KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ
Trung tâm gíống & KT Vật Nuôi Phú Yên
Thịt thỏ có chất lượng tốt: hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%), khoáng
nhiều (0,64%), cholesterol thấp (1,36 mg/100 g VCK). Như vậy, thịt thỏ ngon, bổ, có tác
dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì.
Thỏ là gia súc nhỏ bé, sạch sẽ, hiền lành, dễ nuôi. Nuôi thỏ không cần nhiều diện
tích và vật liệu để làm chuồng trại. Thức ăn cho thỏ là những loại cỏ lá tự nhiên, cây, lá,
củ, quả và những phụ phẩm của cây trồng, cũng như phế phẩm từ thực phẩm của con
người.
I.Giống thỏ ở Việt Nam:
1. Giống thỏ nội :
a. Thỏ Việt Nam đen :
Thỏ này có màu lông và mắt đen tuyền, đầu và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng
thân hình chắc chắn, thịt ngon. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5kg, thỏ mắn đẻ, mỗi năm
đẻ 7 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con, đặc điểm nổi bật của thỏ đen là sức chống đỡ với bệnh tật tốt,
thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng thấp, khí hậu ở các vùng trong cả nước ta, vì vậy
giống thỏ này có thể chăn nuôi tốt trong khu vực gia đình và sử dụng làm nền lai với thỏ
ngoại dùng để lấy thịt và lông da .
16 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật chăn nuôi thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ
Trung tâm gíống & KT Vật Nuôi Phú Yên
Thịt thỏ có chất lượng tốt: hàm lượng đạm cao (18,5%), mỡ thấp (7,4%), khoáng
nhiều (0,64%), cholesterol thấp (1,36 mg/100 g VCK). Như vậy, thịt thỏ ngon, bổ, có tác
dụng điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì...
Thỏ là gia súc nhỏ bé, sạch sẽ, hiền lành, dễ nuôi. Nuôi thỏ không cần nhiều diện
tích và vật liệu để làm chuồng trại. Thức ăn cho thỏ là những loại cỏ lá tự nhiên, cây, lá,
củ, quả và những phụ phẩm của cây trồng, cũng như phế phẩm từ thực phẩm của con
người.
I.Giống thỏ ở Việt Nam:
1. Giống thỏ nội :
a. Thỏ Việt Nam đen :
Thỏ này có màu lông và mắt đen tuyền, đầu và mõm nhỏ, cổ không vạm vỡ nhưng
thân hình chắc chắn, thịt ngon. Khối lượng trưởng thành 3,2 – 3,5kg, thỏ mắn đẻ, mỗi năm
đẻ 7 lứa, mỗi lứa 6 – 7 con, đặc điểm nổi bật của thỏ đen là sức chống đỡ với bệnh tật tốt,
thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng thấp, khí hậu ở các vùng trong cả nước ta, vì vậy
giống thỏ này có thể chăn nuôi tốt trong khu vực gia đình và sử dụng làm nền lai với thỏ
ngoại dùng để lấy thịt và lông da .
b. Thỏ Việt Nam Xám :
Thỏ có màu lông xám tro hoặc xám ghi. Riêng phần dưới ngực, bụng, đuôi có màu
lông trắng. Mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng trưởng thành nặng 3,5 -
3,8kg. Thỏ đẻ khoẻ, mỗi năm 6 - 7 lứa và mỗi lứa 6 - 7 con. Cũng như thỏ đen giống thỏ
Xám thích hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình các vùng ở nước ta và cũng là giống sử
dụng con nái nền lai tạo với giống thỏ ngoại nâng cao năng suất chăn nuôi lấy thịt, lông da
.
c. Thỏ cỏ:
Có nhiều trong dân, màu lông rất khác nhau như: trắng pha vàng hoặc đen pha
trắng, xám loang trắng hầu hết mắt đen, rất ít con mắt đỏ, đầu to, mõm dài, trọng lượng
trưởng thành khoảng 2,5 – 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chóng đỡ bệnh
tật tốt, đã có hiện tượng đồng huyết, năng suất ngày càng giảm.
