Một vài đặc điểm sinh học của cá bống tượng
Trong tự nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực như sông
rạch, mương ao, ruộng . Cá sống thích hợp ở môi trường
nước không bị nhiễm phèn, pH=7, song chúng có thể chịu
đựng pH=5. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển từ 26-32
0
C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41
0
C. Cá
sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.
Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở
môi trường dưỡng khí thấp vì có cơ quan hô hấp phụ
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá bống tượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi cá bống
tượng
Một vài đặc điểm sinh học của cá bống tượng
Trong tự nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực như sông
rạch, mương ao, ruộng ... Cá sống thích hợp ở môi trường
nước không bị nhiễm phèn, pH=7, song chúng có thể chịu
đựng pH=5. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển từ 26-
320C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-410C. Cá
sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.
Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở
môi trường dưỡng khí thấp vì có cơ quan hô hấp phụ.
Cá bống tượng có tập tính sống tầng đáy, ban ngày ít hoạt
động và thường vùi mình dưới bùn, ban đêm hoạt động bắt
mồi tích cực. Cá ưa ẩn náu nơi cây cỏ ven bờ, hang hốc, khi
gặp nguy hiểm cá có thể vùi mình vào sâu trong bùn. Khi
lượng khí oxy hoà tan trong ao thấp, cá có hiện tượng phùng
mang, nổi đầu trên mặt nước.
Cá bống tượng là loài cá dữ điển hình, thích ăn động vật như
cá, tép, cua, ốc ... tươi sống và vừa với cỡ miệng. Nuôi trong
ao, trong bè, cá ăn thêm các loài thức ăn khác như các loại
hạt và thức ăn chế biến. Là loài cá dữ ăn thịt nhưng không
rượt đuổi con mồi, mà chỉ nằm rình rập săn bắt. Cá bống
tượng ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước lớn ăn mạnh hơn
nước ròng. Cung cấp thức ăn phù hợp là cá tươi sống, bên
cạnh với môi trường nước tốt thì cá có hệ số chuyển đổi thức
ăn khoảng 5-6kg cá mồi cho 1kg cá thương phẩm. Đồng thời,
thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ số lượng sẽ giúp cá tăng trưởng
nhanh và tăng khả năng đề kháng với bệnh tật.
Cá bống tượng sinh sản lần đầu sau 1 năm tuổi, cỡ cá khoảng
150gr. Nuôi vỗ cho đẻ nhân tạo cá có thể thành thục sớm
hơn, nếu nuôi tốt cá đẻ quanh năm. Cá có tập tính bắt cặp khi
sinh sản. Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi
có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước.
Trứng cá có dạng hình quả lê, thuộc loại trứng dính.
So với nhiều loài cá khác, cá bống tượng có độ tăng trọng
chậm. Nếu sử dụng con giống sinh sản nhân tạo, nuôi từ cá
giống có chiều dài 3-4cm thành cá thương phẩm 400gr/con
trở lên cần khoảng thời gian 10-12 tháng tùy chế độ chăm
sóc. Cá bống tượng lúc nhỏ tăng trọng rất chậm và lớn nhỏ
không đều cỡ, có lẽ do kén chọn nguồn thức ăn, nhưng đến
cỡ cá có chiều dài 10-12cm thì bắt đầu phàm ăn và nhanh
lớn. Do vậy, người ta thường chia ra làm 2 giai đoạn nuôi,
giai đoạn I, nuôi từ cá giống đến cá đạt trọng lượng bình
quân 50gr/con, khoảng 3-4 tháng. Tiến hành thu hoạch để
phân cỡ cá. Giai đoạn II, từ cá giống lỡ đến cá thương phẩm,
thời gian khoảng 6-8 tháng. Đến thời gian nầy cá đã đạt loại I
chiếm khoảng 40% tổng đàn.
