Đối với một nhà
phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu
của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn
giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Điều này là dễ hiểu khi so
sánh với việc bạn thường cảm nhận về quyển sách bởi bìa ngoài của nó, thì khách
hàng cũng hoàn toàn có thể cảm nhận cửa hàng của bạn bởi những hình ảnh và
cách thức trưng bày ngay từ ngoài cửa.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng trưng bày sản phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng trưng bày sản phẩm
Đối với một nhà
phân phối bán lẻ, gian trưng bày hàng hoá chính là bộ mặt và là ấn tượng ban đầu
của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây cũng là cách thức cạnh tranh đơn
giản và dễ ứng dụng nhất mà bạn có thể thực hiện ngay. Điều này là dễ hiểu khi so
sánh với việc bạn thường cảm nhận về quyển sách bởi bìa ngoài của nó, thì khách
hàng cũng hoàn toàn có thể cảm nhận cửa hàng của bạn bởi những hình ảnh và
cách thức trưng bày ngay từ ngoài cửa.
Có thể bạn đang có rất nhiều ý tưởng cho việc trưng bày và trang trí cửa hàng của
mình theo các chủ đề vào các dịp lễ khác nhau như ngày Valentine, ngày Quốc tế
Phụ nữ 8/3 hay ngày Nhà Giáo 20/11,… Hoặc bạn đang nung nấu ý tưởng trưng
bày theo cá tính, đặc điểm của từng đối tượng khách hàng bạn nhắm đến. Tuy
nhiên, trước khi bạn thực hiện tất cả các sáng tạo của mình, hãy tham khảo một vài
lời khuyên dưới đây:
Tránh loè loẹt, nhiều chi tiết
Ít chi tiết trang trí hơn hoàn toàn có thể có nhiều tác dụng hơn khi tạo được ấn
tượng đối với khách hàng. Một gian trưng bày lộn xộn với nhiều chi tiết thừa khiến
khách hàng khó nhận ra chủ đề chính và mặt hàng bạn đang cần giới thiệu.
Tập trung vào sản phẩm
Cũng giống như quảng cáo truyền hình, trưng bày tại cửa hàng cũng dễ khiến
khách hàng nhớ đến hình ảnh trưng bày nhiều hơn những ấn tượng về sản phẩm,
nên sản phẩm cần được làm nổi bật nhất mới thu hút được sự chú ý của khách
hàng.
Làm nổi sản phẩm nhờ ánh sáng
Ngay cả khi gian trưng bày của bạn chỉ ở trong một góc nhỏ của cửa hàng, sản
phẩm càng nên được rọi nhiều ánh sáng nhất. Nếu gian trưng bày chú trọng vào
hình ảnh/ nhãn hiệu hơn sản phẩm thì ánh sáng cần được bố trí hài hoà.
Xếp các sản phẩm thành các dãy hoặc khối
Gây sự chú ý của người mua hàng bằng cách sắp xếp hài hoà các sản phẩm trong
gian trưng bày theo độ cao hoặc chiều sâu khác nhau để tạo được một tổng thể bắt
mắt.
Hình nộm vui nhộn
Nếu bạn sử dụng các hình nộm/ manơcanh, hãy tạo dáng sao cho ấn tượng nhất
ngay cả đối với người đi đường.
Sáng tạo
Hãy phát huy hết mức sức tưởng tượng của bạn, nhưng nhớ là không được vượt
khỏi mục tiêu chính của việc trưng bày. Hãy thu hút khách hàng nhờ những gian
trưng bày thật mới mẻ, sáng tạo và phá cách.
Kiên định chủ đề
Nên trưng bày theo một chủ đề nhất định. Các chi tiết trưng bày phải luôn được
chú ý xoay quanh chủ đề đó.
Nhắm vào những người đi xe
Nếu khách hàng tiềm năng của bạn thường ngồi trên xe thì gian trưng bày của bạn
cần lớn hơn và mang nhiều màu sắc hơn.
