Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng
chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá trị thương
phẩm cao. Trước đây, loại cá này chủ yếu được đánh bắt,
khai thác từ tự nhiên. Tháng 7/2006, Trung tâm Khuyến ngư
và Giống thủy sản An Giang đã sản xuất giống cá lăng nha
thành công với sự trợ giúp của Khoa Thủy sản (Trường Đại
học Nông - lâm TP.Hồ Chí Minh).
19 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi cá lăng
nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng
chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá trị thương
phẩm cao. Trước đây, loại cá này chủ yếu được đánh bắt,
khai thác từ tự nhiên. Tháng 7/2006, Trung tâm Khuyến ngư
và Giống thủy sản An Giang đã sản xuất giống cá lăng nha
thành công với sự trợ giúp của Khoa Thủy sản (Trường Đại
học Nông - lâm TP.Hồ Chí Minh). Xin giới thiệu cùng bà con
kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm.
Điều kiện ao, bè nuôi
Để nuôi cá lăng nha đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức
nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi
trong bè cá lớn nhanh hơn.
Ao nuôi rộng 1.000m2 trở lên, sâu 1,5 - 2m. Độ che phủ mặt
nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10 - 15cm, có thể chủ
động cấp - thoát nước.
Nếu nuôi bè, bè phải có thể tích 10m3 trở lên, đặt ở nơi có
dòng chảy vừa phải.
Nguồn nước dùng để nuôi cá lăng nha phải đảm bảo các
thông số: Độ pH từ 6 - 8 (tốt nhất 6,5 - 7,5); ôxy hòa tan trên
3mg/l; độ trong 30 - 40cm; độ mặn 0 - 50/00, hàm lượng
NH3 dưới 0,01mg/l.
Chuẩn bị ao, bè
Việc chuẩn bị ao, bè có ý nghĩa quyết định đến kết quả nuôi.
Nếu tẩy trùng ao, bè tốt thì mầm bệnh khó có cơ hội phát
triển.
Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp
(CaCO3) rải đều khắp đáy ao với lượng 10 - 15kg/100m2.
Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để hấp
thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh học Environ AC của Công ty
Vĩnh Thịnh xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều 1 -
1,5kg/1000m3 nước để thúc đẩy việc phân huỷ chất hữu cơ
và khử khí độc.
Phơi nắng đáy ao 1 - 2 ngày rồi khử trùng ao một lần nữa
bằng một trong các sản phẩm BKC, liều 0,7 - 1lít/1000m3
hoặc Sanmolt F, liều 1 - 1,5 lít/1000m3. Không nên bón lót
ao bằng phân chuồng.
Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước khi thả cá. Dùng
BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè
nơi ít sóng gió, dòng chảy vừa phải, thuận lợi trong việc vận
chuyển cá, thức ăn.
Thả cá giống
Tiêu chuẩn: Cá không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu;
cỡ đồng đều.
Mật độ: Nếu nuôi trong ao bán thâm canh (nuôi ghép): 4-5
con/m2 (trong đó cá lăng nha chiếm 20-30% tổng số cá thả).
Thâm canh (nuôi đơn): 6-8 con/m2. Ngoài ra, cần thả thêm 3-
5% cá rô phi thường để làm thức ăn cho cá. Nếu nuôi trong
bè, mật độ 60-70 con/m3.
Thời gian thả: Tốt nhất vào buổi sáng (8-11 giờ).
Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm cá) trước khi thả
xuống ao, bè bằng muối ăn (1 muỗng canh pha trong 1 lít
nước) hoặc BKS, Sanmolt F theo liều hướng dẫn.
Thức ăn
Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá tạp, cắt khúc
vừa cỡ miệng. Thức ăn tự chế 50% cám + 50% cá. Thức ăn
viên độ đạm ít nhất 35%.
Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối chiếm 40-50%
tổng lượng thức ăn trong ngày.
Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề
kháng, tiêu hoá tốt, lớn nhanh hơn như: Các loại Vitamin C;
chế phẩm vi sinh vật, men tiêu hoá (Aqualact 1g/kg thức ăn);
các sản phẩm chứa axít amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg
thức ăn); khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 - 2g/kg
thức ăn).
