An Khê là vùng đất phía đông của tỉnh Gia Lai, là cửa ngõ, nấc thang quan trọng nối đồng bằng Bình Định với các cao nguyên phía tây
của Tổ quốc. Trên vùng đất này, từ thế kỷ XVII đã có
những người Việt đầu tiên lên sinh sống. Bộ phận dân
cư này cũng được xác định là những lưu dân Việt lập
nghiệp sớm nhất trên vùng đất Bắc Tây Nguyên. Hơn
ba thế kỷ qua, việc kế thừa, bảo lưu những nét văn
hóa từ quê cũ cộng với sự giao thoa và tiếp biến với
cư dân Bahnar tại chỗ đã làm cho bộ phận người Việt
ở An Khê định hình những nét văn hóa truyền thống
độc đáo riêng trên vùng mà những người đồng tộc
của họ vẫn coi là miền lắm “sơn lam chướng khí”.
Cũng như trên những vùng đất mới khai phá ở
phía nam, làng xóm của người Việt ở An Khê ban đầu
thường rất nhỏ. Những nơi được xác định là xóm ấp
đầu tiên ở An Khê như Tây Sơn Nhì (nay là vùng Cửu
An), Tây Sơn Nhất (sau này là An Lũy, nay là phường
Tây Sơn) ban đầu mỗi xóm cũng chỉ khoảng trên dưới
10 nóc nhà. Tên của các xóm thường được gọi theo
tên một loại cây cổ thụ trong vùng hoặc đặc điểm của
vùng. Ví dụ, ở thôn An Điền (xã Cửu An), những cư
dân đầu tiên sống thành các xóm: xóm Cây Me, xóm
Gò Cây Bền1 sau này, do những người mới đến xin
nhập cư, cùng sự phát triển của các thế hệ con cháu
đã làm cho các làng xã trên vùng đất An Khê trở nên
đông đúc. Tuy nhiên, đến năm 1945, cả làng An Điền
(xã Cửu An) cũng chỉ có khoảng 100 nóc nhà, toàn
vùng Cửu An rộng lớn cũng chưa đến 200 nóc nhà.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế và văn hóa vật chất truyền thống của người Việt trên vùng đất An Khê (Gia Lai), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
A n Khê là vùng đất phía đông của tỉnh Gia Lai, là cửa ngõ, nấc thang quan trọng nối đồng bằng Bình Định với các cao nguyên phía tây
của Tổ quốc. Trên vùng đất này, từ thế kỷ XVII đã có
những người Việt đầu tiên lên sinh sống. Bộ phận dân
cư này cũng được xác định là những lưu dân Việt lập
nghiệp sớm nhất trên vùng đất Bắc Tây Nguyên. Hơn
ba thế kỷ qua, việc kế thừa, bảo lưu những nét văn
hóa từ quê cũ cộng với sự giao thoa và tiếp biến với
cư dân Bahnar tại chỗ đã làm cho bộ phận người Việt
ở An Khê định hình những nét văn hóa truyền thống
độc đáo riêng trên vùng mà những người đồng tộc
của họ vẫn coi là miền lắm “sơn lam chướng khí”.
Cũng như trên những vùng đất mới khai phá ở
phía nam, làng xóm của người Việt ở An Khê ban đầu
thường rất nhỏ. Những nơi được xác định là xóm ấp
đầu tiên ở An Khê như Tây Sơn Nhì (nay là vùng Cửu
An), Tây Sơn Nhất (sau này là An Lũy, nay là phường
Tây Sơn) ban đầu mỗi xóm cũng chỉ khoảng trên dưới
10 nóc nhà. Tên của các xóm thường được gọi theo
tên một loại cây cổ thụ trong vùng hoặc đặc điểm của
vùng. Ví dụ, ở thôn An Điền (xã Cửu An), những cư
dân đầu tiên sống thành các xóm: xóm Cây Me, xóm
Gò Cây Bền1 sau này, do những người mới đến xin
nhập cư, cùng sự phát triển của các thế hệ con cháu
đã làm cho các làng xã trên vùng đất An Khê trở nên
đông đúc. Tuy nhiên, đến năm 1945, cả làng An Điền
(xã Cửu An) cũng chỉ có khoảng 100 nóc nhà, toàn
vùng Cửu An rộng lớn cũng chưa đến 200 nóc nhà.2
Để đảm bảo an ninh, các làng thường lập những
trạm canh ở vị trí đầu làng. Ở An Điền, trạm canh được
lập trên một gò đất ở phía đông, ngoài làng. Khu vực
này sau được định danh là Trạm Gò.
KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VẬT CHẤT TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI VIỆT TRÊN VÙNG ĐẤT AN KHÊ (GIA LAI)
? NGUYễN THị KIM VÂN*
* TS., Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai.
Trong làng các ngôi nhà thường nằm không xa để
bà con có thể tương trợ nhau, nhất là để hỗ trợ cùng
chống kẻ thù và thú dữ. Đến thập niên 30 của thế kỷ
XX, nhà cửa và cách thức làm nhà của người Việt ở
vùng Bắc Tây Nguyên nói chung vẫn được Nguyễn
Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi mô tả: “Nhà cửa thường
được làm bằng gỗ, mái nhà lợp ngói. Tường trét đất
theo lối Nhật Bản bằng cách: rơm trộn với đất sét đâm
cho nhuyễn, đem trét vào vách đã có cột song gỗ, rồi để
như vậy cho thật khô. Chừng bảy ngày sau lấy một thứ
đất sét trắng, trộn với cát - một phần đất, ba phần cát
- trét mặt ngoài làm áo; sau hòa đất trắng khuấy cho
lỏng mà quét như ở dưới ta quét vôi”.3
Nhà ở truyền thống của vùng An Khê thường là
nhà trệt, mái tranh, vách thưng tre nứa hoặc trát (trét)
đất. Các hộ gia đình thường làm nhà theo kiểu chữ
đinh (T) hoặc chữ L (giống cấu trúc nhà của người
Kinh ở Bình Định, Quảng Ngãi). Bố cục nhà thông
thường gồm có nhà chính và nhà ngang. Trong đó,
nhà chính có 3 gian 2 chái hoặc 5 gian 2 chái. Kiểu nhà
này được người dân địa phương gọi là nhà mái chái.
18 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Nhà mái chái ở An Khê xưa thường không cao.
Độ cao từ mặt đất đến nóc chỉ khoảng 3 m, vách cao
khoảng 2 m. Khung nhà bằng gỗ, được làm theo kiểu
nhà rường phổ biến ở miền Trung, vì 4 cột (nhìn mặt
cắt) có giá chiêng, đặt trên xà lỏng. Đường kính thông
thường của các cột cái không lớn lắm, chỉ khoảng từ
20 - 30 cm. Mỗi gian rộng khoảng 2,5 m, vì vậy mà
toàn bộ diện tích của ngôi nhà chính chỉ khoảng trên
dưới 30 m2.
Những ngôi nhà đẹp là nhà được làm theo kiểu
chồng đùi, phần từ xà lỏng (hay câu đầu) trở lên có
thêm một con rường (chồng rường) vừa để giữ cho
khung nhà thêm chắc chắn, vừa để trang trí.
Ở Cửu An, những ngôi nhà đơn giản thường được
làm theo kiểu 3 lỏng. Kiểu nhà này có 3 cây dọc chống
từ xà ngang lên, giữ hai cây kèo không được liên kết
với nhau bởi rường. Người dân địa phương giải thích:
gọi là kiểu 3 lỏng vì 3 cây chống này đứng lỏng lẻo,
không có cây bám.
Để trát được vách đất, trước hết người ta phải
dựng cây mầm (dọc) và cây trĩ (ngang).4 Trước đây,
người An Khê thường lấy những cây thân gỗ nhỏ,
tròn làm cây mầm; còn cây trĩ là cây sặt, đó là một loại
cây thuộc họ song mây, không mối mọt. Sau, do việc
tìm những loại cây trên khó khăn, nên cả cây mầm và
cây trĩ đều được người dân thay bằng những thanh
tre chẻ nhỏ. Sau khi dựng và buộc cho cây mầm và
cây trĩ gắn kết với nhau, người ta bắt đầu trộn rơm
vào trong đất rồi đạp cho rơm và đất quyện nhuyễn
với nhau làm đất trét. Để cho tường thêm láng, đẹp,
sau khoảng 7 ngày, khi bức tường đất đã khô, họ tiếp
tục lấy đất sét trắng, trộn với cát theo tỷ lệ 1 phần
đất, 3 phần cát rồi quét lớp hồ này phủ lên mặt ngoài.
