Làng này nhận làng kia làm anh em và quan hệ với nhau
bằng những quy ước theo nghi lễ của tục kết chạ hết sức độc
đáo. Trải qua hàng trăm năm nhưng 2 làng Kim Thượng (xã
Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và làng Trâu Lỗ (xã Mai
Đình, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) không có một đôi trai gái
nào lấy nhau
10 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ lạ 2 làng hàng trăm năm trai gái không lấy nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ lạ 2 làng hàng trăm
năm trai gái không lấy
nhau
Làng này nhận làng kia làm anh em và quan hệ với nhau
bằng những quy ước theo nghi lễ của tục kết chạ hết sức độc
đáo. Trải qua hàng trăm năm nhưng 2 làng Kim Thượng (xã
Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và làng Trâu Lỗ (xã Mai
Đình, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) không có một đôi trai gái
nào lấy nhau
Khởi nguồn từ con trâu trắng
Tương truyền, thời xa xưa, làng Kim Thượng mở hội tế thần
linh bằng việc mổ một con trâu trắng to khỏe nhất để dâng
lên Thành hoàng làng, cầu mong Thành hoàng phù hộ cho
dân làng được bình an vô sự, cho mưa thuận gió hòa, mùa
màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở.
Buổi lễ diễn ra long trọng trước sự chứng kiến của hàng
nghìn người, nhưng đến lúc chuẩn bị kết thúc bỗng dưng con
trâu trắng lồng lên quật đứt dây thừng rồi nhắm hướng mặt
trời mà chạy. Trâu vượt qua sông Cà Lồ sang nằm trước ngôi
đền của làng Trâu Lỗ, nơi thờ Trương Hống và Trương Hát,
hai vị anh hùng có công giúp Triệu Quang Phục đánh đuổi
giặc Lương xâm lược.
Bỗng dưng thấy con trâu trắng nằm trước cửa đền, người dân
làng Trâu Lỗ cho đó là điềm thiêng, còn người dân Kim
Thượng hốt hoảng vì sợ rằng “trâu mình vào làng người ta,
họ không cho chuộc chẳng biết ăn nói sao với các cụ Thượng
trong làng”.
Bàn nhau mãi, cuối cùng họ phải trở về sắm lễ, mang tiền
sang xin chuộc. Trái ngược với suy nghĩ làng Kim Thượng,
dân làng Trâu Lỗ hết sức nhã nhặn: “Dạ thưa anh, người là
vàng, của là ngãi, chúng em đâu dám nhận tiền chuộc”.
Cảm kích trước hành động của dân làng Trâu Lỗ, dân làng
Kim Thượng xin được kết chạ và nhận nhau làm anh em. Và
cũng từ đó những quy ước ngặt nghèo ra đời mà mãi 400
năm sau, hai làng vẫn theo lệ gặp nhau khi có việc chung.
Một quy ước chẳng khác nào một lời nguyền. Lời nguyền
khiến trai gái hai làng không thể nào đến được với nhau.
Lời nguyền này được cụ Ngô Văn Xuyên (97 tuổi), người già
nhất làng ở đây kể lại, giữa làng Trâu Lỗ và Kim Thượng có
hẳn một hương ước quy định rõ 5 điều bắt buộc khi kết chạ
với nhau gồm: giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, trai gái 2 làng
không được lấy nhau, gặp nhau không được bàn việc riêng,
dân nhập cư phải sau 3 đời mới được tham gia vào việc kết
nghĩa, nếu vi phạm những điều này sẽ bị trục xuất khỏi làng.
Bản hương ước quy định 5 điều giữa 2 làng chẳng biết thực
hư đến đâu nhưng chuyện trai gái đúng là không được kết
hôn thật. Năm ngoái, con gái nhà bà Thuật ở Trâu Lỗ định gả
về làng Lũ Hạ, một ngôi làng ở gần làng Kim Thượng.
Sau khi tìm hiểu kỹ mới biết gia đình bên ấy cũng có gốc gác
bên Kim Thượng, nên đôi trai gái phải nhờ gia đình dò hỏi ý
kiến 2 làng xem thử thế nào rồi mới dám quyết định có tổ
chức đám cưới hay không. Cuối cùng, đôi trai gái ấy vẫn
được các cụ cho phép đến với nhau, nhưng hai làng quy định
lễ tết chỉ được về thăm bố mẹ đẻ và không được tham dự việc
làng.
Đó là trường hợp duy nhất dính dáng đến quy ước của làng.
Hơn 400 năm qua, dân hai làng chưa hề có ai vi phạm cả.
“Những quy định ấy suy cho cùng có phần cực đoan, nhưng
lệ làng thế rồi. Các cụ cũng chỉ muốn dân hai làng xem nhau
như ruột thịt, chỉ kết nghĩa tập thể vì họ sợ những mối quan
hệ riêng tư làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp giữa hai
làng mà thôi”, một người lớn tuổi trong làng cho biết.
Cứ 6 năm hai làng lại tổ chức lễ kết chạ một lần. Theo quy
định của các cụ thời xưa thì ngày lễ không được sớm hơn 6
giờ sáng và không muộn hơn 6 giờ tối. Buổi lễ được chuẩn bị
một cách kĩ lưỡng và trang trọng, nghi thức linh đình, có
kiệu, trống chiêng, các loại binh khí... giống như rước quan
ngày xưa.