22. Giống thỏ ngoại nhập :
a. Giống thỏ Newzealand white:
Thỏ có đặc điểm ngoại hình lông dày màu trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng
trưởng thành từ 5-5,5 kg /con . Tuổi động dục lần đầu 4-4,5tháng tuổi và tuổi phối giống
lần đầu từ 5-6 tháng tuổi, khi đó khối lượng phối giống lần đầu đạt khoảng 3-3,2 kg. Mỗi
năm đẻ từ 5-6 lứa, mỗi lứa từ 5-6 con. Khối lượng con sơ sinh từ 50-60g/con. Khối lượng
cai sữa 650-700g/con.Giống thỏ này đã thích ứng tốt với điều kiện chăn nuôi gia đình ở
trong nước .
b. giống thỏ Panon :
Nhập từ Hungari giống thỏ này là một dòng của Newzealand nên có các đặc điểm
giống như giống thỏ Newzealand nhưng tăng trọng cao hơn và khối lượng khi trưởng
thành cũng cao hơn, đạt 5,5 – 6,2 kg/con. Thỏ Newzealand cũng đã được đưa ra chăn nuôi
đạt kết quả tốt ở nhiều vùng nước ta.
c. Giống thỏ California
Có nguồn gốc ở Mỹ, được tạo thành do lai giữa thỏ Chinchila, thỏ Nga và thỏ
NewZealand và nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và năm 2000. Là giống thỏ cho
khối lượng thịt trung bình là 4,5-5kg, tỷ lệ thịt xẻ 55-60%, thân ngắn hơn thỏ Newzealand,
lông trắng nhưng tai, mũi, 4 chân và đuôi có điểm lông màu đen, vào mùa đông lớp lông
màu đen này đậm hơn và nhạt dần vào mùa hè. Khả năng sinh sản tương tự như thỏ
Newzealand. Giống thỏ này cũng được nuôi ở nhiều vùng trong cả nước.
3II. Kỹ thuật nuôi thỏ.
Muốn nuôi được thỏ, ngoài yếu tố thức ăn đủ đều, chất lượng tốt, gia đình cần có
các điều kiện như: con giống tốt, có đủ lồng chuồng nuôi thỏ sinh sản, thỏ con vỗ béo và
có lao động đủ thời gian nuôi dưỡng chăm sóc thỏ.
1. Chọn giống thỏ
Nên mua thỏ giống từ những gia đình quen biết, tin tưởng họ là những người nuôi
thỏ có nhiều kinh nghiệm, quản lý đàn giống tốt, chăm sóc thỏ cẩn thận. Việc chọn giống
phải dựa trên nguyên tắc cơ bản sau:
1.1 Chọn theo gia đình:
- Tỉ lệ thụ thai: ( đối với con đực xác định là tốt ) đạt trên 70% vào mùa hè tỉ lệ
thường thấp hơn các mùa khác trong năm. Thông thường thỏ mẹ phải đẻ từ 5 - 6 lứa/năm.
- Mật độ đàn con : Số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải đạt 7 con trở lên và tỉ lệ
nuôi sống đến khi cai sữa trên 80%.
- Tiết sữa : Khả năng tiết sữa của thỏ mẹ dựa vào khối lượng của đàn con ở 21 ngày
tuổi.Ta nên chọn giống những đàn khối lượng cá thể lúc 21 ngày tuổi trên 250 gam/con, 3
tháng tuổi lớn hơn 2,7 đến 3 kg.
1.2. Chọn theo cá thể:
- Những con đựợc chọn theo tiêu chuẩn trên phải có ngoại hình khoẻ mạnh, thể lực
tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và toàn thân sạch sẽ, không có vẩy,
lông bóng mượt, tổ chức liên kết dưới da chặt chẽ, răng cửa mọc bình thường.
