Kinh tế biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập

Tóm tắt. Với một vùng biển rộng lớn và giàu tài nguyên, lại có dân cư tập trung đông đúc khu vực ven biển, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế biển. Trên cơ sở đó, trong những năm gần đây, kinh tế biển của nước ta đã có mức tăng trưởng khá trên hầu hết mọi lĩnh vực. Những chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia càng tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển các ngành kinh tế biển. Kinh tế biển thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế biển Việt Nam không phải không có những trở ngại. Bài viết này giới thiệu khái quát về tiềm năng, lịch sử khai thác và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển Việt Nam để từ đó đưa ra những định hướng chung nhất cho sự phát triển bền vững trong thời gian sắp tới.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00046 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 145-153 This paper is available online at KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP Trần Thị Hồng Nhung Khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Với một vùng biển rộng lớn và giàu tài nguyên, lại có dân cư tập trung đông đúc khu vực ven biển, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế biển. Trên cơ sở đó, trong những năm gần đây, kinh tế biển của nước ta đã có mức tăng trưởng khá trên hầu hết mọi lĩnh vực. Những chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia càng tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển các ngành kinh tế biển. Kinh tế biển thực sự trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế biển Việt Nam không phải không có những trở ngại. Bài viết này giới thiệu khái quát về tiềm năng, lịch sử khai thác và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế biển Việt Nam để từ đó đưa ra những định hướng chung nhất cho sự phát triển bền vững trong thời gian sắp tới. Từ khóa: Kinh tế biển, tiềm năng, lịch sử khai thác, hiện trạng phát triển, thời kì đổi mới và hội nhập. 1. Mở đầu Với vị thế là một quốc gia biển, hàng ngàn năm nay biển đã gắn bó với con người và nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam hội nhập và đổi mới, vai trò của biển và kinh tế biển càng trở nên quan trọng. Đề cập đến vai trò kinh tế của đại dương và biển, các nhà kinh tế đều thống nhất nhận định “Đại dương và biển là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về lương thực, thực phẩm và các nguồn nguyên nhiên liệu ở thế kỉ XXI và tiếp tới” [4]. Vì vậy, việc phát triển nền kinh tế hướng ra biển là một việc làm cần thiết của Việt Nam để thúc đẩy nền kinh tế quốc gia tăng trưởng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các điều kiện để phát triển kinh tế biển Việt Nam 2.1.1. Khái quát về Biển Đông và vùng ven biển Việt Nam Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông, một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3◦ lên đến vĩ độ 26◦ Bắc và từ kinh độ 100◦ đến 121◦ Đông [3]. Biển Đông có vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt quan trọng và từ lâu đã là nhân tố không thể thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đông mà còn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Ngày nhận bài: 15/10/2014 Ngày nhận đăng: 20/5/2015 Liên hệ: Trần Thị Hồng Nhung, e-mail: trannhungvnh@gmail.com 145 Trần Thị Hồng Nhung Việt Nam nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ (không kể một số đảo). Tính bình quân cứ 100 km2 đất liền nước ta có 1 km bờ biển, cao gấp sáu lần chỉ số trung bình của thế giới, đồng thời bờ biển lại mở ra cả ba hướng đông, nam và tây nam, rất thuận lợi cho việc đi ra mọi nẻo đường đại dương. Vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam rộng hơn một triệu km2, lớn hơn gấp 3 lần phần đất liền với hơn 3.000 hòn đảo mà nổi tiếng là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nước ta có 148 huyện thuộc các vùng biển, đảo và ven biển (102 huyện ven biển, 34 quận, thị xã, thành phố ven biển trực thuộc tỉnh và 12 huyện đảo) thuộc 28 tỉnh (25 tỉnh và ba thành phố trực thuộc Trung ương); diện tích tự nhiên hơn 65.000km2, chiếm khoảng 20% diện tích cả nước dân số vùng biển, đảo của nước ta là 30,6 triệu người (theo Tổng cục thống kê, 2012), bằng 34,6% dân số cả nước. 2.1.2. Tài nguyên biển Theo kết quả thăm dò khảo sát, tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với phát triển đất nước. - Khoáng sản biển Trong số các nguồn khoáng sản biển, trước tiên phải kể đến dầu khí. Trên