Nhìn chung, tuổi thành thục lần đầu của cá mú vào khoảng 3 -4 tuổi . Tùy
theo kích cỡ của từng loài, đến giai đoạn thành thục, chúng sẽ có trọng lượng
khác nhau. Trong giống Epinephelus, loài cá mú lớn nhất là loài Epinephelus
lanceolatus (cân nặng tối đa 400kg), còn thông thường thì một số loài chỉ có
trọng lượng khoảng 2-3 kg
Trong tự nhiên, vào mùa hè, có mú thường sống ven biển, còn mùa đông thì
di cư ra ngoài khơi. Chúng thường sống trong dải đá ngầm, san hô, nơi đầy
cát, sỏi hoặc bùn
Thức ăn của cá mú khá đa dạng, từ cá nhỏ cho tới loài giáp xác, động vật
chân đầu, động vật thân mềm ; ở giai cá con chúng thường ăn thịt lẫn nhau.
10 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá mú thương phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ Thuật Nuôi Cá Mú
Thương Phẩm
Nhìn chung, tuổi thành thục lần đầu của cá mú vào khoảng 3 -4 tuổi . Tùy
theo kích cỡ của từng loài, đến giai đoạn thành thục, chúng sẽ có trọng lượng
khác nhau. Trong giống Epinephelus, loài cá mú lớn nhất là loài Epinephelus
lanceolatus (cân nặng tối đa 400kg), còn thông thường thì một số loài chỉ có
trọng lượng khoảng 2-3 kg
Trong tự nhiên, vào mùa hè, có mú thường sống ven biển, còn mùa đông thì
di cư ra ngoài khơi. Chúng thường sống trong dải đá ngầm, san hô, nơi đầy
cát, sỏi hoặc bùn
Thức ăn của cá mú khá đa dạng, từ cá nhỏ cho tới loài giáp xác, động vật
chân đầu, động vật thân mềm; ở giai cá con chúng thường ăn thịt lẫn nhau.
Mùa sinh sản cá mú thây đổi theo từng loài và vùng địa lý, khí hậu. Ở Đài
Loan, mùa sinh sản của cá mú từng từ tháng 3 đến tháng 10, ở Trung Quốc từ
tháng 4 đến tháng 10, còn ở miền Bắc Việt Nam từ tháng 4 đến tháng 7, ở
miền Trung khoảng tháng 12 đến tháng 3 năm sau, riêng Nam bộ thì cá có thể
đẻ quanh năm.
Mỗi loài cá mú sản xuất số lượng trứng khác nhau trong một lứa đẻ. Loài E.
akara: 150.000-500.000 trứng, loài Epinephelus malabaricus 600.000-
1.900.000 trứng/ kg.
Tốc độ tăng trưởng của cá mú cũng thây đổi theo từng loài. Ở nước ta, sau khi
nuôi 1năm, loài Epinephelus malabaricus có trọng lượng 0.8kg, loài E.
lancelatus nặng 3-4kg.
I. Nuôi vỗ cá cha mẹ
Bạn có thể sử dụng nguồn cá cha mẹ đánh bắt trong tự nhiên hay nguồn nuôi
từ ao, đĩa, lồng đều được. Dĩ nhiên khi chọn nguồn cá người ta đã bắt đầu
nuôi từ trước thì bạn dễ nuôi hơn, vì chúng đã thích hợp với đều kiện nuôi
nhốt.
Nếu đánh bắt cá trong tự nhiên, bạn nên dùng lưới không nên dùng bẫy tre
hoặc dùng chất cyanide để bắt. Sau khi bắt xong bạn vận chuyển ngay về
trang trại của bạn. Trong quá trình vận chuyển, nếu sử dụng bồn chứa hoặc
chứa có máy sục khí của bạn không cần gây mê cá.
Khi đưa cá về trại, bạn tắm cá 24 giờ trong dung dịch formol 25 ppm pha trộn
kháng sinh Oxytetracyline với nồng độ 2mg/l hoặc tiêm 20mg/kg cá để phòng
chống nhiễm khuẩn cho cá.