- Thỏ đực: Chọn làm giống phải khoẻ mạnh, đầu to hơi thô, hai má phình ra, hai tai
dày cứng, dựng đứng kép thành hình chữ V. Lưng phẳng hơi khum vồng lên về phía hông,
hai mông và đùi sau nở nang , rắn chắc. Dương vật thẳng và hai dịch hoàn đều nhau, hiện
rõ niêm mạc màu hồng nhạt, thỏ có tính hăng nhưng không hung dữ.
- Thỏ cái: Có lưng phẳng, bốn chân khoẻ vững chắc, mông nở xương chậu rộng
phải có 8 -10 vú xếp thẳng đều.
- Đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 4 - 5 tháng tuổi,
con đực thì muộn hơn khoảng một tháng, vào lúc 5 - 6 tháng tuổi. Cho nên khi gia đình
mới nuôi thỏ, nên mua thỏ giống ở lứa tuổi hậu bị, khi chúng biểu hiện rõ đặc điểm ngoại
hình, có thể chọn giống và phối giống được ngay để chúng có thỏ con.
2. Chuồng thỏ :
42.1 Lồng chuồng thỏ:
Chuồng thỏ ở gần nhà để dễ quan sát, chăm sóc phải yên tĩnh, tránh gió lùa, mưa
tạt và động vật khác đến phá hoại. Nguyên liệu làm lồng chuồng có thể là lưới sắt, gỗ, tre
thẳng, vầu, vừa dễ kiếm lại rẻ tiền.
Mỗi ngăn lồng thỏ có chiều rộng là 70 cm, dài 90 cm, cao 50 - 60 cm vừa đủ để
nhốt một con thỏ giống sinh sản hoặc một đàn thỏ vỗ béo 5 - 8 con. Đáy lồng chuồng
phẳng, thoát phân dễ dàng. Nếu đáy làm bằng lưới dùng loại dây thép phi 1,25 mm, có lỗ
1,5 x 1,5 cm, làm bằng gỗ, tre thẳng thì đóng thành phên có rãnh rộng 1,5 cm. Chân
chuồng cao khỏi mặt đất từ 50 - 80 cm, có gắn hom chắn chuột.
2.2 Máng ăn, máng uống:
Những phụ kiện của lồng thỏ là máng thức ăn thô, máng ăn tinh, chậu nước uống
phải được thiết kế đúng kỹ thuật. Làm sao để thỏ dễ ăn uống, không thải phân và nước tiểu
hoặc nằm được vào máng ăn, không cào bới được thức ăn ra đáy lồng.
Máng ăn, máng uống nên làm bằng nguyên liệu sẵn có và được thiết kế chắc chắn,
thỏ không làm đổ được.
2.3 Ổ đẻ
Ổ đẻ là một hộp gỗ có thể cho vào, bỏ ra lồng chuồng dễ dàng. Kích thước phù hợp
là: chiều dài 45 cm, rộng 30 cm, cao 25 cm, có ngưỡng cửa cho thỏ mẹ ra vào cao 12 cm
để thỏ con không bò ra ngoài được.
Để tránh sự ô nhiễm môi trường và lây lan mầm bệnh, cần sử lý chất thải bằng cách
đào hố ủ phân cạnh chuồng thỏ.
2.4 Thao tác khi vận chuyển và chăm sóc thỏ
* Bắt thỏ :
+Thật cẩn thận tránh gây chấn thương đừng để thỏ sợ và phản ứng cào cắn. Không
được nắm chân, nắm tai thỏ để nhấc lên.
+ Bắt thỏ trưởng thành: tay nắm chắc da vùng trên lưng sát gáy thỏ, tay khác đỡ
dưới mông thỏ nhấc lên.
+ Bắt thỏ con: Nắm chắc vùng giữa xương chậu và mông nhấc thỏ lên để đầu cúi
xuống.