Chăm sóc
Nếu nuôi ao, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nhất là
vào sáng sớm để xử lý kịp thời. Định kỳ (15 - 20 ngày) thay
nước ao một lần.
Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10 -15 ngày tiến hành khử
trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng BKC liều 0, 5
lít/1.000m3 nước hoặc Sanmolt F liều 0, 7 – 1 lít/1.000m3.
Trong điều kiện nuôi bè, thường xuyên theo dõi hoạt động ăn
mồi của cá, nhất là vào lúc nước đứng, nước đổ để xử lý kịp
thời.
Phòng bệnh cho cá bằng cách: Treo túi vôi ở đầu bè. 15 ngày
khử trùng bè 1 lần bằng BKC (phun trực tiếp xuống bè).
Hiện, Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang
có thể cung cấp con giống và tư vấn kỹ thuật cho những hộ
có nhu cầu.
Trần Thế Tường (KTNN, 22/9/2009)
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá
nước ngọt, sống nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là các
nước thuộc vùng châu thổ sông Mê Kông.
Ở nước ta cá lăng nha thích hợp với khu vực ĐBSCL, nơi
được hưởng nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu. Cá
lăng nha có thịt trắng chắc, ít xương dăm, mùi vị thơm ngon.
Hiện nay cá lăng nha thương phẩm có giá từ 120.000-
150.000 đ/kg.
Trước đây loài cá này chỉ được đánh bắt trong tự nhiên. Hiện
nay, Trung tâm giống thủy sản An Giang đã cho sinh sản
thành công nhân tạo cá lăng nha, vì vậy nguồn giống nuôi
chủ yếu là từ sinh sản nhân tạo.
Môi trường nước thích hợp cho cá lăng là: pH từ 6-8 (thích
hợp nhất là 6,5-7,5), ô xy hòa tan trên 3 mg/lít, độ mặn từ 0-
50%o, hàm lượng NH3 dưới 0,01 mg/lít. Cá lăng nha có thể
nuôi trong ao, trong lồng bè. Chúng tôi xin giới thiệu kinh
nghiệm nuôi cá lăng nha trong lồng bè của một số người nuôi
cá thành công.
1. Làm lồng nuôi cá: Tuỳ theo khả năng kinh tế của mỗi
người mà có thể làm lồng có kích thước to hoặc nhỏ khác
nhau, thể tích tối thiểu của bè là 10m3, độ sâu mực nước
trong lồng phải đạt 2m. Lồng cần có mái che để che mát cho
bè. Dùng bó tre hoặc thùng phuy làm phao để giảm độ chao
lắc của bè, nên đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa phải, không
quá mạnh. Phía dưới của bè cần đổ một lớp đất sét mềm
khoảng 10-15 cm để cho cá chui rúc khi động, đất sét được
khử trùng bằng vôi và muối, liều lượng là 10kg đất trộn với
100-150gr muối và 50-100gr vôi bột.
2. Cá giống: Cần biết rõ nguồn cá giống. Nên mua cá giống ở
những nơi bán có uy tín. Cá giống tốt là cá không mất nhớt,
đuôi và râu không bạc màu, đồng cỡ, cá bơi lội khỏe, cỡ cá
thả khoảng 5-7cm, trọng lượng 30 con/kg.
3. Chăm sóc: Cần làm sàn ăn cho cá, cách làm này sẽ quản lý
được lượng thức ăn và nắm được sức tăng trọng của cá. Liều
lượng mồi cho ăn hằng ngày bằng 5-7% trọng lượng cơ thể
cá. Thức ăn của cá là cá tạp xay nhỏ hoặc cắt khúc vừa miệng
cho cá ăn. Thức ăn tự chế gồm 50% cám + 50% cá tạp xay
nhỏ, ép thành viên cho cá ăn. Cần cho cá ăn thêm thức ăn
công nghiệp để bổ sung hàm lượng đạm. Một ngày cho cá ăn
3 lần vào lúc sáng, chiều và tối. Lượng thức ăn buổi tối
khoảng 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Trong quá
trình cho ăn cần quan sát lượng mồi thừa thiếu trong sàn mà
điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn cho mỗi ngày. Cần
đưa ra khỏi bè cá thức ăn còn dư để tránh ô nhiễm môi
trường nuôi cá. Đầu mùa dịch bệnh, khoảng tháng 10, 11 cần
thêm vào thức ăn vitamin C với lượng 5 mg/100 kg cá.
