Kinh nghiệm qui hoạch và xây dựng một đô thị công nghệ

Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế của một nước đều kinh qua tiến trình đô thị hóa. Đó là sự tập trung dân cư vào một nơi để cung cấp nguồn nhân lực cho lao động công nghiệp, nhờ đó các nhà máy , các xí nghiệp không ngừng mọc lên và kéo theo một lượng dân cư mới làm nẩy sinh các yêu cầu mới về cơ sở hạ tầng xã hội như nhà ở, y tế, giáo dục, khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí v.v. Do vậy khi sự phát triển kinh tế tại một địa phương không những làm gia tăng yêu cầu cơ sở hạ tầng cứng như hệ thống giao thông bến bãi, thông tin, điện nước, thoát nước nhà ở v.v.mà còn phải đáp ứng cả hạ tầng xã hội như y tế giáo dục v.v. Tiếp theo sau đó nhóm dân cư mới ngày càng đông lên thì yêu cầu của quản lý hành chính xã hội phải được đặt ra với mô hình quản lý mới phù hợp tương ứng với qui mô tốc độ hoạt động kinh tế xã hôi. Để nơi đây có thể phát triển trở thành một thị trấn, một khu đô thị với tầm qui mô dân cư trong tương lai ở mức ban đầu từ vài ngàn dân, phát triển lên 50 ngàn dân, 300 ngàn dân hay định hình ở 1 triệu dân trở lên trong tương lai một cách hoàn thiện, ta cần có một đề án qui hoạch tổng hợp toàn diện cho từng giai đoạn cho từng qui mô ngay từ ban đầu.

pdf7 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm qui hoạch và xây dựng một đô thị công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 1 Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng Một Đô Thị Công Nghệ Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế của một nước đều kinh qua tiến trình đô thị hóa. Đó là sự tập trung dân cư vào một nơi để cung cấp nguồn nhân lực cho lao động công nghiệp, nhờ đó các nhà máy, các xí nghiệp không ngừng mọc lên và kéo theo một lượng dân cư mới làm nẩy sinh các yêu cầu mới về cơ sở hạ tầng xã hội như nhà ở, y tế, giáo dục, khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí v.v... Do vậy khi sự phát triển kinh tế tại một địa phương không những làm gia tăng yêu cầu cơ sở hạ tầng cứng như hệ thống giao thông bến bãi, thông tin, điện nước, thoát nước nhà ở v.v...mà còn phải đáp ứng cả hạ tầng xã hội như y tế giáo dục v.v... Tiếp theo sau đó nhóm dân cư mới ngày càng đông lên thì yêu cầu của quản lý hành chính xã hội phải được đặt ra với mô hình quản lý mới phù hợp tương ứng với qui mô tốc độ hoạt động kinh tế xã hôi. Để nơi đây có thể phát triển trở thành một thị trấn, một khu đô thị với tầm qui mô dân cư trong tương lai ở mức ban đầu từ vài ngàn dân, phát triển lên 50 ngàn dân, 300 ngàn dân hay định hình ở 1 triệu dân trở lên trong tương lai một cách hoàn thiện, ta cần có một đề án qui hoạch tổng hợp toàn diện cho từng giai đoạn cho từng qui mô ngay từ ban đầu. Trong thực tế khách quan, các xí nghiệp công nghiệp luôn được xây dựng ở những nơi có sẵn cơ sở hạ tầng xây dựng và hạ tầng xã hội, nơi có sẵn một khu dân cư, một thị trấn, một đô thị để có thể sử dụng các tiện ích công cộng hiện có. Do đó, ta thấy trong mấy mươi năm qua ở nước ta, hầu hết các thị trấn, thị xã, đô thị dân cư càng ngày càng đông đúc lên, cơ sở hạ tầng luôn luôn nằm trong tình trạng quá tải. Chúng ta luôn trong tình trạng ứng phó cho tình trạng quá tải đó bằng cách nối dài thêm đường ra ngoại