Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải, nước thải trên thế giới vì sự phát triển bền vững và những gợi mở cho Việt Nam

4. kết luận Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm do rác và nước thải và nhiều quốc gia tập trung cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà chấp nhận hy sinh môi trường sống, các nước đang phát triển thường có hệ thống quản lý chất thải không đầy đủ do thiếu nguồn lực tài chính, nhận thức yếu, hệ thống quản trị kém hiệu quả và đôi khi có các ứng dụng giải pháp công nghệ không phù hợp. Trong số các nước phát triển, Nhật Bản nổi lên như một trong số các quốc gia coi trọng bảo vệ môi trường vì sự nghiệp phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Singapore cũng được xem là một hình mẫu về tăng trưởng bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường, xử lý tốt vấn đề rác thải; Hàn Quốc và Thái Lan với các chương trình có sự hỗ trợ của Chính phủ về tái chế chất thải nên đã tương đối thành công trong công tác bảo vệ môi trường. Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến thành công trong công tác bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững. Công tác quản lý chất thải rắn nên tập trung vào lựa chọn mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho phù hợp dựa vào việc học hỏi một số vấn đề về các kinh nghiệm các nước. Đồng thời, Việt Nam cần đánh giá ưu điểm cũng như tồn tại, hạn chế của các mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn hiện nay tại Việt Nam; các đề xuất, kiến nghị và giải pháp để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các biện pháp: Phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái sử dụng nước thải, xây dựng chính sách môi trường nhất quán từ trung ương đến địa phương.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải, nước thải trên thế giới vì sự phát triển bền vững và những gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
57NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 KINH NGHIEÄM QUAÛN LYÙ VAØ XÖÛ LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI TREÂN THEÁ GIÔÙI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ NHÖÕNG GÔÏI MÔÛ CHO VIEÄT NAM PGS.TS. BùI QUốC LẬP1 TS. NGÔ TRÀ MAI2 ThS. NGUYỄN THị PHƯơNG LAN1 1Trường Đại học Thủy Lợi; 2Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1. Đặt vấn đề Đối với chất thải rắn, có nhiều cách thức phân loại rác thải, tuy nhiên thông thường phân chia theo nguồn gốc phát sinh là: Sinh hoạt, công nghiệp và nguy hại. Theo số liệu do cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) đưa ra năm 2018 lượng rác thải sinh hoạt phát sinh bình quân ở các nước phát triển là 1,4-1,6kg/người/ngđ; ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam là từ 0,8-1,2 kg/ người/ngđ. Có nhiều số liệu thống kê khác nhau về rác công nghiệp và nguy hại hàng năm, tuy nhiên theo công bố mới nhất của Ngân hàng Thế giới Trong khi các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, tuy nhiên, họ cũng đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường liên quan đến nước thải và rác thải. Rõ ràng là suy thoái môi trường nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến con người cũng như hệ sinh thái xung quanh chúng ta. Nói một cách đơn giản, các nước trên thế giới cần phát triển kinh tế mà không hủy hoại môi trường. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, WB đã cảnh báo về một cuộc khủng khoảng rác thải, nước thải đang ngày càng nghiêm trọng và tạo gánh nặng khổng lồ về tài chính cũng như môi trường cho Chính phủ các nước. Nhận thức được điều đó hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đã từng bước xây dựng các chính sách về tài chính, luật pháp; nghiên cứu công nghệ để xử lý chất thải, nước thải và thu được nhiều thành quả. Thông qua việc xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý và xử lý nước thải trên thế giới, bài viết mong muốn đề xuất, gợi mở một số hướng cho công tác xử lý chất thải rắn và nước thải tại Việt Nam hướng tới mục tiêu chung là phát triển bền vững toàn diện về cả hai mặt kinh tế và môi trường. Từ khóa: Quản lý và xử lý rác thải và nước thải. International experience in management and handle of