4. Phòng và trị bệnh: Thường xuyên kiểm tra, gia cố bè thật
chắc trước và sau khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F
phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, tốc độ
nước chảy nhẹ, thuận lợi cho việc vận chuyển cá và thức ăn.
Trước khi thả cá cần tắm cho cá bằng dung dịch muối ăn 2-
3%o. Thường xuyên theo dõi hoạt động ăn của cá, nhất là lúc
nước đứng để có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng bệnh bằng
cách treo các túi vôi ở đầu bè, khoảng 15-20 ngày phun khử
trùng bè một lần bằng BKS (phun trực tiếp xuống bè).
KS Phương Thanh, NNVN, 24/10/2008
Nuôi cá lăng nha - ngư dân đầu nguồn phát lên
Nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè là một mô hình hiệu
quả, đem lại thu nhập cao cho ngư dân vùng sông nước đầu
nguồn huyện An Phú. Cá lăng nha đuôi đỏ đặc sản mở ra
triển vọng mới trong nghề nuôi thủy sản ở An Giang...
Nằm cặp sông Bình Di thuộc thị trấn Long Bình, huyện An
Phú, giáp ranh với huyện Kỏ Thum, tỉnh Kandal
(Campuchia), làng bè nuôi cá lăng nha với hàng trăm bè nuôi
lớn nhỏ liền kề trông giống hệt như làng bè Châu Đốc. Một
cán bộ địa phương dẫn chúng tôi đến bè cá của chú Nguyễn
Văn Vàng (Tư Vàng), ngụ ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình,
khi chú đang loay hoay chạy máy xay ép gần 200 kg cá mồi
chuẩn bị cho cá lăng nha ăn. Tiếp chuyện chúng tôi, chú Tư
Vàng tỏ ra rất vui vì năm nay 2 bè cá lăng nha của chú đạt
sản lượng cao và trúng giá. Chỉ tay về thau mồi, chú Tư Vàng
khoe: “Mồi này xay để vỗ béo cho bè thứ hai, cá cũng lớn hết
rồi, trung bình khoảng 1 kg/con, hơn tháng nữa tôi sẽ kêu lái
bán. Còn hôm qua thương lái đã chạy ghe vô cân bè thứ nhất.
Với 5 tấn cá, giá bán 60.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, tôi
bỏ túi ngót nghét trên 120 triệu đồng”.
Chú Tư Vàng nhớ lại khoảng năm 1999, nhà không ruộng rẫy
nhưng chú mạnh dạn vay nóng bên ngoài đầu tư đóng một cái
bè, ngang 4m, dài 8 m rồi mua 60.000 con cá tra giống về
thả. Lúc đó môi trường nước còn trong lành lắm nên cá lớn
nhanh như thổi, nhưng do giá cả thị trường “tuột dốc” còn
khoảng 8.000 đồng/kg, chú lỗ đến sạt nghiệp. Nghỉ nuôi một
thời gian, chú lại tiếp tục bắt tay vào nuôi cá ba sa, rồi nuôi
cá lóc bông nhưng kết quả cũng không khả quan. Năm 2006,
trong một lần sang thăm người thân bên tỉnh Kandal
(Campuchia), chú Tư Vàng thấy nhiều hộ dân ở đây nuôi cá
lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè, trọng lượng đạt gần 2 kg/con.
Chú liền tìm hiểu kỹ thuật nuôi và mua 5.000 con giống về
nuôi với giá 4.800 đồng/con (cỡ 2,5 phân/con). Sau gần 12
tháng bỏ công chăm sóc, bè cá đạt sản lượng 6 tấn, chú xuất
bán với giá 60.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, chú
nắm trong tay cả trăm triệu đồng. Chú Tư Vàng bộc bạch:
“Ban đầu tôi làm liều bắt cá lăng nha giống về nuôi chứ chưa
biết bán được hay không. Vì đây là loại cá ở tỉnh nhà chưa ai
nuôi, chỉ tiêu thụ cá ở chợ hoặc quán ăn, nhà hàng. Nhưng
nhờ nguồn cung khan hiếm mà giá bán cá rất cao...”. Với bè
cá thứ hai sắp xuất bán, chú ước tính mức lời tổng cộng của
hai bè cá khoảng 300 triệu đồng.
