng chung của đội ngũ giáo viên, các phương pháp dạy
học đã vận dụng và thường xuyên được cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
của nhà trường tiểu học, việc làm đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học
toán ở tiểu học.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học là dạy trên cơ sở
tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Cụ thể là giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học sinh ,
mọi học sinh đều hoạt động học tập phát triển năng lực của cá nhân. Nói chung là
giáo viên nói ít, giảng dạy ít, làm mẫu ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng
nhóm học sinh hoặc từng học sinh. Với cách làm như vậyđòi hỏi giáo viên phải
biết cách tổ chức các hoạt động của học sinh, đồng thời phải không ngừng nâng
cao chuyên môn, nghiệp vụ để có thể đáp ứng kịp thời những tình huống có thể
xảy ra trong quá trình hoạt động học tập của học sinh. Nhờ cách dạy học như vậy
mà giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó có thể giúp học sinh
phát triển năng lực, sở trường của cá nhân. Mọi học sinh đều phải hoạt động, phải
độc lập suy nghĩ và làm việc tích cực. Tổ chức được cách như vậy thì không cần
đặt ra các biện pháp để “giữ trật tự” mà tưng học sinh vẫn tập trung vào các hoạt
động học tập. Cáh học này tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động,
không rập khuôn, biết tự đánh giá, và đánh giá kết quả học tập của mình, của các
bạn đăch biệt là tạo cho học sinh có niềm tin trong học tập.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt
động học tập dưới sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của giáo viên, của sách giáo
khoa và đồ dùng dạy học toán để từng học sinh (hoặc nhóm học sinh) tự phát hiện,
tự giải quyết vấn đề của bài học để từ đó tự chiếm lĩnh nội dung kiến thức và có
thể vận dụng được kiến thức đó trong luyện tập thực hành.
Để phù hợp với quá trình nhận thức và các giai đoạn học tập sâu ở tiểu học,
khi dạy học môn toán ở lớp 4. Giáo viên chgủ động lựa chọn vận dụng hợp lý các
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh phù
hợp với điều kiện lớp học và khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh,
bước đầu bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn kỹ năng vận dụng vào thực tiễn đảm
bảo sự cân đối hài hoà giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học
sinh.
Từ thực tế hiện nay ở trường tiểu học để góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học môn toán ở tiểu học. Tôi đã rút ra một số kinh nghiệm về “Kinh nghiệm
dạy biểu thức chứa chữ ở Toán 4”
II/. Mục đích của sáng kiến
Việc chọn kinh nghiệm về “Hướng dẫn học sinh lớp 4 về biểu thức chứa
chữ theo phương pháp dạy học tích cực”nhằm giúp học sinh đổi mới cáh học theo
tinh thần chủ động, tích cực, giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, tự phát
hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học. Từ đó nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả dạy và học môn toán ở trường tiểu học.
III/. Các phương pháp
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thực hành luyện tập
- Phương pháp gợi mở, vấn đáp
- Phương pháp giảng giải, minh hoạ
IV/. Phạm vi nghiên cứu
- Tài liệu BDTX chu kỳ 3 cho giáo viên tiểu học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 4 môn toán
- Thực nghiệm trên lớp 4A Trường Tiểu học Cao Nhân
B/. PHẦN NỘI DUNG
I/. Vị trí và tầm quan trong của phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học toán là cáh thức tổ chức hoạt động học toán cho học
sinh. Việc tổ chức giờ học toán thành các hoạt động là định hướng đổi mới
phương pháp. Dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông là dạy học sinh tự tìm
tòi, phát hiện kiến thức mới, là dạy cách học cho học sinh. Giáo viên căn cứ vào
chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình được trình bày trong sách giáo khoa
để thiết kế các hoạt động và tổ chức học sinh tham gia, thực hiện nhiệm vụ học
tập, giúp các em hình thành kiến thức qua chính các hoạt động đó. Giáo viên
không áp đặt, thông báo kiến thức có sẵn mà tổ chức hướng dẫn học sinh tìm tòi,
phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức. Giáo viên tổ chức sao cho mọi học sinh đều
được tham gia hoạt động học, sao cho học sinh tháy mình phát hiện, tìm ra kiến
thức chứ không phải nhìn vào sách giáo khoa hay nghe giáo viên thông báo kết
quả có sẵn trong sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn để học sinh sử dụng vốn
hiểu biết của mình để hình thành kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, động viên
học sinh tập suy nghĩ, quan sát, diễn đạt, thực hiện hoạt động học tập theo cách
riêng của mình.