waste and waste water for sustainable development andsuggestions for Vietnam While countries around the world and Vietnam have achieved remarkable achievements in economic development, they are also facing environmental issues related to waste and waste water. It is clear that serious environmental degradation affects the people and the ecosystem around us. Countries around the world need economic development without destroying the environment. Right from the early years of the 20th century, the World Bank warned of a crisis of waste and wastewater which is becoming more and more serious and creating a huge financial and environmental burden for governments of other countries. Recognizing the threats, most developing countries in the world have gradually developed financial and legal policies, technology research to treat waste and wastewater and gained a lot of success. Through reviewing and researching experience in wastewater management and treatment in the world, the article desires to proposesome solutions for solid waste and wastewater treatment in Vietnam towards the common goal which is comprehensive and sustainable development both in economic and environmental issues. key words: Management and handle waste and wastewater. 58 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 (WB) thì con số này là khoảng 2 tỷ tấn rác công nghiệp không nguy hại và khoảng gần 200 triệu tấn rác nguy hại. Đối với nước thải, để đơn giản, USEPA chỉ đưa ra 02 loại chính là: nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt cũng được tính dựa trên đầu người là 200l/người/ngđ đối với các nước phát triển và 80-120l/người/ngđ đối với các nước đang phát triển. Nước thải công nghiệp chưa có con số ước tính cụ thể, tuy nhiên, dựa vào công suất khai thác nước mặt, nước ngầm để ước tính và con số được đưa ra là hàng tỷ m3/ ng.đ. Trong số đó, chỉ có khoảng 30% là được xử lý triệt để, khoảng 70% là được xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu. Ở Việt Nam, sự gia tăng dân số cùng với phát triển kinh tế - xã hội đã kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng, đồng thời làm gia tăng lượng phát sinh chất thải rắn, nước thải với thành phần ngày càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cản trở quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Nhận thức được vấn đề đó, quản lý chất thải luôn là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý môi trường ở Việt Nam. Vì vậy, cần thiết phải tiếp tục có những giải pháp hữu ích, hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ môi trường đặc biệt là đối với 02 vấn đề mấu chốt là chất thải rắn và nước thải. 2. kinh nghiệm quản lý và xử lý rác thải, nước thải trên thế giới Đối mặt với cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải, nước thải toàn cầu các quốc gia lớn trên thế giới đã có những biện pháp quản lý và xử lý rác thải phù hợp với điều kiện riêng. Ở các nước phát triển tập trung chủ yếu tại Châu Âu, công tác xử lý nước thải, rác thải đã được phân tích khá nhiều trong các tài liệu chuyên ngành. Trong phạm vi của bài viết chúng tôi muốn tập trung phân tích sâu vào một số nước khu vực Châu á, để có thể dễ dàng học tập và áp dụng vào Việt Nam, nơi có điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, tự nhiên tương đồng hơn. 2.1. Ở Nhật Bản, xử lý rác thải, nước thải được thực hiện hiệu quả nhờ thực hiện thành công hệ thống phân loại rác, phân tách xử lý từng nguồn nước thải và tiếp theo là áp dụng công nghệ xử lý, tái chế, tuần hoàn hiện đại. Ví dụ như đối với rác thải ở Tokyo, hệ thống phân loại rất phức tạp, tất cả rác có thể đốt cháy được yêu cầu đựng vào túi đỏ, rác không thể đốt cháy đựng trong túi màu xanh dương trong khi giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng ở túi màu trắng. 59NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 Đối với nước thải, do nguồn nước mặt/nước ngầm khan hiếm, nên 80% các doanh nghiệp và các thành phố lớn của Nhật đều tái tuần hoàn nước thải. Tỷ lệ cấp nước bổ sung chỉ chiếm khoảng 30%, đa phần do bay hơi, thẩm thấu... Đối với các chính sách pháp luật của Nhật về công tác bảo vệ môi trường phải kể đến: Năm 1970 Luật Kiểm soát ô nhiễm (Luật số 138) đã được ban hành. Trong phạm vi Luật này, Bộ Môi trường đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước mặt và nước ngầm, trong đó, có tiêu chuẩn về môi trường chất lượng nước thải; các quy định ngặt nghèo và chặt chẽ về yêu cầu bắt buộc phân loại trong thu gom chất thải rắn (chất thải rắn). Những tiêu chuẩn này được áp dụng cho tất cả các đối tượng kể cả người dân, doanh nghiệp và trên khắp các vùng miền kể cả nông thôn lẫn thành thị. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tại một số vùng đã đề ra được những tiêu chuẩn chặt chẽ hơn cả tiêu chuẩn quốc gia dành cho địa phương, ví dụ như vùng vịnh Tokyo, Ise hay biển nội địa Seto... Luật Môi trường cơ bản (ban hành tháng 11/1993), quy định kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy; giám sát chất thải đầu ra. Giám sát liên tục đối với chất thải đầu ra, giải pháp cho nước thải hộ gia đình trong duy trì và xây dựng hệ thống thoát nước, trang thiết bị xử lý nước thải khu vực nông thôn, bể tự hoại. Giao trách nhiệm thực thi các công tác bảo vệ môi trường cho Bộ trưởng Bộ Môi trường, tỉnh trưởng và các thị trưởng của các thành phố. Chính quyền cấp Trung ương và địa phương hợp tác chặt chẽ nhằm bảo vệ chất lượng nước, xử lý triệt để lượng chất thải rắn phát sinh tuân theo 3 Luật (Luật Kiểm soát ô nhiễm, Luật Các biện pháp đặc biệt bảo tồn môi trường biển nội địa Seto và Luật Các biện pháp đặc biệt bảo tồn chất lượng nước hồ). Bên cạnh các chính sách, pháp luật về kiểm soát xử lý chất thải rắn, nước thải, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương cũng như nhân dân Nhật Bản rất nỗ lực trong việc làm sạch môi trường. Tại Nhật, có hàng nghìn tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường, về xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học. Khắp nơi trên đất nước Nhật là các thông điệp về bảo vệ môi trường trên mọi phương tiện thông tin đại chúng nhằm tác động vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản về trách nhiệm đối với môi trường và cuộc sống, vì thế hệ mai sau. Một ví dụ khác cho công tác bảo vệ môi trường được thực thi tốt ở Nhật là: Tại Việt Nam, năm 2019 mới bắt đầu đẩy mạnh tuyên truyền đối với chất thải nhựa, tuy nhiên ở Nhật Bản, công tác này đã được đẩy mạnh từ trước đó. Điển hình như, chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa. Đồng thời, Chính phủ đánh thuế rất cao cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ nhựa mà không có công nghệ tái chế, đồng thời miễn giảm nhiều loại thuế khi thu mua và tái chế các sản phẩm nhựa trong nước. Chính phủ Nhật cũng tuyên chiến và nói không với việc nhập khẩu và tái chế các sản phẩm như: Giấy, nhựa... 2.2. Tại Đông Nam Á, nếu nói về hiệu quả trong công tác xử lý chất thải và nước thải phải kể đến Singapore. Singapore là nước thành công lớn nhất trong cả hai lĩnh vực là nước thải và rác thải, nói riêng, hay là công tác bảo vệ môi trường, nói chung. Bên cạnh việc phân loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình; các doanh nghiệp nhà máy đều tái sử dụng phế liệu và tiết kiệm nguyên nhiên liệu đầu vào. Nước thải sau khi được xử lý cục bộ tại nguồn phát sinh, Chính phủ sẽ thu gom, xử lý tập trung và kiểm soát trước khi đổ thải ra các thủy vực tiếp nhận. Singapore cũng ban hành hàng loạt các văn bản liên quan bảo vệ môi trường: - Đạo luật về môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Đạo luật này bao hàm các vấn đề về tiếng ồn, vệ sinh công cộng, chất thải rắn, nước thải, chất thải độc hại và việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm. Để thi hành Đạo luật này có 14 văn bản hướng dẫn thi hành. - Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Đạo luật này điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường và các hoạt động có mục đích liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường. - Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước: Đạo luật này được ban hành nhằm điều chỉnh việc xây dựng, duy trì và cải tạo nâng cấp các hệ thống cống 60 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 rãnh và hệ thống tiêu thoát nước dưới mặt đất điều chỉnh việc xử lý nước thải thương mại cũng như các vấn đề liên quan đến