1.1. Đặc điểm thi công
1.1.1. Đặc điểm của công trình
Các công trình thường chịu tải trọng lớn cho nên kích thước kết cấu công trình rất
lớn, đòi hỏi có phương tiện vận chuyển, cẩu lắp có công suất lớn, thời gian xây dựng
thường kéo dài.
Các công trình thường có dạng chạy dài và đơn điệu nên có thể sử dụng các kết cấu
đúc sẵn một cách dễ dàng và thuận lợi.
Do có dạng chạy dài và đơn điệu nên có thể sử dụng phương pháp thi công cuốn
chiếu làm dứt điểm từng phân đoạn để đưa vào sử dụng.
Các công trình chỉnh trị sông thường có dạng giống nhau và kéo dài trên một đoạn
sông nên cần phải lập một trình tự thi công hợp lý phát huy tác dụng từng đợt để sao cho
không ảnh hưởng đến dòng chảy và không ảnh hưởng đến nhau trong quá trình thi công.
1.1.2. Đặc điểm thi công trong và trên mặt nước
Các công trình thuỷ công cũng như các công trình chỉnh trị đều chịu ảnh hưởng của
nước nên gặp rất nhiều khó khăn do nước gây nên. Vì vậy khi thi công các công trình
thuỷ công cần phải nghiên cứu và vận dụng các phương pháp thi công hợp lý để giảm bớt
ảnh hưởng của nước để sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến
độ thi công, hạ giá thành xây dựng.
157 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật công trình - Chương 1: Đặc điểm thi công các công trình thủy công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HÀNG HẢI
KHOA CÔNG TRÌNH THỦY
BÀI GIẢNG ĐẠI HỌC MÔN
THI CÔNG CHUYÊN MÔN.
Ban hành lần 1
Biên soạn Kiểm tra Phê duyệt
Trưởng bộ môn CTC Phó trưởng bộ môn Phó CN Khoa
ThS Đoàn Thế Mạnh ThS Bùi Quốc Bình TS Đào Văn Tuấn.
Nguyễn Trọng Khôi
HẢI PHÒNG 2/3/2005
Lời nói đầu
LNĐ-1
LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng Thi công chuyên môn là tài liệu cơ bản cho sinh viên đại học chuyên
ngành Công trình thuỷ - Trường Đại học Hàng Hải, có thể làm tài liệu tham khảo cho các
kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công công trình cảng – đường thuỷ. Phần kỹ thuật thi công cơ
bản (như công tác đào đất, công tác bêtông và bêtông cốt thép, công tác thép – gỗ) được
trình bày trong cuốn giáo trình “ Công tác đất và thi công bêtông toàn khối”.
Thi công công trình Cảng – đường thuỷ là môn khoa học – công nghệ luôn chú
trọng kinh nghiệm và cũng luôn luôn đòi hỏi được đổi mới để đạt hiệu quả cao đảm bảo
chất lượng công trình, an toàn và kinh tế. Vì vậy, những kiến thức trong bài giảng này chỉ
là những kiến thức cơ bản, cần luôn gắn bó với thực tế sản xuất và cập nhật các tiến bộ
khoa học mới để mở rộng và hoàn thiện thêm.
Khi soạn bài giảng này, chúng tôi có sử dụng một số tài liệu chuyên ngành có liên
quan của các bạn đồng nghiệp.
Do nhiều hạn chế, bài giảng này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được
độc giả nhiệt tình đóng góp ý kiến.