Khi dạy hình thành kiến thức mới, giáo viên giúp học sinh tự phát hiện vấn
đề của bài học, giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã tích
luỹ được để tự mình (hoặc cùng các bạn trong nhóm) tìm cách giải quyết vấn đề,
tự lĩnh hội nội dung kiến thức. Trong dạy học việc hướng dẫn học sinh tự tìm tòi
chiếm lĩnh kiến thức mới rất cần thiết, nó có vai trò quan trong trong quá trình
hình thành và phát triển tư duy toán học của học sinh bởi vì: Quá trình tự tìm tòi,
khám phá sẽ giúp học sinh tính chủ động, sáng tạo đồng thời giúp học sinh hiểu
sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc có góp phần
cùng với bạn tìm tòi khám phá xây dựng kiến thức đó và tự đánh giá được kiến
thức của mình. Khi gặp khó khăn, chưa giải quyết được vấn đề. Học sinh tự đo
được thiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm.
Khi tranh luận với các bạn, học sinh cũng tự đánh giá được trình độ của mình so
với các bạn để tự rèn luyện điều chỉnh. Trong quá trình học sinh tìm tòi, khám phá
giáo viên biết được tình hình học tập của học sinh về mức độ nắm kiến thức từ bài
học cũ, vốn hiểu biết, trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa những
yếu tố đã biết với những yếu tố phải tìm. Học sinh tìm tòi, khám phá sẽ rèn được
tính kiên trì vượt khó khăn và một số phẩm chất tốt của người học toán như tự tin,
suy luận có cơ sở coi trọng tính chính xác, tính hệ thống.
II/. Thực trạng dạy học
Trong chương trình toán 4, không phải bài nào với sự gợi mở của giáo viên,
học sinh cũng tự phát hiện và giải quyết được vấn đề, mà đôi khi tuỳ thuộc từng
phần, từng đối tượng học sinh, người giáo viên phải chuyển tải kiến thức mới dưới
hình thức giới thiệu và được học sinh công nhận hoặc yêu cầu học sinh thực hiện
một bước nào đó. Vấn đề đặt ra là giới thiệu dẫn dắt thế nào để học sinh lĩnh hội
kiến thức mới một cách tự nhiên, không gò ép mà vẵn đạt được mục tiêu bài học.
Trong toán 4 biểu thức chứa chữ được giới thiệu theo mức độ: biểu thức
chứa một chữ; biểu thức chứa hai chữ ; biểu thức chứa ba chữ. Cách viết, cách đọc
biểu thức chứa chữ cũng tiến hành như biểu thức số. Khi cho mỗi chữ một giá trị
số thì việc tính giá trị số của biểu thức được tiến hành như tính giá trị của biểu
thức số. Mỗi dạng kiến thức giáo viên cần hướng dẫn học sinh sao cho phù hợp.
Khi dạy “giới thiệu biểu thức chứa một chữ” (sách giáo khoa trang 6) cần giúp học
sinh tự nhận biết được biểu thức có một chữ thông qua ví dụ để đưa ra tình huống
;đi từ trường hợp cụ thể đến biểu thức 3 +a
Chẳng hạn ;
Lan có Mẹ cho thêm Lan có tất cả
3 …………………….. ……………………..
Hình thành biểu tượng về biểu thức có chứa một chữ
Gọi học sinh tự cho các số khác nhau ở cột “mẹ cho thêm” và ghi được biểu
thức tính tương ứng ở cột “Lan có tất cả”
Giáo viên nêu vấn đề : Nếu cho thêm a quyển vở thì Lan có tất cả bao nhiêu
quyển vở (3+a quyển vở).
