Chương 1
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ,
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Để sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, con người
phải sử dụng ba yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động. Định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất là quy định mức
hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối
lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng trong điều kiện trung bình tiên tiến của
hoạt động sản xuất, ứng với một phạm vi xác định cho từng loại sản phẩm hàng hóa
dịch vụ, ở từng doanh nghiệp, từng địa phương nhất định.
Mức hao phí các yếu tố sản xuất được hiểu là các nguồn lực phục vụ cho quá
trình sản xuất như nhân lực, vật lực, tài lực. Mức hao phí các yếu tố sản xuất là số
lượng hao phí từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị
để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế theo
kế hoạch được giao. Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi (sau đây gọi tắt là định mức quản lý công trình thuỷ lợi) được xây dựng
trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật về quản lý vận hành
công trình thuỷ lợi do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hiện trạng
công trình, máy móc thiết bị, phương tiện quản lý của đơn vị.
188 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật hạ tầng giao thông - Chương 1: Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ch−¬ng 1. §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong qu¶n lý... 9
Chương 1
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ,
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1.1. ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO
VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Để sản xuất ra một đơn vị khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, con người
phải sử dụng ba yếu tố cơ bản cho quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động. Định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất là quy định mức
hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối
lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng trong điều kiện trung bình tiên tiến của
hoạt động sản xuất, ứng với một phạm vi xác định cho từng loại sản phẩm hàng hóa
dịch vụ, ở từng doanh nghiệp, từng địa phương nhất định.
Mức hao phí các yếu tố sản xuất được hiểu là các nguồn lực phục vụ cho quá
trình sản xuất như nhân lực, vật lực, tài lực... Mức hao phí các yếu tố sản xuất là số
lượng hao phí từng yếu tố sản xuất để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, nguyên nhiên vật liệu và máy móc thiết bị
để hoàn thành nhiệm vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế theo
kế hoạch được giao. Định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý, khai thác và bảo vệ công
trình thuỷ lợi (sau đây gọi tắt là định mức quản lý công trình thuỷ lợi) được xây dựng
trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quy phạm kỹ thuật về quản lý vận hành
công trình thuỷ lợi do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và hiện trạng
công trình, máy móc thiết bị, phương tiện quản lý của đơn vị.
Định mức quản lý công trình thuỷ lợi bao gồm: Định mức lao động; Định mức
sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Định mức sử dụng nước (tại mặt ruộng); Định
mức tiêu hao điện năng cho bơm tưới, tiêu; Định mức tiêu hao vật tư nhiên liệu cho
công tác vận hành, bảo dưỡng máy móc thiết bị; Định mức chi phí quản lý doanh
nghiệp...
Định mức quản lý công trình thuỷ lợi là căn cứ để lập kế hoạch sản xuất, kế
hoạch sử dụng lao động, kế hoạch tài chính hàng năm của đơn vị, là cơ sở để sắp xếp
và sử dụng lao động hợp lý nhằm nâng cao năng suất lao động, tinh gọn bộ máy, thực
hiện cơ chế khoán cho công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong
đơn vị (tổ, cụm, trạm thuỷ nông...) nhằm gắn quyền lợi với trách nhiệm và kết quả lao
10 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt...
động của người lao động. Hơn nữa định mức quản lý công trình thuỷ lợi là căn cứ để
các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính
của đơn vị và là cơ sở để xây dựng đơn giá đặt hàng, giao kế hoạch, xác định giá gói
thầu quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Định mức quản lý công trình thuỷ
lợi cũng là căn cứ để nghiệm thu, thanh quyết toán chi phí quản lý, khai thác và bảo vệ
công trình thuỷ lợi cho các đơn vị khi hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC QUẢN LÝ CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI
Xây dựng định mức quản lý công trình thuỷ lợi phải tuân thủ một số nguyên tắc
cơ bản sau:
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy phạm quản lý vận hành công trình.
- Bảo đảm tính khoa học, phù hợp với hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị
hiện có trong điều kiện khí hậu, thời tiết bình thường.
- Định mức phải đạt mức trung bình tiên tiến, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ
thuật, kinh nghiệm lao động, và năng lực tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tại đơn vị.
Để tuân thủ các nguyên tắc trên, quá trình nghiên cứu xây dựng định mức quản lý
công trình thuỷ lợi phải đạt được các yêu cầu sau:
- Số liệu khảo sát thống kê phục vụ xây dựng định mức phải có tính đại diện,
phản ánh được tính khách quan của sự vật và hiện tượng trong một chù kỳ, giai đoạn
sản xuất nhất định.
