Kỹ thuật dựng hình – Công việc thầm lặng

Họ không bao giờ lên hình nhưng để tạo nên một chương trình truyền hình hoàn chỉnh cần lắm lao động của họ. Những con người ấy đang hàng ngày, hàng giờ miệt mài bên những chiếc bàn dựng, lặng lẽ với công việc góp phần tạo nên một tác phẩm truyền hình.

pdf10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật dựng hình – Công việc thầm lặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật dựng hình – công việc thầm lặng Họ không bao giờ lên hình nhưng để tạo nên một chương trình truyền hình hoàn chỉnh cần lắm lao động của họ. Những con người ấy đang hàng ngày, hàng giờ miệt mài bên những chiếc bàn dựng, lặng lẽ với công việc góp phần tạo nên một tác phẩm truyền hình. Trong một không gian yên tĩnh, các bàn dựng liền kề nhau, chỉ có thanh âm lách cách của tiếng các thao tác trên bàn dựng và thi thoảng là tiếng trao đổi của của những người đang làm việc là cảm nhận đầu tiên khi bước chân vào khu vực dựng hình - phòng Kỹ thuật, Ban biên tập truyền hình cáp Việt Nam. Kỹ thuật dựng được xem là khâu hậu kỳ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Nếu như quay phim được ví như người đi chợ, thu mua thực phẩm thì công việc của đạo diễn và kỹ thuật viên (KTV) dựng hình lại như những người đầu bếp chế biến món ăn và sắp đặt mâm cỗ. Từ những hình ảnh thô, tiếng động hiện trường dưới ý đồ đạo diễn và qua bàn tay của các KTV dựng hình sẽ trở thành những thước phim sinh động, hấp dẫn. KTV Trần Thu Huơng, phụ trách tổ dựng cho biết: Hiện phòng Kỹ thuật có khoảng 30 bộ bàn dựng, trong đó phần lớn là các bàn dựng phi tuyến phục vụ chính cho việc sản xuất các bản tin và chương trình của Ban. Thời điểm giáp Tết hoặc các kỳ Seagames các bàn dựng của tổ được sử dụng với công suất tối đa, các anh chị em KTV luôn nỗ lực phối hợp cùng BTV, đạo diễn để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Theo KTV Vũ Văn Lúa, ngày nay, dựng không đơn thuần là sắp xếp lại hình ảnh mà còn phải biết kết hợp với âm thanh, các kỹ xảo để tạo nên chuỗi hình ảnh có trật tự logic vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, góp phần chuyển tải nội dung một cách chân thực và sống động nhất. Với anh, kỹ thuật dựng là một công việc bán nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi KTV dựng hình cần phải có tư duy về hình ảnh, về toàn bộ chương trình. Người làm công việc này cũng giống như một người học toán, không chỉ học các con số từ 0 – 9 mà còn phải biết sắp xếp thứ tự các chữ số sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Sự hỗ trợ của công nghệ với các phần mềm dựng như Adobe primer, Avid xpress pro cho phép có thể thực hiện các thao tác dựng nhanh chóng, chủ động và tiện lợi hơn. Khi bạn xem một chương trình truyền hình dài 30 phút thì KTV có khi phải mất đến 2, 3 ngày dựng hậu kỳ. Để có 45 giây giới thiệu chương trình đặc sắc, các KTV phải dựng 6 - 8 tiếng hoặc có khi phải mất 1 ngày mới hoàn thành. Bởi theo KTV Trần Thu Hương thì khán giả có háo hức muốn xem hay không ngoài chương trình hay thì người dựng cũng phải biết cách giới thiệu hấp dẫn bằng hình ảnh, âm thanh và kỹ xảo. Hoặc khi dựng một móc nối giới thiệu lịch phát sóng chương trình, các dòng chữ được đưa lên một cách đơn giản nhưng đòi hỏi các KTV phải cẩn thận, chú ý cao bởi chỉ cần sai một chữ sẽ hỏng cả khung. Chia sẻ về một kỷ niệm khó quên trong nghề, KTV Vũ Văn Lúa cho biết: "Trong một lần làm chương trình, khi chỉ còn 2 tiếng nữa là đến giờ phát sóng trực tiếp mà có đến hơn 10 phóng sự vẫn chưa hoàn thành. Thời gian gấp gáp, cả ê kip cuống cuồng. Nhưng đây là lúc người KTV cần phải bình tĩnh nhất để tư duy sắp đặt và chạy đua với thời gian phát hình trực tiếp, dựng lần lượt từng phóng sự rồi lại cho người mang đi nộp phát sóng. Hay như việc dựng chương trình phát sóng dịp Tết Canh Dần, đến thời điểm trình lãnh đạo duyệt thì một chương trình bị mất toàn bộ dữ liệu do sự cố máy tính. Lúc này các KTV phải thức cả đêm dựng lại chương trình để đảm bảo kịp tiến độ phát sóng". Làm việc theo ca, thời gian không cố định đã trở nên quen thuộc đối với những người làm truyền hình. Công việc của các KTV dựng hình không nằm ngoài quy luật đó. KTV Vương Thị Thơm chia sẻ: "Mỗi một công việc có những đặc thù riêng, khó khăn đấy nhưng vì công việc nên vẫn phải khắc phục. Những hôm làm ca tối, quá nửa đêm mới về đến nhà nhưng chồng con mình vẫn luôn động viên và thông cảm với công việc của vợ". Cần cám ơn họ, những người luôn đứng sau màn ảnh truyền hình để đem đến cho khán giả những chương trình có chất lượng cao nhất. Khi được hỏi làm kỹ thuật có thiệt thòi khi không khán giả nào biết mặt? KTV Trần Thu Hương mỉm cười: "Rất nhiều anh chị em làm truyền hình còn vất vả hơn chúng tôi. Làm kỹ thuật có vẻ khô khan nhưng khi đã là nghề thì đam mê lắm. Đừng nghĩ nó là thiệt thòi mà hãy nghĩ đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi chúng tôi được góp phần tạo nên một chương trình lên sóng truyền hình"
Tài liệu liên quan