Kết mối lương duyên
Cụ Xuyên, người cao tuổi trong làng kể lại: chuyện hai làng
kết nghĩa với nhau ở đất Bắc Giang cụ có nghe nhiều. Nhưng
để “sống chết với nhau” như ngôi làng cụ đang sống và Kim
Thượng thì quả thực là chuyện hiếm hoi.
Cái hiếm hoi mà cụ nói đến đó là việc hai làng sẵn sàng hỗ
trợ hàng trăm triệu đồng mỗi khi bên này hay bên kia có việc
mà không tính toán, so đo. Chỉ riêng điều này thì cụ thẳng
thắn khẳng định rằng chẳng nơi nào có được.
Dù rất yếu, song cụ Xuyên vẫn dẫn chúng tôi ra con đường
liên thôn được đổ bằng bê tông sạch sẽ, lúc khởi công, chẳng
cần đánh tiếng gì nhưng hôm trước bắt tay làm thì hôm sau
đã thấy các cụ bên Kim Thượng mang sang cả trăm triệu
đồng kính cẩn: “Dạ, lạy anh. Nghe tin bên anh làm đường,
thân em có chút tiền mọn gọi là góp công góp của để hỗ trợ
anh cùng nhau ta xây dựng”.
Nói là anh em kết nghĩa nhưng hai làng không có làng nào
phân biệt là anh, làng nào em. Mỗi khi gặp nhau họ đều dùng
từ “lạy anh” thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau.
Không bắt buộc, chẳng quy định nào ghi rõ nhưng lâu dần
thành lệ. Những công trình góp công góp của đều mang tên
đúng với tinh thần hữu nghị bằng việc lấy từ đầu trong tên
làng: Kim Trâu. “Vừa thể hiện tình cảm gắn bó keo sơn, vừa
góp ích phát triển xã hội”, cụ Xuyên phân trần.
Đấy là chuyện góp của, còn góp công cũng nhiệt tình chẳng
kém. Độ hai chục năm trước, làng Trâu Lỗ khởi công xây
dựng đập thủy lợi lớn nhất xã. Biết tin mừng, dân Kim
Thượng nhà này bảo nhà kia kéo nhau sang góp sức. Đến nỗi
Bí thư Đảng ủy xã Kim Lũ lúc bấy giờ phải ra lệnh cấm
người dân không được rời làng vì sợ ảnh hưởng đến năng
suất sản xuất khi vụ mùa đang ở giai đoạn thu hoạch.
Nhưng lệnh cấm chỉ có hiệu lực ban ngày. Đêm đến, hàng
trăm trai tráng Kim Thượng vượt sông Cà Lồ mang theo lúa
gạo sang Trâu Lỗ đào đất đắp đập. Giờ nghỉ, người người
ngồi kín cả sân đình. Người nào việc nấy, đến lúc đắp xong
đập họ mới cùng nhau trở về UBND xã để chịu phạt.
Có đi có lại, những lúc Kim Thượng khó khăn, dân Trâu Lỗ
cũng biết cách “biến việc người ta thành việc của mình”.
Nghe tin “bên ấy” thiếu mạ giống, cụ Thượng làng họp mặt
huy động mỗi suất đinh đóng 5 bó mạ chất lên thuyền chở
sang. Hơn 400 hộ dân, mỗi hộ vài ba đinh nên chuyện thiếu
mạ lúc nước sôi lửa bỏng trở thành chuyện nhỏ. “Bên ấy”
mất mùa, “bên này” cũng tất bật chạy đôn chạy đáo góp thóc
sang chia sẻ.
Có một năm, cả hai làng đều bị thiên tai mất mùa. Bên nào
cũng nghĩ bên kia đang khốn khó nhưng vì hoàn cảnh như
nhau nên họ phải âm thầm đi vay mượn về cứu tế anh em kết
nghĩa của mình. Nửa đêm thuyền chở lương thực làng này
gặp làng kia đang đôn đáo ngay trên sông, chẳng ai nói với ai
lời nào, họ cứ ôm nhau mà khóc.
Tình cảm vì thế càng thêm sâu nặng. Năm này qua năm khác,
lúc tiền mặt, lúc hiện vật, những việc ấy vừa là nghĩa vụ vừa
là tình cảm, chẳng bên nào phải tính toán. Của cho không
bằng cách cho. Họ mang đến tận sân đình, thưa gửi tử tế rồi
mới dám cho người mang đi sử dụng.
Giá trị lớn hay nhỏ đều có như nhau cả. Có lần, làng Trâu Lỗ
còn hỗ trợ Kim Thượng hơn 300 triệu đồng để sửa sang đình
chùa nhưng nghi lễ cũng chỉ như những lúc hỗ trợ thúng
thóc, ngọn mía giống mà thôi. “Đóng góp việc này việc kia
người ta có thể nấn ná, nhưng hễ có việc đến “làng kết nghĩa”
chả ai nề hà. Đấy vừa là phong tục truyền thống, vừa là cái
tình chúng tôi đối với nhau”, cụ Xuyên phân trần.
Lạ một điều, tình cảm keo sơn là thế nhưng người Trâu Lỗ và
Kim Thượng sẽ bị phạt rất nặng nếu phát hiện bàn việc riêng
tư với nhau. Điều này được quy định bằng một bản hương
ước giữa hai làng và có hẳn một đội “thi hành án” sẵn sàng
xử lý những người vi phạm. Thành thử có gặp nhau trên
đường họ cũng chỉ gật đầu rồi ai đi lối nấy. Có việc gì muốn
trao đổi xin mời các cụ ra sân đình đàng hoàng.