Kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích ở trường THCS

Môn ngữ văn ở trường T H C S là một môn học bắt buộc đối với học sinhT H C S Nếu môn toán dạy cho các em tính toán bằng cac con số thì môn ngữ văn dạy cách làm người.Chương trình của bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi để phù hợp với lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9 Nhưng hiện nay tâm lí của một số học sinh không thích học môn văn vì cho là phải đọc nhiều ,viết nhiều .Ngay từ khi mới vào đầu cấp(lớp 6)cần làm cho học sinh hứng thú học môn này. Giáo viên đưa các emvào những trang cổ tích,làm sống dậy trong em những hoài bão ,ước mơ,bồi dưỡng tư tưởng tinh cảm biết yêu cuộc sống,yêu con người,biết phân biệt thiện ác.Tuy nhiên trong thực tế một giờ học truyện cổ tích nhiều giáo viên còn lúng túng nên chất lượng giờ thấp ,học sinh không nắm được bài ,không kể được truyện .Qua nhiều năm dạy học ,qua dự giờ đồng nghiệp,qua nghiên cứu cứu tài liệu,với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích ở trường T H C S

doc10 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- tự do- hạnh phúc A.Sơ yếu lí lịch Họ và tên: Nguyễn thị Sinh Ngày tháng năm sinh:05/10/1968 Đơn vị công tác:Trường T.H.C.S Cao Thành Trình độ chuyên môn:Cao đẳng sư phạm văn –tiếng Việt Bộ môn giảng dạy:Ngữ văn Chức vụ :Giáo viên Khen thưởng:Là giáo viên giỏi cấp huyện B.Nội dung đề tài Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 1.Tên đề tài:Kinh nghiêm dạy học truyện cổ tích ở trường T H C S 2.Lí do chọn đề tài: Môn ngữ văn ở trường T H C S là một môn học bắt buộc đối với học sinhT H C S Nếu môn toán dạy cho các em tính toán bằng cac con số thì môn ngữ văn dạy cách làm người.Chương trình của bộ giáo dục và đào tạo đã thay đổi để phù hợp với lứa tuổi từ lớp 6 đến lớp 9 Nhưng hiện nay tâm lí của một số học sinh không thích học môn văn vì cho là phải đọc nhiều ,viết nhiều .Ngay từ khi mới vào đầu cấp(lớp 6)cần làm cho học sinh hứng thú học môn này. Giáo viên đưa các emvào những trang cổ tích,làm sống dậy trong em những hoài bão ,ước mơ,bồi dưỡng tư tưởng tinh cảm biết yêu cuộc sống,yêu con người,biết phân biệt thiện ác.Tuy nhiên trong thực tế một giờ học truyện cổ tích nhiều giáo viên còn lúng túng nên chất lượng giờ thấp ,học sinh không nắm được bài ,không kể được truyện .Qua nhiều năm dạy học ,qua dự giờ đồng nghiệp,qua nghiên cứu cứu tài liệu,với đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm dạy học truyện cổ tích ở trường T H C S 3.Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 6A trường T H CS Cao Thành năm học 2009-2010 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề I.Cơ sở lí luận của đề tài: Môn ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội ,điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo giục quan điểm , tư tưởng ,tình cảm cho học sinh .Học tốt môn ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng có thể góp phần giúp học sinh học tốt môn ngữ văn .Môn ngữ văn góp phần hình thành những con người có trình độ văn hoá ,có ý thức tự tu dưỡng ,biết yêu thương quý trọng gia đình ,bè bạn,có lòng yêu nước yêu chủ nghĩa hội ,biết hướng tới những tư tưởng ,tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái ,tinh thần tôn trọng lẽ phải,sự công bằng ,lòng căm ghét cái xấu ,cái ác .Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập ,có tư duy sáng tạo ,bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân,thiện,mĩ,có năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp . Chương trình ngữ văn THC nói chung cũng như chương trình ngữ văn lớp 6 nói riêng được xây dựng theo tinh thần tích hợp hóa cao không chỉ chú trọng đến nội dung mà còn phục vụ tích cực việc đổi mới phương pháp dạy học .Trọng tâm của văn bản lớp 6 là văn bản tự sự.Trên cơ sở kinh nghiệm cảm thụ của bản thân,bằng các phương pháp dạy học,giáo viên làm thế nào để học sinh cảm thụ được văn bản một cách tốt nhât.Trong quá trình dạy học phải coi học sinh là chủ thể hoạt động để giáo viên từng bước tổ chức cho học sinh tìm tòi ,phân tích,khái quát văn bản . Chương trình văn học dân gian ở lớp 6 có đưa 5 văn bản tự sự thuộc truyện cổ tích đó là:Sọ Dừa, Thạch Sanh,Em bé thông minh,Cây bút thần,Ông lão đánh cá và con cá vàng.Đối tượng của truyện cổ tích là truyện kể về số phận của một số kiểu nhân vật bất hạnh như người mồ côi(Thạch Sanh ,Mã Lương) người có hình dạng xấu xí(Sọ Dừa),người có tài năng (Mã Lương,em bé thông minh) Các truyện có yếu tố hoang đường ,thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cái thiện với cái ác ,cái tốt với cái xấu,sự công bàng với sự bất công .Hệ thống sự việc của cổ tích phong phú và phức tạp hơn truyền thuyết . Cốt truyện cổ tích gần gũi với mọi lứa tuổi và có sức hấp dẫn hơn so với các hình thức tự sự khác .Truỵện cổ tích thường có kết cấu thắt nút,phát triển,đỉnh điểm,mở nút. II.Khảo sát thực tế: Qua việc giảng dạy thực tế nhiều năm tôi thấy học sinh lớp 8,9 nhiều em khi giáo viên yêu cầu kể lại một câu chuỵên cổ tích mà em đã học thì nhiều em không kể được,thậm chí có em còn không nhớ là mình đã học những truyện cổ tích nào.Nghiên cứu sâu tôi đã tìm ra được các nguyên nhân của vấn đề: -Giáo viên còn coi nhẹ một giờ dạy văn,kiến thức còn nông cạn,chưa đào sâu suy nghĩ và tìm tòi sáng tạo,chưa có trình độ dẫn dắt để học sinh lĩnh hội kiến thức.Ngôn ngữ của giáo viên chưa trau truốt ,không có sức lôi cuốn học sinh.Hoặc cũng có khi giáo viên nói quá nhiều không định hướng cho học sinh khiến kiến thức lan man không khái quát lên vấn đề.Bên cạnh đó một số giáo viên còn dạy “lướt qua”vì cho là phần này không quan trọng.Vì vậy giờ học trầm ,sự hoạt động đồng bộ giữa giáo viên và học sinh chưa cao,học sinh không hiểu bài. -Học sinh chán học truyện cổ tích vì hàng ngày đọc nhiều truyện tranh như:Đô Rê Mon,Cô Nan,Hét Man …Xem nhiều băng hình ,phim ảnh.v.v… -Trong gia đình khi ở nhà các em không được nghe ông,bà kể chuyện cổ tích (vì phần lớn các em sống trong gia đình có hai thế hệ) -Trường THCS nằm trên địa bàn ngoại thành Hà Nội Bố mẹ các em mải mê làm ăn không có thì giờ nhiều để ý đến con cái .Nhiều bậc phụ huynh phó mặc cho thầy cô và nhà trường. Nên khi con cái học tập xa xút không hay biết . -Không ít những học sinh còn không thích học môn này mà chỉ học những môn tự nhiên để sau này có hướng thi khối A. -Nhiều tệ nạn xã hội như điện tử ,cờ bạc ,cá cược …lôi cuốn các em. Thực trạng trên dẫn đến kết quả số học sinh khá ,giỏi có ti lệ thấp ,học sinh yếu ,kém chiếm nhiều,điều đó được thể hiện qua bảng số liệu đầu năm học mà tôi đã tổng kết: Lớp Sĩ số Lọai giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu,kém Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 6A 30 2 6,6 3 10 14 46,6 11 36,8 III.Các giải pháp thực hiện: A.Đối với giáo viên : Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên là người hướng dẫn để học sinh cảm thụ văn bản.Vì vậy giáo viên có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình dạy học .Để có được giờ dạy cổ tích đạt hiệu quả cao người giáo viên cần phải: Biện pháp 1:Giáo viên tạo tâm thế cho học sinh khi vào giờ dạy cổ tích. Với lứa tuổi học sinh lớp 6 các em rát hiếu động ,thích tò mò ,khám phá,không thích áp đặt ,phê bình .Vì vậy khi truyền thụ kiến thức cho học sinh phải chọn lựa phương pháp cho phù hợp Giáo viên có thể tạo tâm thế bằng cách giới thiệu bài.Cụ thể giới thiệu bài trực tiếp ,cũng có thể giới thiệu bài gián tiếp .Ví dụ dạy truyện Thạch Sanh có thể vào bài: “Trong kho tàng truyên cổ tích Việt Nam,Thạch Sanh là truyện được nhân dân ta yêu thích bởi vì truyện thể hiện được ước mơ và niềm tin của nhân dân ta vào đạo đức công lí xã hội.Truyện đã xây dựng được nhân vật Thạch Sanh-một nhân vật với nhiều chiến công.Vậy để hiểu rõ hơn về truyện và nhân vật Thạch Sanh chúng ta cùng nhau đi vào bài học” Cũng có thể vào bài bằng cách so sánh : “Nếu như truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ thì truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.Truyện Thạch Sanh được nhân dân ta yêu mến bởi đã xây dựng nhân vật Thạch Sanh bằng trí tưởng tượng phong phú. Vậy để hiểu về truyện rõ hơn chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài học ” Giáo viên có thể tạo tâm thế cho học sinh bằng cách đặt ra những câu hỏi gợi tìm TT hỏi Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Em hãy chỉ ra chuỗi các sự việc giải đố thông minh của em bé? Sự việc 1: Em bé giải câu đố của viên quan. Sự việc 2: Em bé giải câu đố thứ nhất của vua. Sự việc 3: Em bé giải câu đố thứ hai của vua. Sự việc 4: Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài. 2 Em có nhận xét gì về mức độ của các lần thách đố và giải đố mà em bé đã trải qua? -Thách đố mỗi lần thêm khó. -Giải đố mỗi lần thông minh , tài trí hơn. 3 Em thích nhất lần giải đố nào của em bé? Vì sao? Lần hai,ba: Thắng vua; lần bốn :Thắng sứ giả nước ngoài… Biện pháp 2:Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc,kể Đọc là một việc rất quan trọng trong dạy học cổ tích. Thông qua việc đọc mà học sinh có thể cảm thụ được truyện. Vậy muốn đọ tốt thì cần làm gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, đúng từ ngữ, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết đọc đúng ngữ điệu, không đọc vội vàng, hấp tấp hoặc đọc quá chậm Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:Đây là mức độ cao trong nghệ thuật đọc. Cách đọc đó đã tái hiện lại nội dung phong phú, đa dạng và đầy cảm xúc của truyện. Đó là sự miêu tả bằng giọng nói trên cơ sở người đọc đã thấm nhuần truyện. Chỉ có khi nào hiểu được tính cách nhân vật trong truyện và mối quan hệ của tác giả với nhân vật thì người đọc mới có thể đọc đúng và đọc diễn cảm ngôn ngữ của nhân vật. Ví dụ: Dạy truyện “Em bé thông minh” cần đọc với giọng vui,cụ thể giọng em bé rõ ràng dứt khoát;giọng vua ôn tồn Ví dụ: Dạy truyện ông lão đánh cá và con cá vàng cần thay đổi giọng khi đọc của các nhân vật:Giọng ông lão nhu nhược ,sợ sệt,van nài,giọng mụ vợ quát tháo, hách