- Tổ chức sản xuất hợp lý, bảo đảm hoạt động sản xuất diễn ra bình thường,
nhằm loại bỏ các động tác thừa, hợp lý hoá các thao tác.
- Bảo đảm người lao động có thể thực hiện tốt các định mức đã xây dựng để hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của đơn vị.
- Thực hiện đúng các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước đối với người
lao động.
1.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN LÀM VIỆC
1.3.1. Xác định kết cấu thời gian làm việc
Kết cấu thời gian làm việc bao gồm thời gian định mức, thời gian phục vụ và thời
gian không định mức.
+ Thời gian định mức:
Thời gian định mức là thời gian trực tiếp dùng vào việc quản lý, vận hành, bảo
dưỡng, sửa chữa và bảo vệ công trình thuỷ lợi, bao gồm thời gian tác nghiệp chính và
thời gian tác nghiệp phụ.
Ch−¬ng 1. §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong qu¶n lý... 11
- Thời gian tác nghiệp chính: Thời gian không ngừng làm cho đối tượng lao động
thay đổi về cơ, lý, hoá, như công nhân vận hành trạm bơm, công nhân vận hành cống...
- Thời gian tác nghiệp phụ: Thời gian cần thiết để thực hiện tác nghiệp chính,
như thời gian đi lại từ văn phòng trạm đến cống để vận hành...
+ Thời gian phục vụ:
Thời gian phục vụ bao gồm:
- Thời gian thực tế cần thiết công nhân dùng để lo công việc, nơi làm việc trong
suốt thời gian thực hiện công việc, như lĩnh, trả dụng cụ, kiểm tra lau chùi máy, quét
dọn...
- Thời gian ngừng công nghệ, nghỉ kỹ thuật: Thời gian đối với công việc có
những gián đoạn nhất định trong quy trình công nghệ mà công nhân bắt buộc phải nghỉ
tay không thể làm công việc hoặc thao tác gì khác, như khi máy bơm chạy quá điều
kiện kỹ thuật cho phép, nhiệt độ động cơ quá cao...
- Thời gian chuẩn bị, kết thúc: Thời gian tiêu hao để chuẩn bị làm việc và để kết
thúc công việc, như tìm hiểu công việc, nhận chỉ thị sản xuất, kiểm tra mặt bằng, cho
máy chạy thử...
- Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu tự nhiên: Thời gian cần thiết công nhân phải
nghỉ để lấy lại sức và do nhu cầu tự nhiên, sinh lý con người.
+ Thời gian không định mức:
Thời gian không định mức bao gồm:
- Thời gian công tác không hợp lý: Thời gian mà công nhân làm những công việc
không thuộc phạm vi của mình, như phụ giúp một công việc nào đó, tìm trạm trưởng
xử lý vi phạm công trình thuỷ lợi...
- Thời gian lãng phí do tổ chức: Thời gian công nhân không có việc làm do tổ
chức hoặc kỹ thuật, như chờ việc do mất điện, chờ nguyên nhiên liệu...
- Thời gian lãng phí do công nhân: Thời gian ngừng việc khi công nhân không
tôn trọng kỷ luật lao động hay sơ xuất trong sản xuất. Trong định mức không tính thời
gian lãng phí do công nhân.
1.3.2. Phương pháp đo thời gian tiêu hao
Để xác định các loại thời gian nói trên trong ngày làm việc (hoặc ca) hoặc quá
trình làm việc của công nhân quản lý vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi phải tiến
hành đo thời gian tiêu hao. Có 3 phương pháp để đo thời gian như sau:
- Phương pháp chụp ảnh: Nghiên cứu tất cả các loại tiêu hao thời gian làm việc
trong ngày và trong quá trình làm việc. Phương pháp này còn gọi là phương pháp theo
12 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt...
dõi hiện trường, đo thời gian bằng đồng hồ để nghiên cứu thời gian tiêu hao lao động
của công nhân;
- Phương pháp bấm giờ: Chỉ nghiên cứu thời gian tiêu hao trong từng động tác
của quá trình làm việc có chu kỳ ngắn;
- Phương pháp thống kê thời gian tổng hợp: Chỉ nghiên cứu thời gian tiêu hao
trong hai phần tổng hợp là thời gian tiêu hao cần thiết, thời gian mất mát. Phương pháp
này gọi tắt là “phương pháp thống kê thời gian”.
Dụng cụ đo thời gian là đồng hồ bấm giây khi dùng phương pháp bấm giờ hoặc
chụp ảnh, hay đồng hồ có kim dây khi dùng phương pháp thống kê thời gian. Trong
quá trình đo thời gian tiêu hao phải ghi chép các tài liệu sau: số liệu về từng loại và
từng phần tiêu hao thời gian cho nội dung công việc cụ thể; số liệu về lần vận hành hay
sản phẩm đạt được trong thời gian theo dõi cho từng loại công việc; và đặc điểm chi
tiết của công đoạn quản lý vận hành được theo dõi.
