Kỹ thuật nuôi lươn

XÂY DỰNG AO NUÔI Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thứơc ao tuỳ theo qui mô nuôi mà quyết định, ao nhỏ có thể vài m2, ao lớn 100m2, nhìn chung từ 10 - 20m2 là thích hợp, nước sâu 0,7 -1m, ao đất hoặc ao xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc phòng được lươn bò đi, dễ đánh bắt, lấy nước vào và tháo nước dễ. Có 2 kiểu ao nuôi lươn chủ yếu : Lươn đồng

pdf8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi lươn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật nuôi lươn 1. XÂY DỰNG AO NUÔI Nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh gió bão, nguồn nước phong phú, chất nước tốt, có độ chênh nhất định để tháo nước. Hình dáng kích thứơc ao tuỳ theo qui mô nuôi mà quyết định, ao nhỏ có thể vài m2, ao lớn 100m2, nhìn chung từ 10 - 20m2 là thích hợp, nước sâu 0,7 - 1m, ao đất hoặc ao xi măng đều được, chỉ cần nắm vững nguyên tắc phòng được lươn bò đi, dễ đánh bắt, lấy nước vào và tháo nước dễ. Có 2 kiểu ao nuôi lươn chủ yếu : Lươn đồng - Ao xi măng: Bờ ao xây bằng gạch đá trát xi măng, đáy ao trát bằng đất sét trộn cát vôi. Cách đáy ao khoảng 40 cm có một lỗ cống thoát nước hình tròn, miệng cống có thiết bị chắn không cho lươn trốn đi, ao xây xong lót dưới đáy 1 lớp bùn mỏn 20 - 30cm, hoặc bùn nhão với cỏ thành 1 lớp hữu cơ bón đáy ao tạo điều kiện cho lươn đào hang làm ổ, sau đó lấy nước vào, mức nước sâu 7 - 15cm, bờ ao cao hơn mực nước 30 cm; - Ao đất: Chọn nơi đất cứng, đào sâu xuống 20 - 40cm, lấy đất đào ao đắp bờ cao 40 - 60 cm, rộng 1m, bờ phải nện chặt từng tầng lớp một, đáy ao sau khi đào xong cũng phải nện và lót chặt. Nếu có điều kiện đáy ao lót 1 lớp ni lông khắp đáy và tường bờ rào phủ 1 lớp bùn hoặc trộn cỏ như trên (20 - 30 cm). Trong ao có thể thả một ít bèo tây hoặc bèo cái làm nơi trú ẩn cho lươn, xung quanh ao trồng một ít cây có dàn để mùa hè che mát giảm bớt nhiệt độ nước ao. 2. KỸ THUẬT NUÔI 2.1 Lấy giống Hiện nay chủ yếu vẫn là thu giống tự nhiên hoặc vớt lươn bột, vớt trứng về ấp. - Vớt lươn bột: Hằng năm cứ đến mùa xuân khi nhiệt độ nước lên trên 15oC, lươn con sau khi trú đông rầm rộ kéo nhau ra khỏi hang để kiếm mồi, lúc đó là mùa vớt lươn con đem về nuôi. Thao tác thường tiến hành vào chiều tối, cho mồi vào lờ, dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt tam giác đón vớt ở các mương, ao, bờ có nhiều thực vật mọc. Nếu mua giống ở các chợ phải chọn giống rất cẩn thận lươn con (mỗi kg khoảng 30 - 40 con), khoẻ mạnh, không bị thương, đặc biệt chú ý không mua lươn bị câu làm lươn giống. - Vớt trứng về ấp: Mùa hè từ tháng 5 - 9 là mua lươn sinh sản, người ta đi tìm những nơi bờ ruộng bờ mương, ao, hồ nơi có nhiều cây cỏ mọc có những đám bọt khí nổi lên, dùng gáo hay vợt có mắc lưới dày để vớt các ổ trứng cho vào thúng có sẵn nước đưa về ao ấp. Khi nhiệt độ từ 25 - 30oC sau một tuần trứng nở thành lươn con, vớt lươn con đem ra ương ở ao ương. Thức ăn dùng để nuôi là lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảo, giun ít tơ, dòi, giun, ốc băm nhỏ ... 