Người biên soạn
Th.S Đoàn Thế Mạnh
Danh mục ký hiệu
DMKH-1
DANH MỤC KÝ HIỆU
N Năng suất của bãi đúc
t1 Thời gian bảo dưỡng đến khi có thể cẩu chuyển ra bãi chứa
t2 Thời gian lắp đặt ván khuôn
V Khối lượng bêtông đúc trong một chu kỳ
f Diện tích đáy của một khối bê tông
k Hệ số xét đến khoảng hở cần thiết giữa các khối bêtông và đường vận chuyển
N Số lượng đoạn cọc đúc trong một ngày
t Thời gian cần thiết để lắp dụng ván khuôn, đặt cốt thép, đúc cọc, bảo dưỡng
cho đến ngày đạt cường độ để chuyển ra bãi chứa
l Chiều dài của đoạn cọc
b Chiều rộng của cọc
b1 Khoảng cách giữa hai cọc
k Hệ số kể đến đường đi lại và khoảng trống cần thiết khác
n Số tầng cọc
t1 Thời gian cần thiết để cọc tầng dưới đạt 25% cường độ
t Thời gian đúc và bảo dưỡng tầng cọc trên cùng
h Chiều cao của búa
b Chiều cao nâng búa
c Chiều cao thiết bị treo búa (ròng rọc, móc cẩu, dây cáp)
a Chiều cao mạn khô của phao
CTĐáy Cao trình mặt đất ở đáy khu nước đóng cọc
S Độ lún của đợt đóng cuối cùng
n Số nhát búa đóng trong đợt cuối cùng
e Độ chối
F Diện tích tiết diện cọc
Q Trọng lượng bộ phận xung kích của búa
H Chiều cao rơi của bộ phận xung kích
q Trọng lượng của cọc
q1 Trọng lượng của mũ cọc, đệm cọc
Pgh Tải trọng giới hạn của cọc
W Năng lượng xung kích của búa
P Sức chịu tải của cọc
k Hệ số thích dụng của búa
N Lực siết bulông
f Hệ số ma sát
R Cường độ của thép làm bulông
γ Hệ số điều kiện làm việc
Danh mục ký hiệu
DMKH-2
DANH MỤC KÝ HIỆU............................................................................ DMKH-1
Chương 1. Đặc điểm thi công các công trình thủy công
1-1
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH
THỦY
1.1. Đặc điểm thi công
1.1.1. Đặc điểm của công trình
Các công trình thường chịu tải trọng lớn cho nên kích thước kết cấu công trình rất
lớn, đòi hỏi có phương tiện vận chuyển, cẩu lắp có công suất lớn, thời gian xây dựng
thường kéo dài.
Các công trình thường có dạng chạy dài và đơn điệu nên có thể sử dụng các kết cấu
đúc sẵn một cách dễ dàng và thuận lợi.
Do có dạng chạy dài và đơn điệu nên có thể sử dụng phương pháp thi công cuốn
chiếu làm dứt điểm từng phân đoạn để đưa vào sử dụng.
Các công trình chỉnh trị sông thường có dạng giống nhau và kéo dài trên một đoạn
sông nên cần phải lập một trình tự thi công hợp lý phát huy tác dụng từng đợt để sao cho
không ảnh hưởng đến dòng chảy và không ảnh hưởng đến nhau trong quá trình thi công.
1.1.2. Đặc điểm thi công trong và trên mặt nước
Các công trình thuỷ công cũng như các công trình chỉnh trị đều chịu ảnh hưởng của
nước nên gặp rất nhiều khó khăn do nước gây nên. Vì vậy khi thi công các công trình
thuỷ công cần phải nghiên cứu và vận dụng các phương pháp thi công hợp lý để giảm bớt
ảnh hưởng của nước để sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến
độ thi công, hạ giá thành xây dựng.
1.1.3. Đặc điểm thi công trong điều kiện tự nhiên phức tạp
1.1.3.1. Trong điều kiện địa chất yếu
Các công trình thuỷ công nằm trên nền địa chất yếu nên khả năng chịu lực của nền
là rất nhỏ, bởi vậy khi xây dựng các công trình này phải quan tâm đến sự gia tải trên nền
đất: tiến độ thi công công trình, biện pháp thi công, ổn định của các công trình lân cận.
1.1.3.2. Điều kiện sóng gió
Sóng gió làm cho các phương tiện thi công bị chao đảo nghiêng ngả và làm việc rất
khó khăn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian thi công, đến sự hoạt động neo đậu của
phương tiện, đến độ chính xác của công tác cẩu lắp. Cho nên khi tiến hành thi công cần
phải lựa chọn phương tiện, biện pháp neo đậu, thời gian thi công cho thích hợp.