Cuối cùng, bước hoàn thiện bức tường là hòa đất sét
loãng mà quét như quét vôi sau này. Tường nhà làm
bằng cách này rất chắc chắn. Những năm giữa thế kỷ
XX, nhiều gia đình ở An Khê còn thuê thợ từ Bình Định
lên vẽ tranh trực tiếp vào tường nhà theo các chủ đề
“xuân, hạ, thu, đông”, hoặc “tùng, cúc, trúc, mai”..., nếu
không tinh mắt, người nhìn có thể nhầm các bộ tranh
vẽ trên tường này với những tranh được in trên giấy
rồi dán lên tường. Những nét đặc trưng này hiện vẫn
còn thấy trong căn nhà của cụ Nguyễn Thảo, ở thôn
An Điền Bắc 1, xã Cửu An.
Những người già cho biết, trước kia ở vùng An
Khê, cửa ra vào nhà thường phải làm “ngạch địa” chắn
ngang. Ngạch này cao khoảng 60 cm so với mặt đất,
hai bên đục lỗ, gài chốt. Kiểu cửa này vừa để giữ cửa
cho chắc, vừa để phòng thú dữ, vì đây là vùng có rất
nhiều cọp. Mái nhà được lợp bằng cỏ tranh hoặc rạ.
Nhà ngang thường được xây cất đơn giản hơn nhà
chính. Nhưng mọi sinh hoạt của gia đình như ngủ, ăn,
bếp nấu, nơi đựng các vật dụng và lương thực... chủ
yếu tập trung ở đây.5
Nhà cổ của cụ Bùi Meo.
19Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
Ở khu vực trung tâm thị xã An Khê, nơi vốn là ấp
Tây Sơn Nhất và sau này mang tên xóm Lũy (nay là
tổ dân phố 15, phường An Phú, thị xã An Khê), hiện
vẫn còn một số ngôi nhà cổ, điển hình như của gia
đình cụ Bùi Meo (tức thầy giáo Lên), hay nhà của gia
đình cụ Huỳnh Ngọc Chương (mười Chương). Ngoài
ra, trong vùng còn có nhà cổ của gia đình cụ xã Tám,
nhà cổ của gia đình cụ Văn Minh Trí ở làng Tân Lai xưa,
nay thuộc tổ 3, phường An Bình
Ngôi nhà cổ của cụ Bùi Meo, hiện do con trai cụ là
Bùi Sinh tiếp quản. Ngôi nhà này được xây dựng từ
năm 1759, là ngôi nhà ba gian hai chái lớn nhất trong
những ngôi nhà cổ ở An Khê, với diện tích xây dựng
12,3 m x 9,4 m (115,62 m2). Các vì của căn nhà được
làm bằng gỗ thò đo. Đầu kèo và xà đều uốn chạm
rồng. Ba gian ngoài cách biệt với gian trong bằng lớp
cửa ngăn bằng gỗ được chạm khắc khá tỉ mỉ. Bộ mái
nhà được làm bằng hệ thống xà gồ rất dày, mái lợp
tranh. Mái ngói hiện nay được cụ Bùi Meo thay vào
khoảng năm 1959, khi mái tranh cũ bị hư.