Bạn thả cá vào bể nuôi vỗ có thể tích 150 – 300 m2 , chứa nước biển sạch có
độ mặn 29-33%0 và nhiệt độ nước duy trì thường xuyên ơ mức 28-30o C.
Chú ý, nước trong bể phải được lọc qua cát trước khi bơm vào bể nuôi.
Mật độ thả nuôi khoảng 1 kg cá/m3. Tỷ lệ đực và cái 1-1 đến 1-2. Mỗi ngày
bạn thay nước bể từ 50 đến 100%.
Thức ăn nuôi vỗ cha mẹ là cá thu, cá nục, cá bạc má những loài cá rẻ tiền
khác. Mỗi ngày, bạn cho cá ăn 2 lần với khối lượng thức ăn khoảng 1-2 %
tổng trọng lượng cá.
Trong quá trình nuôi, bạn cần đều chỉnh lượng thức ăn hằng ngày để tránh
tình trạng thiếu thức ăn hoặc dư thừa quá nhiều ảnh hưởng xấu đến môi
trường trong nước
Nhìn chung, bạn cần cân đối các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cho cá
mú. Thức ăn cần có hàm lượng trên 40% đạm (protein), 6-8% chất béo (lipid),
ngoài ra còn bổ sung dầu cá vitamin E, C vào thức ăn.
Kỹ thuật nuôi đúng chuẩn, thức ăn đủ khối lượng và chất lượng sẽ có tác
động lớn đến sự sinh trưởng, khả năng thành thục, tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ trứng
nở của cá mú. Việc bổ sung các nguồn chất béo giàu acid béo không no
(Huga) sẽ có tác động trực tiếp đến sự thành thục của cá mẹ.
1. Kích thích cá thành thục
Trong đều kiện nuôi nhốt, cá mú rất dễ thành thục. Thường khi con nhỏ
chúng là con cái, đến lúc thành thục chúng chuyển thành cá đực.
Để giúp cá thành thục sớm, bạn có thể áp dụng kỹ thuật cấy hỗn hợp
Cholestrerol, LHRH và 17 - a Methyltestosterone. Biện pháp này giúp cá
thành thục đồng loạt.
Nếu nhận thấy số lượng ca đực quá ít, bạn có thể tiêm hoặc cấy 17 - a
Methyltestosterone để tăng số lượng cá đực.
2. Chọn cá đẻ
Để nhận biết cá đực và cái thành thục, bạn căn cứ vào những yếu tố sau: đối
với cá đực khi vuốt nhẹ vùng gần lỗ sinh dục xuất hiện sẹ (tinh dịch) màu
trắng đục chảy ra, còn đối với cái, bạn quan sát đường kính trứng, nếu trứng
có đường kính khoảng 0,4-0,5mm là đạt yêu cầu sinh sản.
3. Sinh sản
Việc cá mú đẻ trứng có sự tác động của chu kỳ trăng. Chúng thường đẻ trước
hoặc sau vài ngày kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Vài ngày trước trăng non
hoặc trăng tròn, bạn cần thây đổi bể nước, tạo dòng chảy liên tục, để kích
thích cá phóng tinh và đẻ trứng. Cứ để cá đẻ tự nhiên, bạn không cần phải
tiêm thuốc kích thích như đối với một số loài cá khác. Thời điểm cá đẻ trứng
thường vào ban đêm
4. Ấp trứng
Sau khi cá đẻ, trứng thụ tinh sẽ nổi lơ lửng gần mặt nước (đường kính 0,8-
0,9mm). Bạn vẫn tiếp tục bơm nước liên tục vào bể để tạo thành dòng chảy.
Bên trong bể, bạn đặt một giai thu trứng mắt lưới 0,2-0,3mm.
Sau khi cá đẻ trứng vào hôm trước, sáng hôm sau bạn cần thu gom trứng
ngay. Trứng thu từ bể đẻ thường dính tảo và những chất bẩn khác, do đó bạn
cần lọc trứng qua lưới có đường kính mắt lướt 1mm.
Xong công đoạn này, bạn cho trứng vào ngay bể ấp (đặt trong bể ương). Mật
độ ấp khoảng 4000 - 5000 trứng/ m3. Suốt quá trình ấp, bạn sục khí vừa đủ
tạo sự lưu thông nước trong bể ấp.