- Giới thiệu: 3+a là biểu thức có chứa một chữ, ở đây là chữ a
- Học sinh lấy ví dụ về biểu thức có chứa một chữ,chẳng hạn: 3+b;
x+5;…
- Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh chơi trò chơi vài lượt. 3 học
sinh, 1 em lấy thẻ chữ, một em lấy thẻ số, một em lấy thẻ có dấu phép tính gắn lên
bảng cài để được biểu thức có chứa một chữ .
- Học sinh trả lời, (nhận xét) những biểu thức đó có điểm gì giống
nhâu? người ta gọi chúng là gì? (giống nhau gồm số, dấu tính và một chữ. Được
gọi chung là biểu thức có chứa một chữ).
*Tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ:
Giáo viên hỏi và viết bảng: Nếu a=1 thì 3+a=?
+ Nếu a=1 thì 3+a= 3+1=4. Khi đó 4 là giá trị của biểu thức 3+a
+ Yêu cầu học sinh làm tương tự với trường hợp khác: với a=4;5;7;…
Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh tự nêu được. Mỗi lần thay chữ a bằng một
số ta tính được một giá trị của biểu thức 3+a.
Với hai bài “biểu thức có chứa hai chữ” và “biểu thức có chứa ba chữ” có
thể hướng dẫn tương tự theo các bước:
- Nhận biết biểu thức chứa chữ .
- Giá trị của biểu thức chứa chữ và cách tính giá trị của biểu thức đó.
Với cách dạy như trên tôi thấy học sinh học tập sôi nổi hơn, phát huy được
tính tích cực của học sinh, học sinh chủ động nắm được kiến thức. Giáo viên chỉ là
người tổ chức hướng dẫn, học sinh vận đụng được để làm bài tập.
III/. Thực nghiệm
Sau đây là một dự kiến kế hoạch dạy học bài: “biểu thức có chứa hai chữ”
(Toán 4.tuần 7)
Bài : “biểu thức có chứa hai chữ”
I/. mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được “biểu thức có chứa hai chữ”, giá trị của biểu thức có
chứa hai chữ.
- Biết cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ theo các giá trị cụ
thể của từng chữ.
II/. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động
của học sinh
Hoạt động 1:
Tổ chức cho học sinh ôn lại cách tính giá trị của biểu
thức có chứa một chữ qua bài tập sau:
Điền vào bảng trống trong bảng sau:
a 42
8
651
2
83
2
1651
2
a+12
7
a-425
a x 7
a: 4
- Giáo viên chữa bài, nhận xét cho điểm.
- Học
sinh nhắc lại
cách tính theo
các giá trị cụ thể
của từng chữ.
- Học
sinh thực hiện
làm bài tập
- Hai
anh em cùng câu
cá.Anh câu
được…con
cá.Em câu được
…con cá. Cả hai
anh em câu
Hoạt động 2:Giới thiệu biểu thức có chứa hai
chữ
a. biểu thức có chứa hai chữ
- giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài toán ví dụ. Cả
lớp theo dõi.
- H: Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu
con cá ta làm thế nào?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi câu
cá.
- Giáo viên yêu cầu từng cặp 2 bạn học sinh 1
người là anh, 1 người là em đi câu cá.
- Giáo viên gọi lần lượt từng cặp nêu số cá đã câu
được của mỗi người và trả lời câu hỏi.
Chẳng hạn: Anh câu được 4 con cá. Em câu được 2 con
cá. Hai anh em câu được mấy con cá.
- Giáo viên nghe học sinh trả lờp viết vào cột số cá
của anh là 4, số cá của em là 2. Viết 4+2 vào cột số cá của hai
anh em.
Giáo viên nêu vấn đề: Nếu anh câu được a con cá, em
câu được b con cá thì số cá của hai anh em câu được là bao
nhiêu con cá?
được…con cá?
