Tóm tắt. Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cán bộ lãnh đạo, quản lí biết quyết
định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong
công tác quản lí, lãnh một cách kịp thời. Ra quyết định là khâu mấu chốt trong quản
lí. Kĩ năng ra quyết định là thành phần quan trọng của nhân cách quản lí. Đây là sự
thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của nhà quản lí. Để có kĩ năng ra quyết định,
người cán bộ phải học tập lâu dài, hiểu biết sâu sắc lí luận, phải trải nghiệm và đúc
rút kinh nghiệm liên tục.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 5, pp. 156-160
KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
Ngô Thị Hạnh
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
E-mail: ngothihanh@npa.org.vn
Tóm tắt. Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cán bộ lãnh đạo, quản lí biết quyết
định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong
công tác quản lí, lãnh một cách kịp thời. Ra quyết định là khâu mấu chốt trong quản
lí. Kĩ năng ra quyết định là thành phần quan trọng của nhân cách quản lí. Đây là sự
thể hiện năng lực, trình độ, phẩm chất của nhà quản lí. Để có kĩ năng ra quyết định,
người cán bộ phải học tập lâu dài, hiểu biết sâu sắc lí luận, phải trải nghiệm và đúc
rút kinh nghiệm liên tục.
Từ khóa: Quyết định quản lí, lãnh đạo, kĩ năng, cán bộ.
1. Mở đầu
Kĩ năng ra quyết định là một trong những kĩ năng cốt lõi của cán bộ lãnh đạo. F.F.
Aunapu coi “ra quyết định là chức năng quan trọng nhất trong số các chức năng cơ bản
của người lãnh đạo”, rằng “hầu như mọi hoạt động của người lãnh đạo thực chất đều dẫn
tới việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định ấy”. V.I. Mikheev cho rằng “Ra
quyết định là hoạt động sáng tạo nhất trong số tất cả các loại hoạt động. Nó sáng tạo ra
phương hướng, hình thức và nội dung lao động của các tập thể đông đảo. Những sai sót
nhỏ nhất trong các quyết định cũng gây ra những thiệt hại lớn cho xã hội”. Peter Drucker
khẳng định: “Lãnh đạo, quản lý luôn là một quá trình ra quyết định” v.v... Chính vì vậy,
việc nghiên cứu kĩ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo có một ý nghĩa to lớn trong lí
luận cũng như trong thực tiễn quản lí hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm về quyết định và ra quyết định trong quản lí, lãnh đạo
Khi bàn đến khái niệm quyết định và ra quyết định trong quản lí, lãnh đạo, hiện
nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Tiêu biểu như các tác giả người Mỹ Harold
Koontz, Cyril O’Donnell và Heinz Weihrich cho rằng ra quyết định là “Sự lựa chọn một
trong số các phương án hành động cốt lõi của việc xây dựng kế hoạch. Không thể tồn tại
một kế hoạch nếu thiếu một quyết định đúng đắn - đó là những cam kết về các nguồn lực,
phương hướng hoặc uy tín chưa được công bố”. Theo các tác giả, việc ra quyết định là
156
Kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo
công việc trung tâm, quan trọng của các nhà quản lý. Ra quyết định là một bước của việc
lập kế hoạch, có thể thực hiện nhanh chóng, ít phải động não. Các tác giả cũng cho rằng
ra quyết định là “một bộ phận trong cuộc sống hàng ngày của mọi người”.
Herbert Simon (người Mỹ) cho rằng: “Ra quyết định chính là sự lựa chọn mục tiêu
và phương án hành động một cách hợp lý”. Theo Herbert Simon, ra quyết định sẽ được
xuất hiện ở tất cả các cấp quản lý và xuyên suốt quá trình quản lý.
Theo Nguyễn Hải Sản: “Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một
chương trình hành động thích hợp trong số nhiều chương trình hành động khác nhau đã
được chuẩn bị, nhằm đáp ứng nhu cầu của tình huống”. Với quan điểm này thì việc ra
quyết định của con người phải dựa trên việc cân nhắc kỹ lưỡng, phải xác định mục tiêu,
nội dung, thu thập thông tin, phân tích tình hình để có quyết định hợp lý.