Dự trữ hàng trưng bày
Không bao giờ nhắm đến việc trưng bày các sản phẩm mà bạn không có đủ số
lượng đáp ứng cho khách hàng.
Thêm một điều không kém phần quan trọng nữa nếu bạn không thể tự trang trí gian
trưng bày, hãy chắc chắn bạn thuê được một người thực sự có kỹ năng làm việc
này và người đó sẽ không “chia sẻ” một ý tưởng với nhiều đối tác khác nhau. Thay
đổi hình thức trưng bày thường xuyên để khiến cửa hàng của bạn luôn mới mẻ.
Mô hình chung cho chuỗi hệ thống các cửa hàng
Điều quan trọng của sự khác biệt đó là khi bạn ở một cửa hàng của hệ thống cũng
giống như bạn đang đứng ở một trong số các cửa hàng còn lại. Một tập đoàn bán lẻ
cần tìm kiếm một mô hình riêng biệt để nguời mua tự cảm nhận sự riêng biệt đó,
mà không thể đánh đồng vào bất cứ một hệ thống nào đang có mặt trên thị trường.
Siêu thị đã và đang là thói quen tiêu dùng văn minh của người Việt, và đang dần
biến thói quen trở thành một nét văn hoá mới.
VD: Big C, Co.op Mart…
Nghệ thuật trưng bày hàng hóa: NGƯỜI BÁN HÀNG THÂM LẶNG
Trưng bày tại điểm bán là sử dụng các vật liệu trong cửa hàng hoặc các điểm bán
lẻ để quảng bá cho sản phẩm hoặc thương hiệu. Hoạt động này giúp củng cố quyết
định của người mua theo hướng có lợi cho nhà bán lẻ và đóng vai trò rất lớn trong
thành công chung của thương hiệu và nhà bán lẻ.
Hiệu quả hơn cả giảm giá
Nghiên cứu của Ogilvy Action trên 6.000 người tiêu dùng tại Mỹ được công bố
vào tháng 11.2008 cho thấy, việc trưng bày bên trong cửa hàng có hiệu quả hơn cả
giảm giá. Trong 29% người mua hàng một cách ngẫu nhiên, có đến 18% cho biết
họ bị ảnh hưởng bởi sự trưng bày trong cửa hàng, 24% bị ảnh hưởng bởi việc trưng
bày bên ngoài các dãy kệ trưng bày hàng hóa thông thường và chỉ 17% là bị ảnh
hưởng bởi khuyến mãi, giảm giá. Trong 39% người mua hàng có ý định từ trước
nhưng quyết định chọn thương hiệu tại cửa hiệu, có 31% bị ảnh hưởng bởi việc
trưng bày trong cửa hàng, chỉ 28% bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi và giảm giá và
27% bởi những hình thức khuyến mãi khác.
Trưng bày tại cửa hàng có ba dạng cơ bản: bên cạnh quầy thu tiền, trong các quầy
kệ và trưng bày trên sàn. Dạng nào cũng phải đảm bảo hai yếu tố vừa lôi cuốn
người mua vừa cung cấp đủ thông tin để đảm bảo việc mua hàng.
Thu hút từ cái nhìn đầu tiên
Ở bên trong siêu thị, một sản phẩm chỉ có vài giây để thu hút sự chú ý của người
mua. Do đó, yếu tố quan trọng hàng đầu trong trưng bày là sản phẩm phải được
nhìn thấy dễ dàng. Muốn vậy thì trước tiên phải chọn đúng vị trí. Cho dù bao bì có
bắt mắt đi chăng nữa nhưng nếu để sai vị trí, sản phẩm cũng không có khả năng
được nhìn thấy. Vị trí lý tưởng là ngang tầm mắt của người tiêu dùng, trong
khoảng 15o – 30o theo hướng nhìn xuống hoặc kệ thứ ba tính từ dưới lên. Chiều
cao của người Việt Nam hiện tại nói chung thấp hơn 1m80, để đảm bảo quan sát
không bị che khuất, có thể quan sát tối ưu, giá kệ dùng trong siêu thị cao 1m80 đến
2m. Ngoại trừ sản phẩm của một thương hiệu thuộc dạng best selling, người mua
hàng sẽ không tự nhiên tìm kiếm những sản phẩm ở tận trên đỉnh hoặc dưới đáy
của một quầy hàng.