ô bành trướng ra vùng ven hay xây nhà cao tầng phát triển lên cao để có thể chứa thêm lượng dân cư. Các trung tâm thương mại khu dân cư cao tầng mọc lên nhanh chóng. Rồi sau đó lại thấy thiếu điện thiếu nước, thiếu đường thoát nước thải. Chúng ta lại bắt đầu đào đường thay ống cấp nước, ống thoát nước, tình trạng đô thị được cải thiện được đôi chút nhưng đó cũng là yếu tố kéo theo dân cư mới, và cuối cùng đường xá nội khu trở nên chật chội, tắt nghẽn giao thông xảy ra. Tiếp theo đó chúng ta vùng vẫy với nạn kẹt xe bằng cách chặt vỉa hè lấn vào nhà dân hai bên để mở rộng thêm một vài mét đường để rồi cuối cùng không còn lấn vào được nữa. Đó là quá trình tạo ra thảm họa kẹt xe như Tp.HCM và Tp. Hà Nội hiện nay. Đây là một bài học đắng cay. Không phải không có qui hoạch xây dựng đô thị mà là ta chưa đủ kiến thức và tầm nhìn để qui hoạch và quản lý qui hoạch xây dựng cho một đô thị. Qui hoạch cải tạo hay xây dựng mới một đô thị là một công việc lâu dài xuyên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 2 suốt theo một kế hoạch định trước thể hiện bằng một đề án qui hoạch kinh tế xã hội với tiến trình thực hiện nhiều gia đoạn trong nhiều năm, không thể hoàn thành chỉ trong nhiệm kỳ của lãnh đạo địa phương. Thực trạng của nước ta là khi lãnh đạo thay đổi thì kéo theo nhiều thay đổi, trong đó qui hoạch thường là nạn nhân, bị “xù bài làm lại” hay cắt xén làm mất đi nội dung và biến dạng hình thức, tạo ra một bức tranh không có chủ đề, vì để cho các thợ vẻ khác nhau vẻ lên trong các thời kỷ khác nhau. Đây là cái bất cập trong quản lý qui hoạch xây dựng do cơ chế quản lý theo nhiệm kỳ lãnh đạo gây ra. Cái bất cập thứ hai vừa qua đó là sự mâu thuẫn của “nội dung và hình thức” trong đó sự phát triển kinh tế xã hội là nội dung mà qui hoạch đô thị là hình thức. Qui hoạch xây dựng đô thị là cái bao bì chớ không phải là sản phẩm. Chúng ta vừa qua chỉ chú ý đến cái bao bì nhưng chưa đi sâu nghiên cứu sản phẩm của ta là gì. Nghĩa là ta chưa tính được nội dung, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đô thị. Nói theo hình tượng là không nắm được sản phẩm là chất lỏng hay chất rắn, hình vuông hay hình tròn, nội dung chất lượng của nó phải được loại bao bì nào chứa đựng và đảm bảo được chất lượng cho nó...Đó là khiếm khuyết căn bản nhất, sai sót lớn nhất trong qui hoạch phát triển đô thị vừa qua. Thể hiện rõ nhất là sự phát triển của Tp.HCM hay Hà Nội hiện nay, khi nội dung kinh tế xã hội phát triển nhanh và không lường được trước thì phải chạy theo đối phó, chỉnh sửa qui hoạch và cho đến nay vẫn phải tiếp tục chỉnh sửa... Qui hoạch phát triển một đô thị phải bắt đầu bằng qui hoạch kinh tế xã hôi. Sau khi đã xác định rõ nội dung kinh tế xã hội thì mới tính toán xem cái vỏ chứa , cái khung để nó tựa vào có hình hài như thế nào, với các điều kiện cụ thể như dân cư và thành phần dân cư, lao động trong từng giai đoạn cho sự phát triển đô thị trong vài chục năm sắp tới. Từ đó hình thành ý tưởng qui hoạch xây dựng đô thị phù hợp. Một yếu tố quan trọng khác phải được đưa vào nội dung là: Sự phát triển đô thị đó trong vài chục năm sắp tới phải nhằm thể hiện vai trò của đô thị đó với vùng chung quanh, nó là động lực phát triển cho toàn vùng. Qui hoạch và xây dựng Tp Cần Thơ không phải