Kỹ thuật nuôi cá sấu - Một số bệnh cá sấu thường gặp ở miền bắc

Bệnh đau mắt : a. Triệu chứng Hay thường gặp ở Cá Sấu còn nhỏ khoảng độ 1 năm tuổi trở về là nhiều. Bệnh này lan truyền rất nhanh, có thể lây lan ra cả trại trong khoảng thời gian ngắn và còn để lại hậu quả về các lứa cá sau, nếu chúng ta không làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, cắt đứt dịch bằng các biện pháp tối ưu (Trường hợp này đã gặp ở TT NC GN &PT Cá Sấu miền Bắc). Theo dõi thấy mắt Cá Sấu thường xuyên chảy nước vàng, dẫn đến chất nhờn bám vào màng mắt làm cho Sấu không chớp mắt được, nên phải nhắm mắt liên tục cả ngày, gây sưng to lên cả vùng xung quanh mắt và đầu. Khi đã bị bệnh thì Sấu không chịu ăn, uống nước. Cộng thêm một số bệnh khác nữa làm Sấu chết rất nhanh.

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi cá sấu - Một số bệnh cá sấu thường gặp ở miền bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi Cá Sấu - Một số bệnh cá sấu thường gặp ở miền Bắc I. Bệnh đau mắt : a. Triệu chứng Hay thường gặp ở Cá Sấu còn nhỏ khoảng độ 1 năm tuổi trở về là nhiều. Bệnh này lan truyền rất nhanh, có thể lây lan ra cả trại trong khoảng thời gian ngắn và còn để lại hậu quả về các lứa cá sau, nếu chúng ta không làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, cắt đứt dịch bằng các biện pháp tối ưu (Trường hợp này đã gặp ở TT NC GN &PT Cá Sấu miền Bắc). Theo dõi thấy mắt Cá Sấu thường xuyên chảy nước vàng, dẫn đến chất nhờn bám vào màng mắt làm cho Sấu không chớp mắt được, nên phải nhắm mắt liên tục cả ngày, gây sưng to lên cả vùng xung quanh mắt và đầu. Khi đã bị bệnh thì Sấu không chịu ăn, uống nước. Cộng thêm một số bệnh khác nữa làm Sấu chết rất nhanh. b. Nguyên nhân Theo phiên âm tiếng Thái. Bệnh Xudomonat Elu Chiloxa (Pseu Domonas Aeus Gimosa) hoặc (Streptococcus). Có thể do thiếu Vitamin A, mất vệ sinh chuồng trại và quá chật trội. c. Cách phòng chống và chữa trị 1- Thường xuyên thay đổi nước 2- Cách ly con Sấu bị bệnh ra chăm sóc riêng (Lưu ý xa khu vực đang nuôi) 3- Bắt từng con Sấu ra và rửa mắt cho chúng bằng nước muối nhạt (Hoặc thuốc Bolit) 4- Thức ăn không được thiếu Vitamin A (Chú ý đến khẩu phần ăn trong các bữa ăn hàng ngày của cá) 5- Nhỏ thuốc Kholem 25% của 10 mml vào dưới da mắt. 6- Tiêm Vitamin A bắp đùi sau của Sấu II. Bệnh sưng phổi ( Mycotic Pneumonia) và bệnh sưng da Myco tic Dermatrtis) a- Triệu chứng Cá Sấu biểu hiện ra ngoài bằng nhiều đốm trắng khắp thân mình để lâu sẽ thâm đen màu nho (là tế bào đã chết ), có khi xuất hiện trên lưỡi hay lỗ mũi. b- Cách điều trị Lấy thuốc nhóm Ketoconazole lau xoa bằng giẻ mềm Hoặc chọn các loại lá cây có vị chát như : lá Ổi, Lựu, quả chát nhất là cây Xú Vẹt v.vđem xay giã ra lấy nước tắm cho Sấu rồi thả Sấu vào bể khô để 1 ngày cho thuốc ngấm vào các vết thương. III. Bệnh vi trùng (Parasitic In Fection) a-Triệu chứng Thường xuất hiện ở mồm, răng, lưỡi. b- Nguyên nhân Là do loại vi trùng này theo tác giả Thái Lan NyPhon PhaPhut TiTham, bệnh là loại Pha dathi ( Kiểu như con vắt con đỉa hút máu sống kí sinh). Loại này thường làm cho Sấu giảm sút, cơ thể gầy đi trông thấy, đồng thời tạo điều kiện cho các loại bệnh khác phát sinh c- Cách chữa trị Chúng ta chỉ cần làm theo phương pháp thủ công: dùng nước vôi trong “tương tự như khử trùng cách ly ở các trại chăn nuôi Gà,khác”, hoà cùng với nước trong bể nuôi cá với tỷ lệ 10%. Cách này dễ làm và đạt kết quả cao. IV. Bệnh thiếu đường trong máu a- Triệu trứng Khi chuyển mùa từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm cá Sấu hay bị giảm lượng đường trong máu môt cách nghiêm trọng. Lúc đó mắt cá Sấu có hiện tượng giãn đồng tử, mũi hếch lên phía