Kỹ thuật nuôi dưỡng vịt

Nuôi vịt đẻ (vịt sinh sản)Đàn vịt sau khi kết thúc 8 tuần tuổi được chọn lọc đưa lên đàn hậu bị và sinh sản. Trong nuôi vịt chăn thả, quan trọng nhất là tính đúng thời vụ để cho vịt vào đẻ hoặc cho ngừng đẻ thay lông. Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản, chăn thả có các giai đoạn sau:

pdf19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi dưỡng vịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
253 ăn thấp hơn nuôi nhốt hoàn toàn từ 2-3 kg/kg thịt. Hiệu quả kinh tế cao. - Nuôi vịt đẻ (vịt sinh sản) Đàn vịt sau khi kết thúc 8 tuần tuổi được chọn lọc đưa lên đàn hậu bị và sinh sản. Trong nuôi vịt chăn thả, quan trọng nhất là tính đúng thời vụ để cho vịt vào đẻ hoặc cho ngừng đẻ thay lông. Kỹ thuật nuôi vịt sinh sản, chăn thả có các giai đoạn sau: + Thúc đẻ: Vịt hậu bị thay lông lần cuối trước khi vào đẻ, bộ lông bóng mượt, vịt mái nhanh nhẹn, trên đồng luôn theo sát vịt đực, một số vịt đã phối giống, lúc này cần tăng cường dinh dưỡng, tăng thức ăn đạm cho vịt vào đẻ. Lượng thức ăn 100-120g/con/ngày. Tăng thêm giờ chăn thả để vịt tận dụng thêm thức ăn. Từ khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên đến khi tỷ lệ đẻ trong đàn cao nhất (80-85%) càng ngắn thì đàn vịt cho sản lượng trứng càng cao. Tỷ lệ đẻ cao và ổn định sẽ cho sản lượng trứng cao. Thời gian này thường 4 tháng. + Dập vịt: Dập vịt là cho vịt ngừng đẻ, thay lông chuẩn bị cho chu kỳ đẻ tiếp theo. Nuôi vịt chăn thả gắn với thời vụ và đồng chăn nên dập vịt là kỹ thuật được người chăn nuôi sử dụng. Sau thời gian dài đẻ trứng, vịt mái đuối sức, lông xơ xác, tỷ lệ đẻ giảm còn dưởi 50%, nhiều vịt mái trong đàn đã nghỉ đẻ, lúc này cần dập vịt. Nhốt vịt tại chuồng, cho uống đủ nước, không cho ăn 2-3 ngày. Đàn vịt sẽ ngừng đẻ gần như hoàn toàn, bộ lông tự rụng hoặc phải nhổ lông cánh chính (thay lông cưỡng bức). Khi thay lông cưỡng bức lưu ý toàn bộ đàn vịt phải hoàn thiện việc nhổ lông trong ngày. Cho vịt ở tại chuồng và cho ăn trở lại với lượng tăng dần. Sau 3-4 ngày cho vịt chăn thả trở lại và ăn lượng thức ăn băng 55-65% khi vịt đẻ (nuôi cầm xác). Giai đoạn này vịt phục hối sức khỏa và bộ lông mới mọc trở lại. + Dựng vịt cho đẻ lại: Sau khi bộ lông vịt thay sắp xong, trước khi cho vịt đẻ lại 7-10 ngày cần tăng cường thức ăn, dinh dưỡng cao chuẩn bị cho vịt đẻ lại. Chăm sóc nuôi dưỡng gần như 254 giai đoạn thúc đẻ. Đàn vịt đẻ lại cho khối lượng trứng cao hơn đẻ lần đầu. Nuôi chăn thả mỗi năm cho vịt nghỉ đẻ 2 lần. Duy trì sự đẻ trứng của vịt mỗi lần 4 tháng. Thời gian còn lại là vịt ngừng đẻ và chuẩn bị cho đẻ lại. Phương thức nuôi vịt đẻ theo thời vụ, thả đồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nếu điều khiển tốt thời vụ và các khâu kỹ thuật nói trên. Nhưng phương thức nuôi này đang gặp trở ngại ngày càng nhiều do đồng chăn thu hẹp, thời gian trống đồng để thả vịt ngắn, nguy cơ dịch bệnh và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn, nhất là sau cúm gia cầm H5N1. Vì vậy cần nghiên cứu cải tiến để phương thức chăn thả hợp lý hơn. 7.3.3. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngan Ngan có nhiều đặc điểm giống vịt (nhiều vùng gọi ngan là vịt xiêm), tuy vậy vẫn có những điểm khác biêt đáng lưu ý trong khi nuôi dưỡng ngan. - Phương thức nuôi. Ngan chủ yếu nuôi nền, nuôi trên nền (đất, gạch, xi măng) hoặc trên sàn (gỗ, tre,nứa); có thể nuôi ngan gần nguồn nước hoặc nuôi khô không cần nước bơi lội. - Các điều kiên nuôi dưỡng ngan Mật độ nuôi: 5 con/m2 nền; 7 con/m2 sàn. Nhiệt độ chuồng nuôi theo tuổi (bảng 7.11), ẩm độ chuồng nuôi 60-65%, không khí sạch cần 4m3 vào mùa đông, 10m3 vàp mùa hè/1kg khối lượng sống trong 1 giờ, nên cần độ thông thoáng tốt của chuồng nuôi; chiếu sáng, tuần đầu 5 lux, sau đó giảm dần còn 10 lux (lux là 1lumen/m2). Máng uống: những ngày đầu khi mới nở 50 con/máng hình trụ 4 lít. Sau 15 ngày: 250con ngan/máng dài 2m hoặc 1 máng treo tự động cho 100-150 ngan. Máng ăn: những ngày đầu khi mới nở 100 con/máng dài hoặc máng tròn cho chu vi 1,5m. Sau 15 ngày: 100 con ngan/3 máng như trên. Bố trí máng ăn, máng uống trải đều nền chuồng. 255 Bảng 7.11: Nhiệt độ thích hợp cho ngan con (0C) Tuần tuổi 1 2 3 4 5 Nhiệt độ dưới chụp sưởi 35-37 30-32 28-30 23-26 20-21 Nhiệt độ môi trường 18-20 18-20 16-18 15-18 15-18 - Thức ăn. Thức ăn cho ngan chia làm 3 giai đoạn với yêu cầu dinh dưỡng khác nhau: thức ăn khởi động 0-3 tuần tuổi, thức ăn sinh trưởng 4-6 tuần tuổi, thức ăn kết thúc 7 tuần tuổi đến khi xuất thịt (10-12 tuần tuổi). Dinh dưỡng cho ngan theo Docacvin và Docrut (bảng 7. 12). Bảng 7. 12: Tiêu chuẩn dinh dƣỡng cho ngan Tuần tuổi ME (Kcal/kg) Protein thô(%) Methionine (%) Lysine (%) 0-3 2800-3000 17-19 0,38-0,41 0,90-0,96 4-6 2800-3000 14-15 0,32-0,34 0,73-0,78 7-12 2800-3000 12-13 0,22-0,28 0,51-0,55 Nuôi dưỡng ngan cần lưu ý ngan con không ăn thêm thức ăn khi khẩu phần có mức protein thấp. Vì vậy cần cân đối, đầy đủ các axit amin nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng. Ở ngan trưởng thành có khả năng tự điều chỉnh lượng ăn vào để có đủ dinh dưỡng cần thiết, ngay cả khi chất lượng thức ăn thay đổi (theo Bùi Đức Lũng, 1998). - Nuôi dưỡng ngan đẻ. Mật độ 2-3 con/m2 (tính chung cho cả ngan mái và trống). Quy mô đàn không quá 500 con ngan mái sinh sản. Máng uống 1,6 cm/con, máng ăn 6cm/con; ánh sáng 10-20 lux, thời gian chiếu sáng 14 giờ và tăng dần đến 16 giờ/ngày. Nhiệt độ chuồng nuôi tối ưu 15- 256 200C, ngan chịu nóng tốt hơn gà, vịt. Chế độ dinh dưỡng cho ngan sinh sản: Giai đoạn ngan hậu bị: Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2700-2800, ngan sinh sản như ngan hậu bị 2700-2800; protein thô (%) tương ứng là 11-15 và 16-17. 7.3.4. Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng Ngỗng là đối tượng gia cầm nuôi chưa được phát triển nhiều ở nước ta, nhưng trên thế giới ngỗng là nguồn cung cấp thịt quan trọng. Những năm gần đây ngoài sưu tầm, phục hồi các giống ngỗng địa phương và nghề nuôi ngỗng trong nông hộ, nước ta đã nhập nội nhiều giống ngỗng quý làm tăng sản xuất thịt và đa dạng vật nuôi, đang được người dân quan tâm. - Thức ăn cho ngỗng thịt. Thức ăn hỗn hợp cho ngỗng thịt giai đoạn khởi động cần có: Năng lượng trao đổi: 3093Kcal (12,94MJ); Protêin thô: 22%; Canxi: 1,2%; Phốt pho: 0,8%. Giai đoạn kết thúc: Năng lượng trao đổi: 3145Kcal (13,16MJ); Protêin thô: 18%; Canxi: 1,2%; Phốt pho: 0,8%. Sau 3 tuần tuổi ngoài thức ăn hỗn hợp, trong khẩu phần bắt buộc phải có thức ăn xanh. Tỷ lệ tương ứng là 3/1. Lượng thức ăn cho ngỗng thịt có thể cho ăn tự do cả thức ăn tinh và cả rau xanh. - Thức ăn cho ngỗng hậu bị. Năng lượng trao đổi: 3000- 3100Kcal (12,55-12,97MJ); Protêin thô: 13-14%; Canxi: 1,2%; Phốt pho: 0,8%. Hàng ngày thả trên bài cỏ và có nguồn nước sạch. - Thức ăn cho ngỗng đẻ (sinh sản). Năng lượng trao đổi: 2700-2800100Kcal (11,29-11,71MJ); Protêin thô: 14-16%; Canxi: 2,0-3,0%; Phốt pho: 0,7- 0,8%. Hàng ngày thả trên bài cỏ và có nguồn nước sạch.Yêu cấu protein cho ngỗng thấp hơn ở gà mái đẻ. 257 Lượng thức ăn mỗi ngày 200-300g thức ăn hỗn hợp và 400- 6000g thức ăn xanh. Nuôi thả tự nhiên, sử dụng bãi cỏ và nguồn nước mỗi ngày giảm được 100g thức ăn. Chi phí thức ăn ít hơn 25- 30% nuôi nhốt công nghiệp. Ngỗng vỗ béo lấy gan. Lúc 8 tuần tuối gan ngỗng khoảng 280g, nếu vỗ béo đến 14 tuần tuồi đạt 586g. Thức ăn vỗ béo ngỗng chủ yếu là ngô. Lượng ngô nhồi béo ngỗng tăng dần 300, 500, 600, 700- 800g/con/ngày. Giống ngỗng dùng nhồi béo có thể dùng hết 1000g/ngày. 7.3. Kỹ thuật nuôi dƣỡng bồ câu Ở nước ta, bồ câu được nuôi phân tán trong nông hộ như là một thú vui và là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho người già. Những năm gần đây, đa dạng đối tượng gia cầm nuôi, chúng ta đã nhập về các dòng bồ câu năng suất cao nhằm nhân thuần và lai với bồ câu nội để tăng năng suất thịt. Các dòng bồ câu pháp VN1, TiTan và MiMas đã được nghiên cứu và thích nghi với quy trình do Viện chăn nuôi quốc gia đưa ra. * Bồ câu nội. Các giống chim bồ câu của nước ta có khối lượng cơ thể nhỏ, lúc 28 ngày đạt 250-300g/con; khi trưởng thành con trống 400-450g, con mái 350-400g/con (Tô Du, Đào Đức Long, 1996). Trong khi đó thế giới có nhiều giống/dòng bồ câu năng suất thịt cao. Năm 1996,1998 nước ta đã nhập các dòng bồ câu pháp về nuôi. Bồ câu pháp là giống bồ câu chuyên thịt gồm 3 dòng chính VN1, TiTan, MiMas * Bồ câu pháp dòng VN1 được nhập vào Việt Nam năm 1996, số lứa đẻ/mái/năm: 08-09; Tỷ lệ nở:78-80%; số chim non tách mẹ 28 ngày:12-13 con; khối lượng chim lúc 28 ngày tuổi: 540- 580g/con. 258 * Bồ câu pháp dòng TiTan được nhập vào Việt Nam năm 1998, số