Nhóm tác giả Nguyễn Văn Bình định nghĩa: “Ra quyết định là quá trình xác định
vấn đề và lựa chọn một phương án hành động trong số những phương án khác nhau”.
Theo tác giả Hồ Văn Vĩnh: “Quyết định là hành vi chỉ sự lựa chọn hay phán quyết
của cá nhân hay tổ chức về một vấn đề nào đó trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định
nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân hay tập thể”.
Các tác giả cũng cho rằng: “Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ
thể quản lý để định hướng, tổ chức và kích thích hoạt động của đối tượng quản lý nhằm
thực hiện các mục tiêu đề ra”.
Có thể nói quyết định quản lý, lãnh đạo là các chỉ thị, mệnh lệnh, biện pháp mang
tính bắt buộc của chủ thể quản lý với đối tượng quản lý, là những hành vi có mục đích, có
ý thức.
Quyết định lãnh đạo có nhiều loại, quyết định về chiến lược, quyết định sách lược
(chiến thuật), quyết định nhân sự, quyết định về tổ chức - bộ máy, quyết định hành chính
v.v... Nội dung của các quyết định là nhằm trả lời các câu hỏi: Làm gì? làm như thế nào?
khi nào làm? ai làm? v.v...
2.2. Kĩ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo
Để đi sâu tìm hiểu khái niệm kĩ năng ra quyết định, trước hết chúng ta cần hiểu sơ
lược về kĩ năng nói chung. Cho đến nay, có hai quan niệm về kĩ năng. Quan niệm thứ nhất
coi kĩ năng là mặt thao tác kĩ thuật của hành động, càng rèn luyện càng thuần thục và trở
thành kĩ xảo. “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động. Con người nắm bắt được cách thức
hành động tức là có kỹ thuật hành động và có kỹ năng”.
Quan niệm thứ hai coi kĩ năng là biểu hiện năng lực của con người. Muốn có kỹ
năng đòi hỏi con người phải có tri thức về hành động và những kinh nghiệm cần thiết,
nhưng bản thân tri thức và kinh nghiệm không phải là kỹ năng. Muốn có kỹ năng, con
người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm đó vào hoạt động thực tiễn có kết quả.
Tức là trình độ kĩ năng được thể hiện ở kết quả của hành động. “Kỹ năng là năng lực vận
dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện
157
Ngô Thị Hạnh
những nhiệm vụ tương ứng.
Về vấn đề này chúng tôi theo quan niệm thứ hai, coi kĩ năng ra quyết định là biểu
hiện năng lực của cán bộ lãnh đạo.
Hiện nay có nhiều tác giả cho rằng: Kỹ năng ra quyết định là khả năng của cán bộ
lãnh đạo, quản lí biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình
huống gặp phải trong công tác quản lí, lãnh một cách kịp thời .
Với định nghĩa này cho thấy, khi người cán bộ có kỹ năng ra quyết định là khi họ
có khả năng lựa chọn một phương án tối ưu trong số các phương án có thể để giải quyết
hiệu quả các vấn đề trong thực tiễn quản lí. Những phương án tối ưu là những phương án
tốt nhất, phù hợp nhất và đem lại hiệu quả cao nhất cho cá nhân và đơn vị, tổ chức.
Kỹ năng ra quyết định trong lãnh đạo, quản lí chính là năng lực tâm lý xã hội của
con người, nên cần phải tiếp cận nó thiên về phương diện tâm lý - xã hội. Những kĩ năng
này không phải rèn như những kĩ năng mang tính thao tác kĩ thuật (viết chữ, đi xe đạp,
động tác múa, động tác thể dục. . . ) Kĩ năng này phải giáo dục gắn liền với việc trang bị
nhận thức, thái độ, niềm tin và rèn một số kĩ năng cụ thể liên quan đến việc ra quyết định.