các hoạt động nêu trên. Để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành, Singapore đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường như sau: - Biện pháp xử lý hình sự: Pháp luật môi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc (chỉ áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế). Cụ thể là: + Hình phạt tiền: Đây là hình phạt phổ biến nhất trong các đạo luật về môi trường của Singapore, phạt tiền được xem là công cụ hữu hiệu trong việc tăng cường hiệu lực pháp luật về bảo vệ môi trường của Singapore. Theo các đạo luật ở Singapore thì có nhiều mức độ phạt tiền khác nhau, tùy thuộc vào các đạo luật khác nhau và mức độ nguy hiểm của hành vi gây ra. Ví dụ trường hợp đổ rác nơi công cộng, nếu bị Tòa án kết tội thì người vi phạm sẽ bị phạt đến 10.000$ với vi phạm lần đầu và nếu tái phạm sẽ bị phạt tới 20.000$. Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Tòa. + Hình phạt tù: Đây là chế tài nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những người vi phạm ngoan cố, khi mà các hành vi phạm tội có thể mang lại cho người phạm tội những khoản lợi nhuận lớn nếu họ không bị phát hiện và hình phạt tiền vẫn không ngăn chặn được các hành vi mà người đó gây ra. + Tạm giữ và tịch thu: Một số luật về môi trường quy định về việc tạm giữ và tịch thu các công cụ, phương tiện được sử dụng vào việc phạm tội. + Lao động cải tạo bắt buộc: Là biện pháp mà qua thực tiễn thực thi pháp luật về môi trường ở Singapore cho thấy đây là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các vi phạm nhỏ, những người vi phạm đã bị áp dụng hình phạt lao động cải tạo bắt buộc ít khi lặp lại hành vi đã vi phạm, đặc biệt rất ít người tái phạm. Tòa án sẽ ra quyết định bắt buộc lao động cải tạo đối với người vi phạm, buộc họ phải thực hiện công việc nói trên dưới sự giám sát của các nhân viên giám sát, phù hợp với các quy định của pháp luật + Biện pháp hành chính: Tuy pháp luật Singapore xem chế tài hình sự là quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường nói chung và xử lý nước thải, chất thải nói riêng nhưng không vì thế mà xem nhẹ các chế tài hành chính và dân sự bởi nếu chỉ riêng chế tài hình sự thì không thể có hiệu quả. Không giống như các chế tài hình sự và dân sự thường là các biện pháp tức thời, các chế tài hành chính thường có hiệu lực trong việc bảo đảm các biện pháp liên tục, đặc biệt là các hoạt động gây ô nhiễm. Bên cạnh các chế tài về hình sự và hành chính, các Đạo luật môi trường Singapore cũng quy định nhiều hình thức chế tài dân sự. Cụ thể như: Yêu cầu cá nhân gây ô nhiễm phải nộp phạt, bồi thường thiệt hại, chi phí và các khoản phí tổn mà cơ quan có thẩm quyền phải chịu để làm sạch môi trường... nếu có các hành vi xả nước thải, rác thải và các chất thải khác chưa đạt chuẩn ra môi trường. Theo Điều 97 của Luật Bảo vệ môi trường của Singapore thì Chính phủ có thể thu giữ lại từ người sở hữu hoặc quản lý tài sản các phí tổn và chi phí đã được sử dụng trong quá trình thực hiện bất kỳ nào đã được quy định trong luật. Trong vòng 14 ngày theo quy định, nếu chi phí này chưa được thanh toán thì vụ việc sẽ được đưa ra Tòa. 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia khác tại Châu Á Trên thực tế, ngoài 02 nước làm tốt công tác bảo vệ môi trường như đã nêu ở trên, một số nước ở Châu á cũng đã làm tốt công tác xử lý nước thải và rác thải như: Thái Lan, Hàn Quốc. Hàn Quốc điển hình là thu phí đổ rác theo khối lượng, khoản tiền thu được dùng để hỗ trợ kinh phí cho việc chuyên chở rác và tái chế; phát triển công nghệ xử lý nước thải tạo nên “Kỳ tích sông Hàn”, tái chế rác thải phục hồi bãi chôn lấp thành các công viên cây xanh (Dream Park). Đối với Thái Lan, các quy định về bảo vệ môi 61NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019 trường khá chặt chẽ, Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia năm 1992 với 7 chương, 115 điều đều đề cập đến vấn đề nước thải và rác thải. Điều đáng chú ý là Luật này dành hẳn chương VII quy định về trách nhiệm hình sự gồm 14 tội liên quan đến bảo vệ môi trường và hình phạt tương ứng cụ thể. Ngoài Luật Tăng cường và Bảo vệ Chất lượng môi trường Quốc gia, các quy định về bảo vệ môi trường khác của