* Phân biệt đực cái:
Có thể phân biệt đực cái lúc 20- 30 ngày tuổi. Cách xác định như sau: Một tay cầm
da gáy thỏ nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón giữa và ngón tay trỏ , ngón cái ấn
nhẹ vào lỗ sinh dục vúot ngược lên phía bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ xa lỗ hậu
môn là con đực. Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần lỗ hậu môn là con cái.
*Vận chuyển thỏ giống :
+ Khi vận chuyển thỏ cần nhẹ nhàng, yên tĩnh, nếu thỏ hoảng sợ có thể sẽ phát ốm
hoặc làm thỏ chết.
5. Chuẩn bị chuồng và thả thỏ giống vào lồng chuồng :
+ Để thức ăn và nước uống sẵn vào lồng chuồng trước khi thả thỏ giống vào
chuồng. Nên sử dụng thức ăn từ nhà bán thỏ giống hoặc loại thức ăn gần giống như thế để
thỏ không lạ.
+ Khi chuẩn bị chuồng xong thì bắt thỏ từ thùng vận chuyển đặt nhẹ nhàng vào
lồng chuồng.
+ Nên ổn định người nuôi thỏ. Tốt nhất, chính người bắt thỏ giống thả vào chuồng
là người nuôi thỏ. Không được cho ai đến thăm thỏ hoặc không nên để trẻ con chơi gần
chuồng thỏ. Không để chó mèo hoặc động vật khác đến gần chuồng thỏ.
3.Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng
3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ:
Thức ăn: Thỏ là động vật ăn thực vật, có khả năng tiêu hoá nhiều chất xơ, vì vậy có
thể nuôi thỏ được bằng các loại rau, cỏ, củ quả và các phế phụ phẩm gia đình. Nhưng để
tăng năng suất thỏ phải bổ sung thức ăn tinh bột, đạm.
Bảng 1: Bảng nhu cầu dinh dưỡng
Loại và thời kỳ Nhu cầu về khối lượng(g/con/ngày)
Bột đường Đạm thô Xơ
Sau cai sữa vỗ béo - - 22 - 24
0,5 - 1,0 kg 15 - 35 2,5 - 9 -
1,0 - 2,0 kg 35 - 80 9 - 13 -
2,0 - 3,0 kg 80 - 110 13 - 17 -
Hậu bị giống , nghỉ đẻ 70 20 20- 26
Cái có chửa 90 28 26 - 28
Mẹ nuôi con 28 - 31
10 ngày đầu 180 48
11 - 20 ngày 205 56
21 - 30 ngày 200 52
31 - 40 ngày 165 44
Chất xơ thô như là nguồn cung cấp năng lượng, là thành phần không thể thiếu được
đối với sinh lý tiêu hoá của thỏ. Hàm lượng xơ thô phù hợp nhất là 13 - 15 %, thức ăn này
sẽ kích thích sự hoạt động của đường tiêu hoá và nhu động ruột bình thường. Nhưng nếu
cho thỏ ăn thức ăn nghèo xơ (dưới 8 %) thì thỏ sẽ bị ỉa chảy, ngựơc lại tăng tỷ lệ xơ thô
trên 16 % thì thỏ tăng trọng chậm, dễ bị táo bón. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử
dụng được khẩu phần ăn chứa thành phần xơ thô cao hơn (16 – 18 %). Cung cấp xơ thô có
thể theo dạng cỏ, lá xanh, khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2 - 5 mm trộn vào thức ăn hỗn
hợp để đóng viên hoặc dạng bột.
Nhu cầu nước uống của thỏ :
Lượng nước uống hàng ngày phụ thuộc vào loại thức ăn cho ăn và nhiệt độ môi
trường. Thông thường thỏ cần lượng nước uống gấp 1,5 - 2 lần lượng VCK ăn được. Mùa
6nóng cần 2,5 - 3,5 lần lượng nước bình thường. Thiếu nước còn nguy hiểm hơn là thiếu
thức ăn. Thỏ khát nước đến ngày thứ 2 sẽ bỏ ăn và sẽ chết sau 10 - 12 ngày.