1.1.3.3. Vùng thi công chịu ảnh hưởng của sự dao động mực nước
Sự dao động mực nước trên sông, trên biển là một yếu tố khách quan biến đổi phức
tạp. Vì vậy cần phải tìm hiểu để có thể lợi dụng hoặc khắc phục các ảnh hưởng của sự
dao động này trong quá trình thi công.
1.1.3.4. Tính chất ăn mòn
Trong nước thường có các chất ăn mòn các loại vật liệu xây dựng (như sắt, thép ).
Chương 1. Đặc điểm thi công các công trình thủy công
1-2
1.1.3.5. Ảnh hưởng của dòng chảy
1.2. Tổ chức thi công
1.2.1. Xây dựng cảng công trình
1.2.1.1. Mục đích
- Là nơi cho các phương tiện thuỷ neo đậu.
- Là nơi để phục vụ cho việc bốc xếp các loại vật tư, phương tiện từ trên bờ xuống
dưới nước và ngược lại.
- Là một bãi chứa vật liệu, gia công cấu kiện đúc sẵn.
1.1.2.2. Yêu cầu
- Có khu nước thuận lợi cho việc neo đậu, đi lại của phương tiện.
- Có đủ diện tích, kích thước phần đất trên bờ để bố trí bãi.
- Có đủ điều kiện cung cấp điện, nước, nhiên liệu...
- Kết cấu đơn giản, giá thành thấp, dễ xây dựng.
1.2.2. Xây dựng bãi chế tạo cấu kiện
1.2.2.1. Mục đích
Làm nơi gia công các cấu kiện bằng bêtông, bêtông cốt thép, thép cũng như các chi
tiết cần thiết khác cho công trình.
1.2.2.2. Yêu cầu
- Cần kết hợp chặt chẽ với cảng công trình.
- Có đủ diện tích, kích thước, khả năng cung cấp điện nước, đường vận chuyển.
1.2.3. Mở công trình khai thác vật liệu
Thi công các công trình thuỷ công đòi hỏi một khối lượng vật tư rất lớn đặc biệt là
các loại vật tư đơn giản, cát, đá, đất. Vì vậy cần phải tìm hiểu các nguồn cung cấp ở địa
phương, nếu cần phải mở công trường khai thác vật liệu vì điều này có ý nghĩa rất lớn
đến giá thành thi công, tiến độ thi công.
Để mở công trường khai thác vật liệu cần phải làm như sau:
- Điều tra về vị trí, trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác vật liệu đó;
- Xây dựng quy mô khai thác;
- Xây dựng các đường vận chuyển, các loại phương tiện vận chuyển;
- Xin giấy phép khai thác.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-1
Chương 2
ĐO ĐẠC VÀ ĐỊNH VỊ CÔNG TRÌNH
2.1. Các khái niệm chung
2.1.1. Khái niệm
Công tác đo đạc, định vị công trình là công tác căn cứ vào bản vẽ thiết kế để thể
hiện được vị trí và kích thước của công trình ở trên mặt đất.
2.1.2. Nội dung
Cắm mốc của tuyến thiết kế công trình, các điểm chi tiết, xác định cao độ các bộ
phận của công trình nhằm phục vụ cho công tác thi công, theo dõi biến dạng trong quá
trình thi công.
Việc xây dựng các mốc vị trí và cao độ cần phải đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu
vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công sau này, điều này phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện máy móc và đội ngũ cán bộ công nhân đo đạc.
2.1.3. Các yêu cầu
Lập bình đồ tổng thể khu vực xây dựng, trên đó có ghi mạng lưới đo đạc quốc gia
và xây dựng các mốc được gắn với mạng lưới đo đạc đó, ghi rõ các tuyến cơ bản, tuyến
chính, tuyến cơ sở.