Thái Lan cũng được quy định tại một số luật chuyên ngành khác có liên quan. Ví dụ: Luật về Cảng, Luật Thủy lợi công cộng có một số điều khoản liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm nước. Luật Thủy sản, Luật Khoáng sản và Luật Dầu khí có quy định về kiểm soát ô nhiễm biển, chất thải nguy hại, xả nước thải. Luật Nhà máy quy định về quản lý chất thải công nghiệp. Như vậy có thể nói, chế tài, công nghệ, luật pháp xử lý chất thải và nước thải ở Châu á khá đa dạng. Có quốc gia mạnh về các quy định pháp luật, có quốc gia mạnh về công nghệ hoặc các giải pháp khắc phục ô nhiễm. Mỗi loại có những ưu điểm, nhược điểm riêng và chỉ phù hợp với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhất định. Do đó, tìm ra một phương án phù hợp với điều kiện Việt Nam không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, với những đánh giá ở mức độ chung nhất, bài viết đưa ra một số kiến nghị như là các bài học kinh nghiệm hướng tới mục tiêu phát triển chung cho Việt Nam. 3. kiến nghị các giải pháp quản lý và xử lý rác thải, nước thải cho Việt Nam Việt Nam là quốc gia đang phát triển có mật độ dân số đứng thứ 3 ở Đông Nam á, thứ 14 trên thế giới. Tính đến tháng 5/2017, cả nước đã có 802 đô thị với tỷ lệ đô thị hóa 36,6%. Tốc độ đô thị hóa cao đang bộc lộ nhiều bất cập, không chỉ ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng mà còn phát sinh các vấn đề môi trường. Khối lượng chất thải rắn phát sinh đã tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức tạp gây khó khăn cho công tác thu gom, xử lý. Đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị, lượng phát sinh phụ thuộc vào quy mô dân số đô thị. Ước tính lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị trên toàn quốc tăng 10% - 16% mỗi năm, chiếm phần lớn trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh ở các đô thị. Chỉ số phát sinh chất thải cũng gia tăng theo cấp độ đô thị, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh... Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn ở nước ta thời gian qua chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải còn chưa thực sự được chú trọng. Điều này dẫn đến khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp cao, tại một số khu vực, chất thải chôn lấp ở các bãi chôn lấp tạm, lộ thiên, đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động sản xuất của con người. Việc phân loại tại nguồn mới thực hiện thí điểm, chưa được áp dụng rộng rãi. Hoạt động tái chế 62 QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019 rác thải vẫn còn nhỏ lẻ, phần lớn mang tính tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. Tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Đến tháng 11 năm 2016, cả nước có khoảng 35 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại các đô thị đi vào vận hành. Phần lớn chất thải rắn thông thường vẫn được đổ thải và chôn lấp tại các bãi chôn lấp. Công tác quản lý nước thải đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng. Các nguồn phát sinh nước thải ngày càng đa dạng với lượng nước thải phát sinh ngày càng nhiều đang đặt ra những thách thức to lớn cho công tác quản lý nước thải. Trong đó, một số loại hình nước thải chính phải kể đến là nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế và một số loại hình nước thải khác như nước thải làng nghề, nước thải nông nghiệp... Tùy theo khu vực, vùng miền mà tỷ lệ nước thải phát sinh từ các nguồn là khác nhau. Mặc dù việc thu gom, xử lý nước thải đã được quan tâm thực hiện và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, song, vẫn còn nhiều khó khăn để quản lý hiệu quả các loại hình nước thải. Những vấn đề trên đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà hoạch định và thực thi các chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp cũng như người dân trong giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững. Vì vậy, quản lý chất thải luôn là một trong những nội dung trọng tâm trong công tác quản lý môi trường và nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính phủ đã có nhiều biện pháp, đầu tiên phải kể đến việc ban hành, sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Chiến lược bảo vệ môi trường qu