2.2. Nuôi lươn thịt Ðến mùa xuân dọn tẩy ao để đón giống thả nuôi qui cỡ giống là 30 - 40 con/kg, phải chọn cỡ đồng đều nhau, không được nuôi lẫn con to con nhỏ đề phòng lươn có thể ăn thịt lẫn nhau. Thời gian thả cuối tháng 3 đầu tháng 4. Mật độ thả phải căn cứ vào điều kiện môi trường và trình độ quản lý của người nuôi mà quyết định, thường thường 80 - 160 con/m2. Trước khi thả nuôi dùng dung dịch nước muối 4 tắm cho lươn. Nuôi như vậy có thể đạt sản lượng 5 - 10 kg/m2. 2.3 Thức ăn Ngoài thức ăn động vật ra cũng có thể cho ăn cám, bã đậu, các loại rau quả băm vụn. Sau khi thả giống vài ngày chưa vội cho lươn ăn mà để nó thích nghi với môi trường mới từ 3 - 5 ngày rồi mới bắt đầu cho ăn. Mới đầu cho ăn giun, sau cho ăn lẫn với thức ăn hỗn hợp đến khi lươn đã quen thì cho ăn hoàn toàn thức ăn hỗn hợp. Lươn có tính lựa chọn thức ăn rất cao. Nó đã ăn quen một loại thức ăn nào đó muốn đổi thức ăn khác rất khó. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần phải thuần dưỡng, cho ăn các loại thức ăn dễ kiếm, giá rẻ, tăng trọng nhanh. Khi cho lươn ăn phải nắm vững nguyên tắc "4 định" (định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí". Ðịnh chất lượng là phải ăn no và thức ăn phải luôn tươi sống, tuyệt đối không cho ăn thức ăn thối, trong phạm vi nhiệt độ thích hợp, nhiệt độ cao cho ăn số lượng nhiều, đầu vụ cho ăn khoảng 3 - 4% trọng lượng lươn, giữa vụ 5 - 8%. Ðịnh thời gian tức là từ 15 - 17h chiều, sau khi nó đã quen có thể cho ăn sớm dần và tập thành cho ăn ban ngày. Ðịnh vị là chỗ cho ăn phải cố định, sàn cho ăn bằng gỗ, đáy sàn làm bằng lưới săm. 2.4 Quản lý ao nuôi - Phòng chất nước bị ô nhiễm: Ao nuôi lươn yêu cầu nước béo, lưu thông, sạch, hàm lượng O2 trên 2mg/l. Do bể nuôi lươn rất nông chỉ có 10 - 15cm mà thức ăn lại giàu đạm nên nước rất dễ bị nhiễm bẩn ảnh hưởng đến tính bắt mồi và sinh trưởng của lươn. Khi nước quá bẩn thì nửa thân trước của lươn thẳng đứng trong nước, đầu nhô lên mặt nước để thở, gọi đó là hiện tượng "đánh xuân". Khi có hiện tượng đó phải nhanh chóng thay nước mới vào. Ðể phòng tránh chất nước nhiễm bẩn thì từ 5 - 7 ngày thay nước 1 lần. Mùa hè nhiệt độ cao thời gian thay nước ngắn hơn, thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn ... - Phòng nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp: Mùa hè nắng nóng phải che hoặc làm dàn cho mát hoặc thả nuôi trong ao một ít rong bèo, thường xuyên thay nước. Mùa đông quá rét che chắn gió mùa đông bắc. Khi nhiệt độ dưới 10oC tháo cạn nước bể, chỉ giữ lại một ít đồng thời phủ lên 1 lớp rơm hay cỏ giữ nhiệt độ lươn qua đông được an toàn. - Phòng lươn bò trốn: Lươn rất hay bò trốn đi nơi khác nhất là lúc trời mưa liên tục, nước dâng lên, lươn theo đáy mà bò ra ngoài, hoặc chỗ cống bị thủng lươn cũng theo đấy bò đi, hoặc đáy thánh bển bị nứt nẻ lươn chui ra ngoài ... Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa.
Tài liệu liên quan