Bản thuyết minh công tác đo đạc, ghi rõ tài liệu xuất phát, phương pháp đo, độ
chính xác đạt được.
Bảng thống kê các điểm đo, các mốc phải được đặt ở những vị trí mà trong thi công
không bị ảnh hưởng.
2.2. Xác định vị trí của công trình trên mặt bằng
Xác định vị trí của công trình trên mặt bằng là một công việc đầu tiên phải làm của
người thi công trên công trường. Công tác định vị trí mặt bằng của công trình gồm có:
- Xác định các tuyến ngang và tuyến dọc của công trình;
- Xác định kích thước không chế của công trình.
2.2.1. Xác định tuyến ngang và tuyến dọc của công trình
2.2.1.1. Phương tiện đo đạc
2.2.1.2. Công tác cụ thể
Đặt các mốc cơ bản và lập tuyến cơ bản. Mốc cơ bản là mốc được thiết kế bàn giao.
Mốc này được gắn cao độ và tọa độ với hệ thống đo đạc quốc gia hoặc một hệ tọa độ giả
định.
Lập các tuyến chính là các tuyến được lấy từ mốc cơ bản đến tuyến cơ sở của công
trình.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-2
Hình 2.1. Xác định tuyến ngang, tuyến dọc của công trình.
VD: Hình vẽ trên: I, II, III: là các mốc cơ bản; I-II, I-III, II-III: là các tuyến cơ bản
(đường nối giữa các mốc cơ bản).
Đặt các tuyến cơ sở chính là tuyến hình của công trình, tuyến cơ sở nối các mốc cơ
sở; đặt các mốc phụ, các tuyến phụ để phục vụ cho công tác thi công.
Tuyến cơ sở được lấy như sau:
Bảng 2.1. Vị trí tuyến cơ sở của một số dạng công trình.
STT
Loại công
trình
Vị trí tuyến
cơ sở
Mô tả - hình vẽ
1
Hố móng đào
trên cạn hoặc
dưới nước.
Đường tim,
đường mép dưới
của hố móng.
2
Lớp đá đổ
hoặc lớp đệm hố
móng.
Đường tim,
đường mép trên
hoặc mép dưới
của lớp đá đổ.
3 Nền cọc.
Đường tim
ngang, tim dọc
của các hàng cọc.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-3
4
Nhà cửa, kho
tàng.
Đường tim
ngang, tim dọc
của tường, cột.
5
Kè đá đổ, đá
xây, đất đắp.
Đường tim,
đường mép trên.
6
Bến tường
góc, tường chắn.
Tim tường và
mép ngoài cùng
bản đáy
7 Đường triền
Tim dường
triền và tim
đường ray
8 Ụ tàu, âu tàu
Tim ụ, âu, tim
tường, mép trong
của tường.
* Các vấn đề cần lưu ý:
a. Thông thường các mốc cơ bản đã được định vị khảo sát bàn giao kèm theo tọa độ
và cao độ. Khi thi công ta cần phải tính toán các góc giao hội bằng hệ thức
lượng trong tam giác hoặc các phép đo đạc.
b. Từ các tài liệu trên ta đi xác định các mốc A, B, C qua hai công tác:
* Nội nghiệp: Xác định các góc giao hội.
* Ngoại nghiệp:
Giả sử cần xác định điểm B, đặt máy thứ nhất tại II và đặt máy thứ hai tại III.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-4
Hình 2.2. Công tác ngoại nghiệp.
- Máy 1, quay máy về III, nhắm chính xác rồi quay bàn độ về 0. Sau đó quay
ngược máy làm một góc 1α được tia IB.
- Máy 2, quay về I, nhắm chính xác rồi quay bàn độ về 0, sau đó quay thuận chiều
kim đồng hồ một góc 2α được tia IIIB.
- Muốn đi mia chính xác, quay máy một góc 1800 với hướng IB, lấy điểm cắm cờ
mốc cho người đi mia ngắm tia IB đi đến khi máy hai gặp mia là được.