Sau 16-18 giờ, trứng sẽ nở trong môi trường nước có độ mặn 30-33‰, nhiệt
độ 28 – 300C.
II. Ương cá bột thành cá giống
1. Ao ương
Bạn có thể ương cá bột trong bể ximăng, bể composit, giai đặt trong bè hay ao
đất. Hiện nay bể ương phổ biến nhất là hình chữ nhật hoặc tròn (tùy bạn
chọn). Bể cần có thể tích từ 5 đến 12 m3, sâu 1-1,6 m. Sau khi chuẩn bị bể
xong bạn bơm nước vào (nước đã lọc sạch xử lý Chlorin 30ppm). Nước có độ
mặn 30-34‰ , duy trì thường xuyên nhiệt độ 28-30 độ C.
2. Ương cá bột
Bạn có thể thực hiện việc ấp trứng trong bể ương hoặc ấp trứng trong bể khác
sau khi nở, bạn đưa cá bột vào bể ương. Tùy hệ thống ương bạn sử dụng cách
ương với mật độ thưa từ 4-5con/L đến mật độ dày 20-30con/L.
Sau khi nở 60 giở, cá bột sẽ tìm nguồn thức ăn ngoài. Lúc này, bạn cần cho cá
ăn luân trùng SS(đã được làm giàu bằng acid béo không no (Hufa)), mật độ 6-
10 cá thể/ml. Để duy trì chất lượng nước tốt đồng thời làm thức ăn cho cá,
bạn bỏ tảo Chlorella vào bể ương duy trì ở mật độ 3x105/ml.
Từ lúc cá bột được 6 ngày tuổi, bạn cho luân trùng L vào bể ương thay thế
cho luân trùng SS. Đến khi cá được 15-20 ngày tuổi, bạn cho ăn thêm ấu
trùng Artemia 1-3 cá thể/ml. Từ ngày tuổi 30-35, cá bột có thể ăn được
Moina, Artemia trưởng thành và các sinh vật phù du lớn hơn.
Cách thay nước
Trong giai đoạn cá bột mới nở đến 10 ngày tuổi thứ 10, bạn chỉ bổ sung nước
mới vào bể ương, không thay nước. Đến khi cá được 10-20 ngày tuổi, bạn
thay nước 10-20% ngày rồi tăng lên 30%/ngày. Lúc cá được 30-40 ngày tuổi,
thay nước 40%/ngày và tăng dần lên 50%/ngày cho đến khi cá bột chuyển
thành cá giống.
II. Nuôi trong lồng tre
Trước hết bạn phải chọn vị trí đặt lòng nuôi: eo biển, vịnh, đám, phá, - những
nơi ít gió bão, sóng nhẹ, nhiệt độ khoảng 200C trở lên và độ mặn trongphạm
vi 10-33‰
Nơi nuôi cá phải có nguồn nước sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước thả công
nghiệp và nước thải sinh hoạt. Mực nước phải thường xuyên đạt ở 1-2 m, khi
thủy triều xuống, độ sâu tối đa từ 2,5 -3 m, lưu tốc khoảng 0,2-0,4 m/giây.
Nơi nuôi cá phải thuận tiện với giao thông đường bộ và dường thủy, gần nơi
cung cấp nguồn thức ăn cho cá, dễ chăm sóc và bảo vệ cá
3. Thiết kế lồng
Bạn sử dụng lồng dưới hoặc tre đều được. Song để tiết kiệm chi phí bạn có
thể sử dụng lồng tre. Dĩ nhiên không bền của lồng có giới hạn.
Bạn chọn tre dày 1-1,5 m, rộng 3-4 cm, dài 1,2-2 m. Đây chỉ là tiêu chuẩn
thiết kế lồng tượng trưng, còn tùy ý không gian và độ sâu của nơi đặt lồng mà
bạn xây phù hợp
Lồng nuôi cần có hình tròn, đường kính từ 2,5-3 m, cao 1,5-2 m. Lồng cần có
tay cầm để tiện di chuyển. Bạn bện chung quanh lồng khoảng 2-4 hàng cước
(đường kính 0,18-0,2cm) còn đường ở giữa dùng tre tốt uốn dẽo để ràng
quanh.