Nhưng giữa một rừng nhãn hiệu chen chúc nhau trong vị trí “đắc địa” ấy thì để có
được cơ hội được nằm trong giỏ hàng, sản phẩm còn phải gây được ấn tượng với
người mua. Kiểu dáng và màu sắc là hai yếu tố chủ đạo để đánh vào thị giác để lôi
cuốn người tiêu dùng, trong đó các màu đậm như xanh, đỏ, vàng là những màu dễ
được nhận thấy nhất.
Để tạo được hiệu quả trong việc tác động tới hành vi mua hàng, việc trưng bày còn
phải phù hợp với hành vi mua sắm, tạo ra sự tượng tác cao độ giữa người mua với
sản phẩm. Ví dụ như người tiêu dùng có khuynh hướng tìm kiếm thông tin trên bao
bì sản phẩm nên phải làm nổi bật thông tin khi trưng bày để lôi cuốn người mua
hàng. Hay người ta thường chú ý đến những hàng hóa chủ yếu nên có thể sử dụng
bao bì như một tấm biển chỉ đường… Chọn vị trí cho phù hợp với ngành hàng
cũng là một yếu tố. Ví dụ, sản phẩm ngành thực phẩm nên để cạnh ngành hàng
nước giải khát, sản phẩm chăm sóc tóc để gần hàng mỹ phẩm hoặc chăm sóc cá
nhân… vì người ta thường có khuynh hướng mua kèm những sản phẩm có liên
quan dù không có ý định trước.
Nếu có thể “ngự trị” tại một vị trí đẹp trên sàn, doanh nghiệp cần phải xem xét
những yếu tố sau khi thiết kế và trưng bày hàng hóa trên chiếc kệ riêng của mình:
sự chắc chắn và kinh tế về chất liệu, giới hạn về kích cỡ và thời gian sản xuất hợp
lý để đạt hiệu quả nhất về chi phí. Tạo ra những chủ đề hấp dẫn hay kể một câu
chuyện là một trong những cách tạo ra hình dạng trưng bày bắt mắt và thu hút sự
chú ý của người mua hàng. Luôn lưu ý là kệ trưng bày phải phù hợp với kênh bán
lẻ và cũng như với từng địa điểm bán và thích hợp với sản phẩm, linh hoạt trong sử
dụng và có thể trụ vững trên sàn.
Công cụ để xây dựng hình ảnh
Đối với ngành hàng thời trang, trưng bày là một trong những kênh quảng cáo quan
trọng nhất, xác định vị trí của nhãn hiệu và cửa hàng trên thị trường, cũng như xác
định đối tượng khách hàng mục tiêu và thể hiện tầm kiểm soát đối với công việc
kinh doanh. Những cô mannequin trưng diện các mẫu mới nhất, trang bị rất nhiều
phụ kiện bên cạnh hoa, lá… không chỉ để bán những thứ trên kệ mà còn đánh vào
tâm trạng và trí tưởng tượng của người mua. Đó là sự tập hợp tất cả những yếu tố
có ảnh hưởng đến thị giác và như thiết kế cửa hàng, trưng bày ngoài cửa sổ, trưng
bày bên trong, vật dụng hỗ trợ việc trưng bày, cách sắp xếp hàng hóa… để tạo
thêm 1 hình ảnh và các tính cho quầy hàng.
Tạo thương hiệu riêng biệt gắn liền với cửa hàng và tâm trí người tiêu dùng: Ví dụ
như Big C Việt Nam, toàn bộ hệ thống các cửa hàng đều có sản phẩm mang
thương hiệu Big C, các doanh nghiệp chấp thuận việc sản xuất hàng để được lấy
thương hiệu Big C - giá rẻ cho mọi nhà : WoW! Tôi chọn Big C!
Theo thegioibanle.vn