- Dựng hệ tọa độ để định vị công trình, sau khi xác định được hệ tọa độ căn cứ
vào các yếu tố hình học của công trình để xác định được tất cả các vị trí cần
thiết: các điểm khống chế, tọa độ đầu cọc...
- Trường hợp gốc tọa độ và các trục của hệ tọa độ ở những vị trí không thuận lợi
cho việc đặt máy ta phải di chuyển hệ trục tọa độ đó.
- Đặt các mốc thi công, các mốc này phải đảm bảo yêu cầu: không ngập nước, đủ
diện tích thao tác, không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công, phải thông
hướng.
c. Để tránh phải đo đạc nhiều lần và gây nhầm lẫn trong thi công, khi triển khai và
xác định tuyến cơ sở thì nên lấy tuyến cơ bản của công trình trùng với tuyến
mép ngoài của công trình.
d. Từ tuyến cơ bản của công trình ta đi xác định tuyến hình của công trình thông
qua công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp. ở công tác nội nghiệp ta dùng phương
pháp tọa độ vuông góc để tính toán. ở công tác ngoại nghiệp sử dụng máy kinh
vĩ, tiêu, thước thép để xác định vị trí.
e. Từ tuyến cơ sở nếu thấy cần thiết thì xác định thêm các tuyến phụ để định vị các
bộ phận riêng lẻ hoặc các chi tiết của công trình.
2.2.2. Xác định kích thước ngang, kích thước dọc của công trình
2.2.2.1. Phương tiện
Máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, tiêu, thước thép, mia.
2.2.2.2. Các chú ý
- Đo mặt bằng thi công không bằng phẳng nên phải khắc phục sai số khi đo bằng
thước thép.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-5
- Để các mốc thẳng tuyến thì trong quá trình đổ mốc nên đóng các cọc tạo thành
màng dây chữ thập phục vụ cho việc chôn mốc, khi chôn xong thì kiểm tra lại.
Hình 2.3. Chôn mốc.
- Các điều kiện nâng cao độ chính xác của công tác đo đạc thì cần được vận dụng
triệt để.
2.2.3. Đo cao độ
2.2.3.1. Thiết bị
Máy thuỷ bình, máy kinh vĩ, mia, thước thép, dây dọi, livô, thước đo nước (có dạng
mia cắm xuống nước để theo dõi sự dao động của mực nước, áp dụng để xác định mực
nước khi thi công và xác định cao trình đáy khi nạo vét đào hố móng trong nước).
2.2.3.2. Các chú ý
- Cách đo cao.
- Các mốc để đo cao là các mốc quốc gia hoặc mốc được dẫn truyền từ mốc quốc
gia do cơ quan thiết kế bàn giao. Với mỗi một công trình nên có từ hai mốc đo
cao trở lên để tiện cho việc đo đạc và kiểm tra.
- Các mốc nên gắn cả tọa độ và cao độ.
2.2.4. Công tác kiểm tra, đo đạc trong quá trình thi công
Công tác đo đạc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thi công, các mốc phục
vụ cho công tác này dễ bị xê dịch do các hoạt động thi công: vận chuyển, đào, đắp đất...
Để đảm bảo độ chính xác của quá trình đo đạc thì các mốc cần phải được kiểm tra thường
xuyên.
Trong trường hợp bình thường, quy định thời hạn kiểm tra mốc như sau:
- Các mốc tuyến cơ bản: 3 đến 4 tháng kiểm tra một lần.
- Các mốc cơ sở: 1 tháng kiểm tra một lần.
- Các mốc phụ: 10 đến 15 ngày kiểm tra một lần.
- Thước đo nước: 15 đến 30 ngày kiểm tra một lần.
- Trường hợp các mốc bị biến dạng thì kiểm tra lại ngay.
2.2.5. Độ chính xác đo đạc và sai số cho phép
Muốn đo đạc được chính xác thì cần phải:
- Định vị máy chính xác.
Chương 2. Đo đạc và định vị công trình
2-6
- Đặt máy phải cao hơn mặt đất từ 1÷ 1.5m để tránh hơi nước bốc lên làm sai lệch
đường ngắm.