Riêng về nắp lồng, bạn sử dụng tre hoặc lưới cước đều được, song cần có một
cửa vuông để bạn ra vào, kiểm tra lồng. Kích cỡ khoảng 70x70 cm hoặc
80x80 cm. Đáy lồng làm bằng sạp tre đan khít để cá không lọt ra ngoài.
Bạn đóng 4 cột xuống nền đáy để treo lồng vào đó, lồng cách đáy khoảng 0,5
cm cao hơn mặt nước 0,4 – 0,5 m.
4. Chọn cá giống
Bạn chọn con kích cỡ 9-12 cm, không bị trầy sước, bệnh tật hay mang mầm
bệnh từ trước. Nhìn chung, cá phải mạnh khỏe, bơi lội nhanh nhẹn, có màu
sắc chuẩn của loài cá mà bạn muốn nuôi. Nuối thả cá nuôi là loại cá sinh sản
nhân tạo hay từ cá cha mẹ do con người nuôi thì chúng cần có tiểu sử rõ ràng,
tức có lý lịch cá cha mẹ thuộc loài nào ngày sinh trọng lượng v.v
Về mật độ thả nuôi thì tùy theo địa phương, nguồn nước, nhiệt độ, có nuôi
ghép với những loài khác hay không để bạn tính cần thả bao nhiêu con là vừa.
Ở nơi có nguồn nước sạch, dòng chảy liên tục, thức ăn đầy đủ, bạn thả với
mật độ dày (khoảng 40-50 con/m3), còn những nơi khác thì nên thả mật độ
trung bình là 10-35 con/m3.
Nếu nuôi ghép bạn có thể chọn cá hồng, cá dìa.. nuôi chung với cá mú.
Thời điểm thả giống thích hợp nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước
khi thả, bạn tiêu độc cho cá bằng dung dịch thuốc xanh Malachine (liều lượng
5-10 g/m3), tắm cá trong dung dịch khoảng 20-25 phút rồi thả chúng từ từ vào
lồng. Cẩn thận hơn bạn có thể cho từng nhúm cá giống vào trong bao nilon
chứa nước của môi trường nuôi rồi đặt bao vào lồng khoảng 15 phút để cá
quen dần với nước và nhiệt độ. Sau đó, mở miệng bao thả từng con ra ngoài.
5. Cách cho ăn
Bạn cho cá mú ăn những loài cá tạp nhỏ, hải sản sống, rẻ tiền. Thí dụ như các
vụn các loại (kể cả cá biển), cua, ghẹ, các loài nhuyễn thể tươi, thịt tươi các
loại. Bạn băm nhỏ những loại thức ăn này để cá mú dễ ăn.
Sau khi thả cá giống vào lồng, khoảng hai ngày sau, bạn hãy cho cá ăn. Dù sử
dụng thức ăn băm nhỏ hay sinh vật sống với miệng cá bạn cũng không nên đổ
hàng loạt thức ăn vào lồng.
Mỗi ngày bạn cho cá ăn hai lần (sáng sớmvà chiều tối). Hãy rải đều thức ăn
vào khắp lồng, không tập trung thức ăn vào một chỗ. Bạn cho cá ăn từ từ, tập
cho cá quen dần với thức ăn mới. Bao giờ nhận thấy cá táp mồi nhanh, bạn
mới tăng dần tốc độ cho ăn lên. Song, xin lưu ý, cá mú không thích những
thức ăn rơi nằm trên đáy lồng, do đó bạn cần điều chỉnh làm sao để thức ăn
rơi xuống nước thì cá ăn ngay, như vậy mới không phí thức ăn.
Bạn cho cá ăn theo tỷ lệ 5-10% thức ăn/tổng trọng lượng ca/ ngày.
Thông thường, nếu thời tiết thay đổi ngột (nóng quá hay lạnh quá), nhiệt độ
nước tăng giảm bất thường, dòng chảy biến động nhiều thì cá sẽ bị tress, giảm
ăn. Do đó, trong ngày mưa bảo, bạn chỉ cần cho cá ăn một lần giảm thức ăn
xuống còn ½-1/4 lượng thức ăn hàng ngày.