Nuôi cá bống tượng thương phẩm trong ao đất
Thiết kế ao nuôi: Mục đích là nuôi cá bống tượng trong điều
kiện tạo nguồn thức ăn phù hợp và môi trường sạch, giàu
dưỡng khí, nên cần thiết phải tạo nguồn thức ăn tự nhiên
trong ao để nuôi cá mồi làm thức ăn. Nếu là ao cũ, tát cạn
nước, phơi cho khô se mặt, vét hết lớp bùn đáy đắp vào giữa
ao tạo thành cù lao, sao cho diện tích cù lao chiếm khoảng 5-
10% diện tích ao. Nếu là ao mới đào thì chừa cù lao với độ
cao khoảng 1 mét. Bón vôi để sát trùng và tạo thức ăn tự
nhiên, liều lượng 10-15 kg/100m2 ao, có thể bón phân
chuồng 30kg/100m2 lên phần cù lao. Dùng lưới bao quanh
phần cù lao để khi đưa nước vào thì thả cá rô phi, cá mè vào
đó. Cấp nước sạch vào ao đạt độ sâu khoảng 1,5 mét, như
vậy phần cù lao được ngập sâu khoảng 0.5-0.7 mét.
Thả giống và chăm sóc: Với biện pháp nuôi cá mồi bổ sung
thêm thức ăn tươi sống cho cá bống tượng, nên môi trường
nước ít bị dơ, có thể thả cá với mật độ 5-8con/m2 nếu là cá
giống lỡ, và thả với mật độ 10-12 con/m2 nếu là cá giống
nhỏ. Cá giống kích cỡ từ 3-4 cm, thời gian đầu thức ăn sử
dụng cho cá là trùng chỉ, cá, ốc xay. Thức ăn bỏ vào sàn ăn,
nếu ao diện tích 1.000 m2 cần 6-8 sàn ăn. Lượng thức ăn
được ăn hàng ngày từ 10-12% trọng lượng cá, lúc cá còn nhỏ,
đến cá lớn liều lượng giảm dần. Kiểm tra lượng ăn mồi để
tăng giảm, bằng cách kéo sàn ăn lên sau khoảng 1 giờ cho ăn.
Khi cá rô phi đã sinh sản ra cá con và cá mè có thể thu hoạch,
thì kéo lưới cho cá ra ngoài. Phần diện tích nuôi cá bống
tượng cần đặt nhiều ống tre, ống nước (độ dài khoảng 3-4
tấc) để cá có chỗ chui rúc tránh nhiệt độ cao, tránh tiếng ồn
và hạn chế sự gặp gỡ giữa các cá với nhau. Cách làm nầy có
ý nghĩa trong việc phòng bệnh lây nhiễm cũng như phòng
stress cho cá.
Thu hoạch: Sau thời gian nuôi khoảng 4 tháng thì thu hoạch
để tuyển lựa cá cho đồng cỡ. Nuôi thêm chừng 8 tháng nữa là
có thể thu hoạch toàn bộ. Nếu lượng cá mồi cung cấp được
50% tổng số thức ăn, thì chi phí nuôi cá sẽ được giảm một
nửa. Ước tính chi phí nuôi thành 1kg cá bống tượng có trọng
lượng khoảng 3con/kg như sau: 3kg cá tươi khoảng 30.000
đồng, 3kg cá mồi tự nuôi khoảng 15.000 đồng, khoảng 4 con
cá giống giá 4.000 đồng, chi phí nhiên liệu, thuốc phòng trị
bệnh và chi phí khác khoảng 1.000 đồng/kg, tổng cộng chi
phí khoảng 50.000 đồng/kg cá thương phẩm. Giá bán, tính
theo giá cá loại II, khoảng 200.000 đồng/kg, như vậy lời
được 150.000 đồng/kg. Nếu ao 1.000m2, thả khoảng 6.000
con, hao hụt 30%, còn 4.000 con, bình quân 3 con/kg, tức
khoảng 1.300 kg, giá 200.000 đồng/kg, được 260 triệu đồng.
Trừ chi phí 50.000 đ/kg x 1.300 kg = 65 triệu đồng, lời được
gần 200 triệu đồng.