Kĩ năng ra quyết định chính là khả năng phát hiện vấn đề, thu thập, xử lý thông tin
và thông qua quyết sách. Mọi quyết định đều có liên quan tới sự xuất hiện của một vấn đề
này hay khác. Trong điều kiện hiện nay tính chất phức tạp và quy mô những vấn đề mà
các cán bộ lãnh đạo phải giải quyết không ngừng tăng lên. Vì vậy, nhiệm vụ của người
lãnh đạo là phải phát hiện được những vấn đề cốt yếu đang đặt ra đối với hệ thống tổ chức
của mình, phải thấy hết những khuynh hướng khách quan, mối quan hệ qua lại giữa các
hệ vấn đề để xác định phương pháp lãnh đạo.
Kĩ năng ra quyết định còn phụ thuộc vào kinh nghiệm quản lí, lãnh đạo, sự từng trải
của cá nhân người quản lí trong một lĩnh vực cụ thể. Những người từng trải, có nhiều kinh
nghiệm thường có những quyết định hợp lí trước các tình huống xảy ra.
Ngoài ra, người ta còn bàn đến khả năng nhạy cảm (linh tính) của từng cá nhân
trong việc ra quyết định. Có một số người có khả năng này và không phải ai rèn luyện
cũng có được. Đương nhiên khả năng này chỉ được phát huy khi cá nhân đã chiêm nghiệm
nó trong cuộc sống nhiều lần.
Kĩ năng ra quyết định liên quan đến ý chí của cá nhân, đến tính quyết đoán và kiên
định. Nhiều người lãnh đạo được đánh giá là có những quyết định táo bạo và bất ngờ.
Nhưng cũng có những người rụt rè không dám quyết bất cứ việc gì, để tuột mất cơ hội
hoặc không giải quyết được các tình huống nảy sinh trong thực tiễn, nhất là các tình huống
bất thường.
Kĩ năng ra quyết định cũng liên quan mật thiết với tình cảm, với động cơ quản lí
của cá nhân. Trước một đối tượng có tình cảm mãnh liệt dễ dẫn đến những quyết định
mạnh mẽ, nhất khoát. Nếu tình cảm không mạnh mẽ thì quyết định đưa ra cũng khó đi
đến cùng,...
Người có kĩ năng ra quyết định thể hiện các quyết định được ban hành đều bảo đảm
158
Kỹ năng ra quyết định của cán bộ lãnh đạo
tính khách quan, tính khoa học, tính cần thiết, tính pháp lí và phù hợp với nguyện vọng
của đông đảo quần chúng.
Tính khách quan thể hiện quyết định đưa ra phản ánh đúng và phù hợp với hoàn
cảnh khách quan, không tự biện chủ quan, duy ý chí.
Tính khoa học thể hiện quyết định phù hợp với quy luật vận động của tổ chức, của
xã hội,... Người lãnh đạo phải sàng lọc và khái quát thông tin để đi đến những thông tin
khách quan tránh tình trạng phiến diện và không đầy đủ trong việc thông qua quyết định.
Quyết định chính là sự cô đặc thông tin do chủ thể quản lý thu thập, phân tích và xử lý
thông tin.
Tính cần thiết thể hiện quyết định mang lại hiệu quả thực tế, đem lại lợi ích cho cá
nhân, tổ chức, đơn vị, cộng đồng,...
Tính pháp lí thể hiện quyết định không vi phạm những quy định của pháp luật hiện
hành.
Cuối cùng, quyết định phải được đông đảo quần chúng ủng hộ và thực hiện nghiêm
túc. Quyết định nào cũng phải đặt tính lợi ích nhân dân, lợi ích cho sự tiến bộ và phát triển
làm gốc.
