TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG
VỀ NỘI DUNG VỤ ÁN
Yêu cầu khách hàng trình bày rõ ràng về vụ
tranh chấp
Hỏi lại những điểm chưa rõ hoặc có mâu thuẫn
Có thể đặt lại những câu hỏi cho khách hàng
19 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án dân sự, thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ
ÁN DÂN SỰ, TM
Mục đích
nghiên cứu
hồ sơ
Phương
pháp
nghiên cứu
hồ sơ vụ án
Những đề
xuất đối
với toà án
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
Xác định
quan hệ
pháp luật
Xác định
Chứng
cứ
Phương
án bảo vệ
Xác định
những
vấn đề
khác
1.1. XÁC ĐỊNH QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Căn cứ
vào các
tình tiết
trong
vụ án
Yêu cầu
của
đương sự
Áp dụng
Điều luật
(QHPL- văn bản
Luật)
THU THẬP, CHUẨN BỊ TÀILIỆU CHỨNG CỨ CHỨNG MINH;
LUẬN CỨ BẢO VỆ, PHƯƠNG PHÁP “TRÌNH BÀY” VỚI TÒA
1.2 TIẾP XÚC VỚI KHÁCH HÀNG
Trao đổi với
khách hàng về
nội dung vụ
tranh chấp
Giúp khách
hàng quyết
định khởi
kiện hay
không khởi
kiện
Giúp các
vấn đề về
thủ tục
1.2.1 TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG
VỀ NỘI DUNG VỤ ÁN
Yêu cầu khách hàng trình bày rõ ràng về vụ
tranh chấp
Hỏi lại những điểm chưa rõ hoặc có mâu thuẫn
Có thể đặt lại những câu hỏi cho khách hàng
1.2.2 GIÚP KHÁCH HÀNG QUYẾT
ĐỊNH CÓ KHỞI KIỆN HAY KHÔNG
Trao đổi về lợi
ích của việc
khởi kiện hay
không khởi
kiện.
Phân tích về
quyền khởi
kiện của khách
hàng
1.2.3 GIÚP KHÁCH HÀNG QUYẾT
ĐỊNH CÓ KHỞI KIỆN HAY KHÔNG
Khách hàng không có quyền khởi kiện.
Chủ thể ( cá nhân, tổ chức, cơ quan)
Khách hàng mất quyền khởi kiện; thời
hiệu khởi kiện; thẩm quyền cơ quan tài
phán (tòa án, trọng tài);
Không thoả mãn các điều kiện khởi kiện
CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN
(Điều 36 Pháp lệnh TTGQCVADS)
Quyền
Khởi
kiện
(chủ thể,
Thẩm
Quyền
(Trọng tài
TM, Tòa
án, cấp
TA)
Thời
Hiệu
Chưa
được
Toà án, cơ
quan
khác
giải
quyết
Có
Quyết
định,
giải
quyết
của
cơ
quan
khác
THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN
Thẩm
quyền
chung
(Đ10)
Thẩm quyền
các cấp
(Đ11)
Thẩm quyền
lãnh thổ
(Đ13)
Lưu ý
những án
mới
Xác định
đúng yếu tố
nước ngoài
Lưu ý Điều
48 BLDS
HƯỚNG DẪN KHÁCH HÀNG VỀ CÁC
THỦ TỤC
Làm đơn xin
miễn giảm
tạm ứng án
phí, án phí
Thu thập, bảo
quản và xuất
trình chứng cứ
2. NGHIÊN CỨU HỒ SƠ CHI TIẾT
Đơn khởi kiện
Giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn kiện
Giấy tờ, tài liệu của bị đơn
Giấy tờ, tài liệu khác
3. PP TRAO ĐỔI VỚI TOÀ ÁN
Trực tiếp bằng lời
Làm văn bản
Tranh luận trực tiếp tại phiên toà
Kháng cáo, bản án, quyết định theo quy định
của pháp luật tố tụng
4.Câu hỏi tình huống
• Những nội dung cần trao đổi với thân chủ;
• Xác định QHPL tranh chấp, quy phạm PL;
• Những nội dung, tình tiết cần chứng minh;
• Các tài liệu, chứng cứ cần thu thập để bảo
vệ cho yêu cầu của thân chủ;
• Quan hệ với Tòa án;
• Bản luận cứ của luật sư
1.QHPLTC: Hợp đồng kinh tế số 041/hđkt, ngày giữa:
Nguyên đơn: Cty TNHH Kim Thành;
Bị đơn: Cty KDTM XNK TS(Cadovi mex)
( các phụ lục, văn bản giao dich liên quan)
Là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định từ các
điều 24 tới Điều 62 của Luật TM2005..; người có QLNV liên
quan?;Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
2. Quy phạm PLĐC: Điều 292-Điều 316 về chế tài;
3, Các nội dung cần chứng minh:
1, chủngloại hh; thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, chất
lương hàng hóa, giá thỏa thuận, quyền khiếu nại, thời gian
thanh tóan, phương thức thanh tóan lỗi, tranh chấp???
2, Ngừng thực hiện hợp đồng, lý do bên có lỗi?
3, thiệt hại quan hệ nhân quả trực tiếp, giá khắc phục thiệt hại
4, phạt, thỏa thuận??
Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Điều 293. áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ
hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo
không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Điều 296. Kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng
1. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không
thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian
hợp lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây:
a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên
kia bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối
phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4. Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có
thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.
Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi
phạm phải chịu chi phí phát sinh.
2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.
Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung
ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi
phạm.
3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên
bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng
loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và
các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch
vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
4. Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp
đồng và trong Luật này.
Điều 304. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất
Điều 298. Gia hạn thực hiện nghĩa vụ
Trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm
nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu
trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Điều 301. Mức phạt vi phạm
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp
đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra
cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và
khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Điều 305. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn
thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Điều 306. Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả
tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Điều 307. Quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định
khác.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
Luật này có quy định khác.
Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 309. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Điều 310. Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 311. Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Điều 312. Huỷ bỏ hợp đồng
1. Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp
đồng.
2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các
nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp
đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4. Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế
tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp
đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 313. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần
1. Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực
hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ
bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với
lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2. Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ
sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ
sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng
dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
3. Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ thì
bên đó vẫn có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đã
thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mối quan hệ qua lại giữa các lần giao hàng dẫn đến việc
hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng không thể được sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã
dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 314. Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có
hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong
hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh
chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu
các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp
không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Điều 315. Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp
đồng
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông
báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp
không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Điều 316. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác
Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của
bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác.