Kỹ thuật câu hỏi và bảng hỏi

Thiết kếbảnghỏikhôngđượcnêura từ sách vở, mỗicuộcđiềutra sẽgặpnhững vấn đề mớivà khác nhau” (Oppenheim 1966)

pdf48 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1599 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật câu hỏi và bảng hỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IKỸ THUẬT CÂU HỎI II KỸ THUẬT THIẾT KẾ BẢNG HỎI Chương III KỸ THUẬT CÂU HỎI VÀ BẢNG HỎI 2. Qui trình trả lời của đối tượng điều tra 1. Vai trò của câu hỏi trong việc xây dựng bảng hỏi I. KỸ THUẬT CÂU HỎI 3. Các loại câu hỏi 4. Một vài kinh nghiệm đặt câu hỏi 1. Vai trò của câu hỏi trong xây dựng bảng hỏi “Thiết kế bảng hỏi không được nêu ra từ sách vở, mỗi cuộc điều tra sẽ gặp những vấn đề mới và khác nhau” (Oppenheim 1966) 2. Qui trình trả lời của đối tượng điều tra Hiểu câu hỏi Tìm thông tin liên quan Đánh giá thông tin Tìm và đưa ra câu trả lời 3. Các loại câu hỏi Một số nguyên tắc cho người mới bắt đầu: • Hạn chế việc bắt đầu ngay vào viết câu hỏi cho đến khi bạn thật sự hiểu câu hỏi nghiên cứu. • Viết câu hỏi nghiên cứu vào giấy và luôn đặt trước mặt khi xây dựng bảng hỏi. • Mỗi khi đặt câu hỏi cần phải tự hỏi mình “tại sao tôi cần biết điều này?” • Sử dụng câu hỏi sẵn có từ các nguồn khác nhau. • Lỗi trong các câu trả lời. 6Theo công dụng Theo biểu hiện Các loại câu hỏi Về nội dung Về chức năng Câu trả lời Câu hỏi Câu hỏi sự kiện Câu hỏi tri thức Câu hỏi quan điểm, thái độ, động cơ Câu hỏi tâm lý Câu hỏi lọc Câu kiểm tra Câu hỏi đóng Câu hỏi mở Câu hỏi nửa đóng Câu hỏi trực tiếp Câu hỏi gián tiếp Câu hỏi thông tin 3.1. Theo công dụng a. Về nội dung Câu hỏi tri thức Câu hỏi sự kiện Câu hỏi quan điểm, thái độ, động cơ * Câu hỏi sự kiện (câu hỏi thực tế, câu hỏi hành vi) Là những câu hỏi nhằm thu thập các thông tin thực tế gắn với đối tượng điều tra (như thông tin về nhân thân) và những sự kiện đã xảy ra với đối tượng điều tra. Ưu điểm, hạn chế, khắc phục Ưu điểm Những câu hỏi về sự kiện thường dễ trả lời nhất.  Thông tin thu được từ những câu hỏi này thường có độ tin cậy và độ xác thực cao nhất so với các câu hỏi về nội dung khác. Hạn chế Những sự kiện xảy ra trong quá khứ có thể sai lầm do trí nhớ kém. Khắc phục Có thể giúp đỡ người trả lời bằng cách phục hồi lại bối cảnh xung quanh để họ tái hiện thông tin cần thiết. Ví dụ: A006. Trình độ học vấn cao nhất mà ông/bà đạt được?  01. Không qua trường lớp đào tạo nào  02. Chưa học hết tiểu học  03. Học xong tiểu học  04. Chưa học hết cấp II  05. Tốt nghiệp cấp II  06. Chưa học hết cấp III  07. Tốt nghiệp cấp III  08. Bỏ dở hay đang học ĐH/Cao đẳng  09. Tốt nghiệp ĐH/Cao đẳng  10. Có bằng sau đại học  888. [KB]  999. [KMTL] A008. Nghề nghiệp chính của ông/bà là gì?............................................. * Câu hỏi tri thức (câu hỏi hiểu biết) Nhằm xác định xem người được hỏi có nắm vững một tri thức nào đó không, hoặc đánh giá trình độ nhận thức của đối tượng trong nhận thức về chủ đề nào đó. → Nếu so sánh đối chiếu với những bậc thang nhận thức thì câu hỏi sự kiện mới là ở mức "biết", còn đến câu hỏi tri thức mới đạt mức "hiểu".  Cần tránh loại câu hỏi dạng lưỡng cực. Ví dụ: D304a. Theo ông/bà, hoạt động nào trong những hoạt động sau đây nằm trong trách nhiệm của Ban Giám sát Đầu tư Cộng đồng?  1-Giám sát việc công khai quy hoạch kế hoạch đầu tư  2-Giám sát quá trình thi công các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước  3-Thu phí nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư của xã / phường  4-Giám sát và kiểm tra việc thực thi đền bù, giải tỏa và tái định cư  888- [KB]  999- [KMTL] 13 * Câu hỏi thái độ, quan điểm, động cơ (câu hỏi ý kiến, câu hỏi giả thiết) Nhằm thu thập thông tin về thái độ, quan điểm, động cơ của đối tượng về một vấn đề nào đó.  Thái độ: cách xử sự của người được hỏi thông qua các nhận xét, phê phán, đánh giá.  Quan điểm: Biểu hiện thói quen xử sự.  Động cơ: Cơ sở bên trong của cách xử sự và thói quen xử sự. Ví dụ: D203b. Ông/bà có tin vào sự đầy đủ của những thông tin được công bố?  1. Hoàn toàn không tin  3. Tin  2. Không tin lắm  4. Hoàn toàn tin  888 [KB]  999 [KMTL] 3.1. Theo công dụng b. Về chức năng Câu hỏi lọc Câu hỏi tâm lý Câu hỏi kiểm tra Câu hỏi thông tin * Câu hỏi thông tin Câu hỏi chỉ có chức năng thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu.  Hầu hết các câu hỏi trong bảng hỏi là câu hỏi dùng để thu thập thông tin. * Câu hỏi tâm lý Có chức năng đưa người được phỏng vấn trở về trạng thái tâm lý bình thường. - Tiếp xúc: Nhằm gạt bỏ những nghi ngờ có thể nảy sinh hoặc để giảm bớt sự căng thẳng. - Chuyển tiếp: Chuyển sang chủ đề khác. * Câu hỏi lọc Nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có thuộc nhóm đối tượng dành cho những câu hỏi tiếp theo hay không.  Sử dụng kỹ thuật bước nhảy trong các câu hỏi lọc. Ví dụ: D204. Ông/bà có được biết về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay của xã/phường hay không?  0. Không được biết [Chuyển sang D207]  1. Có, biết qua nguồn khác [Chuyển sang D205]  2. Có, chính quyền địa phương thông báo [Chuyển sang D205]  999. [KMTL] * Câu hỏi kiểm tra Nhằm kiểm tra độ chính xác hay tính khách quan của những thông tin thu thập được.  Câu hỏi kiểm tra không đặt liền kề với câu cần kiểm tra. 3.2. Theo biểu hiện a. Theo biểu hiện câu trả lời Câu hỏi mở Câu hỏi đóng Câu hỏi nửa đóng * Câu hỏi đóng Là dạng câu hỏi đã có trước những phương án trả lời.  Câu hỏi lưỡng cực: Câu trả lời có hai điều mục: có - không; đã - chưa;...  Câu hỏi cường độ: đặt ra nhiều khả năng theo cường độ của hiện tượng hoặc ý kiến (chọn 1 phương án).  Câu hỏi tuỳ chọn (câu hỏi tuyển): các khả năng trả lời không loại trừ nhau (có thể chọn nhiều phương án). Ưu điểm Ưu điểm + Về phía người được hỏi: thuận tiện, dễ trả lời chỉ cần lựa chọn trong số khả năng trả lời. + Về phía sử dụng kết quả: tiện tổng hợp, sử dụng kết quả rõ ràng, vì vậy quan điểm phổ biến là câu hỏi đóng tiết kiệm hơn. + Tỷ lệ trả lời cao, ngay cả câu hỏi liên quan đến chủ đề nhạy cảm. + Đối với phỏng vấn qua bảng hỏi, câu hỏi này còn đảm bảo tính khuyết danh. Hạn chế + Khó bao quát được tất cả các phương án trả lời. + Đôi khi gò ép đối tượng nghiên cứu theo cách lập luận chủ quan của mình. + Không thu được các cách giải thích khác nhau về câu hỏi. + Che giấu sự khác biệt trong các câu trả lời của người trả lời. + Có thể lựa chọn sai phương án, khi tích nhầm. + Có thể gây khó khăn đối với người trả lời khi có quá nhiều phương án. Hạn chế Cách xây dựng điều mục trả lời • Không quá ít cũng không quá nhiều, thường sử dụng từ 5-7 điều mục trả lời là vừa đủ. • Thứ tự sắp xếp: Nhỏ - Lớn, Xấu - Tốt, Rất phủ định - Rất khẳng định, Kém - Tuyệt vời. • Các phương án “không biết”, “không ý kiến”, “không có câu trả lời”... nên tách riêng với các phương án khác. D201. Những hộ có thu nhập dưới 360.000 VND/người/tháng sẽ được xếp vào diện hộ nghèo, có đúng không?  0. Không đúng  1. Đúng  888. [KB]  999. [KMTL] D207a. Ông/bà được đền bù thế nào?  1. Không có đền bù  3. Thấp hơn chút  2. Thấp hơn nhiều  4. Xấp xỉ giá thị trường  888. [KB] [Chuyển tới D208] 999.[KMTL][Chuyển tới D208] Ví dụ: Là câu hỏi không có phương án trả lời, do người trả lời tự nghĩ ra.  Nhằm tìm hiểu vấn đề, thu thập ý kiến, quan điểm một cách đầy đủ nhất.  Thường được sử dụng trong các trường hợp: bắt đầu cuộc nghiên cứu; làm tăng tính tích cực của người được phỏng vấn; chẩn đoán nhận thức; động cơ, lý do xử sự, những lo lắng cá nhân, những vấn đề tồn tại, mong muốn, nguyện vọng.... * Câu hỏi mở Ưu điểm Ưu điểm + dễ trình bày + cho phép tìm hiểu vấn đề, thu thập ý kiến, quan điểm một cách đầy đủ nhất theo chủ đề hoặc trong phạm vi vấn đề đã nêu ra. + cho phép người trả lời có thể biểu lộ câu trả lời một cách sáng tạo nhằm thu được thông tin có tính chiều sâu. Hạn chế Hạn chế - Khó xử lý, tổng hợp do một số thông tin có thể không thích hợp. - Các dữ liệu thu được thường khó chuẩn hoá nên việc mã hoá gặp khó khăn → làm nhà nghiên cứu trở nên bị động. - Mất nhiều thời gian và nỗ lực của người trả lời. - Chính từ hạn chế trên mà dẫn tới tỷ lệ không trả lời cao. Ví dụ: • D209. Theo quy định của nhà nước, chính quyền tỉnh của ông/bà phải thường xuyên xuất bản các văn bản pháp luật mới nhất. Xin ông/bà cho biết tên của ấn phẩm đó? .......................................................  888. [KB] * Câu hỏi nửa đóng Là sự kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở.  Sử dụng trong những trường hợp: - Không tìm hết được phương án diễn đạt theo câu hỏi đóng; - Khi chỉ cần xử lý, tổng hợp theo những phương án trả lời nhưng không để người trả lời bị rơi vào thế bí, hụt hẫng. Ví dụ: D303b. Trong thực tế, Ban Thanh tra Nhân dân của xã/ phường ông/bà làm những việc gì? [Có thể chọn nhiều câu trả lời]  0- Không làm gì cả  1- Giám sát việc thực hiện Pháp lệnh Dân chủ Cơ sở  2- Đảm bảo các khiếu nại và tố cáo được giải quyết  3- Giám sát việc thực hiện chính sách trong xã/phường  7. Làm việc khác (xin nêu rõ):  888- [KB]  999- [KMTL]  Câu hỏi trực tiếp: là cách hỏi thẳng ngay vào nội dung vấn đề, người được hỏi không bị câu nệ và có thể trả lời vào chính nội dung đó.  