Thấy chú Tư Vàng nuôi cá lăng nha có hiệu quả, nhiều hộ
trong xóm đẩy mạnh đầu tư vào việc nuôi cá lăng nha và
cũng có thu nhập đáng kể. Anh Huỳnh Văn Tốt trước đây chỉ
biết bám vào ruộng đồng với trên 3 công đất toàn làm lúa
nhưng đời sống vẫn khó khăn. Nhiều lần đến bè cá của chú
Tư Vàng chơi, anh Tốt học hỏi cách nuôi và mạnh dạn đầu tư
mua gỗ đóng 2 bè khoảng 24m2, rồi mua 10.000 con giống
cá lăng nha về thả. Anh Tốt nhẩm tính: “Chi phí đầu tư nuôi
cá lăng nha thấp hơn so với nuôi cá tra nhiều lần. Cá lăng nha
ăn tạp nên nguồn thức ăn cũng dễ tìm, chủ yếu là cá biển
hoặc cá linh mùa nước nổi. Trung bình cho ăn khoảng 6 kg
mồi, cá đạt trọng lượng trên 1 kg. Nếu tính 1 kg mồi giá
5.000 đồng/kg trong khi cá lăng nha đạt trọng lượng 1 kg bán
với giá 60.000 đồng/kg, xem như một lời một. Loại cá này
thích hợp với môi trường nước chảy nên phải nuôi trong lồng
bè cá mới mau lớn. Ngoài ra, cá còn có đặc điểm là ít bệnh,
nếu nuôi hết cỡ, cá đạt trọng lượng từ 3-4kg/con...”. Hiện
nay, hai bè của anh Tốt cá đạt trọng lượng khoảng hơn
1kg/con. Dự kiến trong tháng tới anh cho xuất bán 2 bè
khoảng 10 tấn cá này, sau khi trừ tất cả chi phí, anh còn lời
khoảng 250 triệu đồng. Hiện nay, mô hình nuôi cá lăng nha
đang trở thành thế mạnh đặc thù của vùng đầu nguồn huyện
An Phú. Toàn huyện có khoảng 30 hộ nuôi cá lăng nha trong
lồng bè, tập trung chủ yếu ven sông Bình Di, trong đó có trên
10 hộ nuôi tập trung, còn lại là những hộ nuôi tự phát. Tuy
nhiên, để nghề nuôi cá lăng nha không bị rơi vào cảnh khủng
hoảng thừa rồi lao đao như con cá tra, cá ba sa, bà con nơi
đây rất cần chính quyền địa phương và ngành chức năng sớm
quy hoạch vùng nuôi hợp lý. Qua đó, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tổ
chức đầu ra ổn định, tránh tình trạng thương lái ép giá người
nuôi, để bà con an tâm phát triển nghề mới.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Trương Thị Hoa,
Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Phú, cho biết: Vài năm
gần đây, mô hình nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè
được xem là mô hình mới có hiệu quả cao của bà con nơi
đây. Cái khó của người nuôi hiện nay là đầu ra con cá lăng
nha chưa ổn định, thương lái thường xuyên ép giá, do trên địa
bàn huyện chỉ có duy nhất một thương lái thu mua cá lăng
nha. Vì vậy, chúng tôi đã khuyến cáo người dân cần tính toán
kỹ, không phát triển diện tích nuôi một cách tự phát trong khi
đầu ra vẫn còn hẹp...
LƯU MINH (Báo Cần Thơ, 24/04/2009)
Cách nuôi cá lăng thương phẩm hiệu quả cao
ThS. Ngô Văn Ngọc (Khoa Thủy sản, Đại học Nông Lâm
TP. HCM) cho sinh sản nhân tạo thành công các giống cá
lăng quý hiếm, và sản xuất hàng loạt cá giống cung cấp cho
người dân. Công nghệ này cũng được chuyển giao cho nhiều
địa phương sản xuất cá giống thành công, để nuôi thành cá
lăng thương phẩm hiệu quả cao.