cao, toàn thân run rẩy và mất các phản xạ thăng bằng. b- Nguyên nhân Khi lượng đường trong máu giảm các động vật ở trên cạn có cảm giác đói và thèm ăn. Ở cá Sấu lại không như vậy, thậm chí còn ngược lại: khi lượng đường trong máu giảm, cảm giác ăn ngon miệng cũng giảm. Chính vì thế mà cá Sấu bị đói, vừa phải sử dụng hết lượng đường dự trữ, vừa mất dần cảm giác ăn ngon miệng và khi hiện tượng này kéo dài sẽ khó điều trị. c- Cách chữa trị Dùng ống thông để đưa Glucose vào trong mõm cá Sấu với hàm lượng 3g/ kg trọng lượng cá Sấu hoặc cứ 1kg trọng lượng cá Sấu cho 2g đường pha trong 12ml nước. V. Bệnh thiếu Canxi a- Triệu chứng Nếu cơ thể thiếu Canxi cá có biểu hiện như: mõm bị mềm , yếu: răng mọc thiếu và không đều. b- Nguyên nhân Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng quan trọng tới sự tăng trưởng của cá. Nếu chỉ cho cá Sấu ăn thịt mà không có xương và cá không được phơi nắng cũng có thể dẫn đến bệnh này. c- Cách điều trị Cần cho cá ăn thức ăn có cả xương (cá, chuột nguyên con) hoặc thức ăn có phối trộn thêm chất có Canxi như bột xương đã sấy khô xương nghiền nhỏ hoặc chất phosphate tricalcique. Khi cá mắc bệnh có thể chủ động bổ sung thêm nguồn thức ăn này trong khẩu phần ăn của cá Sấu. Cũng cần chú ý đảm bảo tỉ lệ Canxi: phosphor trong thức ănlà 1,5 hoặc tỉ lệ 2:1 (trong nội tạng và thịt không có xương chỉ có tỉ lệ canxi: phosphor là 1:12). VI. Bệnh thiếu Vitamin B1 a- Triệu chứng Khi bị thiếu Vitamin B1 cá Sấu se biếng ăn, gầy còm, dẽ bị bệnh nhiễm khuẩn. b- Nguyên nhân Chủ yếu do hàm lượng chất trong thức ăn không cung cấp đủ các loại Vitamin cần thiết cho cá. c- Điều trị Tiêm 44mg Thiamin cho 1kg trọng lượng cơ thể cá sấu hoặc trộn 1100mg Thiamin vào 100kg thức ăn để cho cá Sấu ăn. VII. Bệnh do vi khuẩn a- Triệu chứng Cá có triệu chứng bị liệt chân tay, ngoài ra vi khuẩn có thể gây cho Sấu bị viêm ruột non, viêm đường hô hấp, viêm mõm, rồi chuyển sang cả phần họng và mắt b- Nguyên nhân Người ta đã thống kê được khá nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở cá Sấu bệnh. Tuy nhiên cũng có thể gặp vi khuẩn ở những cá Sấu khoẻ mạnh hoặc ở trong nước của các bể nuôi. c- Điều trị • Để trị bệnh viêm ruột, trộn Chlorhydrat oxytetra-cycline vào thức ăn với lượng 500mg/ 1kg thức ăn: cho cá ăn trong còng 03 ngày liên tục. • Khi bị viêm đường hô hấp cá sấu thường có phát ra tiếng thở nghe như là ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Chữa bằng cách lau nhẹ nhàng mõm cá, rửa xúc bằng nước oxy già và nước muối; bôi sulphadimine hoặc streptomycine. Tiêm chloramphe-nicol vào miệng hoặc tiêm Vitamin C cho cá trong vòng 07 ngày. • Cá Sấu dễ bị viêm họng do nguồn nước thức ăn bị nhiễm trùng. Khi đó, vòm họng bị đỏ , cá Sấu ăn ít hoặc bỏ ăn. Chữa bệnh này bằng tetracycline 20 – 40g/ 1kg trọng lượng cơ thể cá Sấu, phối hợp với Vitamin C và tiến hành vệ sinh sát trùng bể nuôi. Để phòng bệnh chỉ cho cac Sấu ăn những thức ăn tươi giữ nguồn nước luôn sạch. • Khi cá Sấu bị viêm mắt, mắt sẽ bị ướt ( cá Sấu con dưới 01 tuổi bị bệnh này). Khi bị nặng, hốc mắt sưng phồng; cá Sấu suy yếu đi một cách rõ rệt. Có thể điều trị bằng cách hàng ngày tra chloramphenicol hoặc violetgentian. Để tránh bệnh lây lan người ta hoà chlorine vào nước trong bể nuôi với lượng 2 – 4g/ m3 hoặc pha thuốc tím với lượng10 g/ m3. • Do mật độ nuôi quá cao thức ăn và nguồn nước bị bẩn nên cá Sấu có thể xuất hiện bệnh liệt chân. Khi đố con vật sẽ nhắm mắt, bất động, có thể tiêu chảy ra máu. Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ nước trogn bể nuôi và thức ăn luôn sạch. Chữa trị bằng chloramphenicol phối hợp với tetracyline và vitamin B1.
Tài liệu liên quan