dịch,giọng cá vàng điềm tĩnh,ôn tồn. Việc đọc truyện giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ truyện ở nhà .Khi đến lớp giáo viên có thể nói yêu cầu của văn bản này cần đọc như thế nào rồi đọc mẫu một đoạn,sau đó gọi 2,3 học sinh đọc ; giáo viên uốn nắn Đọc không chỉ có ở đầu giờ học mà trong suốt quá trình đọc,tìm hiểu văn bản vừa đọc vừa tìm hiểu . Sau khi đọc truyện, giáo viên hướng dẫn học kể chuyện .Kể chuyện có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như kể nguyên bản lời tác giả , kể tóm tắt,kể dùng ngôn ngữ của người kể để kể.Dù ở hình thức nào đi chăng nữa khi kể chuyện vẫn phải giữ được cốt truyện ,nhân vật trong truyện Biện pháp 3:Giáo viên dùng lời để giảng bình Khi dạy truyện cổ tích rất cần giảng bình.Bằng ngôn ngữ giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu vấn đề .Giáo viên phải khám phá được ý nghĩa của hiện tượng nghệ thuật ,nhấn mạnh được phương pháp nghệ thuật mà tác giả đã dùng hoặc rút ra những điểm cơ bản về tính cách nhân vật ,ý nghĩa của truyện…Việc bình giảng đó đảm bảo sự phân tích tác phẩm một cách sâu sắc và thấy được bản chất của tác phẩm văn học Ví dụ khi dạy truyện Thạch Sanh . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Cây đàn thần và niêu cơm là hai thứ vũ khí,phương tiện kì diệu nhất?vì sao vậy? (Giáo viên giảng bình ):Với cây đàn Thạch Sanh trở thành người anh hùng,nghệ sĩ,đấu tranh cho tình yêu và công lí cho cuộc sống hoà bình,hạnh phúc của nhân dân.Cùng với tiếng đàn thức tỉnh nỗi nhớ quê hương,tiếng đàn kêu gọi hoà bình là miếng cơm ấm lòng mát dạ.Phải chăng đó là niêu cơm của tình thương,lòng nhân ái,của ước vọng đoàn kết để các dân tộc sinh sống hoà bình,yên ổn làm ăn? Cây đàn thần kì đã giãi bày tình yêu,đòi hỏi công lí,tiếng đàn nhân đạo hoà bình Niêu cơm nhỏ xíu ăn hết lại đầy quân tướng 18 nước chư hầu ăn no căng bụng mà vẫn chưa hết niêu cơm của chàng Hoặc sau khi giáo viên đã cho học sinh nhận xét về tính cách,phẩm chất của Thạch Sanh ,giáo viên có thể dùng lời bình có tính chất tóm lược: -Thạch Sanh là người anh hùng-nghệ sĩ dân gian thật thà, trung hậu, nhân ái Sức khoẻ,tài năng vô địch từng lập nhiều chiến công phi thường vì dân vì nước -Thạch Sanh-biểu tượng đẹp đẽ của người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu,trong tình yêu và hạnh phúc gia đình Biện pháp 4:Giáo viên nêu vấn đề khi dạy truyện cổ tích Để nêu vấn đề giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu văn bản.Các truyện cổ tích đều có cốt truyện,nhân vật nên khi đưa câu hỏi cần có những câu hỏi phát hiện nhân vật,tái hiện nhân vật,phân tích nhân vật,đánh giá ý nghĩa nhân vật,tỏ thái độ đối với nhân vật hoặc các câu hỏi mang tính gợi tìm,phát huy tính độc lập sáng tạo của 4 đối tượng học sinh:giỏi, khá,trung bình,yếu. Ví dụ :Khi dạy truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng có thể xây dựng câu hỏi nêu vấn đề về nhân vật mụ vợ như sau: Bước Câu hỏi Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 1 Trong số những nhân vật xuất hiên ở truyện cổ tích này,em thấy những nhân vật nào được kể nhiều nhất? Mụ vợ 2 2 Mụ vợ đòi cá vàng đền ơn cả thảy mấy lần Hãy nhận xét mức độ đòi trả ơn của mụ vợ 5lần – Tăng dần 3 3 Cùng với lòng tham vô đáy mụ vợ còn có những biểu hiện nào xấu khác thường Coi thường chồng,hành hạ chồng,cụ thể:quát,mắng,tát vào mặt,đuổi đi… 4 4 Ở nhân vật mụ vợ lòng tham càng tăng thì tình nghĩa càng giảm.Theo em dân gian muốn ta nghĩ gì về điều này? Lòng tham đã biến con người thành kẻ bất lương,bất nghĩa 5 5 Nhân vật mụ vợ cho em cảm xúc gì? Ghét, khinh ,ghê tởm Cần chú ý khi đặt câu hỏi không đặt câu hỏi tùy tiện mà phải đặt trong giáo án,phải biết kết hợp giữa những câu hỏi cụ thể ,chi tiết với những câu hỏi khái quát.Cần chú ý nếu học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra những câu hỏi gợi mở.Tìm hiểu truyện là giáo viên hướng cho học sinh tìm thấy những cái hay ,cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của truyện.Giáo viên vừa cho học sinh đọc ,vừa tìm hiểu.Giáo viên có thể chọn những hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh ,đó là : -Làm việc độc lập. -Làm việc theo nhóm. -Làm việc tập thể lớp. Thông thường ,khi gặp những yêu cầu có tính chất phát hiện nhân vật,tái hiện nhân vật thì chọn hình thức làm việc độc lập,còn những câu hỏi mang tính chất khái quát ,tổng hợp thì chọn hình thức hoạt động nhóm. Khi tìm hiểu truyện ngoài việc phát huy tính tích cực của học sinh,giáo viên vẫn phải phân tích,thâu tóm vấn đề,khái quát vấn đề. Biện pháp 5:Giáo dục tư tưởng ,tình cảm cho học sinh qua giờ dạy học cổ tích .Qua giờ học cổ tích giáo viên khiến cho các em biết yêu,biết ghét rõ ràng.Cụ thể là biết yêu lao động,biết trân trọng những sản phẩm của người lao động,biết căm ghét bọn áp bức bóc lột,biết ước mơ về một tương lai tươi sáng Đây là những điều cần thiết để cho các em hình thành cách nhìn nhận về con người một cách đúng đắn. Ví dụ 1:Dạy truyện cây bút thần giáo viên có thể hỏi : Trong truyện này em thích những nhân vật nào?Ghét những nhân vật nào?Vì sao? Ví dụ 2:Dạy truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng em có suy nghĩ gì về nhân vật ông lão?Nhân vật mụ vợ? Từ sự phân tích những hành động,lời nói của nhân vật các em có cái nhìn đúng đắn về nhân vật.Chắc chắn các em không thể quên được một chàng Thạch Sanh-người dũng sĩ diệt chằn tinh,diệt đại bàng,cứu người bị hại(khi học truyện Thạch Sanh);một em bé thông minh(khi học truyện em bé thông minh);một mụ vợ tham lam,bội bạc (khi học truyện ông lão đánh cá và con cá vàng) Giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh qua giờ học cổ tích sẽ ảnh hưởng tốt đến sự phát triển nhân cách của học sinh Biện pháp 6:Khắc sâu truyện cổ tích bằng nhiều hình thức: -Cho học sinh chọn những chi tiết trong truyện để vẽ tranh minh họa -Chuyển thể một đoạn truyện thành kịch ,cho các em nhập vai. -Thi đọc diễn cảm -Thi kể chuyện -Tổ chức những buổi ngoại khoá giới thiệu về truyện cổ,xem băng hình. Biện pháp 7: Dạy truyện cổ tích cần tích hợp với hai phân môn tiếng Việt, tập làm vănvà một số phân môn khác .Cụ thể là hình thành cho học sinh năng lực phân tích,bình giá và cảm thụ văn học với việc hình thành bốn kĩ năng nghe,nói,đọc,viết cụ thể: Bổ xung và làm rõ thêm phần danh từ,cách sử dụng danh từ riêng và danh từ chung ,luyện câu, xây dựng đoạn văn tự sự…Ngoài ra học sinh rèn luyện thêm về kĩ năng vẽ (môn mĩ thuật),giáo dục tư tưởng tình cảm (môn giáo dục công dân);tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá,tích hợp kiến thức đã học và thực tiễn… B.