Tóm tắt. Bài viết trình bày kinh nghiệm quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập (NCL)
của các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Cộng hòa Pháp. Điểm chung của các
nước trong phát triển giáo dục phổ thông NCL là: a) Các trường phổ thông NCL ở tất cả
các quốc gia đều hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước; b) Chương trình giảng dạy đều
thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục; c) Tài chính nhìn chung đều được hỗ
trợ từ Chính phủ. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, bài viết rút ra những bài học cho giáo
dục phổ thông NCL ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam về quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0046
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 214-223
This paper is available online at
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGOÀI CÔNG LẬP
Trương Thị Bích
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết trình bày kinh nghiệm quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập (NCL)
của các nước: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Cộng hòa Pháp. Điểm chung của các
nước trong phát triển giáo dục phổ thông NCL là: a) Các trường phổ thông NCL ở tất cả
các quốc gia đều hoạt động dưới sự giám sát của nhà nước; b) Chương trình giảng dạy đều
thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục; c) Tài chính nhìn chung đều được hỗ
trợ từ Chính phủ. Trên cơ sở những kinh nghiệm này, bài viết rút ra những bài học cho giáo
dục phổ thông NCL ở Việt Nam trong giai đoạn mới.
Từ khóa: Trường phổ thông ngoài công lập; chương trình giảng dạy; quản lý giáo dục; kinh
nghiệm quốc tế.
1. Mở đầu
Trường dân lập và tư thục, gọi chung là trường ngoài công lập là các trường không được nhà
nước đỡ đầu. Loại hình trường này luôn song hành cùng trường công lập và có vai trò quan trọng
trong nền giáo dục. Nó góp phần hỗ trợ cho giáo dục công lập, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của
xã hội, chia sẻ gánh nặng đầu tư của nhà nước. Nhiều công trình trên thế giới đã chứng minh điều
này [4]. Ở các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Pháp, Đức,. . . trường NCL là bộ phận không phải đa
số nhưng lại có vị trí quan trọng trong giáo dục. Ở nước Anh, 50% sinh viên các trường danh tiếng
như Oxford, Cambrigde là những sinh viên đến từ các trường tư. Trường tư cũng là nơi đào tạo các
nhân tài, các nhà chính trị, nhà quân sự,. . . dành riêng cho giới thượng lưu và trung lưu [3]. Trung
Quốc cũng đã có những chuyển biến lớn về mô hình trường tư thục. Sự quản lí của nhà nước đối
với các trường tư đang ngày càng được xúc tiến theo hướng tạo điều kiện tốt nhất để loại hình này
được phát triển, giúp họ tự chủ về nhiều mặt, trong khi vẫn tuân thủ quy định của pháp luật [2].
Ở các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore,. . . trường NCL chiếm một tỉ lệ đáng kể và cũng góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục [1]. Kinh nghiệm về quản lí nhà nước đối với các trường
phổ thông NCL của một số nước trên thế giới sẽ là những bài học sâu sắc cho Việt Nam trong việc
quản lí loại hình trường này ở giai đoạn mới: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ngày nhận bài: 5/2/2018. Ngày sửa bài: 26/2/2018. Ngày nhận đăng: 5/3/2018.
Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com
214
Kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam về quản lí giáo dục...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lí giáo dục phổ thông ngoài công lập
2.1.1. Thái Lan
Giáo dục tư thục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục ở Thái Lan từ triều đại
Sukhothai khi mà giáo dục phi chính quy được tổ chức ở các đền thờ Phật và các gia đình quý tộc.
Bộ Giáo dục Thái Lan bắt đầu đưa các quy định áp dụng cho các trường tư thục vào năm 1905, lúc
này ở Thái Lan mới chỉ có bốn trường tư thục.
Năm 1918, ở Thái Lan đã có 127 trường tư thục với 9.482 học sinh. Đây là năm đầu tiên
các điều lệ về trường tư thục được thi hình và Bộ Giáo dục đã có quyền kiểm soát các trường này,
đặc biệt các trường của người Hoa. Các điều lệ thứ hai, thứ ba, thứ tư về trường tư thục được ban
hành vào các năm 1936, 1954, 1975. Các điều lệ về trường tư thục hiện nay đang được áp dụng
được ban hành từ năm 1982.
