Kỹ thuật nuôi cá trê

Trong những năm vừa qua, cá Trê lai đã được nuôi ở một số vùng châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Ân Độ, Philippines, Trung quốc, Việt nam. và ở một số nước cá Trê lai trở thành một đối tượng nuôi chủ yếu như Thái Lan năng suất có thể đạt 105 tấn/ha/năm. Họ cá Trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài đó là cá Trê Đen (Clarias focus), Trê Trắng (Clarias batracus), Trê vàng (Clarias macrocephalus), Trê phi (Clarias gariepinus) và cá Trê lai. Hiện nay cá Trê vàng lai (là con lai giữa cá Trê phi đực và cá Trê vàng cái) đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.

pdf31 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật nuôi cá trê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi cá trê Trong những năm vừa qua, cá Trê lai đã được nuôi ở một số vùng châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Ân Độ, Philippines, Trung quốc, Việt nam... và ở một số nước cá Trê lai trở thành một đối tượng nuôi chủ yếu như Thái Lan năng suất có thể đạt 105 tấn/ha/năm. Họ cá Trê gồm nhiều loài ở châu Á và châu Phi. Ở nước ta đang khai thác và nuôi 4 loài đó là cá Trê Đen (Clarias focus), Trê Trắng (Clarias batracus), Trê vàng (Clarias macrocephalus), Trê phi (Clarias gariepinus) và cá Trê lai. Hiện nay cá Trê vàng lai (là con lai giữa cá Trê phi đực và cá Trê vàng cái) đang được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ TRÊ Đặc điểm nhận dạng và phân biệt 4 loài cá Trê 1. Cá Trê trắng (Clarias batrachus) 2. Cá Trê vàng (Clarias macrocephalus) 3. Cá Trê lai (hybrid catfish) là con lai giữa cá Trê vàng cái và cá Trê phi đực 4. Cá Trê phi (Clarias gariepinus) Theo Phạm Thanh Liêm (2006) có nhiều chỉ tiêu hình thái để phân biêt các loài cá Trê, tuy nhiên có 5 đặc điểm hình thái dễ nhận biết nhất giúp phân biệt nhanh các loài cá Trê đó là các đặc điểm về màu sắc cơ thể (1) hình dạng của thóp trán (2), xương chẩm (3), khoảng cách xương chẩm-vi lưng (4) và sau cùng là gai vi ngực (5). Hình 1: Hình dạng 4 loài cá Trê Hình 2: Đặc điểm nhân dạng 4 loài cá Trê Đặ c điể Tr ê tr Tr ê và Tr ê T rê P m ắn g ng lai hi Mà u sắc m àu sậ m, đồ ng nh ất, có nh iề u đố m trắ m àu sậ m, đồ ng nh ất, có nh iề u đố m trắ cò n nh ỏ thì m àu sắ c nh ư cá Tr ê và kh ôn g đồ ng nh ất m à có dạ ng bô ng trắ ng sá ng sắ p th àn h nh ữn g vạ ch ng an g trê ng sá ng sắ p th àn h nh ữn g vạ ch ng an g trê ng , có và i đố m trắ ng sá ng trê n cơ th ể, nh ng đe n lo an g lỗ, kh ôn g có cá c đố m trắ ng n th ân , và rải rá c ở m ặt dư ới th ân n th ân , và rải rá c ở m ặt dư ới th ân ưn g kh i lớ n lê n lại gi ốn g cá Tr ê ph i, sá ng màu sắ c lo an g lỗ Thó p trán ng ắn , hì nh th oi ng ắn có hì nh ta m gi kh ôn g có đặ c đi ể m dà i, có dạ ng nh ư trá i ác riê ng , m ột số cá th ể gi ốn g cá Tr ê và ng bầ u ké o dà i , tro ng kh i số kh ác lại gi ốn g cá Tr ê ph i Xư ơng chẩ m hì nh ta m gi ác (đỉ nh xư ơn g ch ẩ m nh ọn ch trò n hì nh ch ữ M, đỉ nh xư ơn g ch ẩ m trò n hì nh ch ữ M ứ kh ôn g trò n nh ư cá Tr ê lai ) Kh oản g các dà i, 1/ 4 - ng ắn , 1/ dà i, 1/ 4 - h xươ ng chẩ m - vi lưn g 1/ 5, 5 ch iề u dà i đầ u 5 – 1/ 7 ch iề u dà i đầ u 1/ 5 ch iề u dà i đầ u Gai vi ngự c m ặt tro ng xẻ ră ch ỉ xẻ ră ng cư ng cư a, sâ u (rấ t dễ kẹ t và o tro ng lư ới kh a