vùng biển Việt Nam, có tới 500.000 km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi Việt Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỉ tấn quy dầu. Có thể khai thác từ 30-40 nghìn thùng/ngày, khoảng 20 triệu tấn/năm [6]. Mặc dù so với nhiều nước, nguồn tài nguyên dầu khí chưa phải là thật lớn, song đối với nước ta nó có vị trí rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Bên cạnh dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng 3 nghìn tỉ m3/năm. Ngoài dầu và khí, dưới đáy biển nước ta còn có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti-tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng-gan, đồng, kền và các loại đất hiếm. Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2. Vùng ven biển nước ta cũng có nhiều loại khoáng sản có giá trị và tiềm năng phát triển kinh tế như: than, sắt, ti-tan, cát thuỷ tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. - Nguồn năng lượng biển Nước ta có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy triều để làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người. Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn năng lượng này cần có vốn và kĩ thuật cao. Do việc đầu tư của chúng ta còn hạn chế nên đến nay mới đang ở giai đoạn thử nghiệm. - Khả năng phát triển cảng và vận tải biển Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 triệu tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông. Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama [4]. Dọc theo bờ biển nước ta có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng hải cảng, trong đó một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu, quy mô tương đối lớn (kể cả cảng trung chuyển quốc tế) như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải... Riêng khu vực từ Vũng Tàu đến Hà Tiên do biển nông, nhiều sình lầy nên ít có khả năng xây dựng cảng biển lớn, 146 Kinh tế biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập nhưng vẫn có thể xây dựng cảng quy mô vừa ở Hòn Chông, Phú Quốc hoặc cảng sông Cần Thơ. - Nguồn lợi thủy sản Nguồn lợi thủy sản nước ta vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính, còn có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Số liệu thống kê cho thấy, trong vùng biển Việt Nam có khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Các hệ sinh thái biển - ven biển nước ta có năng suất sinh học cao và quyết đinh hầu như toàn bộ năng suất sơ cấp của toàn vùng biển. Tiềm năng nguồn lợi cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác bền vững khoảng 1,4 - 1,7 triệu tấn [9]. Ngoài ra, trữ lượng nguồn lợi cá rạn san hô, vùng dốc thềm lục địa, vùng biển sâu hơn 150m và nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang được điều tra đánh giá. Đến nay đã xác định được 15 bãi cá lớn quan trọng, ngoài ra, còn có các bãi tôm quan trọng ở vùng biển gần bờ thuộc vịnh Bắc Bộ và biển Tây Nam Bộ. Ven biển có trên 37 vạn ha mặt nước lợ, thích hợp để nuôi các loại thủy sản xuất khẩu như: cá, tôm, cua, rong câu. . . Riêng diện tích nuôi tôm nước lợ có tới 30 vạn ha. Ngoài ra còn hơn 50 vạn ha các eo vịnh nông và đầm phá ven bờ như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phá Tam Giang, Vịnh Vân Phong. . . là môi trường rất thuận lợi để phát triển nuôi cá và đặc sản biển. Với tiềm năng trên, trong tương lai có thể phát triển mạnh ngành nuôi, trồng hải sản một cách toàn diện và hiện đại với sản lượng hàng chục vạn tấn/ năm. - Tài nguyên du lịch biển Dọc bờ biển Việt Nam có hàng trăm bãi tắm trải đều từ Bắc vào Nam, đủ điều kiện thuận lợi khai thác phát triển du lịch biển. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cửa Tùng, Lăng Cô, Mỹ Khê, Đại Lãnh, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên. . . Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long - hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, và là một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới; Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh; bãi biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bầu chọn là một trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo phong phú, trải dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang. Theo thống kê, ven bờ nước ta có 2.773 đảo lớn, nhỏ các loại với tổng diện tích vào khoảng 1.700 km2. Trong đó có 24 đảo có diện tích tương đối lớn (trên 10 km2), 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng 1.400 đảo chưa có tên [3]. Các đảo này đều có các bãi biển đẹp, môi trường trong lành nên khá thuận lợi để phát triển du lịch đảo, đặc biệt có ba đảo có diện tích trên 100 km2 là Phú Quốc, Cái Bầu và Cát Bà. Bên cạnh đó, các tỉnh ven biển nước ta còn có nhiều thế mạnh khác trong đất liền như các di tích, danh lam thắng cảnh, các làng nghề truyền thống, các lễ hội. Hiện nay Việt Nam có đến 6/7 di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới được UNESCO công nhận đều nằm ở các tỉnh ven biển (Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam) nên sẽ là điều kiện thuận lợi để du lịch biển phát triển mạnh hơn. Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan tự nhiên với cảnh quan văn hoá - xã hội của biển, vùng ven biển và các hải đảo cùng với điều kiện thuận lợi về vị trí, địa hình của vùng ven biển đã tạo cho du lịch biển có lợi thế phát triển hơn hẳn so với nhiều loại hình du lịch khác trên đất liền. Tiềm năng du lịch biển nước ta không thua kém bất kì một quốc gia nào trong khu vực. 2.1.3. Nguồn nhân lực vùng ven biển Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, chiếm khoảng 30% tổng dân số của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động năm 2010 là 16,8 triệu người, chiếm 35,47% lao động cả nước [2]. Đến năm 2012 dân số các tỉnh ven biển khoảng hơn 30 triệu người, trong đó gần 147 Trần Thị Hồng Nhung 18 triệu người ở độ tuổi lao động [7] . 2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập 2.2.1. Kinh tế biển trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập Trong mấy thập kỉ gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng nhằm quản lí, bảo vệ, khai thác biển. Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra một số quan điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lí, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực”. Quan điểm này được cụ thể hoá bằng các giải pháp: “Đầu tư thích đáng cho khoa học - công nghệ; tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên cứu khí tượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập kỉ tới. Từ nay đến năm 2000 cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm thăm dò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biển, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷ văn” [9]. Thi hành Chỉ thị này, một loạt kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển thuỷ sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010. . . Bước sang thế kỉ XXI, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển” [9]. Những nội dung nêu trên tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006). Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007). Quan điểm chỉ đạo được nêu trong phần định hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là "nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn" [9]. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Trong đó, nhiệm vụ chiến lược kinh tế "làm giàu từ biển" được chỉ đạo bởi quan điểm: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 148 Kinh tế biển Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập 2.2.2. Kinh tế biển Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước cũng như nỗ lực của cộng đồng dân cư ven biển, các ngành kinh tế biển của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng keer. Theo thống kê năm 2012, quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47-48% GDP cả nước, trong đó kinh tế thuần biển đạt khoảng 20-22% tổng GDP cả nước [5]. Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của các ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, chủ yếu là khai thác dầu khí, thủy sản, hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển), du lịch biển. Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy sản, thông tin liên lạc,... bước đầu phát triển. a. Về giao thông vận tải biển - Đội tàu: Trong những năm qua, đội tàu biển quốc gia Việt Nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ, bình quân tăng gần 10%/năm về số lượng tàu và trên 10%/năm về trọng tải. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có trên 1.200 tàu với tổng trọng tải hơn 3,5 triệu DWT. Năng lực vận tải tăng lên, đồng thời có sự thay đổi cơ bản về cơ cấu, chất lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% năng lực đội tàu của Việt Nam. - Cảng biển và dịch vụ cảng biển Hệ thống cảng biển Việt Nam bao gồm trên 100 cảng biển lớn nhỏ với khối lượng hàng hoá thông qua cảng tăng nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 17%/năm. Xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Do vậy, việc xây dựng các cảng nước sâu với trang thiết bị hiện đại, công nghệ quản lí điều hành tiên tiến là yêu cầu bức xúc. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của hệ thống cảng biển đối với phát triển kinh tế nên trong 10 năm qua Nhà nước đã tập trung vốn đầu tư cho một số cảng trọng điểm như Cảng Hải Phòng (TP Hải Phòng), Cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Cảng Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) và một số cảng chuyên dùng như bến thứ nhất của cảng tàu Dung Quất (liên doanh Việt Xô); Cảng Nghi Sơn (xi măng); Cảng Cát Lái (xi măng và container) và một số cảng ở khu công nghiệp Gò Dầu, Hiệp Phước. . . Các cảng biển này đã, đang và sẽ đóng góp tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. - Về công nghiệp đóng tàu Hiện nay, Việt Nam có hơn 60 nhà máy sửa chữa và đóng tàu, chủ yếu trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải (70% công suất đóng tàu của ngành). Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư vào một gói thầu nhằm nâng cao hoạt động toàn ngành, đưa đóng tàu trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn. Kết quả là tính tới năm 2012, ngành đóng tàu đã đạt doanh thu tiêu thụ trong nước là 251 triệu USD và 71 triệu USD từ xuất khẩu, dự kiến tăng tổng doanh thu lên 5,11 tỉ USD vào năm 2015. Các nhà máy đóng tàu Việt Nam từ chỗ chủ yếu đóng các tàu hàng và tàu đánh bắt hải sản xa bờ có trọng tải trên dưới 4.000 tấn, thì đến nay đã có thể đóng các tàu container có trọng tải 14.000 tấn, tàu chuyên chở 12.500 tấn, tàu chở hàng 6.500 tấn và tàu chở dầu 100.000 tấn. . . theo tiêu chuẩn kĩ thuật tương đương các nước trong khu vực và quốc tế. Hiện nay, đã có 10 quốc gia trên thế giới đặt hàng tại Vinashin [5]. b. Thủy sản Thủy sản là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và năng động nhất của nền kinh tế Việt Nam. Nghề cá đã góp gần 4% tổng sản phẩm quốc nội (không bao gồm giá trị gia tăng đáng kể của chế biến, phân phối và thương mại thuỷ sản), góp phần đưa thuỷ sản trở thành một trong những ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho đất nước, chỉ sau dầu khí, may mặc, và 149 Trần Thị Hồng Nhung giải quyết gần 4 triệu việc làm và thu nhập thêm cho hàng triệu lao động [2]. - Về đánh bắt (khai thác) hải sản Đánh bắt hải sản là nghề biển truyền thống có thế mạnh của nước ta, là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện ba mục tiêu chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, đó là: khai thác tiềm năng nguồn lợi hải sản tạo sản phẩm cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo công ăn việc làm, thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân các tỉnh ven biển; đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển. Từ năm 1993, sau khi thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 2000 - 2012, sản lượng thuỷ sản tăng bình quân gần 8,0%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân 6%/năm. Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Theo thống kê trong khoảng 12 năm (2000 - 2012), số lượng tàu thuyền cũng tăng gấp 3,6 lần, tốc độ trung bình khoảng 9%/năm. Tổng công suất tàu khai thác hải sản xa bờ cả tăng gấp 7 lần, tốc độ tăng trưởng công suất là 13%/năm [5]. - Về nuôi trồng hải sản Tính trên phạm vi cả nước, diện tích có khả năng nuôi trồng hải sản trên biển gồm hơn 400.000 ha vùng vịnh và đầm phá; nhiều vùng biển có điều kiện phát triển như Quảng Ninh - Hải Phòng hơn 200.000 ha, khu vực ven biển miền trung từ Thừa Thiên - Huế đến Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 41.000 ha, khu vực Đông và Tây Nam Bộ có hơn 62.000 ha, vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) 20.000 ha... [2]. Giống loài thủy sản nuôi phong phú, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm, cá song, cá giò, cá cam, cá hồng, cá đù đỏ, cua, ghẹ, hải sâm, bào ngư, nuôi trai lấy ngọc, nuôi ngao, nghêu, hầu, trồng rong sụn, nuôi sứa đỏ và san hô... Ngoài hình thức nuôi ven biển còn có hình thức nuôi lồng bè, trong giai đoạn 2000-2012, tổng số lồng bè nuôi hải sản trên biển đã tăng lên hơn 8,6 lần. (từ 24.989 lên đến 178.965 lồng). Sản lượng nuôi lồng bè nước mặn năm 2000 chỉ đạt 2.635 tấn, năm 2012 đạt hơn 20.000 tấn [5]. Thủy sản nuôi trên biển có chất lượng và giá trị hàng hóa cao, có thị trường tiêu thụ rộng mở, được khách hàng thế giới ưa thích. Vì vậy, hải sản nuôi trên biển có đóng góp quan trọng cho xuất khẩu của nước ta. Việc phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo giúp các tổ chức, giúp người dân có