Nằm ngay phía sau đình An Lũy (An Khê Trường
hiện nay) là ngôi nhà cổ thứ hai của An Lũy - nhà của
cụ Mười Chương (hiện do ông Huỳnh Ngọc Sơn, con
trai cụ Mười Chương tiếp quản). Kiến trúc của ngôi
nhà này cũng gần giống với nhà của cụ Bùi Meo. Nhà
gồm 3 gian, 2 chái, có diện tích xây dựng 12,6 m x
9,5 m (119,70 m2). Tất cả phần gỗ trong nhà đều được
làm từ các loại gỗ quý, bền chắc như: thò đo, kiền
kiền, tứ thiết. Vách nhà được làm bằng đất trộn với
rơm, cát. Bao phủ bên ngoài sườn vách là những cây
chằn rằn, cây sặt buộc bằng lạt tre. Điểm tiêu biểu
nhất của cả hai ngôi nhà cổ này là lớp rầm cách mái
nhà chưa đầy một mét. Lớp rầm này được làm bằng
vỏ cây kiền kiền, sau đó đắp lên lớp đất sét nhuyễn
trộn với rơm, có tác dụng như trần nhà, giữ cho ngôi
nhà ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.6
Khoảng những năm đầu thập niên 40 của thế kỷ
XX, vùng An Điền Bắc mới có ngôi nhà ngói đầu tiên,
đó là nhà của gia đình ông hương bộ trưởng. Còn ở
An Điền Nam, ngôi nhà ngói đầu tiên là nhà của ông
Đặng Để (tức Sáu Tú) - một nông dân do cần cù khai
phá vùng Điền Nam mà có nhiều ruộng đất.
Với mong muốn được các thần phù hộ để an cư lạc
nghiệp, các làng Việt hình thành sớm ở An Khê như:
An Lũy, Cửu An, Tân Tạo, Tân Lai... đều lập đình. Đình
làng là một thiết chế văn hóa - tín ngưỡng - hành
chính trong làng xã, là biểu tượng của tính cộng đồng
trong việc nối kết các thành viên trong làng và kết
nối con người với thế giới siêu nhiên. Ngôi đình đầu
tiên được ghi nhận trên đất An Khê là đình An Lũy.
Ban đầu, đình được cất bằng tranh, tre, nứa, lá, tọa lạc
trên một cánh rừng rộng và bằng phẳng, hướng về
phía tây nam. Dưới thời vua Gia Long, đình bị ra lệnh
triệt hạ, sau đó mới được xây dựng lại trên nền móng
cũ với mái lợp ngói vảy. Khi thực dân Pháp đến, đình
An Lũy bị đốt phá nên phải di dời những gì có thể về
20 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
An Khê trường. Đến sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, dân làng mới có dịp về sửa sang lại đình. Để
lại diện mạo như ngày nay, đình An Lũy đã trải qua
nhiều lần trùng tu. Hiện tại, đình được làm theo lối
tiền đường hậu tẩm. Ngôi tiền đường có ba gian hai
chái, hậu tẩm có một gian hai chái, hội đủ sáu vảy kèo,
tám cây quyết, tám cây đấm và bốn mươi cây cột. Mái
ngói vảy, nóc đúc “lưỡng long tranh châu”, nền và sân
lát gạch Bát Tràng...7
Đình Tân Lai ban đầu chỉ là một nhà tre nhỏ, sau
đó mới được tu bổ, xây cất. Đây là một trong những
ngôi đình còn giữ được những nét cổ kính của đình
làng ở vùng An Khê với một tòa chánh điện có diện
tích 7 m x 5 m; phía trước có bình phong, trụ biểu
và cổng tam quan, bên hữu là dãy nhà cúng âm hồn;
bên tả là nhà thờ Tiền hiền và Hậu hiền.
Đình tọa lạc tại thôn An Điền Bắc thuộc xã Cửu An
được xây dựng trên một quả đồi. Thần chính được thờ
ở đây là Bổn Cảnh Thành Hoàng. Bản văn tế tại đình
còn có danh sách 30 vị thần khác mà trong đó có vị
thần vốn được thờ ở Nghệ An như Cao Các, Bạch Mã.
Thờ trong đình có vị thần núi, sông, biển; có vị là Ngũ
hành Âm Dương; có vị là Tiền hiền như Nguyễn Tiến
Chính; hay có vị vốn là người có nhiều của cải đóng
góp cho làng.8 Hầu hết những ngôi đình được xây
dựng sớm ở An Khê đều được nhà Nguyễn ban sắc
phong thần từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Trang phục của người Việt trên vùng đất mới đến
thập niên 30 của thế kỷ XX vẫn mang đậm nét quê
hương: “Người Huế vẫn ăn bận theo lối Huế: đàn bà
thường bận áo mùi, quần trắng, tóc vấn, đội nón Kinh.