ỏ m ặt ng oà i i đá nh bắ t) Các loài cá Trê nói chung đều có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá Trê có cơ quan hô hấp phụ gọi là "hoa khế" giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Cá Trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... ngoài ra trong điều kiện ao nuôi cá Trê còn có thể ăn các phụ phẫm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ. Mùa vụ sinh sản của cá Trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ đãm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. Loài cá Màu sắc trứng Đường kính trứng (mm) Sức sinh sản (trứng/kg cá cái) Cá Trê vàng Cá Trê phi Nâu nhạt, vàng nâu Xanh lá mạ, xanh ngọc bích 1,1 - 1,2 1,0 - 1,1 60 000 80 000 25 000 60 000 II. KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRÊ 1. Nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1. Ao nuôi vỗ Vì cá Trê có khả năng thích ứng rất cao nên ao nuôi vỗ không đòi hỏi các điều kiện kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Qua thực tế ở ĐBSCL cho thấy ao nuôi vỗ có diện tích rất nhỏ từ vài chục đến vài trăm mét vuông cá đều thành tốt. Ao nuôi vỗ cá Trê cần phải có bờ chắc chắn không được rò rỉ, có lỗ mọi, đặc biệt là ở cửa cống. Tốt nhất là cần rào chắn cẩn thận tránh sự thất thóat cá. Độ sâu mực nước dao động từ 1,2 – 1,5 m. 1.2. Mật độ thả Cá dùng để nuôi vỗ phải là cá có đủ 12 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 150 - 200 g/con. Mật độ thả từ 0,5 0,8 kg/m2, với tỷ lệ cá đực : cá cái là 2 : 1 hoặc 3 : 1. Thời gian nuôi vỗ từ 2 - 3 tháng. Không nên dùng cá đã cho sinh sản năm trước để đến năm sau làm cá bố mẹ và một cá cái không nên cho sinh sản quá 3 lần trong năm. 1.3. Thức ăn Cá Trê rất háu ăn và thời gian tiêu hóa thức ăn rất nhanh vì thế nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn hàng ngày là 1.5 - 3 % trọng lượng cá nuôi. Thành phần thức ăn phải có hàm lượng đạm tương đối cao vì thế lượng bột cá sử dụng chiếm 30 - 40 %, cám gạo 40 %, bột đậu nành 20 - 30 %. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phế phẫm từ lò mổ hay từ nhà máy chế biến thủy sản hoặc cá tạp tươi 1 lần/tuần. 2. Chọn cá bố mẹ Cá Trê cái khi thành thục có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục hình vành khuyên và phồng to thường có màu đỏ nhạt. Lấy ngón tay vuốt nhẹ bụng cá từ trên xuống thấy có trứng chảy ra, kích cỡ trứng đồng đều, căng tròn với màu sắc đặc trưng. Con đực có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn và nhỏ, phần nhô ra phía sau rất dài thường có màu trắng hay vàng nhạt, vào mùa sinh sản có màu hồng nhạt. Tỷ lệ cá đực : cá cái tham gia sinh sản là 1:3 hoặc 1:5. 3. Kích thích cá sinh sản Kích thích tố sử dụng để kích thích cá Trê sinh sản là não thùy thể thường dùng là não thùy cá chép, HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là kích dục tố màng đệm của nhau thai tiết ra. Liều hormone dùng cho kích thích cá là 4.000– 6.000 UI/kg cá cái. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp cả hai loại kích dục tố trên. Đối với cá Trê nên sử dụng phương pháp kích thích cá hai liều với cá cái  Lần một: gọi là liều sơ bộ, lượng kích dục tố sử dụng bằng 1/3 tổng liều.  