- Tiêu ngắm phải thẳng đứng và có đường kính phù hợp với khoảng cách đo.
Sai số trong công tác đo đạc không được vượt quá giới hạn cho phép trong bảng
sau:
Bảng 2.2. Giới hạn sai số trong công tác đo đạc.
Sai số tuyến đo đạc ứng với chiều dài tuyến
Loại
công
trình
Điểm
cuối của
hướng
đo trên
mặt
bằng
Hướng
tuyến đo
đạc 200 400 600 800 1000
CT
bến
± 50
mm
± 1’’ 1/2000 1/4000 1/6000 1/800 1/1000
CT
bảo vệ
bờ
± 250
mm
± 2’’ 1/800 1/1600 1/2400 1/3200 1/4000
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-1
Chương 3
THI CÔNG NỀN LÓT CÔNG TRÌNH
3.1. Đào hố móng
Đào hố móng là công việc đầu tiên để thi công nền lót. Trước khi đào phải làm các
công việc sau đây:
- Đo đạc: để lên được cao độ mặt bằng khu đất đào và vẽ được mặt cắt ngang từ
đó xác định được khối lượng, đối chiếu với các tài liệu của đơn vị thiết kế, nếu
thấy có sự sai khác thì cần có biện pháp xử lý kịp thời.
- Nghiên cứu điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn để lựa chọn thiết bị, tổ chức
phương án thi công, dự kiến thời gian thi công.
- Cắm tiêu giới hạn khu vực đào, cắm thước đo nước và nghiên cứu đảm bảo an
toàn giao thông trên khu vực đào.
Trong quá trình thi công đào hố móng có thể sử dụng các phương tiện sau: tàu cuốc,
tàu hút bùn, tàu cuốc một gầu, tàu cuốc nhiều gầu (thích hợp với đất chặt, đá lẫn cuội sỏi,
đá yếu), tàu hút (đối với nền đất yếu như bùn cát, lớp nạo vét dày, khối lượng nhiều và có
nơi phun thải đất thuận lợi, nó thường được sử dụng đào hố móng kết hợp với san lấp mặt
bằng).
Trong trường hợp nếu vướng đá phải dùng phương pháp nổ mìn hoặc sử dụng máy
xúc.
Chú ý:
- Trong quá trình đào phải thường xuyên kiểm tra kích thước mặt bằng hoặc cao
độ bằng cách lập sẵn các trắc ngang, dùng sào, rọi để kiểm tra.
- Tuỳ theo tính năng của phương tiện và kiểm tra địa chất mà xác định ra chiều
dày của mỗi lớp đào, chiều dày này thường lấy từ 0,5÷ 2,5m với tàu hút và là
0,5 với tàu cuốc.
- Khi đào sát các công trình hiện có cần phải theo dõi sự ổn định của nó, xét thấy
cần thiết thì phải hạn chế khu vực đào hoặc phải có các biện pháp bảo vệ thích
hợp.
- Hố móng sau khi đào xong phải phù về kích thước, cao độ cũng như tính chất
của đất theo thiết kế. Sai số về cao độ tuỳ theo loại phương tiện mà có thể sâu
hơn từ 15÷ 20cm. Trong trường hợp phải lấy mẫu đất ở hố đào để kiểm tra lại
có phù hợp với thiết kế hay không. Trường hợp khi chưa đào đến cao độ thiết kế
mà gặp lớp đất tốt hoặc đến cao độ thiết kế mà gặp lớp đất yếu không đảm bảo
kỹ thuật thì phải báo ngay cho đơn vị thiết kế để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.
- Vì một lý do nào đó mà phải đào sâu hơn cao độ thiết kế thì căn cứ vào tính chất
của đất nền và loại kết cấu công trình ở bên trên mà bù đắp lại cho bằng phẳng.
Với nền đất thì phải bù đắp lại bằng cát, sỏi, đá; với nền đá thì phải bù đắp lại
bằng bêtông.