Trong một nghiên cứu gần đây của UNESCO và Viện Nghiên cứu kế hoạch giáo dục quốc
tế (HEP) về Sự phát triển của các trường phổ thông tư thục ở Thái Lan (năm 2007), đã có một số
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
- Ở Thái Lan, nhiều trường phổ thông tư thục có điều kiện rất tốt. Cơ sở vật chất đầy đủ như
thư viện, phòng thí nghiệm khoa học, sân chơi thể thao, căng tin, máy tính, phòng của giáo viên,
nhà vệ sinh cho học sinh nam và nữ đều trong điều kiện tốt.
- Số lượng các em nữ nhập học vào các trường tư tăng nhanh hơn các em nam, đặc biệt là ở
cấp THPT (tỉ lệ các em nữ nhập học chiếm gần 75%). Sĩ số trung bình trên một lớp khoảng 40 -
50 em. Trong đó, trung bình một năm có từ 1 - 20 em bỏ học.
- Về đội ngũ giáo viên và quản lí: Phần lớn giáo viên đang giảng dạy ở những trường được
điều tra là nữ và là người Thái, họ đều có bằng đại học. Giáo viên phần lớn thuộc hai nhóm tuổi:
30 và dưới 30, 41 - 50 tuổi. Thời gian làm việc trung bình từ 15 - 25 tiếng một tuần.
Lương trung bình của giáo viên dao động từ 7.200 đếm 16.000 bath một tháng (xấp xỉ 180
- 400 USD). Đa số các trường, lương trung bình hàng tháng của giáo viên trong khoảng 9.870 đến
11.990 bath (xấp xỉ 222 - 299 USD). Hầu hết các trường cung cấp thêm cho giáo viên các khoản
trợ cấp như đồng phục, nhà ở, ăn trưa, tiền thưởng và hỗ trợ tài chính khác. Các trường không có sự
thay đổi giáo viên liên tục nhưng một vài trường vẫn có những khó khăn trong thay đổi giáo viên
cho các môn đặc thù như Toán, Tiếng Anh và Khoa học. Các giáo viên đều hài lòng với thời gian
làm việc, lương, thái độ của học sinh, cơ hội đào tạo/bồi dưỡng nâng cao trình độ và các phương
tiện dạy học nhưng không hài lòng với sự phức tạp của chương trình, sách giáo khoa.
- Các trường tư thục của Thái Lan đều sử dụng các chương trình học giống như trường
công nhưng có bổ sung thêm một số tài liệu dạy học khác. Một vài trường còn có xe buýt đưa đón
học sinh.
- Học phí và các phí khác trung bình cho một học sinh mỗi năm ở các trường THCS tư thục
dao động từ 0 - 50.000 bath (khoảng 1.250 USD) và từ 0 đến 52.000 bath (khoảng 1.300 USD) ở
bậc THPT. Tuy nhiên, các trường có cả 2 bậc học này thì học phí ít hơn 4000 bath (khoảng 100
USD). Chỉ những trường rất lớn và những trường ngoại ô có 2 bậc học, học phí mới trên 10.000
Bath (khoảng 250 USD).
215
Trương Thị Bích
- Về những quy định của Chính phủ: Khoảng một phần ba các trường phổ thông tư thục ở
Thái Lan cho rằng những đòi hỏi hiện nay của Chính phủ như thuế, những quy định liên quan đến
lương của giáo viên, và mức thu học phí được quy định bởi Bộ Giáo dục đã góp phần vào việc cải
thiện chất lượng và cơ sở vật chất của trường học.
Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện miễn phí cho giáo dục 12 năm và thực hiện hỗ
trợ các khoản chi phí giáo dục cho cả học sinh các trường CL và trường tư thục. Do vậy, các trường
tư thục chính thức không thể thu học phí ở bậc tiểu học và THCS. Tuy nhiên, các trường tư thục
vẫn được phép thu thêm các khoản phí từ học sinh để cải thiện chất lượng giáo dục.
Về tài chính, không một trường tư thục nào ngoại trừ các trường quốc tế được tự do quyết
định và chịu trách nhiệm về việc thu học phí. Có các tỉ lệ tối đa cho tất cả các mức học phí quy
định bởi Chính phủ.