Lần hai: gọi là liều quyết định lượng kích dục tố sử dụng bằng 2/3 tổng liều và cách lần một từ 4 - 6 giờ. Cá đực chỉ sử dụng phương pháp kích thích cá một lần duy nhất với liều lượng bằng liều sơ bộ của cá cái. Kích thích cá đực cùng thời điểm với liều quyết định cho cá cái. Vị trí tiêm kích dục tố có thể là gốc vây ngực, xoang bụng hoặc trên cơ lưng của cá. Thường tiêm trên cơ lưng sẽ an toàn và dể dàng hơn. Thời gian hiệu ứng kích dục tố của cá Trê từ 8 - 15 giờ, nghĩa là sau thời gian này kể từ khi kích thích cá bằng liều quyết định thì cá sẽ rụng trứng. Đối với phương pháp sinh sản nhân tạo thì việc xác định thời điểm rụng trứng này rất quan trọng, vì yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ tinh của trứng, nếu trể hoặc sớm hơn cũng không tốt. 4. Đẻ trứng và thụ tinh 4.1. Cá đẻ trứng và thụ tinh tự nhiên Sau khi kích thích cá bằng kích dục tố, bố trí cá theo tỷ lệ đực:cái là 1:1 vào bể đẻ có độ sâu mực nước từ 20 - 40 cm. Bể đẻ có diện tích từ 2 - 20 m2 trong đó có để sẳn giá thể là gạch đối với cá Trê phi và xơ dừa hoặc xơ nilon cho cá Trê vàng, nên căng một tấm lưới dưới đáy bể để hứng những trứng rơi rớt không bám trên giá thể. Mật độ cá thả vào bể là 5 cặp cá bố mẹ / m2. Chờ cá sinh sản xong, tiến hành vớt giá thể có trứng bám vào đem sang bể ấp. 4.1. Thụ tinh nhân tạo Tách cá cái và cá đực bố mẹ trong hai bể khác nhau theo tỷ lệ 3 - 5 cá cái /1 cá đực. Sau khi kích thích cá bằng kích dục tố ta cần phải xác định chính xác thời điểm rụng trứng của cá cái để tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo. Vì cá đực rất khó vuốt lấy tinh dịch, do đó cần mổ bụng cá đực để lấy tinh sào. Chuẩn bị dụng cụ  Khăn, dao hay kéo để mổ bụng cá đực lấy tinh sào.  Thau nhỏ để chứa trứng, chén để chứa tinh sào cá đực.  Nước muối sinh lý hay dịch truyền.  Giá thể để rắc trứng nên làm bằng khung lưới. Tiến hành thụ tinh nhân tạo  Tiến hành mổ cá đực lấy tinh sào ngay trước thời điểm cá rụng trứng.  Vuốt trứng cá cái vào thau cần lau khô và sạch thau trước khi chứa trứng. Trước khi vuốt trứng cần lau tay và thân cá khô ráo để tránh nước rơi vào thau trứng.  Dùng kéo cắt nhỏ tinh sào, sau đó vắt lấy phần tinh dịch. Kế tiếp pha loãng tinh dịch bằng 10 ml nước muối sinh lý.  Trộn lẫn tinh dịch vào thau trứng, dùng lông gia cầm (lông vịt) khuấy đều trong một phút để trứng và tinh dịch hòa lẩn vào nhau. Nếu thấy đặc quá ta cần thêm nước muối sinh để gia tăng sự tiếp xúc với trứng của tinh trùng do tinh trùng vận động tốt hơn trong môi trường nước. Sau đó rửa trứng bằng nước sạch.  Rắc đều trứng lên khung lưới được bố trí sẳn trong bể ấp, tránh rắc quá dày trứng dể bị hư. 4.2. Ấp trứng Dụng cụ ấp có thể là bể xi măng, composite hay bể lót bằng bạt nilon. Diện tích bể từ 1 - 20 m2. Độ sâu mực nước từ 20 - 60 cm. Mật độ ấp từ 20 000 - 30 000 trứng/m2. Trứng cá phải ngập vào trong nước. Cần cung cấp nước mới liên tục và oxy đầy đủ, nhất là ở thời điểm trước và sau khi nở phải đãm bảo từ 5 6 mg/lít. Độ pH dao động từ 6,5 - 7,5. Nhiệt độ nước bể ấp từ 25 - 33 0C, nhưng tối ưu là từ 28 - 30 0C. Vấn đề mấu chốt của ấp trứng là môi trường nước phải sạch, không được để nước hư thối làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi cá. Trong quá trình ấp không được để ánh nắng trực tiếp chiếu vào và nhiệt độ nước phải ổn định không được chênh lệch quá 20C. Thời gian phôi phát triển đến khi nở thành cá bột là 20 giờ ở cá Trê phi và 22 - 23 giờ ở cá Trê vàng. Sau khi cá nở, tiến hành vớt giá thể ra. Cần thao tác nhẹ nhàng để tách trứng ung ra khỏi bể, nhằm giúp bể ương sạch hơn, làm tăng tỷ lệ sống của cá bột. Tiếp tục giữ cá ở bể ấp từ 2 - 3 ngày thì chuyển sang giai đoạn ương cá giống. Có thể sử dụng tiếp bể ấp làm bể ương cá bột hay vớt sang ao hoặc bể ương khác. Lúc này cá bột có thể ăn được thức ăn bên ngoài. 