Câu hỏi gián tiếp: là cách hỏi khôn khéo thông qua các câu hỏi khác để có thể kết luận về một vấn đề nào đó. Những vấn đề mà xã hội thường gắn cho nó tính "tiêu cực" thì nên hỏi gián tiếp. 3.2. Theo biểu hiện b. Theo biểu hiện câu hỏi Ví dụ: Trong khoảng 1 năm qua, ông/bà có gặp hành vi này không? Theo ông/bà, có thể thông cảm với hành vi này không? Mượn tài sản hoặc tạm ứng tiền của cơ quan nhưng không trả lại Rút tiền công quỹ của cơ quan chia nhau Nhận tiền hoặc quà biếu để giải quyết công việc có lợi cho ng đưa tiền/quà biếu ... 28/06/2014 35 4. Một vài kinh nghiệm đặt câu hỏi Các tình huống về phía người được hỏi Các tình huống về phía chủ quan người ra câu hỏi Trình tự câu hỏi  Người được hỏi không trả lời theo yêu cầu đặt ra vì theo họ sẽ không có lợi nếu trả lời.  Người được hỏi không trả lời theo câu chữ trong câu hỏi vì theo họ là có ý đồ gài bẫy của người hỏi,..  Những câu hỏi quá chung, trừu tượng, thậm chí khó hiểu đối với người được hỏi.  Những câu hỏi gợi lên một lưu ý có ảnh hưởng hay chứa đựng những đánh giá trước.  Cách thể hiện, diễn đạt ý.  Câu hỏi tiếp xúc  Những câu hỏi về nội dung  Những câu hỏi xen kẽ, kiểm tra, những câu hỏi tâm lý để giảm bớt sự căng thẳng.  Kết thúc bằng những câu hỏi gây không khí thoải mái, thân thiện. Nguyên tắc sắp xếp trình tự câu hỏi • Đặt câu hỏi dễ (sự kiện) ở phần đầu • Đặt câu hỏi nhạy cảm và câu hỏi mở ở phần cuối • Các câu hỏi phải liên tục về mặt thông tin • Sắp xếp theo thứ tự thời gian • Thay đổi độ dài và loại hình câu hỏi, sử dụng đa dạng các loại thang điểm khác nhau • Tránh việc trả lời tương tự nhau (trả lời theo quán tính) • Nguyên tắc “hình phễu”: đi từ cái chung, tổng quát đến cái riêng, cụ thể, khác với trong nghiên cứu. Trình tự các câu hỏi nội dung (theo Gallup) + Câu hỏi thứ nhất: Câu hỏi lọc nhằm tìm hiểu xem người được hỏi có am hiểu gì về vấn đề nói chung hay không? + Câu hỏi thứ hai: Câu hỏi mở để xem người được hỏi nói chung có thái độ như thế nào đối với vấn đề đó? + Câu hỏi thứ ba: Câu hỏi sự kiện, tri thức của vấn đề (câu hỏi đóng) để thu nhận những điều kiện, nội dung cụ thể. + Câu hỏi thứ tư: Câu hỏi động cơ của người được hỏi (câu hỏi nửa đóng) để tìm hiểu nguyên nhân của các quan điểm. + Câu hỏi thứ năm: Câu hỏi cường độ (câu hỏi đóng) để tìm hiểu sức mạnh, cường độ của các quan điểm nói trên. IKỸ THUẬT CÂU HỎI Chương IV KỸ THUẬT CÂU HỎI VÀ BẢNG HỎI II KỸ THUẬT THIẾT KẾ BẢNG HỎI 5. Thử bảng hỏi (kiểm nghiệm an ket) 4. Các bước lập bảng câu hỏi 3. Bố cục chung của một bảng hỏi 2. Nguyên tắc của việc xây dựng bảng hỏi 1. Yêu cầu chung của bảng hỏi II. KỸ THUẬT BẢNG HỎI Bảng hỏi • Bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi - chỉ báo đã được vạch ra nhằm cung cấp dữ liệu cho việc kiểm định các giả thuyết hoặc các vấn đề cần tìm kiếm. • Xây dựng bảng hỏi bao gồm việc trình bày rõ ràng các câu hỏi, các phương án trả lời (nếu có) và các hướng dẫn về ghi chép, thiết kế hình thức trình bày bảng hỏi phù hợp. → đây chính là xây dựng bộ công cụ cho nghiên cứu, cho việc thu thập thông tin. 1. Yêu cầu chung của bảng hỏi Tiết kiệm nội dung (chủ đề) Hấp dẫn tối đa đối với người trả lời Có hướng dẫn ngắn nhưng chứa đầy đủ mọi thông tin cần thiết để trả lời và gửi lại bảng hỏi Phải cân nhắc tới tất cả các vấn đề mà người trả lời có thể nêu ra khi nhận bảng hỏi (các phương án trả lời). 2. Nguyên tắc của việc xây dựng bảng hỏi Gợi ý và duy trì sự quan tâm và nhiệt tình trả lời của người đựơc hỏi Tôn trọng và thúc đẩy lòng tự tin của người được hỏi Trong các cuộc phỏng vấn dài, các câu hỏi cần bố trí theo độ tập trung tư tưởng tăng dần, nhưng về cuối lại giảm dần Người được phỏng vấn phải được dẫn dắt chuyển đề tài một cách hợp lý Về mặt thời gian, phù hợp với từng đối tượng Hình thức của bảng hỏi cần đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ trong điều kiện cho phép Đầy đủ bố cục bảng hỏi (Bảng hỏi nhất thiết phải có phần mở đầu và kết thúc) 3. Bố cục chung của một bảng hỏi Thư giải thích (thư ngỏ) Các câu hỏi, cách thức để người được hỏi điền câu trả lời vào và các mã số cho phép để nhập dữ liệu vào máy tính Lời cám ơn Phần quản lý Tên bảng hỏi 4. Các bước lập bảng câu hỏi Bước 1: Xác định những dữ kiện riêng biệt cần tìm Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi Bước 4: Quyết định về dạng câu hỏi và câu trả lời Bước 5: Xác định các từ ngữ trong câu hỏi Bước 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi Bước 7: Xác định các đặc điểm vật lý của bảng hỏi Bước 8: Kiểm tra, sửa chữa và hoàn thiện 5. Thử bảng hỏi (kiểm nghiệm an ket) Nội dung Sự cần thiết Cách thực hiện Sự cần thiết Thử bảng hỏi là sự kiểm tra cuối cùng của bộ câu hỏi trước khi dùng. → nhằm đảm bảo có được bảng hỏi hoàn hảo và hiệu quả nhất. Nội dung Nội dung của việc thử bảng hỏi là kiểm tra sự hiểu biết của đối tượng trả lời về ý nghĩa của những câu hỏi và thuật ngữ chuyên môn, kỹ thuật điền vào bảng hỏi, thái độ của đối tượng trả lời đối với đề tài nêu ra... Cụ thể: - Nếu người trả lời không biết, không nhớ, không trả lời chính xác, phải có câu hỏi phụ cần để giải thích. - Kiểm tra phương án trả lời - Kiểm tra trình tự của các phương án cũng như các câu hỏi - Kiểm tra những câu hỏi mà nhiều người bỏ qua hoặc mọi người trả lời dường như giống nhau - Nêu câu hỏi bổ sung để thăm dò thái độ của người trả lời đối với vấn đề nghiên cứu, nhu cầu và điều quan tâm của họ Cách thực hiện Thực hiện thông qua phỏng vấn nhận thức: mời chuyên gia hoặc các đối tượng nghiên cứu đến để phỏng vấn, xem họ đánh giá về từng câu hỏi, cách thức để tìm câu trả lời, nêu ra những cách thức trả lời cũng như đánh giá về mức độ khó khăn, phức tạp của từng câu hỏi.