lứa đẻ/mái/năm: 06-0,7 ; Tỷ lệ nở:66-72%; số chim non tách mẹ 28 ngày:11-12 con; khối lượng chim lúc 28 ngày tuổi: 650g/con. * Bồ câu pháp dòng MiMas được nhập vào Việt Nam năm 1998, số lứa đẻ/mái/năm: 10; Tỷ lệ nở:76-82%; số chim non tách mẹ 28 ngày:14-15 con; khối lượng chim lúc 28 ngày tuổi: 930- 980g/con. Theo nghiên cứu của Trương Thuý Hường và cộng sự (2005), các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dòng bồ câu pháp thể hiện trên bảng 7.13. Bảng 7.13: Các chỉ tiêu sản xuất của các dòng bồ câu pháp nuôi ở Việt Nam Chỉ tiêu Bồ câu dòng TiTan Bồ câu dòng MiMas Tỷ lệ sống (%): 0-28 ngày 29-180 ngày > 180 ngày 94,01 94,55 98,08 94,99 95,02 97,54 Khối lượng cơ thể (g/con): sơ sinh 2 tuần tuổi 4 tuần tuổi 16,58 423,67 636,47 15,24 342,61 582,90 Thức ăn tiêu thụ và chi phí thức ăn (kg): 0-28 ngày tuổi 2-6 tháng tuổi > 6 tháng: Nuôi con Không nuôi con Cho 1 lứa đẻ TA tiêu tốn cho 1kg thịt hơi 0,37 6,43 1,91 0,63 2,54 6,53 0,31 6,40 1,81 0,48 2,29 5,90 259 Năng suất thịt: khối lượng (g) Tỷ lệ thịt xẻ (%) Tỷ lệ thịt đùi/thịt xẻ (%) Tỷ lệ thịt ức/ thịt xẻ (%) 650,47 75,18 19,55 40,20 585,24 75,51 19,00 39,90 Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) 175,21 173,85 Số trứng trung bình/lứa (quả) 1,96 1,97 Tỷ lệ phôi (%) 92,02 93,37 tỷ lệ nở (%) 70,39 79,01 Khối lượng trứng (g/quả) 24,25 23,69 Khoảng cách 2lứa đẻ (ngày) 40,80 36,32 Số chim non tách mẹ lúc 28 ngày tuổi/cặp/năm (con) 11,34 14,73 - Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc. + Chim bồ câu chọn phải khoẻ mạnh, lông mượt, không bệnh tật, không dị tật, nhanh nhẹn. Nên mua chim 6 tháng tuổi đã ghép đôi. + Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh gió lùa, tránh tiếng ồn. + Lồng nuôi chim: mỗi cặp chim cần 01 ô chuồng có thể bằng tre, gỗ, lưới sắt. Kích thước ô chuồng: cao 40cm, sâu 40cm, rộng 50cm. + Ổ đẻ: mỗi ô chuồng cần 02 ổ đẻ, 01 ổ để đẻ và ấp trứng đặt trên, 01 ổ để nuôi con đặt dưới. Kích thước: đường kính 20-25cm, chiều cao 07-08cm. + Máng ăn: bằng tre hoặc bằng tôn, dài 15cm, rộng 05cm, sâu 05cm. + Máng uống: Đường kính 05-06cm, cao 08-10cm, đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. 260 + Máng đựng thức ăn bổ sung: nên làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, không dùng kim loại; kích thước như máng uống. - Dinh dưỡng và thức ăn . + Nhu cầu dinh dưỡng. Thức ăn cho chim sinh sản: năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2900-3000;Protein thô 13,4-14,4%; Canxi: 2,3-3,0%; Phốt pho: 0,6-0,8%. Bồ câu nuôi nhốt cần bổ sung thường xuyên chất khoáng, theo công thức: khoáng premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%. + Khẩu phần cho chim (bảng 7.14). Bảng 7.14: Khẩu phần cho chim bồ câu Nguyên liệu Giai đoạn tuổi Ngô hạt (%) Hạt đỗ xanh (%) Gạo xay hoặc thóc (%) Chim sinh sản (> 6 tháng) 50 30 20 Chim dò (2-6 tháng) 50 25 25 Thành