Nhu cầu nước uống phụ thuộc vào thời kỳ sản xuất. Thỏ vỗ béo và hậu bị cần 0,2 -
0,5 lít/ngày, thỏ chửa cần 0,4 - 0,6 lít, thỏ cho con bú cần 0,6 - 0,8 lít (thời kỳ tiết sữa cao
nhất cần tới 0,8 - 1,5 lít/ngày).
Cho thỏ uống nước mà gây ỉa chảy, chướng hơi la do: Không cho uống đều
đặn, cho uống nhiều sau thời gian nhịn khát, cho uống nước nhiễm bẩn.
3.2 Các loại thức ăn của thỏ
- Thỏ thích ăn thức ăn xanh là các loại rau, lá, cỏ non, thân cây họ đậu, thân cây
ngô, củ, quả, cây mía v.v. Tuy nhiên, mùa đông hiếm thức ăn xanh, vẫn có thể cho thỏ ăn
thức ăn khô như các loại cỏ trồng, cỏ tự nhiên phơi khô. Bã chè mạn, chè xanh ở dạng tươi
hoặc phơi khô dự trữ là loại thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thỏ.
- Nếu muốn thỏ khoẻ và chóng lớn thì phải cho chúng ăn thêm thức ăn giàu dinh
dưỡng như hạt ngô, cơm, khô dầu lạc, đỗ tương ...
- Nếu có nhiều loại thức ăn, ta nên để thỏ tự chọn. Nếu loại nào mà thỏ thích nhất
thì nó sẽ ăn trước. Cần chú ý : nếu thay đổi loại thức ăn đột ngột, có thể sẽ làm cho thỏ
mắc bệnh đường tiêu hoá. Cho nên phải thay đổi loại thức ăn từ từ trong vòng một tuần để
chúng quen với thức ăn mới.
Chú ý : Thân lá cây khoai tây, cà chua, củ khoai tây mọc mầm dễ làm thỏ ngộ độc.
Bảng 2: CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO THỎ
(Phân tích giá trị dinh dưỡng của Viện Chăn nuôi -1995)
Hàm lượng dinh dưỡng ở trong 1 kgTên loại thức ăn
Tinh bột (g) Protein thô (g) Xơ thô (g)
1. Thức ăn thô xanh
Cây lá đậu tương 110 46 87
Cành lá keo dậu 130 72 43
Cành lá dâm bụt 75 43 38
Cây lá lạc 93 31 62
Cây ngô non 40 9 36
Dây lá khoai lang 33 21 58
Lá sắn 111 52 50
Lá sung 123 40 54
Lá dâu 151 78 50
Lá đu đủ 129 53 56
Lá ổi 238 35 68
Cỏ mật 105 27 76
Cỏ tự nhiên ngoài đồng 91 16 73
7Rau muống 40 19 15
2. Củ, quả
Cà rốt 109 9 10
Khoai lang 241 8 10
Sắn 238 11 17
Bí đỏ 97 16 14
Chuối chín cả vỏ 199 17 22
Đu đủ 48 10 15
Dưa 65 8 9
Mít mật cả xơ 204 26 29
3. Ngũ cốc lương thực
Ngô 684 83 41
Thóc tẻ 593 65 120
Gạo tẻ 760 76 6
Hạt đậu tương 220 374 50
Hạt đậu đen 538 230 49
Hạt lạc nhân 166 257 27
Sắn khô bóc vỏ 805 36 26
Tấm gạo tẻ 728 84 9
4. Phế-phụ phẩm
Bột lõi ngô 486 26 335
Đậu tương lép 271 327 127
Lạc lép cả vỏ 256 160 273
Thóc lép 410 53 225
Thóc tẻ mọc mầm 334 64 20
Vỏ lạc 102 59 661
Vỏ chuối 373 66 167
3.3 Chế biến thức ăn cho thỏ:
- Thức ăn thô xanh: cần rửa sạch. Không được để thức ăn ướt nước mưa, sương,
hoặc dính đất cát. Không nên cắt sẵn dự trữ thức ăn xanh lâu ngày dễ bị nẫu úa. Những rau
lá có hàm lượng nước lớn như rau bắp cải, khoai lang... thì nên phơi khô bớt nước để
phòng chướng hơi đầy bụng.