Các điều kiện phát triển giáo dục phổ thông NCL ở Thái Lan
Chính phủ Thái Lan cung cấp các khoản phúc lợi cho hiệu trưởng và giáo viên các trường
tư thục theo tỷ lệ 6% lương của họ. Mỗi hiệu trưởng và giáo viên có thể nhận tối đa 2.500USD
một năm cho hỗ trợ và chăm sóc y tế.
Điều luật trường tư thục 1982 lần đầu tiên được OPEC sửa lại vào năm 1997. Năm 2000,
điều luật tiếp tục được sửa chữa lần nữa bởi Văn phòng Đổi mới Giáo dục để phù hợp với những
thay đổi của giáo dục. Điều luật này cũng được sửa chữa vài lần sau đó. Tuy nhiên trong khi sửa
chữa, các thay đổi này vẫn phải thông qua bởi Văn phòng Hội đồng Nhà nước.
Văn phòng Ủy ban Giáo dục NCL trực thuộc Bộ Giáo dục Thái Lan có quyền thanh tra
giám sát các trường tư thục ở Thái Lan. Văn phòng Quốc gia về Tiêu chuẩn giáo dục và Đánh giá
chất lượng chịu trách nhiệm trong việc tiến hành đánh giá ngoài những kết quả giáo dục đạt được
ít nhất 5 năm một lần.
Hầu hết các trường tư thục ở Thái Lan đều sẵn sàng để nâng cao chất lượng trong thời gian
tới nhưng nhiều quy định của Chính phủ không rõ ràng và không còn phù hợp, điều này đã gây trở
ngại trong việc cải thiện chất lượng của họ, nhiều nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị rằng các đại diện
của các trường tư thục phải tham gia đầy đủ vào việc sửa đổi các quy định hiện thời để đảm bảo sự
linh hoạt hơn và sự tự chủ hơn nữa trong quản lí trường tư thục.
2.1.2. Hàn Quốc
Ở Hàn Quốc, với mục đích phát triển nền dân chủ, Luật Giáo dục đã quy định không có
chương trình riêng cho giáo dục NCL ở tiểu học và trung học. Mỗi nhà trường dựa trên các tiêu
chuẩn của chương trình quốc gia và hướng dẫn thực hiện chương trình của từng vùng để lựa chọn
sách giáo khoa căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của từng vùng, từng trường. Bộ Giáo dục và
Phát triển nguồn nhân lực (nay là Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ) chịu trách nhiệm quản lí
chương trình quốc gia được thiết kế theo điều 23 của Luật Giáo dục tiểu học và trung học nhằm
đảm bảo cơ hội bình đẳng trong giáo dục cho mọi người và duy trì chất lượng giáo dục.
Chương trình quốc gia được xem xét định kì để phát hiện những yêu cầu mới đối với giáo
dục, những nhu cầu mới nổi của một xã hội đang đổi thay và những lĩnh vực mới của ngành học
thuật. Hàn Quốc đã trải qua bảy lần sửa đổi chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu quốc gia và xã
hội cũng như theo kịp những đổi thay tương thích sự đa dạng của phát triển nghiên cứu.
216
Kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam về quản lí giáo dục...
Chương trình phổ thông hiện hành ở Hàn Quốc gọi là chương trình thứ bảy được chỉnh sửa
vào năm 1997 và chính thức áp dụng từ năm 2000. Một trong những mục tiêu của chương trình
thứ sáu và thứ bảy là dân chủ hóa và quyền tự chủ của địa phương nhằm tăng cường tính linh hoạt
để đáp ứng nhu cầu cá nhân và tăng cường tính đặc trưng, sáng tạo và đa dạng.
Các điều kiện phát triển giáo dục phổ thông NCL ở Hàn Quốc
Năm 1994, Ủy ban Cải cách giáo dục thuộc Chính phủ (PCER) đã đưa ra những nguyên tắc
và hướng dẫn cụ thể để cải cách hệ thống trường tư thục trong nước. Năm 1997, dưới quyền quản lí
của Bộ Giáo dục, PCER đã công nhận ba loại hình trường là trường dân lập, trường tư thục với hỗ
trợ tài chính công và trường bán công. Trợ cấp chính phủ sẽ chỉ cung cấp cho trường bán công và
trường tư thục được trợ cấp. Các trường dân lập sẽ tự chủ trong tuyển sinh và chính sách học phí.
