KLTN_Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế

Ngày nay khi mà xu thế mở cửa và hợp tác ngày càng mở rộng thì hoạt động ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những công cụ để đạt được các mục tiêu của chính sách ngoại thương là dựa vào các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Song trước nhu cầu tự do hoá thương mại đang ngày càng trở nên cấp thiết như hiện nay thì các biện pháp thuế quan dần dần bị loại bỏ. Do đó, tất cả nước, cả phát triển lẫn đang phát triển đang tích cực nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp để thay thế các biện pháp thuế quan nhằm nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Và giải pháp đó không ngoài các biện pháp phi thuế quan - Một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước.

doc116 trang | Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 11752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu KLTN_Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường đại học ngoại thương khoa kinh tế Ngoại thương  Khoá luận tốt nghiệp đề tài: hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Hữu Khải Người thực hiện : Nguyễn Thị Thu Phương Lớp : Pháp 2 - K37 Hà nội - 2002 Các từ viết tắt Viết Tắt  English  Viet nam   EU  European Union  Liên minh châu Âu   NAFTA  North American Free Trade Area  Khu vực tự do Bắc Mỹ   AFTA  ASEAN Free Trade Area  Hiệp định thương mại tự do Châu á   APEC  Asia-Pacific Economic Cooperation (Conference)  Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á-Thái Bình Dương   OECD  Organization for Economic Cooperation & Development  Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.   TRAINS  Threat Reaction Analysis Indicator System  Hệ thống phân tích và thông tin thương mại   UNCTAD  United Nations Conference on Trade & Development  Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển   PECC  Pacific Economic Cooperation Council (Washington, DC, USA)  Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương   WTO  World Trade Organization  Tổ chức thương mại thế giới   UNDP  United Nations Development Program  Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc   CEPT  Common Effective Preferential Tariff (ASEAN)  Chương trình Ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực Thơng mại tự do ASEAN   ATC  Agreement on Textiles and Clothing  Hiệp định về hàng dệt may   GATT  General Agreement on Tariffs and Trade  Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch   ACV  Agreement on Customs Values  Hiệp định xác định trị giá Hải quan   ASEAN  Association of South-East Asian Nations  Khu vực Tự do hóa thương mại trong ASEAN   SPS  Agreement on Sanitary and Phytosanitary Mesures  Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ   TRIMS  Trade Related Investment Measures  Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại   PSI  Performance Systems International  Giám định trước khi giao hàng   MFN  Most Favored Nation  Tối huệ quốc   IAP  Individual Action Plan  Kế hoạch Hành động Riêng   CAPs  Common Action Plan  Kế hoạch Hành động chung   ASEM  Asia Europe Meeting  Diễn đàn hợp tác á - Âu   AICO  ASEAN Industrial Cooperation Scheme  Chương trình hợp tác Công nghiệp ASEAN   TBT  Agreement on Technical Barriers to Trade  Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại   SCM  Subsidies and Countervailing Measures Agreement  Hiệp định về các khoản trợ cấp và các biện pháp bù trừ   Mục Lục Lời mở đầu 1 chương I Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan 3 I- Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan. 3 1- Định nghĩa về hàng rào phi thuế quan. 3 2- Các đặc điểm về hàng rào phi thuế quan 9 2.1- Các hàng rào phi thuế quan phong phú về hình thức: 9 2.2- Một hàng rào phi thuế quan có thể đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu với hiệu quả cao. 10 2.3- Hình thức thể hiện của các hàng rào phi thuế quan rất phong phú nên nhiều hàng rào phi thuế quan chưa chịu sự điều chỉnh của các qui tắc thương mại. 10 2.4- Dự đoán việc áp dụng các hàng