Nuôi trong bể xi măng.
1.1. Lựa chọn địa điểm nuôi
Nguồn nước sạch, dồi dào, vị trí xây nơi yên tĩnh, chủ động
việc cấp và thoát nước, thuận tiện giao thông. Nhiệt độ của
nước 25 – 27 0C, hàm lượng oxy hòa tan 5mg/l và độ pH 7,5
– 8,5.
1.2. Xây dựng bể nuôi
- Bể xi măng có diện tích từ 10 m2 trở lên, bên trong láng
nhẵn, sâu 1,5 m.
- Thành bể cao hơn mức nước cao nhất 0,5 m, có gờ ngang
10 cm. Ống cấp nước cách mặt bể 50 cm, có nước chảy ra
vào thường xuyên.
- Để tránh tạp chất gây ô nhiễm, cho qua một bể lọc (có cát,
than, sỏi.) chiếm 20 – 30 % diện tích bể.
- Nên có một bể nhỏ khoảng 5 m2 để lựa chọn giống, phân
cỡ, phòng trị bệnh
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá chình thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi cá chình
thương phẩm
1. Nuôi trong bể xi măng.
1.1. Lựa chọn địa điểm nuôi
Nguồn nước sạch, dồi dào, vị trí xây nơi yên tĩnh, chủ động
việc cấp và thoát nước, thuận tiện giao thông. Nhiệt độ của
nước 25 – 27 0C, hàm lượng oxy hòa tan 5mg/l và độ pH 7,5
– 8,5.
1.2. Xây dựng bể nuôi
- Bể xi măng có diện tích từ 10 m2 trở lên, bên trong láng
nhẵn, sâu 1,5 m.
- Thành bể cao hơn mức nước cao nhất 0,5 m, có gờ ngang
10 cm. Ống cấp nước cách mặt bể 50 cm, có nước chảy ra
vào thường xuyên.
- Để tránh tạp chất gây ô nhiễm, cho qua một bể lọc (có cát,
than, sỏi...) chiếm 20 – 30 % diện tích bể.
- Nên có một bể nhỏ khoảng 5 m2 để lựa chọn giống, phân
cỡ, phòng trị bệnh
- Đối với bể mới xây, ngâm phèn chua 100 g/m2, ngâm 2 lần,
2 ngày/lần, sau đó chà bằng bẹ chuối, cấp và xả nước 3 – 4
lần kết hợp phơi nắng trong 30 ngày.
- Tạo nơi trú ẩn bằng ống nhựa hoặc tre, miếng đanh hoặc đổ
một lớp cát dày 20 cm và thả bèo chiếm ¼ diện tích bể.
- Trên bể có mái che, lưới để giảm bức xạ, xung quanh có
che chắn không cho ánh nắng rọi vào nhiều.
- Phải có dòng nước chảy trong ao; nước bể nuôi ở dạng tĩnh
nên phải lắp thêm giàn phun mưa để tạo thêm oxy mỗi buổi
sáng.
1.3. Thả cá
- Trước khi thả cá nên tắm cá bằng thuốc tím với nồng độ 5-
10 mg/lít hay nước muối 15 - 30 %o , thời gian tắm 5- 10
phút.
- Trước khi thả giống phải ngâm bao nilon chứa cá xuống ao
từ 10 – 20 phút.
- Vị trí thả nơi đầu nguồn nước vào, cách thành bể 2 m.
- Mật độ nuôi từ 6 con/m2, cỡ cá khoảng 100 gam/con.
1.4. Cho ăn.
Thức ăn là cá tạp, cá biển, trùn, ốc, nhái cộng thêm muối
khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Cho ăn ngày 2 lần, chủ
yếu vào ban đêm, lượng thức ăn bằng 5% trọng lượng chình
nuôi.
1.5. Chăm sóc quản lý
- Quản lý tốt nguồn nước, chất lượng nước và các yếu tố môi
trường: hàm lượng oxy hòa tan, nhiệt độ nước, pH...
- Tăng cường sức khỏe cho ăn thức ăn tự chế biến hấp, để
nguội, phối hợp trộn 1% vitamin C, khoáng, 3 – 5% dầu gan
cá.
- Vệ sinh bể hàng tuần.
- Hàng ngày có một vài lần bơm phun mưa tạo oxy từ chính
bể nuôi bơm tuần hoàn đối với bể nước dạng tĩnh.
- Mỗi ngày dùng bàn cào gom phân thải, thức ăn thừa lắng ở
đáy lại và xả ra ngoài.
- Kiểm tra nhá ăn hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn.
Giặt nhá sau khi kiểm tra.
- Cứ sau mỗi tháng phân cỡ một lần, tách con lớn, con nhỏ
nuôi riêng để cá đồng đều và chóng lớn.
- Trước khi phân cỡ để cá nhịn từ 1 ngày, để cá bài tiết hết
thức ăn trong bụng, dùng sàng nhẵn để phân loại cá, dùng vợt
không dùng tay bắt cá. Nuôi riêng để cá đồng đều và chóng
lớn.
1.6. Thu hoạch : Cá nuôi khoảng 18 tháng nuôi sẽ đạt kích cỡ
từ 1 kg /con ta tiến hành thu hoạch
- Trước khi thu cho cá nhịn ăn một ngày.