chỉ cho Cần Thơ mà cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, và cho cả nước. Tương tự, Tp.HCM là động lực cho toàn vùng miền nam VN và cho cả nước. Như vậy nội dung qui hoạch phải chứa đựng những gì, và sự nối kết giữa Cần Thơ và các tỉnh lân cận như thế nào, đồng thời nối kết với Tp.HCM như thế nào để có thể mượn thế phát triển của Tp HCM thúc đẩy nhanh sự phát triển Tp Cần Thơ, đó mới chính là nội dung cơ bản nhất quan trọng nhất cho chúng ta tiến hành nghiên cứu tới đây. Để xây dựng một đô thị công nghệ theo đầu bài đề ra, đương nhiên ta cần có một đề án qui hoạch phát triển đô thị, trong đó : A/- Về nội dung của đô thị cần phải có dựa vào các yếu tố sau : 1/- Tiềm năng của Cần Thơ, vai trò của Cần Thơ trong vùng và cho cả nước. Nhiệm vụ chức năng của Tp Cần Thơ phải được xác định ngay từ đầu khi xây dựng đề án. 2/- Cần Thơ đi lên như trung tâm của sản xuất chế biến của vùng nguyên liệu, trung tâm giáo dục và đào tạo của đồng bằng sông Cửu Long. Một trung tâm thương mại dịch vụ, nơi tiêu thụ sản phẩm của toàn vùng, một thành phố trung chuyển cho toàn vùng và một phần sản phẩm cho Tp.HCM và cho cả nước. Và đến cả các nước lân cận mà Cần Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 3 Thơ có thể vươn tới. 3/- Cần Thơ chọn ngành nào, sản phẩm nào, điểm đột phá nào làm điểm khởi đầu để thu hút vốn, kỹ thuật, lao động chất xám, và với chính sách nào để đảm bảo cho sự tập họp các yếu tố đó đến với Cần Thơ. 4/- Những nhược điểm hiện nay của Cần Thơ là gì, biện pháp khắc phục tới đây như thế nào để tiến đến mục tiêu xây dựng một Tp Cần Thơ hiện đại trong tương lai. B/- Về mặt tổ chức mặt bằng qui hoạch đô thị cho một đô thị công nghệ phải bao gồm : 1/- Khu dân cư thương mại dịch vụ với đồng bộ cơ sở hạ tầng đồng bộ đáp ứng được qui mô cho một đô thị hoàn thiện trong tương lai. 2/- Khu sản xuất; đây là khu vực chuẩn bị cho các loại xí nghiệp, các loại sản phẩm, ngành nghề mà phần nội dung ở trên đề ra. 3/- Khu đại học và đào tạo và các cơ sở nghiên cứu công nghệ; đây là yếu tố không thể thiếu được đối với một đô thị công nghệ. Ba khu vực trên liên kết hữu cơ nhau cùng hình thành ngay từ đầu và tác động lẫn nhau để thúc đẩy thành phố càng ngày càng phát triển lên. Từ 4 yếu tố nội dung đô thị và hình thức tổ chức qui hoạch phân khu đô thị nêu trên cho chúng ta phác thảo những nét cơ bản của khu đô thị Cần Thơ trong tương lai. Để rộng đường suy nghĩ, chúng ta có thể xem xét từ những thành phố lớn của những nước phát triển Âu Mỹ hay Nhật Bản, cảm nhận đầu tiên là rất hiện đại nhưng rất khó nhận dạng ra là phải bắt đầu từ đâu, vì kết quả hiện nay của họ là sự tích lũy phát triển hằng trăm năm trước đây. Những xây dựng mới hay phát triển mới của họ hiện nay đều trên nền tảng và điều kiện rất cao mà đất nước ta không thể có được trong hiện tại. Do đó ta chỉ xem như những cột mốc để đến hay những đèn báo để tránh. Chúng ta có thể tham khảo sự phát triển của các nước chung quanh như bốn con rồng Châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore), TQ. Và tham khảo cả Thái Lan và Malaysia để nhận ra quá trình phát triển của họ. Trong đó đáng được quan tâm nhất là các thành phố của Trung Quốc ở vùng Châu Thổ Châu Giang như Quảng Châu, Thẩm Quyến, Chu Hải