Ta thực
hiện phép tính
cộng số con cá
của anh câu
được với số cá
của em câu
được.
- Học
sinh nghe phổ
biến cách chơi
và thực hành
chơi.
- Từn
g cặp học sinh
báo cáo kết quả
đi câu cá.
- An
h câu được 4
con cá, em câu
được 2 con cá
thì hai anh em
câu được
4+2
con cá
p- hai anh
em câu được
a+b con cá
- Học
sinh theo dõi và
nhắc lại.
- Giáo viên giới thiệu: a+b là biểu thức có chứa hai
chữ.
- -Qua các ví dụ học sinh nhận thấy đợc biểu thức
có chứa hai chữ gồm có dấu tính và hai chữ.
b./ giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
- giáo viên hỏi và viết bảng: Nếu a=4; b=2 thì a+b bằng
bao nhiêu?
H: 6 là giá trị của biểu thức nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm giá trị với các tr-
ường hợp còn lại.
- H: Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá
trị của biểu thức a+b ta làm thế nào?
- Học
sinh nêu được
- Nếu
a=4; b=2 thì
a+b= 4+2=6
- Vậy
6 là giá trị của
biểu thức a+b
- Học
sinh tìm
- H: Mỗi lần thay số bằng chữ a và b bằng các số ta
tính được gì?
Hoạt động 3: luyện tập thực hành
Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức vào làm bài tập
Bài 1: Gọi 1 Học sinh đọc nội dung bài tập
H: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài, sau đó tự
làm bài tập.
- yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 3: Giáo viên treo bảng số như phần bài tập sgk
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung trong
bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập
- yêu cầu cả lớp nhận xét.
- Ta
thay các số vào
chữ a và b rồi
thực hiện tính
giá trị của biểu
thức.
- Ta
tính được một
giá trị của biểu
thức a+b
- Học
sinh đọc
- Tín
h giá trị của biểu
thức: c+d
- Học
sinh tự làm
- a.
Nếu c=10 và
d=25 thì giá trị
của biểu thức
c+d là
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài 4: Tiến hành tơng tự bài 3
Hoạt động 4; Củng cố dặn dò
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy một ví dụ về biểu
thức chứa hai chữ
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ví dụ về giá trị của
biểu thức trên
- Giáo viên nhận xét các ví dụ của học sinh.
- Giáo viên tổng kết giờ học
c+d= 10+25=35
- 3
học sinh lên
bảng làm bài. cả
lớp làm bài vào
vở bài tập. Đối
chiếu so sánh
kết quả.
- Học
sinh đọc đề bài
- Học
sinh nêu
- 1
học sinh lên
bảng làm ,cả lớp
làm vào VBT
- Học
sinh làm vào
VBT
- 4
học sinh nêu
biểu thức của
mình nghĩ được
trước lớp. Ví dụ
a:b; 12+a-b;…
- Học
sinh tự thay các
chữ trong biểu
thức bằng số sau
đó tính giá trị
của biểu thức.
Học sinh
chú ý lắng nghe
IV/. Kết quả thực nghiệm
Qua tiết dạy thực nghiệm tôi thấy. Thực hiện phương pháp dạy học tích cực
thu được kết quả tương đối khả quan. Giúp các em học sinh tìm tòi, khám phá phát
hiện và tự chiếm lĩnh được kiến thức. Qua trò chơi toán học giúp các em học tập
thoải mái, nhẹ nhàng, tạo ra hứng thú học tập cho các em. Đồng thời gắn liền với
thực tế gần gũi với cuộc sống thực, với đời sống hàng ngày của học sinh.
Kết quả bài làm của học sinh qua phần luyện tập thực hành:
Bài 1 27/27 em làm đúng
23/27 em làm đúng
và đủ
đạt 100%
đạt 85,2%
Bài 2 27/27 em làm đúng
25/27 em làm đúng
và đủ
đạt 100%
đạt 96,3%
Bài 3 24/27 em làm đúng
và đủ
đạt 88,9%
Qua giờ học này học sinh nắm vững cách thay các chữ trong biểu thức bằng
số sau đó tính được giá trị của biểu thức.Khi dạy đến bài biểu thức có chứa ba chữ
tôi thấy khi hình thành biểu thức, tính giá trị biểu thức tôi thấy học sinh học nhẹ
nhàng, học sinh hoạt động tích cực, nắm vững được kiến thức.