5. Ương cá giống Ương trực tiếp cá bột lên thành cá giống thì mật độ ương từ 500 - 1000 con/m2. Có thể chia quá trình ương làm hai giai đoạn thì mật độ ương cao hơn 5.000 – 10.000 con/ m2, từ cá bột lên cá hương 2 - 3 cm thời gian từ 15 - 20 ngày, từ cá hương lên cá giống cỡ 5 - 10 cm mất khoảng 10 - 20 ngày. Tổng thời gian ương từ 30 - 45 ngày. 5.1. Ương trong bể xi măng, bể lót bạt nylon  Diện tích bể: 2 - 20 m2. Độ sâu mực nước 40 - 60 cm.  Mật độ ương: 5.000 – 10.000 con /m2. Sau đó san thưa ra nhiều bể khi cá lớn.  Trong quá trình ương cần duy tì mực nước ổn định, mỗi ngày cần phải thay 1/3 lượng nước trong bể ương. Giai đoạn đầu nên cho cá ăn thức ăn tinh và tươi sống như moina (trứng nước) hay lòng đỏ trứng luộc chín.  Mỗi lần cho ăn 1 lòng đỏ trứng/10 000 cá bột. Mỗi ngày cho ăn từ 3 - 4 lần. Sau 4 - 5 ngày sử dụng trùng chỉ hoặc thức ăn tổng hợp để thay thế dần lòng đỏ trứng. Hai loại thức ăn này nên cho ăn xen kẻ mỗi ngày hai lần. Đặc biệt với thức ăn chế biến cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho khoảng 1 - 2 giờ thì cá ăn hết là được. Thức ăn chế biến có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến theo công thức sau:  Bột cá : 60%.  Bột đậu nành : 10 %.  Cám gạo : 25 %.  Bột mì : 5 %.  Vitamin C và khoáng vi lượng (premix) Các thành phần trên được trộn đều và ép thành viên để cho cá ăn. Thức ăn dư thừa cần loại bỏ nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường nước bể ương và là nơi phát triển vi khuẩn có hại cho sức khõe của cá. Thường xuyên cọ rữa vệ sinh bể ương. Theo dõi tình hình hoạt động của cá hằng ngày. 5.2. Ương cá trong giai Giai được đặt nơi có nguồn nước sạch như ao, kinh, mương. Diện tích giai nhỏ hay lớn đều được. Nên dùng lưới có mắt nhỏ hơn kích thước cá bột và khi cá lớn có thể dùng giai có mắt lưới thưa hơn nhưng đãm bảo cá không thóat qua được. Mật độ ương trong giai từ 2000 - 3000 con/m2. Quản lý và chăm sóc như ương trên bể, đồng thời cần cọ rữa giai để nước được thông thoáng, kết hợp kiểm tra độ an toàn của giai nhằm tránh sự thất thoát cá trong quá trình ương. 5.3. Ương cá Trê trong ao đất Ao ương có diện tích từ 100 - 500 m2. Độ sâu mực nước từ 1 - 1,2 m. Đáy ao bằng phẳng và đào một rãnh nhỏ rộng 1 m có độ sâu 20 - 30 cm nghiêng về phía cống thoát nước. Phía trước cữa cống đào một hố rộng 1 - 2 m, sâu 40 - 50 cm để dể tập trung cá khi thu hoạch. Cần cải tạo ao thật kỹ trước khi thả cá bột. Sữa chũa bờ bọng cho chắc chắn, lấp hết các hang hốc, lổ mọi. Bón 10 - 15 kg vôi / 100 m2 để sát trùng ao, tiêu diệt địch hại, mầm bệnh trong ao. Bón phân chuồng đã ủ hoai 15 - 20 kg hoặc 250 g phân vô cơ (NPK, DAP) cho 100 m2 mặt nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá bột là những động vật phù du. Mật độ cá ương dao động từ 1.000 – 2.000 con /m2. Thức ăn sử dụng như cách ương trên bể hay trong giai. Thời gian đầu cần pha loãng