- Các loại củ quả : cắt thành miếng nhỏ để thỏ con dễ ăn. Củ khoai tây nên luộc
chín để giải phóng chất độc, khi mọc mầm thì không cho ăn.
- Thức ăn thô khô: thường được dự trữ cho mùa đông hiếm thức ăn xanh hoặc
dùng trong các ngày mưa to. Nên cắt các loại cỏ như Pangola, cỏ chỉ, cỏ tự nhiên khác để
8phơi khô, nên cắt vào lúc sắp ra hoa lúc đó hàm lượng dinh dưỡng cao nhất, tỷ lệ chất xơ
chưa cao, thỏ thích ăn hơn. Khi phơi phải nắng, tránh bị ướt nước mưa dễ bị mốc và mất chất.
- Thức ăn tinh: các loại hạt to cứng như ngô thì nên nghiền dập thành mảnh nhỏ để
thỏ dễ ăn. Các loại hạt nhỏ thì để nguyên cho ăn hoặc ngâm ủ mọc mầm, không nên
nghiền thành bột mịn, vừa khó cho ăn, lãng phí mà cơ thể thỏ hấp thụ thức ăn bột sẽ kém
hơn.
- Các loại cám, bột: phải trộn với nước nóng hoặc nấu chín như nấu cám đặc, nấu
lẫn với củ quả cũng được, thỏ sẽ quen ăn vừa không bụi vào mũi, cơ thể lại dễ hấp thụ,
không lãng phí do rơi vãi. Không nên nấu nhiều, dự trữ lâu sẽ bị chua. Nếu bổ sung bột
premix khoáng, protein, muối thì nên trộn lẫn với cám nấu hoặc cơm nguội để thỏ tận
dụng được hết.
Trong mỗi cơ sở chăn nuôi, tuỳ theo nguồn nguyên liệu sẵn có của mình mà có thể
phối hợp chế biến thức ăn tinh hỗn hợp giàu dinh dưỡng, đủ chất cho thỏ từ các loại thức
ăn tinh, phụ phẩm, thức ăn bổ sung (bảng 3 ). Loại thức ăn này ở dạng bột cho nên cần
trộn với rỉ mật nắm thành bánh hoặc ép viên, kéo thành sợi để cho thỏ ăn.
Bảng 3: CÔNG THỨC PHỐI HỢP THỨC ĂN TINH HỖN HỢP
Thành phần Khối lượng Thành phần dinh dưỡng trong 1 kg (g)
Thức ăn (g) Tinh bột Protein thô Xơ thô
Ngô nghiền 50 34,2 4,2 2,0
Thóc tẻ lép nghiền 50 20,5 2,7 11,2
Tấm gạo 70 51,0 5,9 0,6
Cám gạo xát 450 172,3 43,6 88,2
Đậu tương lép nghiền 200 54,2 65,3 25,3
Khô dầu lạc ép cả vỏ 150 53,2 31,2 36,6
Muối ăn 5
Premix vitamin 5
Premix khoáng 20
Tổng số 1.000 385,4 152,9 163,9
3.4 Phối hợp khẩu phần ăn của thỏ
Dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng và bảng thành phần dinh dưỡng của các loại thức
ăn, chúng ta có thể tính toán xây dựng được nhiều khẩu phần ăn cho từng loại thỏ. Sau đây
là khẩu phần thức ăn theo khối lượng và các nhóm thức ăn cho từng loại thỏ (bảng 4).