Người Bình Định thì mặc áo quần lãnh hay vải thâm,
tóc búi, bịt khăn xéo, cột múi ra trước trán hay sau ót,
đội nón Gò Găng”.9
Người Việt khi lên sống ở An Khê vẫn giữ thói quen
dùng nước giếng chứ không dùng nước suối, nước
giọt như đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ. Ở Cửu
An, thị xã An Khê, hiện vẫn còn một chiếc giếng cổ
gọi là giếng Đình Làng. Đó là giếng tròn có đường
kính đến 3 m, được xây bằng bọng gốm.
Thời kỳ đầu, người Việt ở An Khê sinh sống chủ yếu
bằng nghề nông. Trong đó, việc khai phá để lập điền
(ruộng), trồng trọt các loại cây lương thực, thực phẩm
được coi trọng. Lúa được trồng 2 vụ/năm; ngoài ra,
trong vườn còn trồng những loại rau ăn quanh năm
như rau lang, rau bí, ớt, bồ ngót; gia súc thường
nuôi có lợn, gà, trâu, bò theo lối chuồng trại và chăn
thả. Nét khác biệt của vùng An Khê là nghề nuôi ngựa
rất phát triển để phục vụ việc săn bắt, thồ hàng.
Sống trong điều kiện tự cung tự cấp, các nghề thủ
công truyền thống của An Khê cũng phát triển trong
chừng mực đáp ứng các nhu cầu của người dân trong
vùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số nghề
đã tạo ra được sản phẩm để trao đổi. Một số nghề
thủ công điển hình trong vùng có thể kế đến như:
Nghề làm gốm, tuy không thật phổ biến, nhưng trong
mỗi khu vực cũng có những lò gốm nổi tiếng. Ở Cửu
Nhà cổ của cụ Mười Chương.
21Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng
Miền Trung - Tây Nguyên
cHÚ THÍcH
1 Cụ Nguyễn Thảo cho biết, cây bền thực ra là cây cầy.
Ban đầu, người Kinh mới lên lập xóm, thấy đây là cây cổ thụ,
sống lâu nên gọi nó là cây bền, theo đó, gò đồi có cây này
cũng được gọi là gò Cây Bền. Đến khoảng những năm 90
của thế kỷ trước, cây này vẫn còn, thân cây khoảng 3 người
ôm, có bọng ở giữa. Sau đó, do những người đi bắt tắc kè
đốt bọng cây mới làm cho cây bị chết.
2 Theo cụ Nguyễn Thảo, sinh năm 1930, hiện ở thôn An
Điền Bắc 1. Cụ cũng cho biết, cụ là đời thứ tư sống ở Cửu
An.
3 Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi, Mọi Kon Tum,
(Huế, 1937), 13.
4 Phía bắc gọi là “buộc dứng”.
5 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê - Tỉnh Gia Lai
(Nguyễn Thị Kim Vân chủ biên), Lịch sử truyền thống cách
mạng xã Cửu An (1945-2015), (Hà Nội: Chính trị Quốc gia,
2015), 33-36.
6 Tham khảo: Hồng Thương, Nhà xưa trên đất An Khê,
Báo Gia Lai online. Nguồn:
channel/721/201504/nha-xua-tren-dat-an-khe-2382141/
7 Quốc Thành, Trầm tích Tây Sơn Thượng, (Hà Nội: Văn
hóa hông tin, 2012), 253, 254.
8 Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê, Lịch sử Đảng bộ
thị xã An Khê (1945 - 2005), (Hà Nội: Chính trị Quốc gia), 45.
9 Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi, Mọi Kon Tum,
(Huế, 1937), 12; hay Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi,
Người Bahnar ở Kom Tum, (Hà Nội: Tri thức, 2011), 144.