Đối với học sinh:Phải đảm bảo một số yêu cầu sau: -Chuẩn bị bài trước khi đến lớp,cụ thể học sinh phải soạn bài và học bài cũ.Nếu như học sinh không làm tốt khâu này thì sự tiếp thu bài mới sẽ kém hiệu quả.Học sinh phải trả lời tất cả những câu hỏi vào vở luyện và làm những bài tập giờ trước giáo viên yêu cầu.Có như vậy học sinh mới nhanh hiểu bài mới -Trong giờ học học sinh cần chú ý nghe giảng,hăng hái phát biểu xây dựng bài,thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo viên đưa ra.ngoài ra học sinh còn đưa ra những thắc mắc cần giáo viên giải đáp -Học sinh phải thực sư yêu môn văn cũng như yêu những câu chuyện cổ tích. Sự yêu thích này sẽ kích hứng thú cho các em trong giờ học -Học sinh tìm đọc thêm những câu chuyện cổ tích ngoài 5 truyện cổ tích trong chương trình.Thay bằng đọc những truyện tranh như Hét Man,Co Nan…các em tìm đến những câu truyện cổ tích Việt Nam hoặc nước ngoài C.Đối với phụ huynh: Để giờ học cổ tích đạt kết quả cao thì vai trò của phụ huynh cũng rất quan trọng .Phụ huynh cần quan tâm sâu sắc tới con em mình.Cụ thể là tạo mọi điều kiện cho con về thời gian học tập,mua truyện cổ ,kể những câu chuyện cổ theo dõi sát sao con cái nhắc nhở và chấn chỉnh con.Các bậc cha mẹ đừng vì quá tham công tiếc việc, phó mặc con cho nhà trường mà con cái sức học giảm sút lúc nào không hay.Để cho con yêu mến những trang cổ tích thì cha mẹ cũng phải yêu và biết trân trọng những câu chuyện dân gian mà nhân dân ta đã truyền từ đời này sang đời khác. 4.Kết quả áp dụng đề tài Bằng sự quan tâm sát sao của ban giám hiệu,của tập thể sư phạm nhà trường,của tổ chuyên môn và sự cố gắng của bản thân,kết quả dạy học môn văn đựơc nâng lên rõ rệt .Cụ thể: -Nhiều em có giọng đọc diễn cảm,hiện tượng học sinh phát âm sai giảm đáng kể -Cách sử dụng tư ngữ khi nói ,viết chính xác hơn -Việc viết câu sai về ngữ pháp,về lôgíc đã giảm -Học sinh đã biết tạo đoạn và viết văn bản tự sự Đặc biệt là các em đã yêu môn văn xoá đi mặc cảm môn văn phải đọc nhiều ,viết nhiều .Có thể tổng hợpđánh giá những vấn đề trên đây bằng bảng sau đây: Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu ,kém Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 6A 30 6 20 9 30 12 40 3 10 Phần thứ ba:Kết luận Qua đề tài này tôi có một số kiến nghị như sau 1.Giáo viên cần tích cưc chủ động nâng cao trình độ chuyên môn nhgiệp vụ sư phạm không ngừng tích luỹ kinh nghiệm ,phương pháp giảng dạy đồng thời đổi mới tư duy để theo kịp với chương trình cải cách giáo dục 2.Giáo viên cần phối hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp 3.Giáo viên cần tích hợp giữa phân môn văn ,tập làm văn, tiếng Việt và các môn khác để học sinh thấy được sự liên quan giữa các phân môn nhằm kích thích trí nhớ và sự vận dụng kiến thức vào học tập 4.Giáo viên cần nắm chắc đối tượng học sinh để có phương pháp dạy học hữu hiệu nhất 5.Cần tổ chức những buổi ngoại khoá văn học như thi đọc diễn cảm ,thi tìm hiểu về truỵện dân gian hoặc xem băng hình, sử dụng máy chiếu vào việc dạy học. 6.Cần xây dựng thư viện để học sinh đến đọc sách nhằm mở mang kiến thức cho học sinh Kết quả của đề tài chưa được cao song nó là sự đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm dạy học và nghiên cứu của bản thân.Tôi rất mong sự đóng góp của ban giám khảo và đồng nghiêp để đề tài đạt kết quả cao hơn. Cao Thành ngày: 10/5/2010 Giáo viên Đánh giá của hội đồng KH Nguyễn Thị Sinh
Tài liệu liên quan