rào phi thuế quan là rất khó khăn, vì trên thực tế chúng thường được vận dụng trên cơ sở dự đoán chủ quan, đôi khi tùy tiện của nhà chức trách về sản xuất và nhu cầu tiêu thụ trong nước. 11 2.5- Không những thế, vì khó dự đoán nên các hàng rào phi thuế quan thường đòi hỏi chi phí quản lí cao và tiêu tốn nhân lực của nhà nước để duy trì hệ thống điều hành kiểm soát thương mại bằng các hàng rào phi thuế quan. 12 2.6-Tác động của việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan 13 3- Mục đích sử dụng của các hàng rào phi thuế quan 13 II- Xu hướng sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế: 18 CHƯƠNG II Nội dung chủ yếu về hàng rào phi thuế quan 21 I- Các hàng rào phi thuế quan trên thế giới hiện nay: 21 1- Nhóm biện pháp hạn chế định lượng: 21 1.1- Cấm nhập khẩu 21 1.2- Hạn ngạch nhập khẩu 22 1.3- Giấy phép nhập khẩu 23 2- Nhóm các biện pháp quản lí giá cả 25 3- Các biện pháp tài chính và tiền tệ 29 4- Các biện pháp về hành chính - kỹ thuật 33 4.1. Các biện pháp về hành chính 33 4.2. Các biện pháp về kỹ thuật 33 5- Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời 36 6- Các biện pháp khác 38 II. Các qui định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các hàng rào phi thuế quan 41 1- Hành động chống bán phá giá - các thủ tục và nguyên tắc 41 2- Các hạn chế về trợ cấp và biện pháp bù trừ 43 3- Sự bảo vệ khẩn cấp chống hàng nhập khẩu - “tự bảo vệ “ 45 4- Các tiêu chuẩn và qui định kỹ thuật 47 5- Giấy phép nhập khẩu- các thủ tục rõ ràng 48 6- Các qui định về định giá hàng hóa của hải quan 48 7- Các thủ tục giám định hàng hóa trước khi giao hàng 49 8- Các qui định về xuất xứ - tìm kiếm sự hoà đồng 49 9- Các biện pháp đầu tư - giảm bớt sự bóp méo thương mại 50 III- Các cam kết trong hiện tại và tương lai của Việt Nam 51 1- Thực trạng thực hiện những cam kết của Việt Nam đối với các Tổ chức thương mại quốc tế 51 2- Các cam kết của Việt Nam trong hiện tại và tương lai 52 2.1- Những cam kết trong ASEAN và AFTA 52 2.2- Những cam kết trong APEC 56 2.3- Những hứa hẹn đang đợi: cuộc đàm phán WTO và song phương 59 3- Sự khác nhau trong việc qui định hàng rào phi thuế quan của Việt Nam so với WTO và một số nước trong khu vực 61 3.1- Biện pháp cấm nhập khẩu 61 3.2- Biện pháp cấp giấy phép không tự động 61 3.3- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu 62 3.4- Biện pháp trợ cấp 62 3.5- Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại 63 3.6- Những điểm khác biệt trong quy định về quyền kinh doanh 63 Chương III giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 65 1- Những thuận lợi 65 1.1- Khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế 65 1.2- Được hưởng những ưu đãi thương mại, tạo dựng môi trường phát triển kinh tế 66 1.3- Mở rộng thị trường thu hút đầu tư 66 1.4- Nâng cao vị thế của đất nước, góp phần gìn giữ hoà bình chung 66 2- Những khó khăn 67 2.1- Về sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ 67 2.2- Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế “chuyển đổi” và một nền kinh tế đang phát triển 68 2.3- Xây dựng chính sách chủ yếu theo đặc thù Bộ cụ thể 70 2.4- Những số lượng dư thừa các mục tiêu chính sách cho mỗi công cụ chính sách 71 2.5- Những công cụ chính sách thường xuyên được thay đổi vì các mục đích điều chỉnh 72 2.6- Ngôn ngữ của các văn bản pháp lý vẫn chưa rõ ràng 73 2.7- Không phải tất cả các văn bản pháp lý được thu thập và xuất bản có hệ thống 74 3- Giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế 75 3.1- Ban hành danh mục hàng cấm xuất, nhập khẩu một cách công khai, ổn định 76 3.2- Bãi bỏ biện pháp hạn ngạch áp dụng đối với xuất khẩu và nhập khẩu 76 3.3- Giảm bớt áp dụng về phụ thu 77 3.4- Giảm thiểu việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu 77 3.5- Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật. 77 3.6- Tự vệ 78 3.7- Các biện pháp chống bán phá giá 78 3.8- Trợ cấp và các biện pháp đối kháng 79 3.9- Thuế thời vụ 80 3.10- Hạn ngạch thuế quan 80 3.11- Tự vệ đặc biệt 81 3.12- Các biện pháp liên quan tới môi trường 81 Kết luận 82 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay khi mà xu thế mở cửa và hợp tác ngày càng mở rộng thì hoạt động ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Một trong những công cụ để đạt được các mục tiêu của chính sách ngoại thương là dựa vào các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Song trước nhu cầu tự do hoá thương mại đang ngày càng trở nên cấp thiết như hiện nay thì các biện pháp thuế quan dần dần bị loại bỏ. Do đó, tất cả nước, cả phát triển lẫn đang phát triển đang tích cực nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp để thay thế các biện pháp thuế quan nhằm nhằm bảo hộ sản xuất nội địa. Và giải pháp đó không ngoài các biện pháp phi thuế quan - Một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước. ở nước ta, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách thuế quan và phi thuế quan ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên sau khi gia nhập ASEAN APEC và sắp tới là WTO, Việt Nam đã có nhiều cam kết xóa bỏ các hàng rào thuế quan, nhóm biện pháp mà các nước coi là gây cản trở đến tự do hóa thương mại. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu khác nhằm thay thế các biện pháp thuế quan để bảo hộ ngành sản xuất non trẻ trong nước. Chính vì những điều phân tích ở trên, đề tài này luôn mang tính thời sự và lôi cuốn được sự quan tâm của của nhiều độc giả. Do vậy tôi đã quyết định chọn đề tài này cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích các biện pháp phi thuế quan chủ yếu trên thế giới đã và đang được các nước áp dụng nhằm làm rào cản đối với thương mại quốc tế. - Trình bày và phân tích các cam kết trong hiện tại và tương lai của Việt Nam và thực trạng thực hiện những cam kết đó. - Trình bày những quy định của Tổ chức thương mại thế giới về những hàng rào phi thuế quan. - Phân tích những giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận là các hàng rào phi thuế quan chủ yếu được các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng làm rào cản đối với thương mại quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong việc quy định các hàng rào phi thuế quan phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Kết cấu của khoá luận Ngoài lời nói đầu và kết luận khóa luận được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về các hàng rào phi thuế quan. Chương II: Nội dung chủ yếu của hàng rào phi thuế quan Chương III: Giải pháp nhằm điều chỉnh và hoàn thiện các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Khóa luận được hoàn thành đúng thời hạn là nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa kinh tế ngoại thương, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Khải đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ từ khâu thu thập tài liệu đến xử lý và thực hiện đề tài. Do những hạn chế về khả năng của người viết cũng như hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu, khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Người viết rất mong được sự chỉ dẫn ân cần của thầy cô, sự góp ý của độc giả và xin chân thành cảm ơn. chương I Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan I- Khái niệm chung về hàng rào phi thuế quan. 1- Định nghĩa về hàng rào phi thuế quan. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và giao thương giữa các nước, giữa các khối thương mại tự do: EU, NAFTA, AFTA, APEC...Các doanh nghiệp phải vượt qua hai rào cản lớn, đó là: 1. Hàng rào thuế quan (custom duties barriers) 2. Hàng rào phi thuế quan (non tariff- trade barriers) Đối với hàng rào thuế quan: hiện nay trong thương mại quốc tế, hàng rào thuế quan giữa các khối kinh tế, giữa các quốc gia ngày càng giảm đi đến tự do hóa thông qua các chính sách về Qui chế tối huệ quốc, chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập, Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung của các khối liên kết kinh tế như: EU, NAFTA, AFTA, APEC... Đối với hàng rào phi thuế quan: do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa. Bên cạnh biện pháp bảo hộ bằng thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan ra đời. Mức độ cần thiết và lí do sâu sa dẫn đến việc bảo hộ sản xuất nội địa của từng nước cũng khác nhau, đối tượng bảo hộ cũng khác nhau khiến cho các hàng rào phi thuế quan càng trở nên đa dạng. Một khó khăn cơ bản trong việc xác định và phân tích các hàng rào phi thuế quan là chúng được xác định bởi cái mà nó không phải như thế. OECD (1997) chọn cách định nghĩa: "Các hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu" cho một trong những nghiên cứu của họ. Tương tự như vậy, cơ sở dữ liệu của Hệ thống Phân tích và Thông tin Thương mại (TRAINS) của UNCTAD chủ yếu chỉ tính đến các biện pháp biên giới. Phương pháp tiếp cận này phần lớn bỏ qua những biện pháp liên quan đến xuất khẩu và việc mua sắm nội bộ Chính phủ (như những nguyên tắc về hàm lượng trong nước, các khoản trợ cấp, giảm thuế, các biện pháp biên giới về phân biệt đối xử và biện pháp tư nhân chống cạnh tranh). Thực tế, phương pháp tiếp cận về những biện pháp biên giới được áp dụng nhiều hơn vì các lí do tình thế chứ không phải các tính toán nghiêm khắc trí tuệ. Nghiên cứu của PECC mô tả “các hàng rào phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước” (PECC 1995). Tuy nhiên, Baldwin (1970) có lẽ đưa ra một định nghĩa có thể được chấp nhận nhiều nhất về mặt khái niệm: “một sự biến dạng phi thuế quan là bất kì một biện pháp (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) nào khiến các hàng hóa và dịch vụ trong mua bán quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đó, sẽ được phân bổ theo cách như thế nào đó nhằm giảm thu nhập tiềm năng thực sự của thế giới”. Vấn đề chấp nhận một định nghĩa khái quát chỉ để sau đó xây dựng một định nghĩa chính xác cho các mục đích phân tích. Như Deardroff và Stern ghi nhận: “ Xét về hàng loạt các hàng rào phi thuế quan chính thức và /hoặc không chính thức có thể tồn tại, có thể không có chỉ một phương pháp phân tích duy nhất cho việc giải quyết thỏa đáng toàn bộ phạm vi hàng rào phi thuế quan”. Các hàng rào phi thuế quan không nên được xem như một sự đồng nghĩa với các biện pháp phi thuế quan, mà nên coi là một tập hợp phụ các biện pháp phi thuế quan. Tất cả các hàng rào phi thuế quan đều là các biện pháp phi thuế quan, song không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đều là các hàng rào phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, chúng không phải là những “rào cản” đối với thương mại. Thuật ngữ có vẻ trung lập hơn này cũng được các Chính phủ thường dùng để mô tả nhũng biện pháp được sử dụng để quản lí nhập khẩu với các mục đích hợp pháp (ví dụ các thủ tục bảo đảm thực vật được quốc tế công nhận). Hơn nữa, ví dụ nếu các hạn ngạch là không bắt buộc (ít nhất là trên mức nào trên thị trường phi hạn ngạch có thể xuất hoặc nhập khẩu), vì vậy khó có thể quy cho chúng là những “hàng rào”. Trong thực tế, việc xác định những biện pháp phi thuế quan nào là các hàng rào phi thuế quan có thể rất khó. Chủ ý của công cụ chính sách là quan trọng, song có những chính sách mà chủ ý của chúng không thể được xác định nếu không có sự điều tra kỹ lưỡng mà có thể không đi đến kết quả về bản chất và hoạt động thực sự của chúng. Việc phân tích này cung cấp sự hiểu biết sâu rộng vấn đề “hàng rào hay không phải hàng rào” này liên quan đến những biện pháp phi thuế quan của Việt Nam, song đây cũng không phải là mục đích của sự phân tích, mục đích của việc phân tích đơn thuần là nhằm khảo sát chế độ hiện hành của các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam. Như vậy, các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan là gì? Tóm lại chúng được định nghĩa bởi - thuế quan. Một số nghiên cứu về chủ đề này phân biệt các biện pháp phi thuế quan biên giới và phi biên giới, nhưng đây là sự phân biệt chức năng và thực tế, và không đầy đủ như một định nghĩa khái niệm. Có lẽ khái niệm được sử dụng phổ biến nhất được Baldwin (1970) trình bày như sau: “Bất cứ biện pháp nào (công cộng hay tư nhân) dẫn đến các dịch vụ và hàng hóa được thương mại quốc tế, hoặc các nguồn tài nguyên dành cho