Bảng 4: TIÊU CHUẨN KHẨU PHẦN ĂN CỦA THỎ
(g/con/ngày)
Loại thỏ Tinh hỗn hợp Phụ phẩm Thô xanh Củ quả
0,5 -1,0 kg 6 - 14 10 - 25 60 - 130 20 - 45
1,0 - 2,0 kg 14 - 30 25 - 50 130 - 300 45 - 100
2,0 - 3,0 kg 30 - 40 40 - 50 300 - 400 100 - 130
9Hậu bị giống 45 55 450 150
Đực giống, cái chửa 60 80 500 200
Mẹ nuôi con
+ 10 ngày đầu 80 130 700 230
+11-20 ngày 90 150 800 260
+ 21-30 ngày 85 140 750 250
+ 31-40 ngày 60 120 600 200
4. Chăm sóc và nuôi dưỡng thỏ:
4.1 Thời gian và khẩu phần cho thỏ ăn
- Lượng thức ăn thỏ ăn ban đêm bằng lượng thức ăn ban ngày. Cần phải có đủ thức
ăn liên tục cho chúng. Nên cho thỏ ăn một lần vào buổi sáng sớm và một lần vào buổi
chiều tối. Mỗi lần nên cho thỏ ăn hai loại thức ăn thô và tinh.
- Ở mỗi kỳ sản xuất của thỏ, chúng cần một lượng thức ăn khác nhau.
- Thỏ cái không chửa, không nuôi con và thỏ đực không phối giống thì chỉ cho ăn
ít, đủ để duy trì sức khoẻ. Nếu ăn nhiều, thỏ cái béo quá khó thụ thai, thỏ đực béo quá sẽ
lười nhảy phối giống.
- Thỏ cái có chửa cần nhiều thức ăn hơn. Thỏ cái sau khi đẻ, đặc biệt những con mẹ
có chửa trong kỳ tiết sữa nuôi con cần nhiều thức ăn hơn nữa. Bởi vì ngoài nhu cầu dinh
dưỡng duy trì cơ thể, chúng còn cần dinh dưỡng để nuôi thai và tiết sữa nuôi con.
-. Hàng ngày cần theo dõi điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu thực tế của thỏ, để
không bị thiếu hoặc không quá thừa thức ăn, gây lãng phí và ô nhiễm chuồng trại.
- Phải cho thỏ ăn thức ăn sạch sẽ. Không được cắt thức ăn từ những nơi chăn thả
gia súc, gia cầm hoặc đọng nước để tránh các bệnh giun sán. Không được cho thỏ ăn thức
ăn đã bị mốc, chua, lên men để tránh các bệnh tiêu chảy, trướng bụng đầy hơi.
4.2 Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ sinh sản:
4.2.1 Một số thao tác kỹ thuật trong chăn nuôi thỏ sinh sản:
- Tuổi động dục và phối giống lần đầu: Thỏ cái bắt đầu động dục và có thể chịu
đực 4 - 5 tháng tuổi và phối giống thích hợp vào lúc 5 tháng tuổi. Nếu phối trước 5 tháng
tuổi đàn con yếu.
- Chu kỳ động dục: Chu kỳ động dục của thỏ thường là 10 - 16 ngày, thời gian kéo
dài động dục khoảng 3 - 5 ngày.
- Biểu hiện của động dục: Kiểm tra qua niêm mạc âm hộ bình thường niêm mạc
âm hộ màu hồng nhạt, nếu động dục thì chuyển sang màu đỏ tươi, sưng tấy lên khi băt thỏ
cái vào chuồng thỏ đực thì chịu đực: Mông và đuôi cong lên chờ thỏ đực tới giao phối.
- Phối giống: Thỏ cái hậu bị lúc 4 - 4,5 tháng tuổi, thỏ đực lúc 5 - 5,5 tháng tuổi,
khoẻ mạnh, thể lực tốt, nếu phát hiện thấy động dục thì có thể cho phối giống lần đầu. Thỏ
động dục thì niêm mạc âm hộ sưng tấy, đỏ tươi, thấm ướt dịch nhờn thì mới có thể chịu
đực.