v.v..Hay Châu Thổ Trường Giang như Phố Đông Thượng Hải , Tô Châu Hàng Châu v.v..,.Vì TQ cũng là nước thực thi cơ chế quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp một thời gian dài như ta, và cùng phải triển khai tiến trình đổi mới tư duy kinh tế như ta. Sự thành công và thất bại của TQ đáng được ta tham khảo. Đối với Cần Thơ, Tô Châu là Thành phố đáng được tham quan rút kinh nghiệm. (Tô Châu là thành phố công nghệ hiện đại lớn hàng thứ ba của TQ. Tô Châu cách Thượng Hải 170 km, được qui hoạch xây dựng từ một Tô Châu cổ khoảng 300 ngàn dân cách đây 15 năm. Nay là một thành phố hiện đại có khoảng ba triệu dân. Tô Châu với Thượng Hải trước đây có thể xem như Cần Thơ với Tp.HCM hiện nay. Cách đây 7 năm từ Thượng Hải đến Tô Châu khoảng 2 giờ đồng hồ xe, nay có tàu hỏa cao tốc chỉ cần 27 phút. Do đó Tô Châu không có sân bay, hải cảng nhưng vẫn phát triển, và phát triển độc đáo (điều này đáng cho ta suy ngẫm) Một ý cuối được trình bài với quí vị là kinh nghiệm thu hút đầu tư những đề án đầu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 4 tư lớn tại nước ta mà tôi được kinh qua trong 20 năm qua. Đó là ý tưởng xây dựng Tp.HCM tiến ra biển Đông. Năm 1988 tôi được thành ủy và UBND Tp.HCM giao cho nghiên cứu đề tài xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp để thu hút đầu tư nước ngoài. Tôi đã chọn mô hình khu chế xuất làm điểm đột phá. Vì tình trạng quản lý của nước ta lúc bấy giờ trong trạng thái bao cấp còn nặng, nhà nước không dễ gì để cho các xí nghiệp nước ngoài đến nước ta giành mua nguyên liệu trong nước và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ của các công ty xí nghiệp quốc doanh nước ta, nên chọn mô hình khu chế xuất là phù hợp vì xí nghiệp khu chế xuất mua nguyên liệu từ nước ngoài đưa vào khu chế xuất để gia công, sản phẩm làm ra toàn bộ để xuất khẩu, chúng ta có công ăn việc làm, sự hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài không cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất trong nước. Việc chọn mô hình nầy làm điểm đột phá dễ được chấp nhận hơn. Tuy nhiên sự xuất hiện của khu chế xuất còn phải có vai trò lớn hơn đó là thúc đẩy toàn vùng chung quanh phát triển. Do đó trong giấy phép xây dựng khu chế xuất Tân Thuận chúng tôi có xin phép xây dựng tuyến đường ngoài khu chế xuất, để chuẩn bị cho các đề án tiếp theo sau nầy. Tuyến đường đó là tuyến đường đại lộ Nguyễn Văn Linh hiện nay. Nhà nước cũng cho phép xây dựng nhà máy phát điện cung cấp điện cho khu chế xuất, chúng tôi cũng đã tranh thủ xin xây dựng nhà máy phát điện có công suất lớn để có thể vừa cung cấp cho khu chế xuất và vùng chung quanh, nên sau nầy có nhà máy điện Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè như chúng ta đã biết. Và khi tiến hành xây dựng tuyến đường chúng tôi đã qui hoạch thành khu đô thị mới Nam Thành phố HCM rộng 2600 ha mà điểm đột phá là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng hiện nay. Mặc khác khi xây dựng Nhà máy điện Hiệp Phước, chúng tôi cố gắng thuyết phục nhà đầu tư xây dựng trên bờ sông xoài Rạp huyện Nhà Bè vị trí mà chúng tôi dự kiến chuyển cảng Sài Gòn đến đây và kết hợp với cảng là một khu công nghiệp Hiệp Phước trên xã Hiệp Phước rộng 2000 ha. Như vậy ý tưởng xây dựng thành phố tiến ra