- Trong trường hợp nổ mìn, để đào hố móng thì phải cho thợ lặn xuống kiểm tra,
căn cứ vào tình hình thực tế kiểm tra mà có biện pháp xử lý phù hợp.
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-2
- Sau khi đào hố móng xong phải tổ chức nghiệm thu và xây dựng ngay các công
trình bên trên.
3.2. Thi công nền lót bằng đá hộc
3.2.1. Nguyên tắc chung
Nền lót ở dưới công trình là một lớp đệm bằng đá hộc, cát sỏi. Nó được sử dụng
phổ biến trong các công trình bến trọng lực, đê chắn sóng, triền tàu.
Vật liệu làm nền lót là đá mắc ma không bị nứt nẻ, phong hoá và có cường độ
2/300 cmkgRd ≥ . Đá thích hợp làm nền lót là đá chưa bị phân cấp, sắc cạnh, có trọng
lượng từ 15÷ 100kg/viên.
Để giảm bớt độ lún của nền lót thì phải có một lớp đáy bằng sỏi, đá dăm, cát được
bố trí theo nguyên tắc tầng lọc ngược. Trong quá trình xây dựng công trình bên trên, nền
lót sẽ bị lún do sự sắp xếp lại của đá và do nền đất bên dưới bị lún, vì vậy phải có độ cao
dự trữ phòng lún, độ dự trữ của nền đất được tính toán còn độ dự trữ của lớp lót căn cứ
vào kinh nghiệm của các công trình đã xây dựng và được lấy như sau: H)%.84(e ÷= đối
với các công trình bến trọng lực hoặc tường chắn sóng kiểu tường đứng.
Hình 3.1. Mô hình lún nền lót.
Với công trình bị nén lệch tâm thì ở phía trước có độ lún lớn hơn từ 10÷ 20% chiều
dày lớp lót.
Để giảm độ lún khi xây dựng công trình ta cần phải đầm nén tạm thời nền lót.
Công việc thi công lớp lót bao gồm các giai đoạn như sau:
- Tiến hành đổ đá.
- San sơ bộ và lèn chặt.
- San bằng mặt trên và mặt dưới.
3.2.2. Công tác đổ đá nền lót
Có thể thực hiện bằng phương tiện nổi hoặc phương tiện trên cạn.
Khi đổ đá bằng phương tiện nổi ta có thể sử dụng các loại xà lan mở đáy, xà lan mặt
boong hoặc các phương tiện vận tải. Việc lựa chọn một phương tiện nào đó phụ thuộc
vào khối lượng đá đổ, trình độ cơ giới hoá, độ sâu khu nước,..
Chương 3. Thi công nền lót công trình
3-3
Hình 3.2. Các phương tiện đổ đá
1. Phao; 2. Buồng chứa đá; 3. Cửa đáy;
4. Hệ thống tời - puly; 5. Thùng đá, rọ đá; 6. Buồng phao.
- Sử dụng xà lan mở đáy:
Ưu điểm: thao tác nhanh, năng suất đổ đá cao, tuy nhiên đá bị đổ thành đống nên
tốn nhiều công san.
Nhược điểm: chỉ đổ đá được ở những lớp dưới (có độ sâu lớn).
- Sử dụng xà lan mặt boong: Có thể đổ đều đá, để tăng năng suất và đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật, người ta còn sử dụng các thùng chứa đá có dung tích từ 2÷ 10m3
kết hợp với cần trục để đổ đá hoặc sử dụng cần trục móc gầu ngoạm để đổ.
Trường hợp khối lượng đá ít hoặc lớp đổ mỏng có thể sử dụng nhân lực để ném đá.
Chú ý:
- Để đổ đá được đúng vị trí, đúng kích thước, đúng cao độ cần phải cắm các cọc
tiêu giới hạn khu vực đổ, phân chia khu vực đổ thành từng ô để tiện điều chỉnh.
- Lập các trắc ngang để thường xuyên theo dõi, các trắc ngang này được đặt cách
nhau 2m.