phần nguyên liệu, giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cho chim bồ câu Pháp đã được sử dụng trong nghiên cứu của Trương Thúy Hường (2005) cho kết quả tốt (bảng 7.15). Bảng 7.15: Khẩu phần cho chim bồ câu Pháp sinh sản Thành phần nguyên liệu (%) Bồ câu dòng MiMass Bồ câu dòng Titan Bồ câu dò (cả 2 dòng) - Ngô hạt - Cám viên proconco C64 - Đỗ tương rang - Hạt đậu xanh 42 51 3 4 42 45 7 6 52 48 - - Giá trị dinh dưỡng ME (Kcal) Prôtêin thô (%) Mỡ thô (%) 2928 14,98 2,20 2963 16,00 2,77 2964 13,06 2,19 261 Xơ thô (%) Canxi (%) Phôtpho tổng số (%) Khoáng tổng số (%) Lysine (%) Methionine (%) 4,64 1,84 0,29 0,94 1,35 0,32 4,53 1,64 0,28 1,20 2,55 0,57 4,47 1,73 0,27 0,78 0,13 0,08 + Lượng thức ăn tiêu thụ: chim dò: 80g/đôi/ngày; chim sinh sản thời kỳ nuôi con: 120-130g/đôi/ngày, thời kỳ không nuôi con: 90-100g/đôi/ngày. Lượng thức ăn cho 01 đôi chim sinh sản/năm:42- 43kg. - Chăm sóc chim. + Chim non (0-28 ngày tuổi). Chim mới nở ít long, rất yếu, chưa mở mắt và chưa tự ăn được, cần được nuôi dưỡng chăm sóc tốt. + Chim dò (2-6 tháng tuổi). Sau 28 ngày chim tách mẹ, gọi là chim dò. Rời ổ, chim còn yếu, sức đề kháng và khả năng tiêu hoá kém, dễ bệnh tật nên cần nuôi riêng. Cần thường xuyên bổ sung vitamin A, B, D... và kháng sinh để trợ giúp tiêu hoá và kháng bệnh. + Chim sinh sản (> 6 tháng tuổi). Thường xuyên theo dõi chim đẻ, bổ sung lót ổ bằng rơm khô, sạch và dày để chim ấp trứng tốt. Khi chim nuôi con cần thay ổ 02 lần/tuần, tránh tích tụ phân trên ổ. Bồ câu nuôi thâm canh là kỹ thuật mới ở nước ta nên cần tham khảo thêm các tài liệu và trợ giúp của các nhà kỹ thuật để có kết quả nuôi tốt nhất. 7.4 Kỹ thuật nuôi dƣỡng chim cút (nuôi cút) Chim cun cút gọi tắt là chim cút được thuần hoá ở Nhật Bản từ thế kỉ XI. Cút nuôi có nguồn gốc từ châu á, cút được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới để sản xuất thịt và trứng. Hiện nay, 262 Nhật Bản sản xuất mỗi ngày 1,5 triệu trứng cút và khoảng 1 triệu con cút thịt; ở Pháp cũng sản xuất hơn 300 nghìn trứng cút /ngày; Ai Cập mỗi năm xuất khẩu hơn 3 triệu con cút thịt. Ở nước ta nuôi chim cút mới được quan tâm gần đây. Năm 1971-1972 Viện chăn nuôi nhập cút vào nuôi và sản xuất cút giống. Ở miền Nam cút được phát triển sớm hơn ở miền Bắc.Trong những năm gần đây nghề chăn nuôi cút ( nuôi chim cút) đã phát triển rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước, tập trung ở ven thành phố, thị trấn, có hộ gia đình nuôi tới 50 nghìn cút đẻ; quy mô trung bình 500 - 2000 con /hộ. Chăn nuôi chim cút đã mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo cho nhiều nông hộ ở nước ta. + Một số đặc tính sinh học của chim cút. - Chim cút có những tập tính sinh học đáng chú ý đó là thị giác rất phát triển nên có khả năng nhận biết và chọn lọc thức ăn cao, nhưng vị giác và khứu giác lại kém phát triển nên khó nhận biết về mùi vị