Để đảm bảo đầy đủ và có độ chính xác nhất định của các tài liệu trên thì việc tiến
hành đo thời gian phải qua các bước: chuẩn bị; tiến hành đo thời gian; và chỉnh lý kết
quả đo thời gian. Để đảm bảo độ chính xác tương đối của phương pháp đo phải đảm
bảo số lần đo. Thời gian kéo dài trong mỗi lần và tổng số thời gian kéo dài các lần đo
đối với quá trình làm việc cho từng nội dung công việc trong từng công đoạn quản lý
vận hành.
1.4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC
Trong thực tế có nhiều phương pháp xây dựng định mức khác nhau. Mỗi phương
pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, vì vậy việc lựa chọn phương
pháp xây dựng định mức phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng loại định mức.
Trong thực tế, việc xây dựng định mức quản lý công trình thuỷ lợi thường áp dụng một
số phương pháp cơ bản như sau:
1.4.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là phương pháp phân chia quá trình sản xuất, quá trình
lao động thành nhiều công đoạn, nguyên công khác nhau theo quy trình sản xuất và
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức hao phí về nhân lực, vật lực để thực hiện nội
dung công việc. Trên cơ sở đó xác định các hao phí về nhân lực và vật lực để hoàn
thành nội dung từng công việc về quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các
công trình thủy lợi... theo đúng quy trình quy phạm, trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức
lao động và yêu cầu kỹ thuật.
Phương pháp phân tích có ưu điểm đảm bảo tính khoa học, độ chính xác, tổng kết
được kinh nghiệm lao động tiên tiến, linh hoạt, áp dụng được trong các điều kiện làm
việc khác nhau. Phương pháp phân tích thường được thể hiện theo các hình thức sau:
Ch−¬ng 1. §Þnh møc kinh tÕ kü thuËt trong qu¶n lý... 13
a) Phân tích khảo sát: Là phương pháp trực tiếp khảo sát theo dõi đo đếm tại hiện
trường. Tính toán xác định các mức hao phí thông qua khảo sát thực tế từ khối lượng
thực hiện trong một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ... để xác định được mức hao phí hợp lý
và khoa học nhằm hoàn thành một đơn vị công việc, một hạng mục công việc nào đó.
b) Phân tích tính toán: Dựa vào những tiêu chuẩn, quy chuẩn đã có để phân tích
tính toán mức hao phí lao động, hao phí vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu và hao phí
máy thi công... chuẩn cho từng khâu công việc, từng công đoạn, và từng loại sản phẩm.
c) So sánh điển hình: Xác định mức hao phí điển hình về lao động, vật tư, nguyên
nhiên liệu, vật liệu và máy thi công... (với điều kiện đủ về trình độ, cơ sở vật chất...
bằng phân tích khảo sát). Trên cơ sở đó dùng hệ số quy đổi (Kqđ) cho các công việc có
điều kiện thay đổi.
d) Phân tích tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp là xác định mức hao phí
về lao động, vật tư, nguyên nhiên liệu, vật liệu và máy thi công... được xây dựng dựa
trên quá trình tổng hợp những tài liệu ghi chép các kết quả thu được trong quá trình
khảo sát và thực hiện thí điểm, kinh nghiệm tích luỹ của người làm định mức và tham
khảo ý kiến các chuyên gia.
1.4.2. Phương pháp tiêu chuẩn
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của Nhà
nước để xác định định mức cho từng công việc. Trên cơ sở đó tính toán xác định định
mức cho từng nội dung và tổng hợp định mức trong đơn vị.
1.4.3. Phương pháp thống kê - kinh nghiệm
Phương pháp này là tổng hợp, thống kê về hao phí lao động, vật tư, nguyên nhiên
liệu, vật liệu, máy thi công... thực hiện khối lượng công tác quản lý vận hành, duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên hệ thống công trình và máy móc thiết bị... theo một
chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ của một loại công việc đã và đang thực hiện của đơn vị mình
hay của một số đơn vị tương tự khác, hoặc từ số liệu được công bố theo kinh nghiệm
của các chuyên gia hay tổ chức chuyên môn nghiệp vụ nào đó. Trên cơ sở số liệu thống
kê tiến hành phân tích, xử lý số liệu để đưa ra định mức.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm có thể được áp dụng tại các đơn vị quản lý
khai thác công trình thủy lợi. Tuy nhiên phương pháp tính toán này còn nhiều bất cập
bởi vì công tác quản lý hiện nay còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Hơn nữa công
tác thống kê số liệu tại các đơn vị còn nhiều hạn chế, thiếu độ tin cậy.