2.3. Các yếu tố tâm lí xã hội khi ra quyết định
Đối với người quản lí, lãnh đạo, việc ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có tính khả
thi là một yêu cầu bắt buộc thể hiện đức độ và tài năng của họ. Ra quyết định hiệu quả
đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải nắm chắc thời cơ. Xã hội hiện đại càng ngày càng biến
chuyển nhanh, quyết sách chậm trễ sẽ bỏ lỡ cơ hội có khi còn dẫn đến những mâu thuẫn
và khó khăn mới. Thời gian tức là điều kiện, thời gian qua đi thì điều kiện cũng qua đi.
Người lãnh đạo phải nhận thức sâu sắc trọng trách và vai trò quyết định của mình trong
việc ra quyết định. Đây không chỉ thể hiện trình độ nghiệp vụ quản lí, lãnh đạo mà còn
thể hiện sự sáng tạo của cá nhân người lãnh đạo.
Khi ra quyết định cần tính đến các yếu tố tâm lí xã hội sau:
- Phải nắm bắt được đặc điểm tâm lí như nhu cầu, lợi ích, trình độ, tâm trạng và khả
năng của những người trực tiếp thực hiện quyết định, những người có liên quan đến việc
thực hiện quyết định.
- Phải nắm chắc tâm lí của người tham gia vào việc ra quyết định, lựa chọn những
người tham mưu ra quyết định phải khách quan, trung thực, thạo việc, có trình độ, có kinh
nghiệm, không vụ lợi cá nhân.
- Cần quan tâm đến nhóm phản biện, nhóm thẩm định để xem xét, phê phán, đánh
giá chất lượng quyết định và tính khả thi của nó. Những người trong nhóm phản biện và
thẩm định phải có trình độ, có óc phê phán cao.
- Người ra quyết định phải biết tự đặt mình vào vai trò của người thực hiện quyết
định để xem xét, đánh giá sự cần thiết và khả thi của quyết định.
- Người ban hành quyết định khi đã cảm thấy đúng thì phải tự tin ban hành và giám
159
Ngô Thị Hạnh
chịu trách nhiệm về hậu quả của chúng. Mặt khác, không trì trệ, bảo thủ, sẵn sàng điều
chỉnh hoặc thay đổi khi cần thiết.
3. Kết luận
Kĩ năng ra quyết định là một yếu tố cực kĩ quan trọng trong nhân cách nhà quản lí,
lãnh đạo. Quá trình hình thành kĩ năng ra quyết định đòi hỏi lâu dài, người cán bộ lãnh
đạo phải có ý thức không ngừng học tập, rèn luyện, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn kết
hợp với nghiên cứu lí luận sâu sắc. Quyết định lãnh đạo bào giờ cũng liên quan đến nhiều
người, liên quan đến tương lai của tổ chức, đơn vị, của xã hội,... vì thế người lãnh đạo phải
có tâm, có tầm và có tài khi ra những quyết sách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban biên dịch G.B.S (biên dịch), 2007. Kỹ năng thương lượng. Nxb Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh.
[2] Trần Ngọc Khuê (Chủ biên), 2004.Giáo trình tâm lí học lãnh đạo, quản lí. Nxb Chính
trị Quốc gia.
[3] Trần Thị Bích Nga và Phạm Ngọc Sáu (Biên dịch), 2006. Kỹ năng ra quyết định. Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Ricgard S. Sloma, Bích Phượng (dịch), 1993. Để là nhà quản lí thành công. Nxb Văn
hóa Thông tin Hải Phòng.
[5] Nguyễn Đình Xuân (Chủ biên), 1997. Giáo trình tâm lí học quản lí. Nxb Đại học
Quốc gia.
ABSTRACT
The decision-making skill of leaders
Decision-making is an ability of leaders. Managers are to be able to best select an
alternative solution to address a problems or situations, and they’re to be able to do it
in a timely manner. Decision-making is a key skill for those in management and leader-
ship. The decision-making skill is an important component of one’s personality. It reflects
the capacity and quality of management. Those who are best able to make decisions are
academic staff members who have long-term, theoretical insight, experience to draw on,
experience and continuity.
160