Cách nuôi thương phẩm cá lăng nha (lăng đuôi đỏ) và cá lăng
hầm:
Cá lăng nha, lăng hầm có thể nuôi theo hai hình thức: thâm
canh hoặc bán thâm canh (ao đất). Trong nuôi thâm canh
(nuôi đơn), có thể nuôi trong ao đất hoặc nuôi trong bè. Thời
gian nuôi cá lăng nha, lăng hầm từ 1,5 - 2 năm. Năm đầu tiên
cá đạt trọng lượng 0,7 - 1kg/con. Năm thứ hai cá đạt 2-
2,5kg/con.
Chuẩn bị ao, bè: Ao có diện tích trên 1000 m vuông, độ sâu
mực nước 1,2 - 2m. Tẩy ao bằng vôi bột thật kỹ: 10 - 15kg
vôi/ 100 m vuông. Phơi nắng 1-2 ngày rồi lọc nước cho vào
ao. Thả bè thì kiểm tra bè thật kỹ trước khi thả cá nuôi.
Thả cá: Chọn cá khỏe mạnh, không gãy đuôi, cỡ đồng đều,
chiều dài 4-5cm. Mật độ thả ao: Nuôi thâm canh: 8 - 10con/m
vuông (ao chủ động nước). Nuôi thâm canh cũng nên thả
thêm khoảng 3-5% cá rô phi thường (không cần cá đơn tính
đực). Nuôi bán thâm canh: 4-5 con/m vuông (ao chủ động
nước). Nuôi chung với các loài cá khác, có thể theo tỉ lệ: Cá
lăng nhà 20 - 30% tổng đàn, cá khác 70-80% (mè, trôi, trắm,
chép, rô phi ...) Mật độ nuôi bè 60 -80con/ m khối (cỡ cá lớn
hơn mắt lưới bè). Thời điểm thả cá lúc nước mát.
Cho cá ăn: Nuôi ao và nuôi bè cho ăn giống nhau và lượng
thức ăn phải điều chỉnh theo khả năng ăn của cá. Cho cá ăn
như sau:
Ba tháng đầu: Thức ăn tự chế gồm: cá tạp tươi: 60-70% +
cám gạo hoặc thức ăn viên 30 - 40% + vitamin C: 1mg/kg
thức ăn. Trộn thật đều rồi vo thành viên bỏ vào sàn chìm
trong nước để cá ăn.
Khẩu phần: 7-10% tổng trọng lượng cá. Ngày cho ăn 3 lần,
cữ tối chiếm khoảng 40 - 50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
Sau ba tháng đầu, thay đổi thành phần thức ăn: Cá tạp tuơi
50% + cám gạo hoặc thức ăn viên 50% + vitamin C: 1mg/kg
thức ăn. Trộn thật đều rồi vo thành viên bỏ vào sàn chìm
trong nước để cá ăn.. Ngày cho ăn 3 lần, cữ tối chiếm khoảng
40 - 50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
Khi cá đạt chiều dài khoảng 30cm trở lên có thể cho cá ăn
bằng một trong hai loại thức ăn sau:
Thức ăn tự chế gồm: Cá tạp tuơi 50% + cám gạo hoặc thức
ăn viên 50% + vitamin C: 1mg/kg thức ăn. Trộn thật đều rồi
vo thành viên bỏ vào sàn chìm trong nước để cá ăn.. Khẩu
phần ăn 3-4% tổng trọng lượng cá. Ngày cho ăn 3 lần, cữ tối
chiếm khoảng 40 - 50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
Thức ăn viên (độ đạm trên 30%): Khẩu phần ăn: 2-3% ng
trọng lượng cá.Ngày cho ăn 3 lần, cữ tối chiếm khoảng 40 -
50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Cá lăng nha thích ăn
chìm hơn ăn nổi nên muốn sử dụng thức ăn viên phải tập cho
cá quen dần rồi mới thay toàn bộ thức ăn tự chế.
Chăm sóc: Đối với ao, định kỳ 15-20 ngày thay nước một
lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước cũ. Định kỳ 15
ngày/lần khử trùng ao nuôi bằng vôi bột (3-5kg/100 m khối
nước) hoặc BKC hoặc formol (liều lượng theo hướng dẫn).
Đối với bè, treo túi vôi ở đầu bè để khử trùng nước hoặc
phun BKC hoặc ormol (liều lượng theo hướng dẫn).