Kỹ thuật gieo trồng đậu tương đông trên đất ướt

Chuẩn bị giống: - Giống trung ngày (gieo trước 30/9): Dùng các giống đậu tương 3 vụ (chuyển từ vụ hè giá giống rẻ, tỷ lệ nảy mầm cao): DT-84, DT-96, DT-90, DT-2001, DT55 (AK-06). Ngoài ra dùng các giống chuyển từ vụ xuân: AK05, VX92, VX93, Đ9804, DN42. Các giống này có thời gian sinh trưởng 84 – 95 ngày. Năng suất 60 – 85 kg/sào (16 – 24 tạ/ha).

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật gieo trồng đậu tương đông trên đất ướt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật gieo trồng đậu tương đông trên đất ướt Chuẩn bị giống: - Giống trung ngày (gieo trước 30/9): Dùng các giống đậu tương 3 vụ (chuyển từ vụ hè giá giống rẻ, tỷ lệ nảy mầm cao): DT-84, DT-96, DT-90, DT-2001, DT55 (AK-06). Ngoài ra dùng các giống chuyển từ vụ xuân: AK05, VX92, VX93, Đ9804, DN42... Các giống này có thời gian sinh trưởng 84 – 95 ngày. Năng suất 60 – 85 kg/sào (16 – 24 tạ/ha). - Giống ngắn ngày (gieo trước 5/10): DT-99, ĐT12, AK03 có TGST 70 – 75 ngày, năng suất 50 – 60 kg/sào (13 - 16 tạ/ha). - Lượng giống gieo: 2,5 kg/sào (65 - 70 kg/ha), tỷ lệ nảy mầm phải đạt trên 85%. Trước khi gieo nên phơi 2 – 3 giờ ngoài nắng nhẹ kích thích hạt nảy mầm. Quy trình kỹ thuật: - Mật độ cây vụ đông: Giống trung ngày 45 - 55 cây/m2 (hàng cách hàng 30 cm x hốc cách hốc 12 cm/gieo 2- 3 hạt ). Giống ngắn ngày: 55 – 65 cây/m2 (30 x 10 cm/gieo 2 – 3 hạt/hốc). - Chọn đất, làm đất, gieo hạt, lấp hạt: Chọn đất chủ động tưới tiêu, thịt nhẹ, ít chua. Để trồng vụ đông đạt năng suất cao, đất lúa mùa giải phóng trước 30/9 muộn nhất đến 5/10 dương lịch. Áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu đối với đất ướt: Cày và lên đất thành luống, san phẳng mặt để bảo đảm thoát nước tốt. Bề mặt luống rộng 1,2 m, rãnh: Rộng 30 - 40 cm,sâu 20 - 25 cm. Rạch luống gieo hạt : Dùng đòn gánh hoặc thanh gỗ nặng hình tam giác chém ngang luống hoặc dùng cuốc tạo thành rạch ngang sâu 2 - 3 cm, rạch cách nhau 30 cm. Tra hạt: Theo hốc 2 – 3 hạt với mật độ 7 – 12 cm hốc cách hốc. Dùng số hạt thừa khoảng 100 gr, nên gieo thêm 1 m2 mạ ở đầu bờ để dặm sau 5 - 7 ngày khi gieo (khi cây con chưa có lá nhặm) vào các chỗ khuyết mật độ. Lấp hạt: Dùng hỗn hợp gồm phân chuồng ủ hoai mục + lân trộn thêm trấu và đất màu khô theo tỷ lệ 3 đất : 2 phân + trấu để lấp hạt với độ sâu 1 – 2cm. Nếu đất ruộng lúa bằng phẳng, tưới tiêu chủ động có thể áp dụng phương pháp gieo thẳng vào gốc rạ: Cắt rạ sát đất, dùng cày vét xung quanh ruộng, cày rạch luống thoát nước, cứ 1,5 m/ 1 luống, mỗi gốc rạ tra 2 hạt, dùng nửa nắm hỗn hợp đất trộn phân úp lên trên, sau 3 – 4 ngày hạt sẽ mọc. Cách này tuy nhanh, nhưng năng suất thấp hơn cách làm đất tối thiểu, nếu gặp mưa to dễ gây úng, khó thoát nước. - Bón phân, chăm sóc: 1 sào Bắc bộ dùng 4 kg đạm + 10 kg lân supe + 3 - 5 kg kali + 10 kg vôi bột (nếu đất chua) + 250 kg phân chuồng hoặc 20 kg NPK (5:10:3). Đậu tương đông sinh trưởng vào thời gian ngày ngắn, nên ra hoa kết thúc sinh trưởng sớm, để đạt năng suất cao cần bón thúc chăm sóc sớm ngay từ 12 ngày sau gieo khi cây bắt đầu ra lá nhặm: Dùng số đạm và kali hoặc NPK còn lại pha nước phân chuồng ngâm phân lân và đạm urê pha loãng tưới làm 5 lần, cách nhau 2 – 3 ngày, 2 đợt tưới cuối cùng cần pha thêm kali để thúc ra hoa đậu quả tốt. Luôn giữ đủ ẩm cho đất bằng cách tưới tràn kết hợp tưới nước phân thủ công, không được để đất nứt nẻ gây bó rễ, cây khó phát triển. Nếu có điều kiện đất khô ráo có thể bổ sung xới xáo, vun nhẹ gốc, tưới thúc cho cây phát triển. - Phòng trừ sâu hại: Sau khi gieo 9 ngày (5 ngày sau khi mọc) phải kịp thời phun thuốc chống ròi đục thân bằng cách pha thuốc Dipterex 2 phần nghìn trộn với 1 phần nghìn Padan (một bình bơm 10 lít pha 2g Dipterex và 1 g Padan), sau 3 – 5 ngày phun kép lần II, lúc cây có 6 – 8 lá phun thuốc trừ sâu ăn lá (có thể phun kết hợp với các chế phẩm bón lá để tăng năng suất), vào giai đoạn tắt hoa phải phun phòng trừ sâu đục quả bằng Ofatox, Reagent 2 phần nghìn đề phòng trừ sâu đục quả...