Ngoài ra các em biết vận dụng kiến thức đã học về biểu thức chứa chữ làm
tốt các bài tập được nêu dưới nhiều hình thức khác như:
a. Giá trị của biểu thức a+b là 1245. Tính b, nếu: a=789; a=456;…
b. Tìm x; y (là thành phần chưa biết của phép tính)
X+2=7; Xx3=18; X:7=14; 289:X=2; Xx2+3=9
c. Tìm X là số tự nhiên, biết: X<5; X+3<6; Xx8<32; 15:X<6
d. Điền số thích hợp vào ô trống:
+4=15; -3=9; 8- =1; 2+ <4; 13< <17
V/. Đánh giá công việc:
a. Thành công:
Giáo viên đã vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học trong
quá trình dạy giáo viên thực hiện lấy học sinh làm trung tâm, học sinh được làm
việc nhiều, tự tìm tòi, phát hiện chiếm lĩnh tri thức, dưới sự dẫn dắt điều khiển,
hướng dẫn, tổ chức hợp lý của giáo viên.
Giáo viên truyền thụ tri thức rõ ràng đúng trọng tâm, kiểm tra được học
sinh, lôi cuốn học sinh vào giờ học một cách tích cực và nghiêm túc.
b. Hạn chế:
Một số học sinh khi tham gia trò chơi còn lúng túng, làm bài tập kết quả
đúng nhưng trình bày chưa khoa học.
B. PHẦN KẾT LUẬN
Qua kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh lớp 4 về biểu thức chứa chữ theo
phương pháp dạy học tích cực” với bài thực nghiệm “ biểu thức có chứa hai chữ”.
Đây là một phương pháp tốt, nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh phù hợp
với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện
được mục đích của dạy học là học sinh, là sự phát triển của các em, lấy lợi ích của
các em làm đích và tổ chức quá trình dạy học làm sao để cho các em tự tìm ra kiến
thức. Dạy học theo phương pháp này đã loại bỏ được những phương pháp hạn chế
tính tích cực của học sinh, loại bỏ được cách làm việc thầy giảng, trò ghi nhớ, trò
làm người minh hoạ cho thầy, trò phải thừa nhận kiến thức. Phương pháp dạy học
này tạo điều kiện tối đa để cá thể hoá đối tượng dạy học và khuyến khích để học
sinh tự tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh nội dung mới của bài học.
Khi thực hiện phương pháp dạy học này việc chuẩn bị bài của giáo viên
đóng vai trò quan trọng. Giáo viên phải xác định rõ: Dạy cái gì? Dạy ai? Dạy nội
dung này để làm gì? Dạy như thế nào? Muốn dạy thành công một giờ dạy, trước
hết giáo viên phải nắm chắc nội dung cần dạy, nắm vững kiến thức, hiểu được ý
đồ của sách giáo khoa, hiểu đối tượng học sinh thì có thể đưa ra phương pháp
thích hợp và chuẩn bị tổ chức hoạt động cho học sinh học tập hiệu quả. Những
hoạt động học cho học sinh nhằm phát huy vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có
của các em, những điều gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của các em, các em
tham gia hoạt động một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và hứng thú.
Khi đó học sinh là nhân vật trung tâm, học sinh phải được hoạt động, tự tìm
tòi phát hiện kiến thức, giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức các hoạt động
cho học sinh. Ngoài ra giáo viên phải làm trước tất cả những gì học sinh sẽ phải
làm trong giờ học, lên lớp giáo viên sẽ tránh được sai lầm đáng tiếc và các tình
huống bất ngờ không xử lý kịp.
Do điều kiện và khả năng có hạn, sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi
những thiếu sót mong các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ xung.