Các chương dưới đây hướng dẫn chi tiết xây dựng một số định mức kinh tế - kỹ
thuật chủ yếu trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
14 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt...
Chương 2
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG
TRÊN ĐƠN VỊ SẢN PHẨM TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.1. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
Định mức lao động là hao phí lao động cần thiết (từ khâu chuẩn bị đến khi kết
thúc) để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng công việc nhất định
theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định.
Định mức lao động bao gồm định mức lao động chi tiết và định mức lao động tổng hợp.
Định mức lao động chi tiết là hao phí lao động cần thiết để hoàn thành một khối
lượng công việc nhất định theo nhóm công việc trong từng công đoạn như một lần vận
hành cống, một lần quan trắc, một lần tuần tra bảo vệ... theo đúng quy trình, nội dung
công việc và yêu cầu kỹ thuật quản lý vận hành công trình.
Định mức lao động tổng hợp là hao phí lao động cần thiết để quản lý vận hành
một công trình, một hệ thống công trình theo từng vụ và cả năm. Định mức lao động
tổng hợp được tính toán trên cơ sở định mức lao động chi tiết.
Định mức lao động biểu hiện dưới hai hình thức:
- Mức thời gian: Lượng thời gian hao phí quy định tối đa phải hoàn thành một
đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc), đúng tiêu chuẩn cho một hay một nhóm
người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp trong những điều kiện tổ chức, kỹ thuật
nhất định.
- Mức sản lượng: Lượng sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) quy định tối
thiểu phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian, đúng tiêu chuẩn chất lượng cho một
hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp trong những điều kiện tổ
chức, kỹ thuật nhất định.
2.1.1. Các căn cứ xây dựng định mức lao động
Định mức lao động được xây dựng dựa trên một số căn cứ cơ bản sau:
- Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại của đơn vị;
- Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về quản lý vận hành công trình thủy lợi;
- Hiện trạng hệ thống công trình và máy móc thiết bị đơn vị đang quản lý;
Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 15
- Điều kiện khí hậu thời tiết bình thường của khu vực tưới tiêu (tính toán trong
điều kiện bình thường);
- Các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước đối với người lao động.
2.1.2. Xây dựng định mức lao động
2.1.2.1. Trình tự xây dựng định mức lao động
Để xây dựng định mức lao động trước hết cần tổng hợp, phân loại các công trình
thủy lợi do đơn vị quản lý. Đây là căn cứ để xây dựng định mức chi tiết cho từng loại
hình công trình khác nhau trong từng công đoạn sản xuất. Tiến hành xây dựng định
mức lao động chi tiết cho từng loại công việc, tổng hợp tính toán xây dựng định mức
chi tiết theo nhóm công việc chính (công tác vận hành công trình; công tác quan trắc
công trình; công tác bảo dưỡng công trình; và công tác kiểm tra bảo vệ). Từ định mức
lao động chi tiết, tổng hợp tính toán hao phí lao động công nghệ (Tcn), lao động phục,
phụ trợ (Tpv) và lao động quản lý (Tql) làm căn cứ xây dựng định mức lao động tổng
hợp. Từ định mức lao động tổng hợp của từng loại công trình và khối lượng các công
trình do đơn vị quản lý tính toán định mức lao động trên đơn vị sản phẩm tưới tiêu.
Trình tự xây dựng định mức lao động được minh họa như sơ đồ 2-1.
Sơ đồ 2-1. Trình tự xây dựng định mức lao động
Nội dung xây dựng định mức lao động theo phương pháp phân tích như sau:
2.1.2.2. Tổng hợp, phân loại công trình
- Thống kê, tổng hợp các công trình do đơn vị đang quản lý (hồ chứa, trạm bơm,
cống, đập dâng đầu mối, các loại kênh mương và công trình trên kênh, thiết bị đóng mở...).