thức ăn. Vi vậy, cút rất dễ bị ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn ôi, mốc. - Chim cút còn mang nhiều đặc tính hoang dã, đặc điểm sinh sản của cút có khác các loài chim khác. Chim cút cái giữ phầm lớn chức phận mà lẽ ra là ở giới đực như khoe mẽ, gù, đánh nhau với chim cái khác để tranh dành chim đực. Sau khi đẻ xong phần việc ấp trứng và chăm sóc chim non do chim đực đảm trách, còn chim cái đi tìm bạn và kết đôi với các chim đực khác. Chim cút hoang dã làm tổ trên mặt đất, đẻ theo mùa, mỗi năm 4 lứa, mỗi lứa 15- 17 trứng. Chim cút đã được thuần dưỡng thành cút nuôi vẫn sợ tiếng động, tiếng ồn, thường bay lên va đầu vào thành lồng, chết. Ngày nay, chim cút nuôi nhốt, cho ăn đầy đủ, chăm sóc tốt cho sản lượng trứng 300-360 trứng/ năm, có con đẻ đến 400 trứng / năm. Tỷ lệ đẻ trung bình 80-90%, khối lượng trứng trung bình 10- 15g/ quả. Tuổi bắt đầu đẻ trứng khoảng 40 ngày, thời gian sử dụng đẻ trứng đến 14- 18 tháng. 263 - Chim cút có tốc độ sinh trưởng nhanh. Lúc 35 ngày tuổi cút trống có khối lượng trung bình 153g/ con, tăng 18,8 lần khối lượng lúc mới nở; cút mái khối lượng 170g/ con, tăng 20,8 lần lúc sơ sinh. Khi vào đẻ cút có khối lượng 140g, 6 tháng nặng 150-170g/con cá biệt có con tới 250g/ con (tùy theo giống). - Nuôi cút không đòi hỏi nhiều diện tích chuồng nuôi, thức ăn chi phí không nhiều nhưng hiệu quả chăn nuôi cao. Mỗi ngày cho cút trưởng thành cho ăn 20-23g thức ăn và cút cho một quả trứng nặng 10-11g cho thấy cút là loài gia cầm nuôi có năng suất tạo trứng cao. Thịt và trứng cút có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến, cút có thể nuôi lồng với mật độ cao phù hợp với các vùng ven thành phố, thị xã đất ở chật hẹp. + Các giống chim cút. Trên thế giới có nhiều giống chim cút khác nhau. Nuôi để phục vụ giải trí, săn bắn có giống cút Bốp oai (Bop white); nuôi làm cảnh, nghe hót như giống Xinh Xinh (Singing gruil); giống nuôi lấy thịt và đẻ trứng như pharaoh của Anh; Cotusnix Tatonica của Nhật Bản, một số giống khác của Pháp, Mỹ, Philippine, Malaysia. Nhìn chung các giống cút đều có kích thước không lớn, mỏ cút ngắn, khoẻ; cánh ngắn, tròn, yếu, có 10 lông cánh sơ cấp. Đuôi ngắn, mềm gồm 12 lông, phần lớn đều có 3 ngón chân. Chim cái lớn hơn chim đực và màu lông cũng sặc sỡ hơn. Ở nước ta nuôi giống cút Pharaoh (nhập vào miền Nam từ rất lâu), khối lượng trưởng thành 180-200g/con. Khoảng năm 1980 nhập chim cút pháp khối lượng to hơn cút Pharaoh, trưởng thành khoảng 200-250g/con. Các giống cút này pha tạp trong quá trình phát triển chăn nuôi cút. Căn cứ vào màu sắc vỏ trứng để nhận biết độ thuần chủng của các giống cút. Cút Pharaoh thuần vỏ trứng có màu trắng và các đốm đen nhỏ đều như đầu đinh ghim. 264 Cút Anh thuần vỏ trứng có màu nâu nhạt, các đốm đen to. Hiện nay ở các đàn cút nuôi thường nhận được trứng có nhiều màu pha trộn, đốm đen to, nhỏ không như nhau chứng tỏ cút đã bị pha tạp ở các mức độ khác nhau. + Kỹ thuật chăn nuôi cút. - Kỹ thuật nuôi cút con (1-25 ngày tuổi) * Chọn cút mới nở nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, khối lượng trung bình của giống 6-10g/con, lông màu vàng với các vằn đen, loại bỏ con hở rốn, khòeo chân, dị tật. * Các thiết bị dùng nuôi cút ** Lồng úm: kích thước lồng úm: Rộng 1m dài 1,5m cao 0,5m có bao lưới chống thú dữ, chuột, mèo đáy lồng cách mặt đất 0,4-0,5m. Lưới lót đáy cần có lỗ nhỏ, lót bìa cứng, cót trong những ngày đầu tránh cút bị kẹt chân. ** Chuồng nuôi: Cút hay bay nhảy nên thiết kế chuồng cần chú ý đặc điểm này. Thường nuôi cút trên lồng tầng, tuỳ điều kiện đất đá, loại cút nuôi mà bố trí chuồng nuôi thích hợp. Yêu cầu chuồng nuôi sàn phải lót lưới thép nắp trên làm bằng lưới mềm để cút bay nhảy không đụng vào sàn trên. Vách chuồng có các song dọc đủ kẻ hở cho cút lấy được thức ăn, nước uống từ bên ngoài thành của chuồng nuôi. Một số nơi có thể nuôi trên nền có quây lưới và lót trấu hay mùn cưa (một số kiểu chuồng như hình trang 213). - Máng ăn máng uống: Máng ăn cho cút 2 tuần đầu thường dùng máng rộng 5-7cm, cao 2cm, dài 20-30cm, trên có nắp lưới ngăn không cho cút con bới làm rơi vãi thức ăn mỗi chuồng cút đặt 2-4 máng ăn. Cút 3 tuần trở lên dùng máng ăn rộng 5-7cm, cao 5- 6cm, dài 20-30cm, máng được mắc bên ngoài chuồng, cút thò đầu qua song cửa lấy thức ăn. - Máng uống có nhiều dạng: dài, tròn, trụ. 265 - Nguồn sưởi: Thường dùng bóng đèn điện 45w để làm nguồn sưởi trong chuồng nuôi cút. Khi không có điện có thể dùng đèn bão làm nguồn sưởi. Chuồng nuôi cút Hình 7.12. Chuồng nuôi cút a.Cửa; b.Máng ăn bằng nhôm hoặc bằng gỗ; c. Máng uống; d. Vỉ hứng phân; g.Máng đón trứng. * Yêu cầu kỹ thuật khi nuôi cút: + Nhiệt độ trong lồng úm nhiệt trong 3 ngày đầu là 350C đến 28 0C, tuần thứ 2: 250C tuần thứ 3 trở đi nếu thời tiết tốt không cần nguồn sưởi nhưng nhiệt độ không dưới 200C. + Ánh sáng cần 60w/m2. 266 + Mật độ nuôi. Số cút /m2 tuần đầu 200-250 con, tuần 2: 150- 200, tuần 3:100-150. Với quây có đường kính 1m thì nhốt được 200 cút tuần đầu và 150 cút tuần 2 và 100 cút tuần 3. + Thức ăn cho cút. Thức ăn nuôi cút cần lượng protein thô 26-28% (cao hơn gà) có thể tham khảo các khẩu phần bảng 7.3. Hàng ngày cho thức ăn vào máng nhiều lần, chỉ đổ ½-1/3 máng, không nên đổ quá đầy tránh rơi vãi. Đảm bảo đủ nước sạch ,thường xuyên cho cút cả ngày, đêm. Bảng 7. 16: Khẩu phần thức ăn cho cút con (tính trong 10kg hỗn hợp) Nguyên liệu Đơn vị Công thức 1 Công thức 2 Bột bắp Kg 3.0 1.0 Tấm Kg 1.0 3.0 Cám gạo Kg 1.0 1.0 Bột cá nhạt Kg 1.5 1.5 Khô dầu lạc Kg 1.2 1.2 Khô dầu đậu tương Kg 1.0 1.0 Bột đậu xanh Kg 1.0 1.0 Bột sò, xương Kg 0.2 0.2 Premix khoáng Kg 0.05 0.05 Premix vitamin Kg 0.05 0.05 Vitamin gói 4 10 - Kỹ thuật nuôi cút đẻ: Cút con sau 20 ngày tuổi có th
Tài liệu liên quan