+ Thời gian cho phối giống tốt nhất là buối sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Sự phóng
tinh kèm theo các động tác giao cấu nhanh chóng, gây ra sự rụng trứng ở con cái (12 giờ
10
sau khi giao phối). Trên cơ sở này người ta sử dụng phương pháp phối lại lần thứ 2 sau lần
thứ 1 từ 6 - 9 giờ nhằm tăng số trứng được thụ tinh và đẻ nhiều con.
+ Khi phối giống luôn luôn đưa con cái đến lồng con đực và theo dõi kết quả phối
giống. Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực
giao phối được thì ngã trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút thì đưa
con cái về lồng của nó và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ.
+ Sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được thì đưa
thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó và cho phối lại vào ngày hôm sau.
+ Đôi khi thỏ cái có động dục nhưng vẫn cứ nằm sát vào góc lồng chuồng để trốn
thỏ đực. Khi đó ta nên giúp chúng phối bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia
luồn xuống bụng, nâng mông nó lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng.
- Chuẩn bị thỏ đẻ: Ổ đẻ phải có đồ lót là cỏ khô, rơm hoặc bào sạch mềm, không
hôi mốc.
4.2.2 Chăm sóc thỏ đẻ và thỏ nuôi con
- Thỏ thường đẻ vào ngày thứ 30 sau ngày phối giống, có thể sớm muộn hơn 2 - 3
ngày.
- Trước khi thỏ đẻ 3 - 4 ngày đặt ổ đẻ vào lồng chuồng thỏ mẹ. Ổ đẻ được lót bằng
lớp cỏ khô, rơm khô mềm mại để hút ẩm làm cho đáy ổ đẻ và tổ ấm của thỏ con luôn khô
ráo. Thỏ hay đẻ vào ban đêm hoặc gần sáng.
- Trước khi đẻ 1 - 2 ngày, thỏ mẹ vào ổ đẻ cào bới ổ rồi nhổ lông trộn lẫn với đồ lót
tạo thành tổ ấm rồi đẻ con vào đó, lấy lông đậy kín lại. Một số thỏ mẹ đẻ lứa đầu không
biết nhổ lông làm ổ, hoặc đẻ con ra ngoài ổ đẻ, ta cần nhổ lông bụng của nó, lấy đồ lót
mềm của ổ khác làm tổ ấm rồi nhặt gom thỏ con đặt vào. Thỏ con sơ sinh không có lông,
không mở mắt, không đứng được, nên phải có tổ ấm trong ổ đẻ để bảo vệ chúng khỏi bị
chết lạnh và xây xát da.
Vệ sinh đưa vào lồng trước khi đẻ 2 - 3 ngày. Khi thỏ đẻ và tiết sữa nuôi con cần
đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và nước uống đầy đủ, tránh hiện tượng thỏ mẹ ăn con do
thiếu khoáng và nước. Thời gian này nên bổ sung cho thỏ mẹ uống nước đường hoặc ăn
mía để phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết sữa nhiều. Yếu tố quan trọng trong khi chăm sóc thỏ
đẻ và thỏ mẹ nuôi con là đảm bảo môi trường không khí, lồng chuồng, ổ đẻ, thức ăn nước
uống sạch sẽ, vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm nhập vào cơ thể qua đường sinh
dục khi đẻ, qua tuyến sữa khi cho con bú và qua thức ăn nước uống khi sức đề kháng cơ
thể bị giảm sút. Mầm bệnh từ con mẹ rất dễ lan truyền sang đàn con qua đường sữa mẹ và
tiếp xúc trực tiếp.
Thỏ mẹ vừa tiết sữa vừa có khả năng dưỡng thai nên khi đẻ được 1 – 3 ngày cũng
có thể phối giống và mang thai.
4.2.3 Chăm sóc thỏ sơ sinh
Sau khi thỏ đẻ xong, phải kiểm tra đàn c