Theo Luật Giáo dục tư thục (1963), trường tư thục được thành lập để thực hiện những quan
niệm và mục tiêu giáo dục riêng của trường. Điều 1 của Luật này quy định rõ: “việc mở rộng các
trường tư thục với những đặc trưng riêng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ và trách
nhiệm công khai của mỗi trường”. Trong đó, đặc trưng riêng được hiểu là những đặc điểm phân
biệt trường tư với trường công, đặc biệt là trong những nỗ lực giáo dục đa dạng mà nhà trường tư
thục thực hiện nhằm đảm bảo quan niệm và mục tiêu giáo dục của mỗi trường. Sự tự chủ ở đây
là sự chủ động lựa chọn học sinh, chương trình và quản lí nhà trường. Đặc trưng, tự chủ và trách
nhiệm công khai chính là ba đặc điểm quan trọng của giáo dục NCL ở Hàn Quốc được pháp luật
công nhận.
Tuy nhiên, thực trạng các trường trung học tư thục ở Hàn Quốc hiện nay gần giống như một
trường công lập (CL) do những trường này không được phép tuyển sinh dựa trên những chính sách
quản lí riêng của trường và học sinh sau khi tốt nghiệp không được tự chọn trường. Trường trung
học tư thục hoạt động đưới sự quản lí của Sở Giáo dục cấp tỉnh. Học phí cũng do Chính phủ quy
định. Mức học phí này áp dụng chung cho cả trường CL và tư thục ở cấp trung học.
Chính sách quản lí trường THCS và THPT hiện nay được thực hiện nhằm loại bỏ sự cạnh
tranh không đáng có giữa các học sinh trong việc vào học ở những trường có trình độ cao hơn, đặc
biệt là một trường danh tiếng. Tuy nhiên, những chính sách này lại hạn chế gay gắt sự tự chủ và
đặc trưng của các trường tư thục. Trong thủ tục quản lí hành chính ở các thành phố lớn hiện nay,
một học sinh được chỉ định vào học một trường CL hoặc tư thục thông qua sự phân định may rủi.
Điều này ngăn cản quyền tự chủ trong tuyển sinh và trở thành chướng ngại lớn trong việc thực hiện
những quan niệm và mục tiêu giáo dục của mỗi trường tư thục. Trở ngại này đồng thời cũng đồng
nghĩa với những khoản nợ tài chính không thể chi trả của nhà trường và sự tước bỏ quyền tự do
lựa chọn trường học của người học đã được quy định trong điều 22 và 31 của Hiến pháp. Mặc dù
chính sách này ở khía cạnh nào đó đã phát huy hiệu lực trong việc bình thường hóa giáo dục tiểu
học và THCS bằng cách xóa bỏ sự cạnh tranh gay gắt và mang lại cơ hội giáo dục bình đẳng cho
mọi người dân song hàng trăm cuộc thảo luận vẫn diễn ra sôi nổi để bàn việc có nên tiếp tục thực
hiện chính sách này hay không. Và trong nhiều trường hợp yêu cầu điều chỉnh chính sách đã được
đưa ra nhằm đem lại giáo dục trung học NCL một sức sống mới.
Hệ thống giáo dục CL luôn phải đối mặt với sự thiếu hụt về tài chính do số lượng học sinh
ngày càng tăng. Nguồn ngân sách nhà nước hạn hẹp dẫn đến sự ra đời ngày càng nhiều các trường
tư thục và niềm tin ngày càng cao đối với giáo dục NCL.
Các trường tư thục Hàn Quốc được điều hành bởi Hội đồng trường thường có từ bảy đến
217
Trương Thị Bích
mười lăm ủy viên. Đây là tổ chức có tư cách pháp lí và quyền quyết định tối cao đối với mọi lĩnh
vực hoạt động của nhà trường, tài sản, tuyển dụng và sử dụng nhân sự, các dự án và nhiều vấn đề
liên quan khác.