thức ăn tạt đều khắp ao, khi cá lớn nên dùng sàn để cho cá ăn nhằm giúp quan sát cá dể hơn đồng thời kiểm soát được lượng thức ăn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình ương phải thay nước định kỳ. Đặc biệt cần chú ý vấn đề dịch bệnh và phòng trừ địch hại như: cá dữ, chim, rận nước. Sau 30 - 45 ngày kích cỡ cá giống đạt 10 - 12 cm thì chuyển cá sang nuôi thịt. Khi đánh bắt thu hoạch cá giống cần thao tác nhẹ nhàng, dụng cụ phải trơn nhẳn, mắt lưới vợt không được quá thô ráp làm cá bị xây xát. Nếu cá giống vận chuyển đi xa cần phải giữ trên giai, bể và không cho ăn một ngày trước khi vận chuyển. III KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ 1. Nuôi trong ao đất Diện tích ao có thể lớn hay nhỏ đều được. Mực nước dao động từ 1,6 - 1,8 m. Ao nuôi gần nơi cung cấp nước cũng như dễ thay nước khi cần thay nước và thu hoạch. Đáy ao ít bùn, bờ bọng vững chắc, nếu có điều kiện thì nên kè và rào chắn xung quanh ao. Cần tẩy dọn ao thật kỷ, tát cạn và diệt cá dữ bằng dây thuốc cá với liều lượng 0.5 - 1 kg/100m3, lấp tất cả hang hốc, lắp các lỗ mọi. Bón vôi cho ao từ 7 - 15 kg/100 m2. 2. Mật độ thả nuôi Cá giống có kích cỡ đồng đều, kích thước từ 5 - 10 cm, không xây xát, dị hình. Mật độ cá thả từ 30 - 50 con/m2. Nên thả cá vào lúc trời mát. Trước khi thả cá cần cân bằng nhiệt độ nước trong dụng cụ vận chuyển và nước trong ao. 2. Thức ăn Thức ăn thường tận dụng phụ phế phẫm nông nghiệp như cám, tấm, rau, bèo, ... phụ phế phẫm nhà máy chế biến thũy sản, phế phẫm từ lò mỗ gia súc, các loại tôm tép, cua, ốc, cá tạp. Tuỳ theo các giai đoạn phát triển, lượng thức ăn hằng ngày dao động từ 3 - 12 %/ khối lượng cá trong ao. Hàm lượng đạm cần thiết để duy trì cá phát triển tốt ở tháng thứ 1 là 28 - 30 %, tháng thứ 2 là 24 - 26 % và tháng thứ 3 là 18 - 20 %. Mỗi ngày cho cá ăn từ 2 - 4 lần. Nên dùng sàng và lập nhiều điểm cho ăn ở trong ao để cá phát triển đều hơn. 3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi Cần duy trì mực nước ổn định. Khi nước quá dơ, có mùi hôi thối phải thay nước ngay cho đến khi nước tốt trở lại mỗi lần thay 1/3 nước trong ao sau đó cấp nước vào cho đủ, tốt nhất là định kỳ thay nước ao nuôi một lần / tuần.  Theo dõi hoạt động của cá hằng ngày. Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp sao cho vừa đủ không thừa mà cũng không thiếu, thông thường khẩu phần ăn dao động từ 5 - 7 %/trọng lượng cá nuôi/ngày.  Định kỳ trộn thêm vitamine C (60 – 100 mg/kg thức ăn) và chất khoáng vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cũng như cá tăng trưởng tốt hơn.  Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá.  Thường xuyên kiểm tra bờ bọng, rào chắn cẩn thận đề phòng sự thất thoát cá nuôi nhất là vào mùa mưa lũ. 4. Thu hoạch Sau thời gian 2,5 - 3 tháng nuôi cá Trê lai sẽ đạt kích cỡ thương phẫm. Có thể thu tỉa dần những cá lớn, để cá nhỏ lại tiếp tục nuôi hoặc thu toàn bộ cá trong ao. Năng suất cá Trê nuôi thường đạt 5 - 15 kg/m2. Ngoài ra cá Trê còn có thể nuôi ghép với một số loài cá khác. Một số mô hình nuôi ở cá Trê kết hợp với heo, gà, vịt hay ruộng lúa, ao sen, mương vườn cũng mang lại hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó hình thức nuôi cá Trê trong lồng cũng cho năng suất cao. Hình 3: Cá Trê nuôi trong ao đất
Tài liệu liên quan