TÀI LIỆU THaM KHẢo
1. Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê - Tỉnh Gia Lai
(Nguyễn Thị Kim Vân chủ biên). 2015. Lịch sử truyền thống
cách mạng xã Cửu An (1945 - 2015). Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
2. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê. Lịch sử Đảng
bộ thị xã An Khê (1945 - 2005). Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
3. Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi. 1937. Mọi Kon
Tum. Huế. 12; Hay Nguyễn Kinh Chi - Nguyễn Đổng Chi.
2011. Người Bahnar ở Kom Tum. Hà Nội: Tri thức.
4. Phan Đại Doãn. 1988. Ấp Tây Sơn nhì trong Tư liệu về
Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Tập 1: Trên đất Nghĩa Bình. Sở Văn hóa
Thông tin Nghĩa Bình xuất bản.
5. Quốc Thành. 2012. Trầm tích Tây Sơn Thượng. Hà Nội:
Văn hóa Thông tin.
6. Hồng Thương. Nhà xưa trên đất An Khê. Báo Gia Lai
Online. Nguồn:
201504/nha-xua-tren-dat-an-khe-2382141/
An, khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lò gốm
lâu đời nhất trong vùng là lò gốm của gia đình ông
Nguyễn Ảnh ở thôn An Điền Nam 1; Lò gốm của hộ
ông Phan Gia, nay ở thôn An Điền Nam 2. Ông Phan
Gia học được nghề này từ cha vợ ở Bình Định. Sản
phẩm chủ yếu của nghề gốm trong thời kỳ đầu người
Việt có mặt ở An Khê là các loại vật dụng phục vụ sinh
hoạt của con người như: gạch, ngói, nồi đất các loại...
Nghề mộc, nghề hồ chủ yếu phục vụ xây dựng nhà
ở cho nhân dân hoặc xây dựng các công trình nhỏ.
Nghề đan lát chủ yếu tạo ra các đồ gia dụng như rổ,
rá, thúng mủng, rổ sấy bằng tre, hiện còn lẻ tẻ ở
một số hộ gia đình. Nghề rèn: chủ yếu làm các dụng
cụ cầm tay. Do ở trong khu vực tiếp giáp với tỉnh Bình
Định, nghề làm bánh tráng (bánh đa) cũng rất phổ
biến ở An Khê.
Hoạt động thương mại: ban đầu chủ yếu là trao đổi
hàng hóa với đồng bào các dân tộc tại chỗ và giao lưu
mua bán với các tỉnh đồng bằng. Tình hình này được
phản ánh qua câu ca:
Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên.
Sống với núi rừng, việc săn bẫy thú và thu hái lâm
sản (mật ong, măng, nấm) đã góp phần quan trọng
vào việc cải thiện bữa ăn hàng ngày và trao đổi để có
thêm thu nhập phổ biến trong nhân dân.
Rời làng quê cũ lên với vùng đất mới, người Việt
đã mang đến An Khê rất nhiều món ăn đặc trưng của
các vùng miền khác nhau. Nếu như nguồn thực phẩm
chính nuôi sống những cư dân vùng biển ở làng quê
cũ là cá và những món ăn được chế biến từ cá, thì
khi lên đây nguồn thức ăn chính lại là những món ăn
được chế biến từ thịt. Đó là thành quả của quá trình
săn bắt và chăn nuôi mà có.
Như vậy là, hơn ba thế kỷ qua, bên cạnh việc
người Việt ở An Khê đã chọn lọc để bảo tồn và lưu giữ
nhiều phong tục, tập quán, giá trị văn hóa từ mảnh
đất quê hương nơi họ ra đi, bộ phận cư dân này cũng
đồng thời tiếp nhận thêm nhiều yếu tố văn hóa của
cộng đồng dân cư tại chỗ. Quá trình tiếp biến trao
đổi văn hóa này một mặt giúp cho cộng đồng dân
cư tại chỗ học hỏi được những nét tiến bộ trong văn
hóa người Việt, nhưng đồng thời cũng làm cho cộng
đồng người Việt ở An Khê hình thành nên những nét
độc đáo riêng trong văn hóa truyền thống của mình.
N.T.K.V.