Nguồn tài chính để các trường NCL - CL hoạt động là học phí, hỗ trợ của nhà nước, các
cơ quan trong khu vực và nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân thành lập trường. Theo quy định của
Chính phủ về học phí thì hầu hết các trường trung học tư thục đều gặp phải khó khăn trong tài
chính. Do vậy, Chính phủ phải trợ cấp để bù vào những thiếu hụt tài chính của nhà trường. Từ năm
1996, tất cả các trường THCS tư thục và hơn 95% trường THPT tư thục được nhận trợ cấp của
Chính phủ.
Mức độ trợ giúp tài chính của Chính phủ cho các trường dân lập, tư thục thường dựa trên
quy mô đào tạo, cơ cấu thu chi của nhà trường. Một chính sách rất có ý nghĩa khác của Chính phủ
đối với các trường tư thục là giảm thiểu hoặc miễn thuế để họ có thêm nguồn thu liên quan đến
hoạt động trực tiếp của các trường thuộc khu vực giáo dục tư thục như thuế môn bài, thuế giá trị
gia tăng, thuế tài sản, thuế doanh thu và một số loại thuế thuộc địa phương và vùng quản lí. Trong
trường hợp các cơ sở giáo dục này tiến hành kinh doanh thì họ vẫn phải chịu các loại thuế do pháp
luật ấn định nhưng được giảm ở các tỉ lệ khác nhau. Các khoản thu nhập do biếu, tặng được miễn
thuế. Chính sách ưu đãi về thuế là một nhân tố hết sức quan trọng đóng góp vào sự phát triển hệ
thống giáo dục NCL ở Hàn Quốc trong nhiều thập niên qua.
Tài chính cho phát triển giáo dục Hàn Quốc bao gồm ngân sách Trung ương, địa phương và
các nguồn độc lập từ các trường tư thục. Ngân sách giáo dục của nhà nước cấp cho các Sở Giáo
dục trực tiếp quản lí các trường tiểu học, trung học, đồng thời cấp cho hoạt động của các trường
đại học quốc gia, hỗ trợ một phần tài chính cho các trường đại học tư thục, các cơ quan quản lí
giáo dục và viện nghiên cứu giáo dục. Ngân sách nhà nước cho giáo dục bao gồm 90% từ ngân
sách TW và 10% ngân sách địa phương. Chi phí của khu vực tư nhân cho giáo dục ở Hàn Quốc
chiếm 2,9% GDP, cao hơn rất nhiều so với trung bình là 0,7% ở các nước khác trong khối OECD.
Phát triển giáo dục NCL ở Hàn Quốc có thể nói là thành công và đã đóng góp vào sự phát
triển của “một nước Hàn Quốc mới” trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tuy nhiên phát triển giáo dục
ở Hàn Quốc trong nhiều năm qua vẫn có một vấn đề không được công luận ủng hộ, đó là chi tiêu
của khu vực tư nhân cho giáo dục quá cao.
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Huyndai thì năm 2006 thị trường giáo dục ngoài chương
trình của Hàn Quốc đã đạt 33,5 nghìn tỉ (tương đương 29,1 tỉ đô la Mĩ) chiếm 3,75% GDP trong
khi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục chỉ đạt 31 nghìn tỉ won. Cũng trong nghiên cứu này,
Huyn dai cũng cho hay mỗi gia đình trung bình chi khoảng 646,000 won cho giáo dục mỗi tháng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ: Để tạo điều kiện hơn nữa cho phát triển giáo dục NCL ở Hàn
Quốc, cần tiến hành một số biện pháp như: cho phép các trường đặt ra mức học phí linh hoạt trong
khuôn khổ cho phép để tạo thêm tài chính cho nhà trường; tăng thêm tài trợ tài chính từ ngân sách
nhà nước cho các trường NCL,. . .
Mặc dù sự gia tăng đầu tư của gia đình cho giáo dục là một yếu tố mang tính truyền thống
của Hàn Quốc song trong điều kiện hiện nay nhà nước phải là nhân tố chủ yếu trong cung ứng ngân
sách cho giáo dục thì mới có thể tiến kịp các nước tiên tiến trong kỉ nguyên thông tin và tri thức.
218
Kinh nghiệm quốc tế và những bài học cho Việt Nam về quản lí giáo dục...