Xây dựng định mức
lao động chi tiết
Xây dựng định mức lao
động tổng hợp
Xây dựng ĐMLĐ chi tiết
theo cho từng loại công việc
Tổng hợp ĐMLĐ chi tiết theo
nhóm công việc chính
Tính
định
mức lao
động
trên
đơn vị
sản
phẩm
Tổng hợp,
phân loại
công trình
Phân chia quá trình lao động
và phân loại lao động
Tính toán lao động
phục vụ, phụ trợ (Tpv)
Tính toán lao động
quản lý (Tql)
Tổng hợp hao phí lao
động công nghệ (Tcn)
16 Sæ tay h−íng dÉn x©y dùng ®Þnh møc kinh tÕ kü thuËt...
- Phân loại và phân nhóm công trình: Trên cơ sở số liệu công trình, sắp xếp phân
loại và phân nhóm công trình theo tính năng và các thông số kỹ thuật. Ví dụ nhóm trạm
bơm phân theo lưu lượng máy bơm như 1000 m3/h, 2500 m3/h, 4000 m3/h...; nhóm
cống phân theo khẩu độ cống B×H (hoặc máy đóng mở); nhóm kênh mương phân theo
bề rộng đáy kênh, kênh xây và kênh đất... Lập bảng tổng hợp theo nhóm và theo đơn vị
quản lý (tổ, cụm trạm, xí nghiệp...). Mẫu biểu để tổng hợp các loại hình công trình,
diện tích tưới tiêu tham khảo ở phần II Phụ lục số 1.
2.1.2.3. Xây dựng định mức lao động chi tiết
a) Phân chia quá trình lao động và phân loại lao động
+ Phân chia quá trình lao động: Công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi tuy có tính chất đặc điểm khác với các hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ
nhưng quy trình sản xuất cũng bao gồm 3 công đoạn chính là: sản xuất; lưu thông -
phân phối; và tiêu thụ sản phẩm. Căn cứ vào quy trình quản lý vận hành công trình
thủy lợi, phân chia quá trình sản xuất thành 3 công đoạn chính là quản lý vận hành
công trình đầu mối (sản xuất ra sản phẩm); quản lý vận hành kênh và công trình trên
kênh (lưu thông phân phối sản phẩm) và quản lý nước mặt ruộng (tiêu thụ sản phẩm).
Trong mỗi công đoạn thường bao gồm 4 nhóm công việc chính đó là công tác quan
trắc; công tác vận hành; công tác bảo dưỡng công trình; và công tác kiểm tra bảo vệ.
Nội dung các công việc trong từng nhóm thực hiện theo quy phạm quản lý vận hành.
Quy trình quản lý vận hành công trình thủy lợi được minh họa như sơ đồ 2.2.
Công đoạn 1 (Công đoạn sản xuất): Quản lý vận hành công trình đầu mối nhằm
tạo ra nguồn nước tưới, tiêu. Công đoạn này bao gồm các công tác quản lý vận hành
công trình đầu mối như trạm bơm, hồ chứa, cống, đập dâng...
Đối với hồ chứa là quá trình lao động vận hành hồ để tích nước trong hồ theo quy
trình. Muốn tích được nước phải sử dụng phương tiện công cụ (cống, đập...). Khi có
nhu cầu cấp nước thì mở cống (xuất kho) đưa nước vào kênh lưu thông và phân phối
xuống hạ lưu tới hộ dùng nước. Đối với trạm bơm công đoạn sản xuất là bơm nước lên
kênh, khi có yêu cầu dùng nước. Lực lượng lao động ở công đoạn này là công nhân
quản lý vận hành các loại công trình thuộc khu vực đầu mối.
Công đoạn 2 (Công đoạn lưu thông - phân phối): Công đoạn này là cầu nối giữa
sản xuất và tiêu dùng. Khâu lưu thông bắt đầu từ sau cửa lấy nước ở đầu kênh chính
của hồ và trạm bơm. Nước chảy qua kênh chính, kênh cấp 1, cấp 2, đến đầu kênh cấp
3, khi nước đến chân ruộng của hộ dùng nước thì kết thúc khâu lưu thông. Công đoạn
này bao gồm các công việc chính là công tác vận hành công trình, dẫn nước, điều tiết
và phân phối nước.
Công đoạn 3 (Công đoạn tiêu thụ sản phẩm): Quản lý nước mặt ruộng. Nước
được chuyển giao từ người cung ứng sang hộ tiêu dùng. Khi nước về tới các vùng, các
Ch−¬ng 2. §Þnh møc lao ®éng vμ ®¬n gi¸ tiÒn l−¬ng... 17
cánh đồng phải được quản lý phân phối tới đầu kênh cấp 2, đảm bảo tưới được nhiều
diện tích và không gây lãng phí. Công việc trên được phối hợp với lực lượng nông
giang địa phương để quản lý và phân phối đến tận các hộ dùng nước. Công đoạn này
bao gồm các công tác nắm diện tích tưới tiêu, loại cây trồng, lập kế hoạch phân phối
nước, ký kết hợp đồng dùng nước và nghiệm thu kết quả tưới tiêu...
Sơ đồ 2-2. Quy trình quản