Bạn cần theo dõi lượng thức ăn thường xuyên, chỉ cho cá ăn vừa đủ theo nhu
cầu tăng trưởng của chúng, không cho ăn quá nhiều hoặc quá thiếu. Nếu cung
cấp nhiều thức ăn đến mức dư thừa thì phải tăng thêm chi phí, còn thiếu cá
chậm tăng trưởng, giảm trọng lượng, có thể dẫn đến sức đề kháng bệnh kém.
6. Chăm sóc quản lý
Bạn cần kiểmt tra thường xuyên lồng nuôi. Khoảng 4-5 ngày bạn vệ sinh lồng
một lần, cọ rửa các nan tre và lưới, tháo bỏ rác rưởi bám chung quanh lồng,
dọn sạch thức ăn thừa, trên đáy lồng. Làm sao để lồng thông thoáng lưu thông
dễ dàng, giúp hạn chế bệnh cho cá (mặc dù loại cá này hiếm khi bị bệnh).
Hàng tháng kiểm tra cá một lần, tách những con lớn nuôi riêng để tránh tình
trạng cá lớn ăn thịt cá nhỏ hoặc cắn xé khiến cá nhỏ trầy sước và có thể chết.
Nói cách khác, nuôi từng đàn có kích cỡ đều là tốt nhất.
Trong những ngày khí áp thấp, bạn cần lấy mái chèo khấy nước trong lồng để
cá đủ không khí, không bị ngột dẫn đến tình trạng giảm ăn hoặc chết.
7. Thu hoạch
Thả nuôi 6-8 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng trung bình khoảng 0,5-0,8 kg/con.
Lúc này, bạn thu hoạch được rồi. Tùy theo loài cá sẽ có trọng lượng khác
nhau. Do đó, bạn cần căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước hoặc nước
ngoài để nên biết thu hoạch cá có trọng lượng ra sao.
Thời điểm thu hoạch tốt nhất trước mùa lạnh, vì nhiệt độ xuống con 180C, cá
sẽ ngưng ăn không tăng trọng. Nếu nuôi ở vùng không có sự biến động nhiệt
độ nhiều thì không sao. Ví dụ như ở miền Nam Việt Nam, còn ở miềnTrung
và miền Bắc cần chú ý đến chi tiết này.
IV. Nuôi trong ao nước lợ
Hiện nay, người ta nuôi khá nhiều loài cá mú Epinephelus merra ở những tỉnh
ven biển của Việt Nam. Việc nuôi cá mú Epinephelus merra tỏ ra đơn giản
hơn việc nuôi tôm, cua và động vật thân mềm khá nhiều.
Nếu nuôi loài cá mú trên (hoặc loài khác), bạn xây dụng ao theo tiêu chuẩn kỹ
thật có hệ thống cấpvà thoát nước tốt. Bạn chọn con giống có trọng lương 20-
30 g/con có nguồn tự nhiên, thả vào ao nuôi từ tháng hai đến tháng ba với mật
độ 1-2 con/2m2.
Ca mú Epinephelus merra loài ăn tạp. Thức ăn chủ yểu của chúng là cá chải
có kích thước nhỏ và cá biển rẻ tiền. Bạn hãy băm nhỏ cá rồi cho cá mú ăn.
Trong 3 tháng đầu thả nuôi bạn cho ăn khoảng 30-40% thức ăn/ tổng trọng
lượng cá (mỗi con dài từ 1-3 cm). Đến tháng tư lượng thức ăn giảm xuống
còn 15-20%/tổng trọng lượng cá (lúc này mỗi con dài 3-4 cm).
Mỗi ngày bạn cho cá mú ăn hai lần, thức ăn được rải đều khắp ao. Hằng ngày,
trong quá trình cho ăn, bạn đều chỉnh lại lượng thức ăn để tránh tình trạng dư
thừa hoặc thiếu thức ăn cho cá.
Sau 7 tháng nuôi, cá mú đạt trọng lượng trung bình 0,5 kg/con. khả năng
kháng bệnh của loài cá này mức tương đối, do tỷ lệ sống của chúng
vàokhoảng 80-85%/ bầy cá.