2.1.3. Trung Quốc
Giáo dục NCL ở Trung Quốc đã có lịch sử khá lâu đời từ khi trường tư thục đầu tiên xuất
hiện ở thời kìcổ xưa (thời Xuân Thu Chiến quốc) cho đến khi Chính phủ Trung quốc tiếp nhận hệ
thống quản lí giáo dục NCL của chế độ cũ vào năm 1951 - 1952 và chuyển thành trường CL dưới
sự quản lí của nhà nước.
Các trường NCL đóng một vai trò quan trọng trong di sản trí tuệ Trung quốc. Sau khi Đảng
Cộng sản Trung Quốc cầm quyền vào năm 1949, các trường NCL đã biến mất ba thập kỉ, trong
khi các trường CL chi phối hệ thống giáo dục. Từ năm 1978, khi mà những chính sách đổi mới và
mở cửa được thực hiện, Chính phủ Trung Quốc khởi đầu một thời kì đa dạng hóa nền kinh tế, cho
phép các lĩnh vực tư nhân phát triển, cho phép thành lập các trường tư thục bởi các doanh nghiệp
tư nhân.
Giáo dục NCL Trung Quốc phát triển mạnh vào thập kỉ 90 nhưng đến tháng 10 năm 2002,
Luật Phát triển giáo dục NCL mới được chính thức thông qua tại Hội nghị lần thứ 31 của Ủy ban
thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc. Luật này đã đánh dấu một thời kì lịch sử mới
phát triển giáo dục NCL của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm chính trong việc
phát triển giáo dục NCL theo Luật và các quy định ban hành.
Hiện tại, khó khăn chính mà giáo dục NCL Trung Quốc phải đối mặt, đó là nguồn học sinh
và vấn đề chất lượng. Các trường NCL không có vị trí công bằng để cạnh tranh với các trường CL
trong việc tuyển sinh. Việc tuyển sinh của các trường NCL thường xuyên bị áp lực dẫn đến việc
không rõ ràng và không có tiêu chí trong việc tuyển sinh.
Ngoài ra, giáo dục NCL ở Trung Quốc cũng gặp phải một số vấn đề sau:
- Chưa hình thành được nhận thức chung của toàn xã hội đối với ý nghĩa và giá trị của việc
phát triển giáo dục NCL. Điều này thể hiện ở chỗ:
+ Cơ chế quản lí nhà nước chưa được hoàn thiện.
+ Cơ chế quản lí nội bộ trường NCL chưa được kiện toàn, cơ cấu quản lí tư cách pháp nhân
của trường NCL chưa được xác lập.
Tóm lại, trong những năm qua, giáo dục NCL trong đó có giáo dục phổ thông ở Trung Quốc
đã phát triển nhanh chóng, vị trí và tỉ lệ của giáo dục NCL dần dần tăng. Sự ban hành và thực hiện
Luật Phát triển giáo dục NCL cũng như các quy định thực hiện đã tạo ra một cơ hội mới cho hướng
phát triển tiếp theo. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những vấn đề về chính sách cụ
thể trong Luật nhằm đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo giáo dục NCL phát triển cả về số
lượng và chất lượng, tạo thành một mô hình trong đó các trường CL và trường NCL cạnh tranh
một cách bình đẳng, bổ sung cho nhau và cùng phát triển.
2.1.4. Pháp
Ở Pháp, tự do trong giáo dục nằm trong số những nguyên tắc nền tảng. Điều này thể hiện ở
quyết định ngày 23 tháng 11 năm 1977, theo đó Hội đồng Hiến pháp coi quyền tự do của giáo dục
là một trong số những nguyên tắc cơ bản được công nhận bởi luật pháp nước Cộng hòa. Vì thế, bên
cạnh giáo dục CL, giáo dục tư thục ở Pháp phát triển khá ổn định dù phải tôn trọng nghiêm túc
những quy định pháp lí, bị hạn chế về mặt hành chính và nguồn tài chính được cấp hạn hẹp hơn.
Trên thực tế, sự tồn tại của giáo dục tư thục ở Pháp được thừa nhận đã lâu. Điều này được thể hiện
219
Trương Thị Bích
qua một số các Luật được ra đời từ thế kỉ 19, trong đó có ba Điều luật cơ bản xác định vị thế pháp
lí của các trường tư: Luật Goble ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1886 về giáo dục tiểu học; Luật
Falloux ban hành ngày 15 t