việc sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa đó sẽ được xác định theo một cách là giảm nguồn thu nhập thực sự tiềm năng của thế giới”. Các hàng rào phi thuế quan là một tập hợp thay thế của các biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế quan phải có mục đích bảo vệ sản xuất trong nước, và không được chấp nhận quốc tế như một phương sách điều chỉnh chính thống (như các hạn chế kiểm dịch). Bên cạnh các định nghĩa trên, Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cũng đưa ra một định nghĩa về các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan của mình: “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước”. Theo cách định nghĩa này thì WTO cũng đã dựa trên cơ sở của thuế quan. Từ đó, WTO xây dựng định nghĩa về hàng rào phi thuế quan: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lí, khoa học hoặc bình đẳng”. Ví dụ như với một số lượng ấn định sẵn, hạn ngạch sẽ không cho hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu vào hoặc ra khỏi một nước vượt quá số lượng đó, mặc dù hàng hóa có sẵn để bán, người mua đã sẵn sàng để mua. Mục đích của của việc nghiên cứu và phân tích các biện pháp phi thuế quan là đưa ra một nghiên cứu mô tả cơ bản của thể chế thương mại hiện hành. Đây là một đầu vào giúp quá trình hội nhập toàn cầu của Việt Nam, cụ thể hơn liên quan đến cam kết hiện có và chưa được thực hiện về tự do hóa thương mại đối với ASEAN, APEC và WTO. Khi Việt Nam ra nhập WTO, các quốc gia thành viên WTO gửi tới trên 1500 câu hỏi có liên quan tới bản thông báo về Chế độ Ngoại thương Việt Nam dựa vào một câu hỏi mà Việt Nam có thể muốn trả lời: “ Những yêu cầu chế độ chính sách thương mại tối thiểu là gì để ra nhập WTO?”. Không có câu trả lời cho câu hỏi này bởi vì bất kì một câu trả lời hợp lí và chính xác nào cũng tự động loại trừ những nước đã là thành viên của WTO. Sự thiếu tiêu chí vị trí thành viên rõ ràng này có thể làm cho WTO bổ sung việc xử lí chính trị ở trên mức cần thiết. Người ta có thể đã dẹp bỏ việc nghiên cứu xây dựng một phương pháp tiếp cận toàn diện và hệ thống cho việc hiểu rõ và định nghĩa các biện pháp phi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan. Kết quả là UNCTAD có lẽ cung cấp một định nghĩa toàn diện duy nhất về các biện pháp phi thuế quan. Định nghĩa này được sử dụng cho nghiên cứu của APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương, 1995) bởi vì mặc dù các nhà nghiên cứu và các quan chức có những biểu hiện dè dặt về cách phân loại các hàng rào phi thuế quan của UNCTAD... song hiện nay không tồn tại hệ thống phân loại nào khác. Định nghĩa áp dụng của ASEAN về các rào cản phi thuế quan phản ánh sát hệ thống phân loại của UNCTAD. Tuy nhiên, có những sự bỏ sót đáng kể trong định nghĩa của ASEAN cần được nhấn mạnh. Một số biện pháp tài chính và kiểm soát giá được ASEAN loại bỏ như là tất cả các biện pháp kiểm soát số lượng và chính sách trong nước. Việc không có những biện pháp kiểm soát số lượng vẫn chưa định hình và có lẽ là do sự nới lỏng chính trị để đón nhận cải cách trong lĩnh vực này. Việc không có những biện pháp trong nước, bao gồm những biện pháp nào phân biệt đối xử một cách rõ ràng đối với nhập khẩu cũng là sự bỏ sót nghiêm trọng. Định nghĩa áp dụng của ASEAN không được thỏa mãn về mặt khái niệm, và vì vậy đã có thêm cơ hội xem xét một định nghĩa khái quát hơn và lí thú hơn về các biện pháp phi thuế quan như đã được phác thảo ở trên. Tuy nhiên, sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt đã được dành cho việc hiểu và giải thích những biện pháp phi thuế quan nào bao gồm trong định nghĩa của ASEAN, vì đó là mục đích quan trọng của việc nghiên cứu này. “ Thuế nội bộ và chi phí đánh vào nhập khẩu” hiện nay là thuế nội bộ đánh cụ thể vào nhập khẩu. Điều này đơn giản nhấn mạnh rằng thuế gián tiếp đối với thương mại được thảo luận theo “ các biện pháp nội bộ”. Theo các hạn ngạch, một mã số mới, “ các hạn ngạch liên quan đến các trình độ sản xuất trong nước” đã được bổ sung. Điều này quy định lí do cơ bản đối
Tài liệu liên quan