biển đông được hình thành qua các đề án cụ thể là khu chế xuất Tân Thuận. Khu Đô thị Nam TP HCM và Khu công nghiệp cảng Hiệp Phước (Nay được UBND Tp.HCM nâng lên là khu đô thị Cảng Hiệp Phước). Nhớ lại lúc ban đầu, khi đưa đề án khu chế xuất Tân Thuận ra nước ngoài đề tìm nguồn vốn đầu tư quả thật khó khăn. Vì lúc bất giờ chúng tôi không đủ sức chứng minh cho nhà đầu tư nhận thấy được họ có thể khai thác nguồn lợi nhuận từ đâu khi xây dựng khu chế xuất. Vì nhà đầu tư chỉ thu lại vốn và lãi chỉ vựa vào tiền thuê đất, như vậy rủi ro rất cao. Nhưng sau nầy chúng tôi đưa cả ý tưởng phát triển thành phố tiến về biển Đông và khu chế xuất Tân Thuận chỉ là đề án đột phá thì tình hình có khác, nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến một đề án tổng họp liên quan đến xây dựng khu đô thị, khu cảng, nhà máy điện, nhà máy nước, khu công nghiệp v.v...và bắt đầu đàm phán chính thức qua các đề án cụ thể với các bước đi cho các gia đoạn khác nhau. Từ đó chúng tôi có được một kết quả là đã thực hiện được các đề án thể hiện ý tưởng phát triển Tp HCM ra biển Đông như ngày hôm nay. Đại lộ Nguyễn Văn Linh với bề rộng 120m với 10 làn xe, khu đô thị mới Phú Mỹ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 5 Hưng vừa mới được bộ xây dựng công nhận là khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu của VN. Và Cảng containner Hiệp phước đang xây dựng bên cạnh khu công nghiệp Hiệp Phước. Và luồng Sông Xoài Rạp vừa được cục Hàng Hải công bố thông luồng cho tàu nước ngoài vào cập bến cảng Hiệp Phước (đầu năm 2008 vừa qua). Rõ ràng là nhà đầu tư nước ngoài có tầm cỡ luôn luôn nhân dạng một đề án tầm cỡ thì họ mới đầu tư vào. Nếu ta không có được một ý tưởng, một đề án qui hoạch phát triển tổng thể cho cả vùng thì khó tìm được những nhà đầu tư lớn, có vốn, có kinh nghiêm đến với ta. Bước phát triển thành phố HCM tiến ra biển Đông với tiền đề ban đầu là khu chế xuất Tân Thuận và các đề án tiếp theo đã thúc đẩy Tp chuyển cảng Sài gòn ra khỏi sông Sài Gòn tạo điều kiện cho các cầu vượt sông Sài Gòn qua vùng đất Thủ Thiêm dễ dàng, để thực hiện ước mơ đô thị hóa Thủ Thiêm của Tp.HCM bao nhiêu năm qua. Đồng thời việc thực hiện ý tưởng thành phố tiến về Biển Đông đã xóa đi vùng đất ngập mặn, vùng đất nghèo muôn đời của Nhà Bè lâu nay. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 6 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-2008 Tiếp thị Địa phương Bài đọc Một vài suy nghĩ về đề tài : Kinh Nghiệm Qui Hoạch và Xây Dựng - Một Đô Thị Công Nghệ 7 Đối với vùng chung quanh, việc phát triển thành phố HCM tiến ra biển Đông kéo theo sự phát triển của tỉnh Long An, Tiền Giang phần đất dọc sông Xoài Rạp và khu vực Nhân Trạch của tỉnh Đồng Nai và vùng tiếp giáp Tp HCM của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khi các cây cầu nối liền Tp.HCM qua Nhơn Trạch và cầu Bình Khánh vượt sông Xoài Rạp và sông Lòng Tàu được xây dựng sau nầy. Ý tưởng qui hoạch phát triển Tp.HCM tiến ra biển Đông, rõ ràng không chỉ là phát triển khu vực vùng Nhà Bè TP.HCM mà còn có vai trò kết nối thúc đẩy bên trong và vùng lân cận của thành phố cùng phát triển. Đây cũng là một mô hình có thể để Đề án qui hoạch và xây dựng Thành phố công nghệ Cần Thơ tham khảo. Phan Chánh Dưỡng, tháng 2- 2008