- Thu ban đêm thắp đèn sáng tập trung cá lại rồi dùng vợt
vớt. Hoặc cũng có thể dùng lưới điện để thu.
- Cá thu được nhốt trong bể nước sạch có sục khí, hoặc giai
để cho cá khỏe, chịu đựng được mật độ cao thuận tiện cho
việc vận chuyển sống đến thị trường tiêu thụ.
2. Nuôi trong ao đất.
2.1. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi
- Ao nuôi nên chọn ở vùng có nguồn nước trong sạch, dồi
dào. Nguồn nước ngọt sạch, không bị nhiễm bẩn do chất thải
của các ngành sản xuất và sinh hoạt. Đảm bảo lượng nước
cung cấp cho ao nuôi kể cả trong mùa khô hạn. Tốt nhất là
nước sông hoặc suối.
- Bờ ao cao hơn mặt nước lúc cao nhất 60 cm trở lên, trơn để
tránh xây xát, trên đỉnh bờ cần có gờ nhỏ vào trong 5 – 6 cm,
xây gạch hoặc có gờ lưới không cho cá vượt ra khỏi ao.
- Đáy ao là cát hoặc cát bùn, bờ và đáy ao không thẩm lậu, rò
rỉ, tháo và lấy nước thuận tiện, gần nguồn điện để chạy máy
sục khí hoặc chế biến thức ăn cho cá.
- Cống cấp cách mặt nước 60 – 80 cm và hướng vào phía
trong 30 – 40 cm để nước chảy góp phần tăng oxy.
- Ở cửa thoát nước tạo 3 loại tấm chắn để thuận tiện cho quản
lý:
+ Tấm chắn bằng gỗ để khống chế nước ở tầng mặt và tầng
đáy.
+ Tấm chắn bằng lưới để phòng cá chình thoát ra ngoài.
+ Tấm chắn bằng gỗ để khống chế lượng nước trong ao, gọi
là tấm tràn.
- Nơi cho cá ăn nên đặt ở đầu ao theo chiều gió.
- Bãi ăn đặt cách xa bờ, có cầu đi lại, có giàn che.
2.2 Chuẩn bị ao nuôi:
+ Cải tạo ao:
- Sên vét bùn đáy, lấp kín hang hốc, lỗ mọi đáy ao còn lớp
bùn loãng nhiều nhất là 0,1m. Vì Cá Bống tượng có tập tính
chúi sâu xuống bùn khi có tiếng động mạnh
- Rào lưới xung quanh bờ ao, phòng tránh cá thoát ra ngoài.
- Bón vôi bung CaO từ 7-15kg/100m2 để nâng pH đất, diệt
tạp và mầm bệnh.
- Phơi nền đáy ao được 3-7 ngày càng tốt .
+ Gây màu nước:
- Sau khi cải tạo ao xong tiến hành lấy nước vào qua túi lọc
bằng vải KT.
- Kiểm tra pH, khi pH đạt 7-8 thì tiến hành bón phân gây
màu bằng:
+ Phân vô cơ: DAP + Urê (tỉ lệ 1:1) với liều lượng 2-3
kg/1.000m2
+ Phân hữu cơ: phân chuồng đã ủ hoai (với 2-3% vôi CaO)
liều lượng 20-30 kg/100m2
Sau khi bón phân khoảng 5-7 ngày thấy nước có màu xanh
đọt chuối non (độ trong 40-50cm) thì tiến hành thả giống.
2.3.Thả cá:
- Mật độ 1.5 con/m2 (100 -150g/con ). Có thể nuôi ghép cá
mè, chép, trôi hoặc rô phi với cá chình, mật độ là 1 – 2 con/
m2.
- Giống đều cỡ khoẻ mạnh, không dùng giống cá loại của
năm trước để lại.
- Phương thức thả tương tự như nuôi trong bể xi măng.
2.4. Cho ăn: Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5- 10% trọng
lượng cá.
- Thức ăn là các loại cá tạp, thức ăn tự chế biến.
+ 7 – 10% trọng lượng thân cá chình trong ao (đối với cá,
tép tươi)
+ 5 – 7 % trọng lượng thân cá chình trong ao (thức ăn tự
chế biến).
- Hàng ngày cho ăn 2 lần vào 6 – 7 giờ và 17 – 18 giờ.
2.5. Quản lý các yếu tố môi trường
- Sau khi cho ăn phải vớt thức ăn thừa, cọ rửa dàn ăn, phơi
khô.
- Định kỳ 7 -10 ngày nên thay nước với liều lượng 1/3 trong
ao, duy trì mực nước trong ao, ổn định pH bón vôi.
- Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá: Định kỳ hàng tháng bắt
ngẫu nhiên 30 cá, cân khối lượng, đo chiều dài từng cá và
khối lượng chung
2.6. Thu hoạch:
- Tháo nước ao còn 40 - 60 cm, dùng luới kéo 2- 3 lần trước
khi xả cạn ao bắt toàn bộ. Trước khi vận chuyển luyện cá
trong giai 1 ngày.
- Nếu nuôi ghép: Thu hoạch cá mè, cá chép, trôi, rô phi trước
bằng lưới sau đó tháo cạn nước 10 - 20 cm. Lợi dụng đặc
điểm hướng quang của cá, ban đêm thắp đèn sáng tập trung
cá lại rồi dùng vợt xúc.